Tôn Giáo Trong Tương Lai

16/08/20223:19 SA(Xem: 1786)
Tôn Giáo Trong Tương Lai
TÔN GIÁO TRONG TƯƠNG LAI 
(THE RELIGION OF THE FUTURE)     
Tác giả Anam Thubten Rinpoche
Biên dịch Thích Vân Phong
Anam Thubten Rinpoche
Anam Thubten Rinpoche

Gần đây một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew, bể tư duy lớn thứ ba ở Washington, DC, dự đoán rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ mở rộng, ngoại trừ đáng quan tâmđạo Phật, những tôn giáo được dự báo sẽ giảm trong vài thập kỷ tới. Do đó các bạn có thể tìm thấy, thật khó hiểu khi tôi sẽ đặt tên cho Phật giáotôn giáo trong tương lai khi Trung tâm nghiên cứu Pew đang dự đoán về sự suy tàn của tôn giáo.

 

Cuối cùng, không có một khía cạnh nào của trí tuệ Phật giáo mà khoa học có thể phủ nhận được, từ khái niệm luân hồi đến tính không. Sự luân hồi được hiểu trong đạo Phật hoàn toàn khác với sự miêu tả của Ấn Độ giáo. Đức Phật dạy răng, cái "Ngã" (Tôi) cá nhân ích kỷ không tồn tại và cái du chuyển từ đời này sang đời khác là ý thức thuần túy. Vì không có gì tuyệt chủng hoàn toàn trong vũ trự - nó chỉ thay đổi về hình thức - ý thức của chúng ta sẽ tiếp tục tồn tại. Theo sự hiểu biết của tôi, không có khoa học chân chính nào có thể phủ nhận thuyết luân hồi của đạo Phật. Sự thật là hầu hết các Phật tử không hiểu ý nghĩa thực sự của luân hồi do Đức Phật thuyết; Sự hiểu biết của họ là vô thức dựa trên sự chuyển đổi của một số loại bải thân cá nhân tự trị. Khoa học thần kinh hiện đại cũng đã đi đến kết luận rằng không có cái "Ngã" (Tôi) cá nhân, tương ứng với chính điểm tựa của giáo lý đạo Phật, "Vô ngã" (Skt: anatman).

 

Đạo Phật có cả một kho tàng giáo lý đa dạng và thực hành phong phú đáng kinh ngạc để phát triển tình yêu thươngtừ bi tâm đối với tất cả chúng sinh có thể được áp dụng phổ biến, xuyên thấu thời gian và các nền văn hóa. Chánh niệm hiện đã được mọi người từ mọi tầng lớp đón nhận một cách trọn vẹn. Ngày nay, các bạn sẽ thấy các giáo viên, giáo sư, chính trị gia, ngôi sao điện ảnh, cảnh sát và những quân nhân trong các lực lượng vũ trang quân đội thực hành chánh niệm, ngay cả ở thế giới phương Tây, nhờ sự lao động không biết mệt mõi của những bậc thầy phi thường như Tiến sĩ Tâm lý học Trị liệu, Giáo thọ Thiền sư Cư sĩ Jack Kornfield và nhiều người khác. Lợi ích của thiền chánh niệm đã được chứng thực bằng thử nghiệm khoa học, điều này đang giúp làm cho việc thực hành thiền chánh niệm trở nên phổ biến mỗi ngày hơn. Ngay cả một số tín đồ và các vị chức sắc Thiên Chúa giáotín đồ Hindu giáo cũng đã chấp nhận sự hấp dẫn phổ quát và không thể phủ nhận sức mạnh phi thường trong thiền chánh niệm.

 

Dự đoán các tôn giáo khác sẽ phát triển, chủ yếu ở các nước đang phát triển, trong tương lai gần nơi sự phát triển giáo dục, kinh tế được cho là tụt hậu. Nhưng nền văn hóa này không chỉ giữ vững truyền thống của họ mà còn sinh ra nhiều thế hệ trẻ hơn vì sự an toàn cá nhân, tạo ra một thế hệ mới tiếp nối truyền thốngvăn hóa của họ. Khi một xã hội trở nên thịnh vượnggiáo dục, công dân của họ nói chung trở nên khoa học và thế tục hơn.

 

Trái ngược với dự báo của Trung tâm nghiên cứu Pew, cuối cùng giả sử phần lớn thế giới có khả năng sẽ bước vào sân chơi câu lạc bộ "các quốc gia phát triển" và sẽ ngày càng trở nên hiện đại hóa. Sau đó, đạo Phật có thể là một sứ mệnh duy nhấtphục vụ nhu cầu tâm linh của nhiều người có thể không liên quan đến hữu thần. Đây là lý do tại sao Albert Einstein Nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20 (1879-1995) nói rằng: “Nếu có một tôn giáo nào tương thích với những nhu cầu khoa học tiên tiến thì đó chính là Phật giáo”. Tôi không nói rằng, chúng ta nên thay đổi Phật giáo để phù hợp với khoa học - những nỗ lực như thế nguy hiểm và có thể làm giảm sự thậm thâm vi diệu của bản chất đạo Phật. Thay vào đó, là một lời kêu gọi để nhận ra rằng, về bản chất đạo Phật đã mang tính khoa học. Tôi cũng không cố tạo ra một nhịp cầu nối giữa khoa học hiện đạiđạo Phật bằng cách thúc đẩy các nhà khoa học, chẳng hạn như lý thuyết về thiết kế thông minh, một khái niệm do một số nhà hữu thần phát minh ra ý định cụ thể.

