Sau một cơn mê

06/04/20194:11 SA(Xem: 6094)
Sau một cơn mê

SAU MỘT CƠN MÊ

Minh Mẫn

sau con meViệt Nam bắt đầu chuẩn bị vào Hè, nhiệt độ miền Nam oi bức báo hiệu vào cơn mưa nhẹ, miển Trung và Bắc tuy chưa chính thức hứng chịu cái nóng gió Lào chuyển sang, nhưng đôi khi ngột ngạt bất thường cũng làm ê ẩm cuộc sống.

Phật giáo không vì thời tiết mà trễ nãi việc đón nhận lễ Tam hợp tại chùa Ba Chúc, tỉnh Hà Nam, vào năm 2019. Những năm gần đây, trước bao khó khăn dồn dập, GHPGVN đã vượt quathể hiện tầm vóc sáng giá. Tạo thế đứng giao tế với Phật giáo các nước bạn; thường đón nhận những đoàn nước ngoài đến viếng thăm; tạo điều kiện cho nước ngoài đến tìm hiểu vể Phật giáo trong nước…

Với những sinh hoạt bận rộn như thế, Giáo hội vẫn phải bận tâm giải quyết những việc mà chỉ cần ban ngành liên quan vào cuộc.Việc Tăng phạm luật hay vài hiện tượng bất bình thường trong giới tu sĩ, đó là thuộc phạm vị của Ban Tăng sự, Ban nghi lễ, Ban giám luật…Có những vụ tai tiếng như ngày mồng một Tết tại chùa Phước Sơn cúng dường cho cả ngàn sư giả hàng năm, đã xảy ra đánh nhau, loan truyền chóng mặt trên các trang mạng, đáng ra,Ban Tăng sự phải điều chỉnh lại việc phổ đồng cúng dường như thế, để sư Bửu Chánh  rút kinh nghiệm. Những năm trước, cũng tại chùa Phước Sơn, sư Pháp Định thường trú, cũng gây xôn xao với Đàm Vĩnh Hưng trên trang mạng.Gần đây, một vài người mặc áo tu sĩ ni, đến “thú tội” với linh mục Long trong chương trình Lòng Chúa thương xót. Ở đây, ta không nói đến cách tiếp cận đối với những người tự nhận là tu sĩ Phật giáo của cha Long, cách quảng cáo, cách đặt câu hỏi và xưng hô thiếu tế nhị của cha Long, nhưng điều ta muốn nói là Phật giáo không thể nào quản lý chặt chẻ với những tu sĩ tự phát hoặc tu sĩ giả danh làm mất uy tín rất nhiều cho Phật giáo. Đây là một vấn nạn ngàn đời của Phật Giáo Việt Nam, vì Việt Nam có nhiều Tôn giáo, không như những nước lấy đạo Phật làm quốc giáo như Thái, Myanma, Lào, Campuchea…

Hiện tượng sư giả, sư mất nhân cách, sư làm tiền, sư khoe khoan tài sản như Thanh Cường phía Bắc, sư hát hò nhún nhảy trên trang mạng vùng quê Nam bộ…gần đây, các sư Tân đồ lô ( chứ không phải Tân Đầu Lô) đánh nhau ngoài đường…hàng ngày luôn xảy ra khắp nơi. Những ung nhọt nhức nhối đó nói lên cách quản lý không nghiêm túc của Giáo Hội, bởi lẽ, tinh thần tự giác, tự ngộ, tự độ của nhà Phật khó mà khép tu sĩ vào một quy luật khắc khe. Nhưng nhìn chung, nội tình Phật giáo, nếu có những hiện tượng bất kham, cũng chưa đến độ phạm giới trọng, mà có chăng, cũng chỉ phạm luật so với thời hiện tại. Nghiêm túc mà xét theo giới và luật cơ bản, thì khó ai mà giữ đúng trong cuộc sống ngày nay,ví dụ giới không cầm giữ tiền bạc của quý, vào thập niên 60 về trước, chư Tăng Khất sĩ không giữ tiền, sống bằng cách đi khất thực, ngày nay khó mà xin xe hay máy bay đi quá giang nếu không giữ tiền. Không những phải giữ tiền mà quý kim ngoại tệ cũng khó từ chối. Theo tinh thần nhà Phật, tùy nghi ứng biến, khế thời, khế lý, khế cơlinh động hành xử. Tuy nhiên, những dạng sáng mặc áo Phật đi xin, chiều thay đồ đi nhậu, tối lên sòng bài sát phạt của những kẻ tha phương lập nghiệp khó mà xử phạt; pháp luật không xử được thì phật giáo cũng phải bó tay, chỉ thương cho quần chúng cứ thấy đầu tròn áo vuông là cúng dường, không phân biệt thật giả.Đó là những thành phần ngoài vòng cương tỏa. Quan tâm chăng là nội tình tu sĩ Giáo hội. Có những trường hợp Ban Tăng sự cả nể thả trôi rồi “cứt trâu để lâu hóa bùn” cũng xong chuyện. Có những việc khi báo chí lên tiếng thì Giáo hội lại xông xáo ra trận, nhưng lại đập ruồi  bởi một lực sĩ.Những việc mà cho là mê tín, khi nó trở thành truyền thống của Phật giáo Bắc truyền, đành rằng sai đối với giáo lý lại nghiêm nhiên hợp lý với đức tin quần chúng cần nương náu. Chuyện áp vong, thỉnh vong, cúng vong…là việc cá thể của từng chùa; nếu sai phạm giáo lý mà không phạm giới luật, chỉ cần Ban Tăng sự địa phương, hoặc Ban Thường trực GHPG Tỉnh  góp ý hoặc cảnh cáo, đâu nhất thiết cả một Giáo hội vào cuộc, chủ tịch HĐTS phải ký văn bản đình chỉ mọi chức vụ đợi giải quyết.

Một tu sĩ phạm luật, chỉ cần Yết Ma sám hối, nếu phạm trọng tội thì biệt trú hoặc tẩn xuất. Giáo luật nhà Phật có đủ tiêu mục giải quyết, nhưng rất tiếc, việc giải vong, áp vong,…ở phái Bắc xảy ra qua nhiều hình thức như ngoại cảm, đồng bóng, tứ phủ, thầy mo thầy pháp…Tu sĩ  phía Bắc trước đây, không biết hầu đồng là không được lòng quần chúng, chứ không phải hiện nay mới có. Việc báo chí thổi phồng một việc quá bình thường và thêm vu khống việc tiền bạc đã tác động tai tiếng, lạc dẫn dư luận không ít, tạo cớ cho những kẻ ác cảm với Phật giáo nhập cuộc. Video clip của những người từng tham gia áp vong, giải oan  đính chính với báo Lao Động về những vu vạ không đúng sự thật vụ chùa Ba Vàng. Trước áp lực của báo chí  và dư luận, buộc Giáo hội nhập cuộc, nhưng nhập cuộc quá đà không cần thiết.

Khi báo chí nói không đúng sự thật, không những Phật giáo mất uy tín mà còn giúp cho nhiều đầu óc phong phú suy diễn những thế lực hậu thuẩn phía sau…một mũi tên bắn trúng nhiều mục tiêu. Biến thành cơn nóng cao độ khi mùa hè chưa đến vội. Bao nhiêu Phật sự đa đoan hàng ngày và lễ Vesak gần kề, chúng ta cần tỉnh táo phân biệt và nắm vững vấn đề chứ không bị tác động bởi dư luận báo chí. Những khả năng vực dậy một Phật giáo trầm luân lâu nay, không dễ gì bị đốn ngã gốc cổ thụ hàng ngàn năm tuổi.

Mọi ê ẩmthời tiết sẽ qua đi, mọi ê ẩm loạn động đưa ta vào cơn mê cũng có lúc phải tỉnh thức, đạo Phật vẫn là đạo Tỉnh thức, tại sao ta không tỉnh thức trước những cơn mê của  kẻ loạn động làm rối loạn cuộc sống?  Phía Bắc tuy chưa ảnh hưởng cái nóng mùa Hè, vẫn bị tác động bởi dư luận bị lạc dẫn bởi kẻ ác muốn hạ nhục Phật giáo.

