Tánh Biết Là Giáo Lý Phật Giáo Hay Bà La Môn ?

26/10/20234:09 SA(Xem: 2441)
Tánh Biết Là Giáo Lý Phật Giáo Hay Bà La Môn ?
TÁNH BIẾT LÀ GIÁO LÝ PHẬT GIÁO HAY BÀ LA MÔN ?
(Ngộ Minh Thắng)

Tháng 10 25, 2023

Vừa rồi, có vị sư khá nổi tiếng về Pháp học có về Việt Nam giảng pháp, trong đó có một clip đăng trên kênh Theravada có chủ đề: "Tính biết là giáo lý Phật Giáo hay Bà La Môn". Tôi rất ngạc nhiên với những suy luận chủ quan của vị này về tánh biết. 

Nói thêm rằng, trước đây tôi rất hay nghe Pháp vị này, nói khá nhiều về Phật Giáo Nguyên Thủy có nhiều điểm thu hút và thú vị, sâu rộng. Tuy nhiên đến clip này thì tôi thấy Sư có sự định kiến, thiên lệch, và hạn hẹp trong cái biết về Tánh Biết, vội vàng liên hệ nó với Bà La Môn, làm cho người học bên Thiền Tông có thể nghi ngờ, hoang mang.

Tôi cân nhắc vài lần trước khi viết về đề tài này vì nó khá tế nhị & chuyên sâu, nhưng quyết định viết lên vài lời do clip này có thể dẫn đến hiểu lầm ở các hành giả chưa biết đến lý luận Thiền Tông. Từ đó khiến họ có thể nản chí, thoái chí với thiền Bắc Tông, Thiền Trúc Lâm, Thiền Tổ Sư. Đây là một sự đụng chạm không nên / không đáng có.

Tình yêu, cho dù là tình yêu tông phái Theravada / Đại Thừa / Thiền / Mật... lớn rộng sâu như thế nào, nhưng thiếu đi trí tuệ khách quan và chuyển sang cặp kính màu cực đoan, thiếu cởi mở và cảm thông đều dẫn đến hậu quả to lớn.  

Thứ nhất, chưa chắc mình đã đúng với chân lý. Đúng ở góc này, chưa chắc đúng ở góc khác. Đúng ở theravada, nhưng chưa đúng ở Thiền Tông. Đúng ở Tướng nhưng không đúng ở Tánh/ Tính. Cùng là 1 ký tự, nhưng nhìn đầu này nó là số 6, nhưng người đối diện sẽ gọi là số 9. Cả hai không sai.

Nhưng nếu 1 người đầu này cứ KHĂNG KHĂNG, cho rằng ông bên kia bị ngáo, số 6 mà cứ kêu số 9, thì chính ông giữ quan kiến số 6 là có vấn đề, là thiếu sự rộng rãi. Chật hẹp tông phái.

Thứ hai, mức độ đúng của mình chưa phải toàn diện, đúng ở cái chân voi, cái lưng voi, nhưng chưa nhiều hơn.

Thứ ba, tình yêu ấy tưởng là bảo vệ Theravada, nhưng có thể đang tạo ra nhân không tốt cho những khó khăn tương lai. Tình bạn / tình đồng đạo giữa các tông phái có thể sứt mẻ, sự ủng hộ có thể sứt mẻ. Bất kỳ người có trí nào đều cũng có chánh kiến và suy tư. Cực đoan là họ cũng sẽ nhận ra

Thứ tư, thiếu gì cách để ta có thể tránh né các chủ đề còn lùm xùm, chưa rõ ràng, bản thân mình còn hiểu lờ mờ, hiểu chưa quyết đoán, chưa chắc chắn. Tại sao cứ đề cập đến cái có thể gây hiểu lầm.

Thứ năm, và nguy hiểm nhất, có thể nó sai luôn với chánh pháp của chính trường phái Theravada. Tức là bản thân mình cũng chưa chắc nắm rõ giáo Pháp của Theravada. Cái Phật không nói, không có nghĩa là nó không có. Mà chắc gì Phật đã không nói ? Tất cả kinh chỉ là phương tiện hiển thị chân lý. Ta sẽ thử kiểm chứng ở một vài đoạn kinh sau. 

Thứ sáu, tại Việt Nam có Sư VM, ở trong truyền thống Nam Tông, rất nổi tiếng cũng nói rất nhiều về Tánh Biết, tầm quan trọng của Tánh Biết. Cho thấy rằng, không cứ là Bắc Tông / Thiền tông mới biết đến và đề cập đến Tánh Biết. Tôi nói thật là cũng quý trọng Sư, vì đã nghe nhiều lần và rất tâm đắc. Clip này đã nghe đi nghe lại, và phải nói: Phát biểu của Sư hoàn toàn đúng nếu đứng trên lập trường Theravada. Theravada đứng trên hình tướngphát biểuNhưng có lẽ do Sư nhầm lẫn giữa Tướng & Tánh / Tính. 

Phải rất logic, bình tĩnh mới nhận biết được điều tế nhị này. Trước tiên, người tìm kiếm chân lý cần thật thà tôn trọng sự thật khách quan. Đức Phật sở dĩ thành Phật vì ngài thật thà, chân thật. Khi phát hiện ra pháp tu khổ hạnhsai lầm, ngài từ bỏ, không vì các bạn đồng tu khen ngợi mà dấn thân vào nhịn đói, bện tóc, bôi tro trát trấu, hành hạ bản thân...  

Trước tiên: Có TÁNH nhưng không cần thiết phải có NGÃ. Vì vậy Tánh Biết không liên quan đến Bà La Môn, vốn coi trọng Ngã.

Thứ đến: Khi nói đến lý Duyên Khởi, là đã nói đến TƯỚNG. Muốn diệt tướng, thì cần phương tiện công cụ duyên khởi.

Chỉ có tướng mới cần đến duyên khởi để hiểu và diệt. Hiện tướng / Diệt tướng / Hoại Tướng .... mới cần đến duyên khởi. Đã là tánh, là cái sẵn có, thì còn duyên khởi gì ? Những cái thầy nói ví dụ về tiếng đờn / cái bật lửa, thật ra ai sơ cơ có học chút chút cũng đều hiểu cả. Cái hiểu đó ở tầm mức Nhân Quả

Xin hỏi Thầy: trong que củi, thầy có thể tìm thấy lửa ở đâu không ? chắc chắn không thể chỉ ra lửa nằm vị trí nào trong que củi. Thế nhưng tại sao khi cọ xát lửa lại hiện ra, có mặt ? Đã gọi là tính / tánh thì không thể chỉ ra, không thể nhận thức được bằng 6 giác quan (mắt tai mũi lưỡi thân ý). Cái gì nhận thức được bằng 6 giác quan thì gọi đó là sinh diệt. Sinh là sinh lên, diệt là diệt mất. Thí dụ: tai nghe tiếng động, 1 lúc sau tiếng động này diệt mất. Xuất hiện & Biến mất là tướng.

Tánh không thể nhận biết bằng 6 thức nhưng dùng trí bát nhã ta biết là có.

Thứ đến, tánh thì là thể tiềm ẩn / tiềm tàng. Hiển lộ thì không còn được gọi là tánh, mà gọi nó là tướng.

Như Thầy có ví dụ trong clip: trong thân cây, không thể biết được hoa trái nằm ở vị trí nào, nhưng đúng thời, đủ duyên sẽ hiển thịHiển thị thì gọi là tướng rồi, gọi là hiện tướng rồi. Tiềm ẩn trong thân cây gọi là tàng, tiềm tàng, là thể tánh.

Theo tôi hiểu Thầy ngụ ý rằng, có người coi cái tính biết đó là Ngã. Coi đó như một sự thỏa hiệp giữa Phật Giáo & Bà La môn giáo. Chỗ này cũng sai nốt. Không nên quy chụp tánh biết với Bà La Môn, từ đó ngụ ý cho Phật tử rằng, Tánh Biết là pháp tu không đúng. 