 

Các vị tăng sĩ, giáo thụ sư, giảng sư Phật học Châu Á phải thức tỉnh thực tế này. Họ không chỉ nên tập trung vào việc thực hành thiền định cho bản thân mà còn nên dạy cho các cộng đồng cư sĩ Phật tử tại gia biết cách ứng dụng thiền định trong cuộc sống thường nhật, chẳng hạn như thiền tứ niệm xứ . . . Họ nên giảng dạy giáo lý căn bản cho đại chúng về Tứ diệu đế, 37 phẩm trợ đạo, bằng ngôn ngữ hiện đại để phổ cập đại chúng có thể hiểu biết về thân phận con ngườiđối phó với những thách thức trong cuộc sống của họ một cách khôn ngoan. Họ nên thực hiện các khóa tu tập thiền định trong nhiều môi trường khác nhau và chào đón tất cả mọi tầng lớp xã hội, bất kể xuất thân, học vấn hay tình trạng kinh tế của họ.

 

Giáo thụ Thiền sư Cư sĩ Satya Narayan Goenka (1924-2013) là một nhân vật truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta trong lĩnh vực này. Sau khi học thiền chánh niệm tại Myanmar, ông chuyển đến Ấn Độ để chia sẻ những gì ông đã học được. Ngày nay có rất nhiều trung tâm thiền Vipassana của ông, nơi tất cả mọi người đều được đón nhận. Khi còn sinh tiền, ông đã thực hiện khóa tu thiền Vipassana 10 ngày tại các nhà tù và kết quả đáng kinh ngạc. Miễn là chúng ta tập trung vào việc thực hành thiền địnhdiễn giải Phật pháp bằng ngôn ngữ đương đại, nó có thể tiếp tục phát triển trên thế giới như một động lực cho hòa bình, hạnh phúctrí tuệ. Với những giá trị này, nó có sức hấp dẫn đối với những giới trí thức.

 

Cũng rất tốt khi xem những lúc thăng trầm, tại sao có thời suy tàn của Phật giáo Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngày xưa, những quốc gia này là những Vương quốc Phật giáo thực sự. Trải qua thời hoàng kim của Phật giáo trên bán đảo Triều Tiên vào thời đại Silla (57 trước Tây lịch-935 Tây lịch). Hiện nay, giới trẻ tại Hàn Quốc rất ít quan tâm đến đạo Phật; có lẽ họ quan tâm hơn đến việc học Anh ngữ hoặc lời hát K-pop. Nhật Bản cũng ngày càng trở nên thế tụcPhật giáo ở xứ Hoa Anh Đào này đang chết dần mòn theo thời gian. Nguyên nhân của sự phát triển này bắt nguồn từ thời Minh Trị Thiên hoàng (1868-1912), khi đất nước nghiêng hẳn về hiện đại hóa toàn diện. Như tôi đã đề cập trước đó, giải pháp của tôi cho một tình huống đáng lo ngại như thế có thể nằm ở hai điểm: thứ nhất, truyền bá phong trào tu tập thiền định vào xã hội chính thống và giảng dạy Phật pháp bằng ngôn ngữ đương đại để đáp ứng nhu cầu của con người thời đại chúng ta.

 

Qua những chuyến viếng thăm các nước ở Châu Á, tôi đã thấy rõ rằng nhiều cư sĩ Phật tử hành hương chiêm bái các ngôi già lam tự viện Phật giáo, thỉnh chư tôn tịnh đức tăng già về tư gia làm lễ, tham dự các đại lễ trai đàn Phật giáo như các Pháp hội Kỳ Quốc thái Dân an, hay trai đàn Chẩn tế bạt độ âm hồn, cầu phúc thọ khương ninh, tuy nhiên chúng tôi hiếm khi thấy ai thực hành thiền định hay chiêm nghiệm những giáo lý chân chính của đạo Phật. Nếu xu hướng này cứ tiếp diễn, ai biết được tương lai sẽ ra sao cho truyền thống tuyệt vời mà tất cả chúng ta yêu thích này.

 

Thế giới đang thay đổi với công nghệ kỹ thuật số và khả năng tiếp cận thông tin vượt trội - kiến thức cũng sẽ thay đổi ý thức của tập thể. Những gì mọi người muốn trong hiện tạithể không phải là những gì họ muốn trong tương lai. Tại phương Tây, các tôn giáo Thiên Chúa giáo truyền thống đang tan biến nhanh chóng đến mức nhiều quốc gia châu Âu trở nên thế tục hóa hầu hết mọi khía cạnh. Một xã hội thế tục hóa không có tâm linh có thể đi kèm với nhiều vấn đề, chẳng hạn như thiếu trau dồi nội lực tự tâm, tinh thần từ bi, bác ái, sự cảm thônglòng vị tha. Đã đến lúc chư tôn tịnh đức tăng già lãnh đạo Phật giáo phải suy nghĩ lại về cách chúng ta sẽ duy trì Phật pháp phi thường này để phục vụ hạnh phúc cho toàn thể nhân loại.

 

Tác giả Anam Thubten Rinpoche lớn lên ở Tây Tạng và ngay từ khi còn nhỏ đã bắt đầu thực hành theo truyền thống Ninh Mã, thuộc Kim Cương thừa Mật tông Tây Tạng. Trong số rất nhiều vị thầy của Ngài, những người hướng dẫn tiêu biểu nhất của Ngài là Lạt Ma Tsurlo, Khenpo Chopel, và Lạt Ma Garwang.

 

Ngài là người sáng lậpcố vấn tinh thần Quỹ Dharmata, giảng dạy Phật pháp rộng rãi ở Hoa Kỳ và quốc tế. Ngài là tác giả của nhiều bài báo và các cuốn sách bằng cả tiếng Tây Tạng và Anh ngữ.

 

Tác giả Anam Thubten Rinpoche

Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: Buddhistdoor Global)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/01/2019(Xem: 9273)
04/12/2020(Xem: 5361)
11/01/2013(Xem: 19635)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.