Hiểu Thế Giới Như Thế Nào ?

01/10/20223:27 SA(Xem: 4627)
Hiểu Thế Giới Như Thế Nào ?

HIỂU THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀO ?

Sự hiểu biết thông thường về thế giới

Thông thường chúng ta hiểu thế giớiquả Địa cầu còn gọi là Trái đất. Nó là một hành tinh trong Thái dương hệ gồm có 8 hành tinh chính thức (Kể từ năm 2006 hành tinh xa mặt trời nhất là Diêm Vương Tinh không được coi là hành tinh nữa). Địa cầu là hành tinh thứ ba tính từ mặt trời ra phía ngoài. Hành tinh thứ tư là Hỏa Tinh đang được con người khám phá, hiện nay có hai quốc gia có xe tự hành đang hoạt động trên bề mặt Hỏa Tinh là Mỹ và TQ. Thái dương hệ thì nằm trong Dải Ngân Hà. Dải Ngân Hà là một thiên hà có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng. Các nhà khoa học ước tính trong vũ trụ có khoảng 2 ngàn tỷ thiên hà, Dải Ngân Hà chỉ là một trong số đó, nó có khoảng từ 100-400 tỷ ngôi sao, mỗi ngôi sao tương tự như Mặt trời của chúng ta và cũng có những hành tinh quay xung quanh.

vũ trụ
Vũ trụ rộng bao nhiêu ? Theo tính toán của các nhà thiên văn đường kính của vũ trụ là khoảng 93 tỷ năm ánh sáng. Tuổi của vũ trụ hiện nay là bao nhiêu ? Các nhà thiên văn nói rằng vũ trụ khởi đầu từ một vụ nổ lớn gọi là Big Bang, và từ đó đến nay là khoảng 13,8 tỷ năm.

Đó là những tri thức cơ bản về vũ trụcon người đang sống trong đó. Cái vũ trụ đó gọi là vũ trụ vật lý. Nó được hình thành trên cơ sở vật chất, không gianthời gian. Vật chất được cấu tạo bằng những hạt cực kỳ nhỏ gọi là hạt cơ bản của vật chất (fundamental-hoặc basic hay elementary- particles of matter). Rồi các hạt cơ bản lại cấu tạo thành nguyên tử, phân tử, vật thể, thiên thể, chất sống, sinh vật, con người. Không gian là cái khoảng trống trong đó có chứa các hạt cơ bản và các loại vật thể. Thời gianđại lượng để đo khoảng cách không gian và sự chuyển động. Ví dụ thời gian để Trái đất đi giáp một vòng chung quanh Mặt trời là 365 ngày đêm. Một ngày đêm là thời gian Trái đất xoay được một vòng quanh trục của nó và có thể tính bằng một đơn vị nhỏ hơn là giờ, một ngày đêm bằng 24 giờ. Thời gian để máy bay đi từ Sài Gòn ra Hà Nội hoặc ngược lại trung bình là 1 giờ 45 phút. Thời gian truyền tín hiệu từ Trái đất đến Hỏa tinh ở khoảng cách ngắn nhất (56 triệu  km) là 186 giây (3 phút 6 giây)

Thời gian truyền tín hiệu từ Trái đất đến Hỏa tinh ở khoảng cách xa nhất (225 triệu  km) là 750 giây.

Nhưng thực tế không truyền được vì tín hiệu không thể đi xuyên qua Mặt trời (Sun), do đó phải đợi lúc đường thẳng nối liền Trái đất và Hỏa tinh không đi xuyên qua Mặt trời (lệch khỏi sự giao hội –conjunction) thì mới liên lạc được.

Do đó thời gian truyền tín hiệu sẽ nhỏ hơn 750 giây (12 phút 30 giây). Tóm lại muốn truyền tín hiệu từ Trái đất (Earth)  tới Hỏa tinh (Mars), phải mất thời gian từ 3 phút 6 giây tới khoảng 12 phút tùy thuộc vào vị trí tương đối của hai thiên thể này. Nói tròn theo thực tế là từ 4 phút tới 13 phút.