SAU MỘT CƠN MÊ!

 

MINH MẪN

05/4/2019

CHUYỆN XƯA KỂ RẰNG
Minh Mẫn

Cu tý nằm xuống,
Ba đánh
Sao ba đánh con?
Hàng xóm mách  mầy làm bậy!
Trước kia anh mầy đã cảnh cáo mà không nghe
Cu Tý khóc vì không đủ lời giải bày sự oan ức  trước uy lực của cả nhà.
( nghe một chiều)

                                     ***

Gà mẹ dắt bầy con ra bãi cỏ, con rơi xuống sình lầy, cố ngoi lên, bầy anh em chực sẵn, đua nhau mổ. Con chạy vào cánh mẹ, mẹ cũng đánh đuổi không nhìn.

(Gà nhà bôi mặt đá nhau???)

                                     ***

Hai anh em làm ăn khấm khá, tánh tình đố kỵ ganh đua, thằng em mượn tay giang hồ vu vạ, thằng anh cũng chả vừa, bươi móc cái xấu của anh, chòm xóm bôi nhọ.. Lâu nay được khen gia đình văn hóa kiểu mẫu, giờ thì thiên hạ chê bai gia đình bất minh, cha gục mặt dán tờ từ con ngoài cổng, trong lòng ê ẩm buồn phiền.

(thiếu nhận xét vì bị áp lực bên ngoài)

                                   ***

Bãi đá gà nằm trên địa phận gà nhà A,  gà nhà B cách con hẽm. gà B vẫm lườm gà A. kẻ chơi gà cổ vũ, gà nhà B đem qua đấu trường gà nhà A thách đấu. gà A sơ suất bị gà B cấu móng vào cổ. mọi người vỗ tay, nóng máu, chủ gà A xoa rượu, lau mình gà A, lừa lúc hở đòn, gà A tung móng  vào mắt gà B. được phen bên ngoài vỗ tay. Kẻ thắng người thua đều mang thương tích. Kẻ ngoại cuộc được phen thỏa thích giải khuây.

(u mê)

                                                          ***.

Hai con chó được chủ nhà cưng dưỡng, no nê đầy đủ, một chiều dạo mát, hai chú chó cùng đi dạo với chủ,kẻ lạ vứt cục xương, hai chú chó xông vào cấu xé nhau. Người ngoài được phen vổ tay thích thú.

(tranh ăn như chó).

                                                           ***

Thằng anh ăn cướp, nơi xa lạ, chả ai quan tâm, đến khi thằng em ăn cắp vặt gần nhà, bị phát giác, xóm giềng mắng vốn,  ông bố giao cho thằng anh khuyến giáo thằng em về đạo đức trong sạch; thiên hạ cười.

(cá mè một lứa)

                                                            ***

Anh em một cha khác mẹ, vẫn gờm nhau từng tí. Người hàng xóm thấy thế bèn  đâm thọc gây chia rẽ, hai người đều ỷ có hai thế lực đen hậu thuẩn, thế là một phen sống mái, kẻ sứt trán, người vở đầu…

(bấu ơi thương bí lấy cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn).

                                                           ***

Dân anh chị xóm Mới tranh giành đất sống với dân anh chị xóm Cầu kho, xui đàn em thanh toán tay chân nhau.

(trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết).

                                                            ***

Đám sư giả xóm Thủ Đức mượn áo nhà Phật kiếm ăn, dân lương thiện cứ thấy sư là cúng. Địa bàn dễ kiếm tiền bị đám giang hồ giả dạng lấn chiếm, một phen choảng nhau.

(mượn danh nhà Phật kiếm sống còn làm ô danh nhà Phật).

MM





Xem bài trước:
Lộng gió thiền môn
Oán hồn và nghiệp


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/03/2019(Xem: 12979)
27/01/2019(Xem: 7410)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?