- Ngoại Đạo Có Phải Theo Lớp Dự Bị Hôn Nhân Không?

16/09/201012:00 SA(Xem: 25409)
- Ngoại Đạo Có Phải Theo Lớp Dự Bị Hôn Nhân Không?

NGOẠI ĐẠO CÓ PHẢI THEO LỚP 
DỰ BỊ HÔN NHÂN KHÔNG

Thưa Linh Mục Bùi đức Tiến, 

Trước hết, tôi xin thưa với Linh Mục, tôi không phải là người theo đạo Công Giáo, tôi cũng chưa bao giờý định viết thư đến một Linh Mục đạo Công Giáo, chẳng qua vì người hôn thê của tôi thúc bách trong hoàn cảnh hôn phối của chúng tôi nên cuối cùng tôi quyết định viết thư đến Linh Mục.Thưa Linh Mục, tôi không đồng ý trong cách thế đạo Công Giáo Việt Nam sửa soạn cho những người muốn kết hôn (đạo Công Giáo Úc không lẩm cẩm như thế), thí dụ như phải học đạohôn nhân trong vòng nhiều tháng liên tiếp. Tôi không phải là người trong đạo, tại sao lại cưỡng ép tôi theo học đạo? (tôi không có ý định gia nhập đạo Công Giáo). Dù không muốn tôi vẫn phải theo vì đám cưới của tôi (tôi kết hôn với một người Công Giáo) và vì nếu tôi không theo lớp học đạo, ông Linh Mục không chịu làm đám cưới cho chúng tôi. Thưa Linh Mục, tôi cũng không đồng ý trong cách xưng hô khi gặp một Linh Mục công Giáo, tôi không phải là người trong đạo tại sao lại bắt tôi gọi là cha xưng là con. Gọi một người ngang hàng tuổi tác với mình là cha và xưng là con tôi cảm thấy bị “đàn áp” về phương diện xã giao và không ổn trong cách xử thế. 

Thưa Linh Mục, còn nhiều điều khác nữa tôi chưa tiện trình bày trong lá thư thứ nhất này, xin Linh Mục giải đáp, giải tỏa những thắc mắc trên và nếu có thể xin Linh Mục cho biết tôi có thể làm lễ cưới trong nhà thờ mà không theo học lớp đạo lý hôn nhân không? và tôi có thể xưng họ đơn giản hơn khi tiếp xúc với các Linh Mục công Giáo không? 

Thư này được viết do ý của người hôn thê của tôi, theo tôi thấy cô ấy rất mến phục Linh Mục trong cách sống, cách cư xửđặc biệt phần kiến thức của Linh Mục

Xin cám ơn Linh Mục

TVN, Resevoir, Victoria

Thưa anh TVN, 

Tôi tin rằng sau khi viết và gửi lá thư này cho tôi, anh cảm thấy thoải mái nhiều so với thời gian trước đó. 

Đọc thư anh, tôi có cảm tưởng rằng hình như anh có một chút “hằn học” với đạo Công Giáo chăng? Tôi có cảm tưởng như thế có thể là vì cách dùng chữ của anh. Thí dụ như, “Tôi không đồng ý... Tôi cũng không đồng ý... Còn những điều khác nữa...”. Thật ra, điều này cũng dễ thông cảm vì người Việt Nam càng sống ở Úc lâu ngày, phần tiếng Việt càng nghèo nàn đi! Nhưng cũng có thể anh “hằn học” thật sự và các từ ngữ đã được dùng một cách chính xác. Trong thư, anh muốn tôi giải đáp, giải tỏa những “không đồng ý” của anh. Thú thật, tôi không đủ khả năng để làm việc này, vì tôi chắc chắn một điều, đó là, trước khi “cưỡng ép” anh học “đạo lý hôn phối” vị Linh Mục nào đó cũng đã một phần giải thích cho anh lý do tại sao anh nên theo lớp “đạo lý hôn phối” này. Có lẽ để đáp lại tấm thịnh tình của anh đã viết cho tôi do ý của người hôn thê của anh, tôi xin chia sẻ với anh một vài ý tưởng thô thiển sau đây. Còn việc đồng ý hay không là do chính anh, sợ rằng tôi không giúp được. 