Thế giới bao gồm các châu lục như Á châu, Âu châu, Mỹ châu, Phi châu, Úc châu, Nam Cực châu. Và các đại dương Thái bình dương, Ấn độ dương, Đại tây dương, Bắc băng dương. Thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng dân số hiện nay là 7,8 tỷ người. Các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ lớn hoặc có sức mạnh kinh tế kỹ thuật hoặc xuất khẩu có ảnh hưởng nhiều tới thế giới là Mỹ, 330 triệu dân, TQ 1,4 tỷ dân, Ấn Độ 1,35 tỷ dân, Indonesia 280 triệu dân, Brazil 216 triệu dân, Nga 146 triệu dân, Nhật 125 triệu dân, Việt Nam 99 triệu dân, Hàn Quốc 51 triệu dân,  Đài Loan 24 triệu dân,  v.v…

Tất cả những tri thức trên là sự hiểu biết thông thường về thế giới. Tất cả chỉ là khái niệm mà thôi chứ không phải là chân lý.

Chân lý phải như thế nào ?

Chân lý là cái bất biến, không thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào. Các định lý (toán học) hoặc các định luật (vật lý học) có phải chân lý không ? Hoặc vật chất có phải là chân lý không ?

Câu trả lời là không phải, vật chất hay các định lý, định luật, cũng không phải là chân lý bởi vì chúng vẫn có thể biến đổi.

Vật chất không phải là chân lý bởi vì các hạt cơ bản có thể biến đổi với hai hình thái rất khác nhau. Hình thái sóng không thể xác định vị trí không gian, thời gian hay số lượng, không có đặc trưng đặc điểm. Hình thái hạt, có thể xác định vị trí không gian, thời gian hay số lượng, có đặc trưng đặc điểm. Ví dụ khi sóng electron đã biến thành hạt electron thì người ta có thể xác định vị trí của nó, số lượng, điện tích, số đo spin v.v…Nhưng khi nào thì sóng biến thành hạt ? Khi có người quan sát, có tâm niệm hay có cảm biến (sensor) thì sóng biến thành hạt. Hiện tượng này khoa học gọi là sự sụp đổ của của chức năng sóng (the collapse of the wave function).

Sóng biến thành hạt khi có người quan sát

Không có người quan sát thì sóng vẫn là sóng, qua 2 khe hở sóng giao thoa tạo ra nhiều vạch trên màn hứng. Có người quan sát thì sóng sụp đổ thành hạt, màn hứng chỉ có 2 vạch tương ứng với 2 khe hở. 

Định lý toán học cũng không phải là chân lý. Ví dụ tổng số 3 góc của một tam giác bằng 180 độ theo hình học phẳng nhưng qua hình học không gian cong thì tổng 3 góc của một tam giác lớn hơn 180 độ. Công thức số học 1+1=2  chỉ đúng trong quan điểm thông thường. Còn trong lĩnh vực lượng tử, hạt trở thành ảo, không có thật, nên không có số lượng. Trong thí nghiệm liên kết lượng tử (quantum entanglement) một hạt photon có thể xuất hiệnvô số vị trí khác nhau, khoảng cách không gian hay thời gian giữa các vị trí là không có thật, sự di chuyển cũng là không có thật. Năm 2017 TQ đã tiến hành thí nghiệm về liên kết lượng tử sau khi họ đã phóng vệ tinh lượng tử Mặc Tử lên không gian một năm trước đó, họ đã tạo được liên kết giữa hai vị trí cách xa nhau 1200 km, có nghĩa là tạo được hiệu ứng giống như hạt photon đã di chuyển tức thời 1200 km mà không mất thời gian (thực tế là không có di chuyển). Thí nghiệm này chứng tỏ một điều vô cùng quan trọng, đó là không gian, thời gian, chỉ là khái niệm, là tâm niệm chứ không có thực. Do đó công thức 1+1=2  không còn đúng nữa, hai hạt photon ở cách nhau 1200km cũng chỉ là một hạt mà thôi. Nó biến mất ở vị trí A và xuất hiệnvị trí B cách đó 1200 km nhưng không có di chuyển , bởi vì khoảng cách 1200km là không có thật, nó chỉ là tưởng tượng mà thôi. Mà nó cũng là đồng thời xuất hiện ở hai vị trí A và B. Phật giáo gọi đó là bất nhị (không phải hai mà cũng không phải một, là bất định, không có số lượng). Điều này ngày nay trở nên rất quen thuộc, một hình ảnh có thể xuất hiện đồng thờivô số chiếc điện thoại. Còn một vật thể lớn chẳng hạn  cái bàn của ông tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành thì biến mất ở nhà ông ấy rồi xuất hiệnvăn phòng làm việc của ông ấy chứ không có di chuyển giữa hai nơi nhà và văn phòng.