Người ta có thể nghĩ rằng, Đốn ngộ là bậy bạ, là pháp của mấy ông Bà La Môn. Điều này rất tai hại cho Phật giáo. Thực tế cuộc sống cũng như tu hành, có những người mới 10 tuổi đã học chương trình đại học, có ông 70 tuổi mới tốt nghiệp cấp 3. Có ông điếc vẫn sáng tác nhạc, có ông không biết chữ đi làm Thầy mấy ông hàn lâm (như Lục Tổ Huệ Năng).... Tại Việt namnhạc sư Vĩnh Bảo tự học đờn, sáng tạo đờn nhiều dây, nhiều đại học danh tiếng mời đi dạy... Những nhà khoa học thiên tài như Nikola Testa cũng như vậy. Ai mà dạy nổi mấy ông này. Sinh ra đã là vượt lên. Học nhân thường chỉ là các followers. Các vĩ nhân thường là trainers và tạo ra giáo trình.

Không thể bắt mấy ông có ba la mật kiểu đó học tuần tự lớp 1,2,3,4.....sau đại học...rồi mới thành công được. Đây là máy móc, khuôn sáo, giết chết tài nănglãng phí thời gian của nhân tài

Xuất thế gian cũng như vậy, học đạo cũng như vậy. Người căn cơ cao họ nắm được tánh biết rồi, thì tự họ độ họ, bỏ qua thứ lớp nhỏ nhen, thẳng lên những vấn đề cao siêu, bát nhã

Ví như đi từ Saigon ra hà nội, người có điều kiện đi máy bay, kém điều kiện hơn lựa chọn đi xe đò. Điều kiện khác nhau, thứ lớp lựa chọn khác nhau.

Cũng như ví dụ: 1 người nghèo đi chợ với 1 người giàu, người nghèo hỏi: mua rau đúng, hay mua thịt đúng, hay mua cá đúng, hay mua tôm đúng, giá cả, chất lượng, số lượng....??? Người giàu trả lời: dẹp, ra ăn nhà hàng. 

Cái ngụ ý ở đây là: Hỏi & Đáp phải ở trong cùng một hệ quy chiếu mới có chuyện đúng sai. 

Nếu chỉ đứng ở mặt Tướng (theravada) mà trả lời hỏi đáp về Tánh thì sai về mặt logic. Nó giống như cầu thủ ra lộn sân. Ông hỏi gà, bà nói vịt. Hỏi và đáp không có tương quan. Ở mặt tướng thì có thể có giải pháp, có thứ lớp, tuần tự; ở mặt tánh thì chỉ trực nhận, biết không biết thì ráng chịu. Người Thiền sư chủ yếu đánh giá căn cơ đối tượng để khai thị. Rủi ro của người học theo Thiền Tông nằm ở chỗ này. Có thể cả đời không kiến được tánh mà thời gian đời người có hạn. 

Với tâm từ & tinh thần Xây dựng !

NGỘ MINH THẮNG

Vài đoạn kinh chứng minh về tánh biết trong Kinh Pali Theravada: tôi nhớ loáng thoáng, không rõ nằm ở kinh nào, nhưng chắc chắn là theravada.

1. Đến Phật trí còn không có khả năng mô tả về tánh, ai dám gọi tên ?

"Này các tỳ khưu, có cái không sanh, không hữu, không được làm ra....." tức là dùng phủ định để hàm ý về thể tánh thanh tịnh niết bàn.

2. Câu chuyện về Đức Phật sau khi hành đủ trò khổ hạnh không thành, ăn bát cháo sữa của nàng Sujata xong , ngồi nhớ lại thời thơ ấu, dưới cây Hồng Táo, Ngài nhập sơ thiền, Ngài chợt nghĩ: cái này có thể đạo lộ đưa đến giải thoát chăng? đó là đốn ngộ.

3. "Vì Như Lai rõ biết, niết bànniết bàn, Như Lai không chấp thủ Niết bàn là ta là của ta, là tự ngã của ta". Niết bàn, tự tánh thanh tịnh cũng không được chấp thủ. Vô Thủ Trước Niết Bàn. Cái này là Phật Tánh. Tánh Biết hay Phật Tâm được gọi dưới 1 tên khác trong hệ Pali.



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/04/2019(Xem: 6139)
01/07/2022(Xem: 2895)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.