Việc chuẩn bị hôn nhân trong Giáo Hội Công Giáo: Điều luật 1058 của Giáo Hội Công Giáo qui định rằng: “Hôn phối của các người Công Giáo, cho dù chỉ một bên là người Công Giáo bị chi phối không những bởi luật Thiên Chúa (Divine Law hay Natural Law ), mà còn bởi luật của Giáo Hội nữa”. Luật của Giáo Hội điều 1063 qui định thêm rằng: “Các chủ chăn có bổn phận lo liệu chuẩn bị cho những vị thành niên, thanh niên thanh nữ và ngay cả người lớn trong việc chuẩn bị tiến tới hôn nhân bằng việc rao giảng, huấn luyện Giáo lý thích hợp...ngõ hầu các tín hữu được Giáo dục về ý nghĩa của hôn nhân Kitô Giáo và về nghĩa vụ của vợ chồng và của cha mẹ Công Giáo”. 

Khi áp dụng việc chuẩn bị này vào thực tế, các Linh Mục tổ chức những khóa Dự bị hôn nhân và khuyến khích những người sắp kết hôn tham dự. Trong những hoàn cảnh xã hội với nhiều nguy cơ tan vỡ gia đình, các Linh Mục tùy theo nhận xét khôn ngoan của mình, có thể bắt buộc tất cả hay một số người nào đó phải tham dự nếu muốn kết lập gia đình. Trong hoàn cảnh của người Việt Nam hiện tại trên đất Úc, đang phải hội nhập vào một xã hội mới với nhiều khác biệt về phong tục, tập quán, nhiều tập tục, truyền thống tốt lành của dân tộc đang trên đường mai một, trong số đó phải kể đến các nguy cơ đang đe dọa sự vững bền của đời sống gia đình

Các Linh Mục Việt Nam đang sống tại Úc vì thế, vì lợi ích của các tín hữu, có thể cân nhắc, đắn đo nhiều hơn khi đối diện với những người đang chuẩn bị hôn phối. Cũng nên nhớ một điều là việc cân nhắc đắn đo này đem lại lợi ích cho đôi hôn nhân chứ không đem lại lợi ích cho chính vị Linh Mục ấy. 

Trong trường hợp của anh, tôi nghĩ anh nên tìm hiểu và chuẩn bị “đồng ý” đi là vừa. Không phải chỉ về vấn đề tôn Giáo mà còn cả những khía cạnh khác nữa, từ người hôn thê của anh, vì dù muốn dù không khi anh đã quyết định lập gia đình với người ấy là anh phải chấp nhận việc sống chung với một người theo đạo Công Giáo suốt đời anh. Làm sao anh có thể tạo được hạnh phúc gia đình khi hai người lúc nào cũng không đồng ý với nhau được, ngay cả việc không đồng ý về lãnh vực tôn giáo

Vấn đề xưng hô với các Linh Mục công Giáo: Về vấn đề này, thú thật với anh, tôi cũng khổ tâm không ít và tôi nghĩ các Linh Mục khác chắc cũng vậy. Đó là trong nhiều trường hợp tôi cảm thấy khổ tâm khi một người đáng tuổi cha chú mình xưng họ với mình là con...Tự cảm thấy xấu hổ vì mình không xứng đáng, không tốt lành đủ để nhận sự chúc tụng đáng kính ấy. Nhưng biết sao được, sự việc đã có trong Giáo Hội Việt Nam bốn, năm trăm năm nay rồi. Theo lý luận kiểu “lô gích móc xích”, thì nếu mình không chấp nhận tập tục của một xã hội là mình bị đào thải khỏi xã hội ấy; Trong một xã hội có mười người chẳng hạn, một vấn đề thực sự khó chấp nhận, nhưng nếu chín người họ chấp nhận, chỉ còn một mình mình thì mình chơi với ai? 

Riêng về phần anh, anh cứ việc xưng hô với các linh mục theo ý anh. Danh từ nào anh cảm thấy thoải mái, hợp với xã giao và ổn thỏa thì anh cứ việc dùng. Một Linh mục có được người gọi là anh, là chú, là cậu chắc cũng vui thôi, còn về việc anh không theo lớp chuẩn bị hôn nhân mà vẫn muốn làm lễ cưới trong nhà thờ cũng có thể được, nếu anh tìm được một anh hay một chú Linh mục nào đó đồng ý giúp anh. 

Cuối cùng, nếu anh mua tờ báo có mục giải đáp này, anh đừng đưa cho người hôn thê anh đọc, sợ rằng cô ấy sẽ hết “mến phục” tôi mất. Chúc anh vui. 

Linh Mục Joseph Bùi-Đức-Tiến
Our Lady of Perpetual Help Church
14 Bedford Road, Ringwood 3134
AUSTRALIA
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/04/2019(Xem: 6129)
01/07/2022(Xem: 2883)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.