Ngày nay người ta ứng dụng nguyên lý bất nhị để chế tạo máy tính lượng tử, dùng khái niệm qubit (bit lượng tử) qubit là bất định (không phải 0, không phải 1, không phải vừa 0 vừa 1, cũng không phải không 0, không 1) tương ứng với tứ liệu giản 四料簡 của thiền sư Lâm Tế 臨濟   

Ứng dụng của Tứ liệu giản

四料簡 臨濟義玄 Tứ liệu giản Lâm Tế Nghĩa Huyền

奪人不奪境 Đoạt nhân bất đoạt cảnh Bỏ người không bỏ cảnh

奪 境不奪人 Đoạt cảnh bất đoạt nhân Bỏ cảnh không bỏ người

人境俱奪 Nhân cảnh câu đoạt Người và cảnh đều bỏ

人境俱不奪 Nhân cảnh câu bất đoạt Người và cảnh đều không bỏ

Liệu 料 nghĩa đenvật liệu chất liệu. Nghĩa bóngcân nhắc liều lượng

Giản 簡 nghĩa đen là cái thẻ tre. Nghĩa bóng ở đây là chọn lựa (đồng nghĩa với giản 揀chọn lựa)

Vậy tứ liệu giản là 4 cách cân nhắc chọn lựa cho phù hợp với người học đạo từ thấp tới cao. Người đưa ra bài kệ tứ liệu giảnthiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền, ông tùy theo căn cơ của người học mà có lời chỉ giáo không giống nhau nhưng mục tiêu cuối cùng cũng là giác ngộ. Đó là nói về phương diện tâm lý.

Còn về phương diện vật lý, lượng tử có 4 cách hành xử giống như tứ liệu giản , không nhất định phải theo cách nào, tức là nó không phải luôn luôn xác định.

Ngày 23-10-2019 Google đã cho ra đời máy tính lượng tử mang tên Sycamore. Theo Google thì máy tính lượng tử Sycamore của họ có thể giải quyết một vấn đề toán học hóc búa trong vỏn vẹn 200 giây, bài toán khó đến mức siêu máy tính điện tử nhanh nhất thế giới Summit của IBM phải mất 10.000 năm mới giải xong.

Máy tính lượng tử khi đạt tới tốc độ gấp hàng tỷ tỷ tỷ lần so với máy tính điện tử thì có thể sẽ được dùng để gởi vật thể đi xa chẳng hạn gởi một gói hàng, thậm chí gởi một con người đi xa trong tích tắc. Cái này gọi là viễn tải lượng tử (quantum teleportation). Vài nhà vật lý đã làm phim minh họa viễn cảnh di chuyển một người đi xa bằng phương thức viễn tải lượng tử.

Như thế thì một người có thể đi từ New York qua Paris chỉ trong tích tắc mà thôi bởi vì không gianthời gian là không có thật, chỉ một niệm là tới. Khoa học có thể ứng dụng Tứ liệu giản của Lâm Tế để thực hiện một cảnh giới giác ngộ thoát khỏi sự ràng buộc của thời không (space-time).

