Thư Viện Hoa Sen

cúng dườngthuyết pháptà kiến, vì cúng dường mà đi cúng ma chay là càng tà kiến hơn

14/04/20211:01 SA(Xem: 5000)
Vì cúng dường mà thuyết pháp là tà kiến, vì cúng dường mà đi cúng ma chay là càng tà kiến hơn

CÚNG DƯỜNGTHUYẾT PHÁPTÀ KIẾN,
CÚNG DƯỜNG MÀ ĐI CÚNG MA CHAY LÀ CÀNG TÀ KIẾN HƠN
Tâm Tịnh

 

duc phat thuyet phapNhững đệ tử nào của Như Lai, vì cúng dườngthuyết pháp, có thể nói không phải đệ tử của Như Lai. Huống chi là đi cúng ma chay để lấy tiền (mà không vì lòng từ mẫn, vì phương tiện đem chánh Pháp vào đời) ác hành, hạ liệt. Trong Tiểu Bộ Kinh Nikàya, có một tích truyện kể rằng một vị Bà-la-môn cúng dường cháo bắp cho Thế Tôn sau khi nghe Ngài thuyết pháp (Vị Bà-la-môn này không có tâm cúng dường trước khi nghe Phápcúng dường chỉ vì bài pháp khả ý với vị Bà-la-môn này). Đức Thế Tôn từ chối và nói rằng “Truyền thống từ cổ xưa đến nay, các Như Lai thuyết pháp vì pháp có hiển lộ, thuyết pháplòng từ mẫn, chứ không thuyết pháp vì tài vật. Ta không thấy ai khác có thể tiêu hóa được thức ăn này, …và ông hãy đem đổ nó vào đất không có cỏ, hoặc vào ao nước không có chúng sanh.” “Vị Bà-la-môn này nghe lời và đem bát cháo bắp đổ vào trong ao nước không có chúng sanh, nước liền sôi sùng sục..”, khiến vị Bà-la-môn này thất kinh. Như vậy, thức ăn này đã biến thành thuốc độc vậy.

Thuyết pháp không vì sự cúng dường hay vì tài vật đã được Thế Tôn thuyết trong Tăng Chi Bộ Kinh như sau: Ta sẽ thuyết pháp theo tuần tự; ta sẽ thuyết pháp với mắt nhìn vào pháp môn; ta sẽ thuyết pháp với lòng từ mẫn; ta sẽ thuyết pháp, không phải vì tài vật; ta sẽ thuyết pháp, không làm thương tổn cho mình và người. Này Ànanda, khi thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy.” (ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Diệu pháp, phần Tôn giả Udàyi, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.611).

Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Thế Tônthuyết pháp để được cúng dường là như chiên đàn đổi lấy gỗ tạp: Như các đệ tửcúng dườngthuyết kinh pháp cho hàng bạch y. Hàng bạch y phóng dật không thích nghe pháp. Bạch y ngồi cao, Tỳ kheo ngồi thấp. Nhẫn đến đem những đồ ăn uống ngon để cung cấp mà họ vẫn chẳng bằng lòng nghe. Đây là đem chiên đàn đổi lấy gỗ tạp.” (Đại Bát Niết Bàn Kinh, tập II, Phẩm 22, tr.215, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh). Có thích hợp chăng thời nay có hàng bạch y phàm phu ngồi cao , chư ni ngồi dưới?

Vì thế, những đệ tử chân chánh của Như Lai không bao giờ làm vậy, nếu vì cúng dườngthuyết Pháp, vì cúng dường mà đi cúng ma chay, là đi ngược lại diệu Pháp, chống lại Như Lai và các bậc thánh. Những ai cúng ma chay với mục đích để cho hàng bạch y (Phật tử tại gia) cúng dườngtà kiến. Vì duyên theo tà kiến, nên những ác pháp sau đây sẽ sinh ra: tà tư duy,ngôn ngữ, sự đối nghịch với các bậc thánh, sự thuyết phục chống lại diệu pháp, sự khen mình chê người. Điều này đã được Thế Tôn thuyết trong bài kinh số 60: Kinh Không Gì Chuyển Hướng thuộc Trung Bộ Kinh Nikàya như sau: “, …các ác giới đã được chấp trì: Tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, sự đối nghịch với các bậc Thánh, sự thuyết phục chống lại diệu pháp, sự khen mình chê người, như vậy các ác bất thiện pháp sai biệt này khởi lên do duyên tà kiến”.

 

Thiết nghĩ đệ tử của Phật đi cúng ma chaylòng từ mẫn, vì xem đây là duyên lành để đem chánh Pháp của Thế Tôn vào đời, là việc làm thanh cao vì hợp với đạo lý, hợp với lòng người. Hơn nữa qua đó, hữu tình chúng sanh cảm nhận đạo Phậtđạo từ bi và trí tuệ...Chí ít , từ bi được thể hiện trong lúc tang gia bối rối vv mà quý Thầy hay Phật tử vì họ và hương linh đến để làm lễ cúng trang nghiêm. Trí tuệ là ở chỗ đây là duyên lành để quý Thầy ban đạo từ cho gia đình và cho thần thức được tỏ ngộ phần nào chính Pháp của Như Lai, mà qua đó họ có thể bỏ tà theo chánh, đoạn ác tu thiện, chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn, hoặc chí ít trợ duyên tích cực cho thần thức thoát sanh vễ cõi lành...

Tâm Tịnh

 

 

Tạo bài viết
27/05/2024(Xem: 1996)
17/05/2024(Xem: 4570)
26/12/2023(Xem: 8709)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: