Tránh cực đoan trong thuyết giảng

04/06/20201:00 SA(Xem: 4530)
Tránh cực đoan trong thuyết giảng

TRÁNH CỰC ĐOAN
TRONG THUYẾT GIẢNG

thích trí quảng
TLHT. Thích Trí Quảng

Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Trưởng ban Trị sự Phật giáo TP đã nhắc nhở một số hiện tượng không phù hợp trong khi thuyết giảng của một vài vị giảng sư.

Theo đó, với sự bùng nổ của mạng xã hội, nhiều Tăng Ni đã sử dụng phương tiện truyền thông này để thuyết giảng nhưng nặng về sự phô diễn kiến thức, thiếu chất liệu thực nghiệm. Cá biệt vài trường hợpcố gắng tạo “nét riêng”, đã phê phán, chỉ trích các pháp môn, truyền thống, thậm chí đả phá các tôn giáo khác, tạo nên những mâu thuẫn không đáng có.

Đó là hiện tượng xa rời lời Phật dạy qua giáo lý duyên sinh, tinh thần cởi mở không phủ nhận giá trị khác ngoài mình và sự tôn trọng đối thoại để cảm thông, hiểu biết.

Việc lạm dụng các vấn đề thế tục, lụy thị hiếu, thậm chí sa đà vào những nội dung xu thời… cũng là vấn đề đáng quan tâm, cần có sự điều chỉnh trong việc thuyết giảng ở các đạo tràng hiện nay.

Đối với các pháp môn, truyền thống các tôn giáo, nếu thiếu sự dấn thân thực hành, sống hết mình trong các pháp môntruyền thống đó thì sẽ rất khó để có kinh nghiệm, hiểu biết tường tận. Chính vì vậy, nếu không thận trọngtỉnh giác, các sự phê phán từ bên ngoài, thuần lý, sẽ dễ rơi vào cực đoan - điều mà Đức Phật dạy người Phật tử nên tránh xa

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy Phật giáođi vào xứ sở nào cũng đều giữ sự khiêm tốn, hội nhập văn hóa bản địa và làm phong phú thêm về nội dung cho nền văn hóa ấy một cách hòa bình.



Chính vì thế, qua hai ngàn năm vận động và phát triển, Phật giáo tại Việt Nam đã có sự tiếp biến và hình thành nên nhiều tầng tư tưởng, hoàn thiện từ tín ngưỡng cho tới triết lý và pháp hành, có sự đa dạng và phong phú trong tinh thần phương tiện nhưng đồng nguyên đặc tính của Phật giáo.

Trong Tiểu bộ kinh, Đức Phật dạy rằng “Do cái này có mặt, cái kia có mặt; do cái này không có mặt, cái kia không có mặt; do cái này sinh, cái kia sinh; do cái này diệt, cái kia diệt”... Nếu phê phán, phủ nhận duy lý thiếu cơ sở kinh điển, bỏ qua yếu tố lịch sử và chất liệu thực hành thì sẽ dễ rơi vào sai lầm, gây ngộ nhận cho người khác, tạo ra sự hỗn loạn và việc điều chỉnh cũng không hề dễ dàng.

Không có kinh nghiệm thực hành sẽ không có tôn giáo. Do đó, nếu không có quá trình học và tu thì không thể gây dựng niềm tin vững chãi, sự tinh tấn thực hànhkiên định với lối sống giải thoát, đồng thời sẽ rất khó để lãnh hội, diễn đạt lại lời Phật dạy, kinh nghiệm của chư Tổ các đời để lại.

Thuyết giảng không chỉ cần lợi khẩu, phô diễn kiến thức hay nói theo cảm xúc, mà phải có chất liệu của sự thật tu thật học. Chính điều đó sẽ làm cho vị giảng sư có lối suy nghĩ, ngôn ngữhành vi chuyển tải được chất liệu Phật pháp mỗi khi đăng tòa nói pháp bảo đảm tính kế thừa, đem lại lợi lạc cho số đông.


Thích Pháp Hỷ | Giác Ngộ
 
 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.