Tóm lại chân lý thì không thể khẳng định được. Kinh Kim Cang gọi là vô sở trụ. Những cái gì, điều gì mà con người khẳng định được, nắm bắt được thì không phải chân lý.

Các định luật vật lý cũng chỉ có tác dụng giới hạn trong một môi trường nhất định nào đó thôi. Ví dụ định luật về trọng trường. Sở dĩ các vật thể bị rơi xuống mặt đất vì Trái đất có lực hút gọi là lực hấp dẫn (gravitational force). Vật bị rơi càng lúc càng nhanh theo một gia tốc là :

g ≈ 9,8 m/s2

Tuy nhiên ở một khoảng cách khá xa mặt đất, khoảng 400 km thì vật không còn bị rơi xuống nữa, trạng thái đó là không trọng lực khi gia tốc trọng trường g gần bằng 0, hoặc trọng lực rất nhỏ gọi là vi trọng lực (microgravity). 

Phi hành gia trên trạm không gian có thể bay lơ lững trong phòng không bị rơi xuống sàn

Một ví dụ khác là định luật Archimèdes. Nhúng một vật vào chất lỏng, hay chất khí, ta sẽ thấy vật đó bị lưu chất đẩy thẳng từ dưới lên trên bằng một lực có độ lớn đúng bằng trọng lượng của phần chất lỏng hay chất khí mà vật chiếm chỗ. Lực đó được gọi là lực đẩy Archimèdes. Lực này được ứng dụng rất nhiều trong tàu thuyền và khinh khí cầu. Tàu thuyền bằng sắt vẫn có thể nổi trên mặt nước dù sắt nặng hơn nước nhưng con tàu sắt vẫn nổi vì trọng lượng của khối nước mà tàu chiếm chỗ vẫn lớn hơn trọng lượng của chiếc tàu, lực đẩy do khối nước đó tạo ra giúp nâng con tàu lên mặt nước. Khinh khí cầu có thể giúp con người bay lơ lững trong không khí. Đèn trời có thể bay trong bầu khí quyển vì ngọn lửa bên trong túi đèn đốt nóng không khí bên trong khiến nó nhẹ hơn không khí bên ngoài, lực đẩy Archimèdes đẩy ngọn đèn bay lên.

Tuy nhiên ở trong môi trường không gian thì lực đẩy Archimèdes không có tác dụngkhông gian không có không khí. Nhưng vật vẫn có thể lơ lững vì không có lực trọng trường hay nói cho đúng là lực trọng trường rất nhỏ (vi trọng lực- microgravity). 

Còn thế giới thực tếhoàn toàn giống như cái hiểu biết thông thường của chúng ta không ?

Thế giới thực tại  

Thế giới thực tại cũng là thế giới ảo hóa do tâm niệm tạo ra thôi. Nó cũng dựa trên vật chất, không gianthời gian theo như tâm niệm của con người. Chúng ta vẫn phải dựa vào thế giới đó để ứng xử nhưng với thái độ thức tỉnh, không quá điên đảo mộng tưởng, không quá cố chấp. Nên có một sự điều hòa nhất định, không thái quá, không bất cập. Dưới đây là luận giải vì sao phải ứng xử như vậy.

Chúng ta hiểu rằng cộng nghiệp chi phối thế giới còn biệt nghiệp chi phối bản thân mình.

Chúng ta rất khó thay đổi cộng nghiệp của một quốc gia hay một xã hội vì nó bị tác động bởi số đông, sức của ta khó lòng can thiệp được. Ta chỉ có thể thay đổi tâm niệm của mình để dần dần thay đổi biệt nghiệp. Ví dụ tâm ta bớt cố chấp hơn, bớt xung khắc với những người chung quanh thì cảnh giới của ta trở nên hòa bình yên tĩnh hơn. Bớt cố chấp, bớt bất đồng thì kết quả tất nhiên là sẽ bớt xung khắc, bớt xung đột, bớt cãi vã. Khi ảnh hưởng đó lan rộng ra xã hội, quốc gia, quốc tế, thì hy vọngthế giới sẽ hòa bình hơn.

Hành động của chúng ta cũng sẽ phải dựa trên các nguyên lý. Các nguyên lý phổ quát thì có tầm ảnh hưởng rộng lớn hơn các định lý và các định luật.    

Phật giáo có nêu ra một số nguyên lý còn ghi chép trong các kinh điển. Xin nêu ra một vài nguyên lý như sau :

Trong Kinh Hoa Nghiêm có nói rằng Nhất thiết pháp vô tự tính 一切法無自性 Tất cả các pháp đều không có tự tính, điều đó có nghĩa là hạt photon hoặc hạt electron cũng như tất cả các hạt cơ bản khác không có sẵn bất cứ đặc trưng gì. Hạt electron không hề có sẵn các đặc trưng như vị trí (position), khối lượng (mass), điện tích (electric charge), số đo mức độ xoay (spin). Chính vì vậy ở dạng sóng thì electron là bất định, không có vị trí nhất định trong không gian. Vậy khi nào thì các đặc trưng mới xuất hiện ?

Phật giáo nêu ra nguyên lý thứ hai :

Kinh Hoa Nghiêm trả lời cho câu hỏi trên: Nhất thiết duy tâm tạo切唯心造 Khi có người quan sát thì các đặc trưng mới xuất hiện, hạt electron mới có vị trí nhất định trong không gian. Do đó diễn tả một cách cơ bản hơn, chính xác hơn, rõ ràng hơn, thì phải nói rằng : Chính tâm của người quan sát tạo ra hạt electron cũng như tất cả các hạt cơ bản khác và từ đó tạo ra nguyên tử, phân tử, cố thể vật chất, chất sống, sinh vật, con người, vũ trụ vạn vật. Điều đó cũng có nghĩa là tâm tạo ra không gian, thời gian và số lượng, tạo ra vật chất, vũ trụ vạn vật.

Chính từ nhận thức đó nên Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu ra nguyên lý thứ ba :

Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 nghĩa là năm uẩn đều không có thật. Chữ uẩn 蘊 (skandha) còn gọi là ấm 陰 Uẩn là nhóm hay tập hợp hoặc tích hợp. Ngũ uẩn bao gồm : Sắc (vật chất, matter, material); Thọ (cảm giác, perception); Tưởng (tưởng tượng, imagination, suy nghĩ, thought ) ; Hành (chuyển động, motion); Thức (nhận thức, phân biệt, consciousness, alaya, discrimination).

Chữ uẩn mang hàm ý tích hợp, là tập hợp của nhiều phần tử để tạo ra một hiện tượng ảo hóa. Bởi vì hiện tượng ảo hóa đó kéo dài và con người không có cách nào để phát hiện tính cách giả tạo của hiện tượng nên lầm tưởng là thật, và từ lầm tưởng đó mà sướng khổ một cách vô căn cứ. Tất cả mọi sướng khổ đều là vô căn cứ bởi vì nó dựa trên tưởng tượng. Tưởng tượng này kinh điển Phật giáo gọi là thế lưu bố tưởng tức là tưởng tượng đã phổ biến qua nhiều đời ở thế gian. Nguyên lý của vấn đề này nằm ở chỗ kinh điển gọi là tất cả các pháp đều không có tự tính, tất cả mọi tính chất của pháp là do tưởng tượng gán ghép của con người. Dễ thấy nhất là ngôn ngữ, từ ngữ của của bất cứ ngôn ngữ nào đều không có sẵn ý nghĩa, mọi ý nghĩa đều là do con người gán ghép cho từ ngữ theo thói quen. Tương tự như vậy, tất cả mọi vật trong vũ trụ đều không có thực chất, mọi tính chất đều do chúng sinh gán ghép cho vật. Đó cũng chính là ý nghĩa của ngũ uẩn giai không. Khoa học thế kỷ 20 đã xác minh vấn đề này qua cuộc tranh luận thế kỷ giữa hai nhà khoa học hàng đầu thế giới, là Niels Bohr và Albert Einstein mà tôi đã nhiều lần đề cập.

Sắc không có thật, có nghĩa là toàn bộ vũ trụ vạn vật , toàn bộ thế giớicon người chúng ta đang sống trong đó, không phải tuyệt đối có thật.

Như vậy thì chúng ta nên ứng xử như thế nào. Phật giáo dạy rằng con người nên ứng xử tùy duyên.

Ví dụ khi xảy ra một thiên tai, nhiều người đang gặp nạn. Vậy thì cần thiết phải có hoạt động cứu trợ. Hội Chữ Thập Đỏ, các tổ chức từ thiện cùng nhau quyên góp tiền bạc, vật tư, lương thực thực phẩm để cứu giúp các nạn nhân.

Nhưng nếu có những người cảm thấy ưa thích các hoạt động từ thiện, họ nghĩ đến việc dành toàn bộ cuộc đời mình để theo đuổi hoạt động từ thiện, như vậy có thích đáng không ? Câu trả lời là không, hoạt động đó chẳng đi tới đâu cả. Thế giới sẽ không vì có nhiều người làm từ thiện mà trở nên tốt đẹp hơn. Hội Chữ Thập Đỏ có mục đích duy nhấtnhân đạo, dựa trên các nguyên tắc căn bản vô tư. Kể từ khi thành lập vào năm 1863, mục tiêu duy nhất của ICRC (International Committee of the Red Cross) là để đảm bảo, bảo vệ và hỗ trợ cho các nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang.

Hội đã hoạt động cứu trợ rất nhiều nhưng thế giới cũng không hề tốt đẹp hơn.

Liên Hợp Quốc (United Nations) là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung.

Liên Hợp Quốc được thành lập từ năm 1945 đến nay có 193 quốc gia thành viên nhưng cũng không làm được gì nhiều trong mục tiêu duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.

Nói tóm lại là kể từ khi LHQ được thành lập đến nay, thế giới cũng không hề hòa bình tốt đẹp gì hơn. Chẳng hạn trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraina hiện nay LHQ chẳng làm được gì ngoài việc họp bàn đả kích lẫn nhau, bỏ phiếu theo ai chống ai, chẳng đi tới đâu.

Tại sao ?

Con người đa số không hiểu được bản chất của thế giới chỉ là tâm niệm mà thôi. Thiện là tâm niệm, Ác cũng là tâm niệm, cả hai có cùng bản chất. Nên Thiện có thể biến thành Ác. Ác cũng có thể biến thành thiện. Bát Nhã Tâm Kinh nói : Sắc tức thị Không (vật chất tức là trống rỗng) từ đó chúng ta suy ra Thiện tức là Ác; Ác tức là Thiện. Suốt đời làm thiện cũng sẽ không đi tới đâu, không thể giác ngộ. Suốt đời làm ác thì cũng thế, không đi tới đâu cả.

Tôi thử nêu ra vài ví dụ để chứng minh.

Thí dụ về Thiện tức là Ác

Chế độ dân chủ tự do của Mỹ và phương Tây là thiện, tốt đẹp, tôn trọng nhân quyền, tự do cá nhân. Người dân sống dưới chế độ này cảm thấy rất thoải mái. Nhưng chế độ tự do cá nhân mang súng đạn trở thành ác, trở thành một thảm họa, chà đạp nhân quyền rất khủng khiếp. Quyền tự do sống bình an, đó là nhân quyền quan trọng nhất của con người, bị chà đạp khi dung túng cho những kẻ mang súng đạn, xả súng bừa bãi giết hại học sinh và giáo viên, thậm chí là học sinh mẫu giáo. Có hành vi chà đạp nhân quyền nào tồi tệ hơn ? Thế nhưng những kẻ nắm quyền lực của nước Mỹ không làm gì cả, họ vẫn bênh vực quyền mang súng, duy trì quyền lợi của những  công ty sản xuất vũ khí. Trong năm 2020 có hơn 45.000 người Mỹ chết vì các sự cố liên quan tới súng đạn, hơn một nửa là tự sát. Tỉ lệ các vụ giết người bằng súng ở mức cao nhất kể từ năm 1994. Ở nước Mỹ người ta sẽ không bao giờ cấm được người dân mang súng như tại các quốc gia khác và những vụ xả súng giết hại người vô tội vẫn tiếp tục xảy ra.

Thí dụ về Ác tức là Thiện

Vụ đàn áp đẫm máu ở Thiên An Môn ngày 04-06-1989 rõ ràng là ác. Chính quyền đưa xe tăng, vũ khí đến bắn giết đám sinh viên biểu tình đang tụ tập ở đó khiến hàng ngàn người chết. Truyền thông phương Tây cho đến nay vẫn còn cực lực đả kích vụ thảm sát đó. Thế nhưng kết quả sau đó thế nào ? Sau vụ thảm sát đó, TQ đã tiếp tục phát  triển rất nhanh và ổn định, cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân, đưa đất nước từ quốc gia nghèo nàn lạc hậu trở thành cường quốc số 2 thế giới.

Kết luận

Chúng ta đang sống trong vũ trụ, trong thế giới, bị cảnh giới vật chất trói buộc. Thế nhưng nếu chúng ta hiểu thế giới đó chỉ là tâm niệm (Tam giới duy tâm) không phải tuyệt đối có thật, thì chúng ta có thể tìm thấy chút ít tự do đích thật. Chẳng hạn chúng ta không còn đem mình đi so sánh với người chung quanh xem ai giàu hơn, ai giỏi hơn. Chúng ta sẽ tránh được tình trạng của các quan tham hiện giờ phải vào lò của bác Trọng bởi vì họ theo đuổi những việc kiếm tiền bất chính, tham nhũng và cuối cùng sa lưới.

Chúng ta cũng có thể tránh được tình trạng nhẹ dạ vì thiếu hiểu biết của dân Ukraina, sùng bái theo đuổi tự do dân chủ của phương Tây mà không biết tình thế thực tế của đất nước mình như thế nào. Nên kết quả dân chủ tự do chưa được bao nhiêu thì đất nước đã tan tành, hàng triệu người phải chạy ra nước ngoài lánh nạn.

Người Mỹ và người phương Tây cũng đang sống với ảo tưởng khi họ nghĩ rằng họ có thể trừng phạt kinh tế nước Nga thật nặng nề để không còn sức kiếm chuyện nhưng khi Nga phản công thì chính họ bị lao đao. Thế nhưng họ vẫn còn mang quán tính tâm lý cho rằng phương Tây vẫn còn sức mạnh thống trị thế giới. Chính quyền phương Tây và Nhật Bản vẫn còn ngây thơ tới mức họ nghĩ rằng họ có thể ngăn cản TQ thống nhất với Đài Loan. Tại sao họ không thấy rằng trật tự thế giới đã thay đổi rất nhiều ?

Trật tự thế giới mới là thể nào ? Đó là thế giới có nhiều cực (đa cực) Mỹ không còn là siêu cường duy nhất có khả năng làm mưa làm gió trên thế giới. Mỹ dựa vào sức mạnh của đồng đô la gắn với dầu mỏ (Petro dollars), Mỹ buộc tất cả các quốc gia mua bán dầu mỏ phải thanh toán bằng đồng đô la. Và Mỹ là nước duy nhất có quyền in ra tiền đô la. Thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ áp dụng nguyên tắc này tại thế giới tự do mà Mỹ lãnh đạo.

Sau khi Liên Xô sụp đổ Mỹ trở thành siêu cường duy nhất  và áp dụng điều này trên toàn thế giới. Nhưng hiện nay sức mạnh của Mỹ đã suy giảm, Mỹ không còn khả năng buộc thế giới phải theo sự sắp xếp của mình. Cuộc chiến Nga- Ukraina là màn dạo đầu của trật tự thế giới mới đa cực . Thế giới hiện nay đang hình thành 4 cực : Mỹ, TQ, Nga, Âu Châu. Những nước khác sẽ ngã theo một trong 4 cực đó hoặc sẽ độc lập giao thiệp với cả 4 cực mà không ngã hẳn về cực nào. VN là một quốc gia điển hình theo xu hướng độc lập đó.

Người trí thì nên hiểu việc gì sẽ phải xảy ra. 330 triệu người Mỹ khó có thể đương đầu với 1,4 tỷ dân TQ khi trình độ khoa học kỹ thuật của Mỹ không còn giành ưu thế bao nhiêu trước TQ, tốt nhất là nên hợp tác, tránh đối đầu nhất là về quân sự, và tâm lý nên sẵn sàng chấp nhận trật tự thế giới mới.    

Người Mỹ nên biết phá ngã chấp không nên coi mình lúc nào cũng là nhất. Nếu chỉ nhận ra điều đó sau một cuộc chiến tranh thất bại với TQ là điều đáng tiếc. Họ đã đụng độ trực tiếp với TQ từ chiến tranh Triều Tiên và đã không giành được thắng lợi lúc quân đội TQ còn rất lạc hậu và cũng cần nhớ rằng lúc đó Mỹ lãnh đạo 28 nước LHQ đánh nhau với TQ. Bây giờ nếu lại đụng độ ở eo biển Đài Loan thì họ lại giành được thắng lợi sao, kể cả khi họ được Nhật, Úc, Ấn (Bộ tứ Quad= Quadrilateral Security Dialogue= Đối thoại an ninh 4 bên) giúp sức ? 

Bây giờ trong cuộc chiến tranh Ukraina, TQ chỉ làm cái bóng, họ không trực tiếp giúp gì nhiều cho Nga, chỉ mua dầu mỏ, mua khí đốt của Nga thôi, nhưng cái bóng lớn của TQ cũng đủ giúp Nga yên tâm giành thắng lợi.

Sau này nếu xảy ra cuộc chiến tại eo biển Đài Loan, chỉ cần Nga đứng sau lưng hỗ trợ tinh thần cũng đủ giúp TQ đánh bại liên minh Mỹ Nhật Ấn Úc bởi vì Đài Loan rất gần TQ, nếu chiến tranh kéo dài liệu liên minh đó có chịu đựng nổi không ? Khả năng cao là Mỹ sẽ không dám can thiệprủi ro là quá lớn. Bởi vì hiện giờ Mỹ và phương Tây đã không dám đụng độ trực tiếp với Nga. Trong khi đó dân số TQ đông gấp 10 lần Nga, GDP cũng gấp 10 lần Nga, vũ khí cũng xấp xỉ Nga, họ dám đụng độ với một quốc gia mạnh gấp 10 lần Nga sao ?  

Cho nên chính quyền Đài Loan nên rút kinh nghiệm Ukraina, không nên đặt niềm tin vào việc Mỹ sẽ bảo vệ họ chống lại TQ. Họ tuyên bố rằng Đài Loan không phải là một phần của TQ, đó là một ý tưởng nguy hiểm mặc dù thực tế hiện nay Đài Loan gần như là một quốc gia độc lập, có ngoại giao và quân đội riêng. Nhưng họ phải hiểu rằng họ không đủ sức chống lại TQ, Mỹ cũng không đủ sức bảo vệ họ. Nên tốt nhất là thương lượng với TQ để thống nhất hòa bình, họ là một vùng lãnh thổ tự trị nhưng quyền đối ngoại và an ninh do TQ đảm trách, đó là một giải pháp tốt hơn là cố trở thành một quốc gia độc lập để rồi cuối cùng bị TQ thôn tính bằng vũ lực.

Tóm lại con người không nên quá chấp thật, trong vấn đề tương tác lẫn nhau, mọi người nên hiểu đúng tình hình thế giới và nên chọn giải pháp thương lượng hòa bình, không nên quá cố chấp để tránh dẫn tới xung đột vũ trang, mất mát đau thương , đất nước tan tành như Ukraina hiện nay.

Truyền Bình

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/01/2019(Xem: 9272)
04/12/2020(Xem: 5361)
11/01/2013(Xem: 19634)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.