Bàn Về Tự Do

06/08/201312:00 SA(Xem: 14464)
Bàn Về Tự Do

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ TỰ DO
ON FREEDOM
Lời dịch: ÔNG KHÔNG
– Tháng 12-2012 –
Tri ân Jan Erik – Norway – đã gửi tặng nguyên tác tiếng Anh: ON FREEDOM

banvetudo_krishnamurtiĐối với tôi, tự dotuyệt đối cần thiếttự do tại ngay khởi đầu, ở khoảng giữa, và tại khúc cuối – và tự do đó bị khước từ khi tôi mang qua ngày hôm sau một vấn đề. Điều này có nghĩa không những tôi phải khám phá làm thế nào vấn đề nảy sinh, nhưng còn cả làm thế nào kết thúchoàn toàn, trọn vẹn, để cho không có lặp lại, không có mang qua của vấn đề, không có cảm thấy rằng tôi sẽ suy nghĩ về nó và tìm được đáp án vào ngày mai. Nếu tôi mang qua ngày hôm sau một vấn đề, tôi đã cung cấp đất màu mỡ để vấn đề đó bám rễ, và rồi thì cắt tỉa vấn đề đó lại trở thành một vấn đề khác.

 

Nội dung

Lời tựa
Bombay, ngày 7 tháng 3, 1948
Bangalore, ngày 18 tháng 7, 1948
Poona, ngày 31 tháng giêng, 1953
Bombay, ngày 8 tháng 3, 1953
Cùng trẻ em tại Rajghat School, Varanasi, ngày 20 tháng giêng, 1954
Poona, ngày 21 tháng 9, 1958
Bombay, ngày 3 tháng 12, 1958
Bombay, ngày 14 tháng 12, 1958
Madras, ngày 22 tháng 11, 1959
Bombay, ngày 23 tháng 12, 1959
Varanasi, ngày 24 tháng giêng, 1960
Ojai, ngày 21 tháng 5, 1960
Varanasi, ngày 1 tháng giêng, 1962
New Delhi, ngày 14 tháng 2, 1962
Saanen, ngày 31 tháng 7, 1962
Saanen, ngày 11 tháng 7, 1963
Madras, ngày 15 tháng giêng, 1964
Bombay, ngày 16 tháng 2, 1964
Bombay, ngày 1 tháng 3, 1964
Saanen, ngày 14 tháng 7, 1964
Varanasi, ngày 26 tháng 11, 1964
Madras, ngày 16 tháng 12, 1964
Saanen, ngày 18 tháng 7, 1965
Saanen, ngày 27 tháng 7, 1965
Rome, ngày 10 tháng 4, 1966
New Delhi, ngày 19 tháng 11, 1967
New Delhi, ngày 23 tháng 11, 1967
Bàn về Tự doTrật tự: từ quyển Krishnamurti bàn về Giáo dục, Chương 4
Tự do và Cánh đồng: từ quyển Truyền thốngCách mạng, Đối thoại 19, Madras, ngày 16 tháng giêng, 1971
Brockwood Park, ngày 9 tháng 9, 1972
Saanen, ngày 1 tháng 8, 1976
Saanen, ngày 13 tháng 7, 1978
Brockwood Park, ngày 12 tháng 9, 1978
Thông minh, Máy tính, và Cái trí máy móc: từ quyển Phương cách của Thông minh, Rishi Valley, ngày 4 tháng 12, 1980
Tương lai của Con người: từ quyển Phương cách của Thông minh, Rishi Valley, ngày 4 tháng 12, 1980
Saanen, ngày 10 tháng 7, 1984
Brockwood Park, ngày 31 tháng 8, 1985 

Lời tựa

 

Jiddu Krishnamurti được sinh ra ở Ấn độ năm 1895 và, lúc mười ba tuổi, được thâu nhận bởi Theosophical Society, vì hiểu rằng ông là phương tiện cho “thầy thế giới”, mà sự hiện thân của người đó đã được tuyên bố từ trước. Chẳng mấy chốc Krishnamurti đã nổi bật như một người thầy đầy quyền năng, không thỏa hiệp, và không thể phân hạng; những nói chuyện của ông không liên quan đến bất kỳ tôn giáo đặc biệt nào và cũng không thuộc phương Tây hay phương Đông nhưng giành cho toàn thế giới. Cương quyết phủ nhận hình ảnh đấng cứu thế, năm 1929 ông giải tán tổ chức to lớn và giàu có đã được xây dựng quanh ông và tuyên bố sự thật là “một mảnh đất không lối vào,” không thể tiếp cận được bởi bất kỳ tôn giáo, giáo phái và triết lý chính thức nào.

 Suốt phần còn lại thuộc sống của ông, ông cương quyết phủ nhận danh vị đạo sư mà những người khác cố gắng gán ghép cho ông. Ông tiếp tục thu hút những khán giả đông đúc khắp thế giới nhưng khẳng định khônguy quyền, không mong muốn những đệ tử, và luôn luôn nói chuyện như một cá thể cùng một cá thể khác. Tâm điểm lời giảng của ông là nhận ra rằng những thay đổi cơ bản trong xã hội có thể được sáng tạo chỉ bằng một thay đổi của ý thức cá thể. Yêu cầu cho đang hiểu rõ về chính mình và một đang hiểu rõ về những ảnh hưởng gây tách rời, gây kiềm chế của những quy định thuộc quốc giatôn giáo, liên tục được nhấn mạnh. Krishnamurti luôn luôn hướng đến nhu cầu khẩn thiết phải có được sự khoáng đạt, phải có được “không gian bao la trong bộ não mà trong đó có năng lượng vô hạn” đó. Dường như điều này đã là nguồn suối của sự sáng tạo riêng của ông và chìa khóa mở cửa đối với sự ảnh hưởng xúc tác vào những con nguời thuộc mọi tầng lớp trên thế giới.

 Ông tiếp tục nói chuyện khắp thế giới cho đến khi ông qua đời năm 1986 lúc chín mươi tuổi. Những nói chuyện, đối thoại, nhật ký và lá thư đã được sưu tập trong hơn sáu mươi quyển sách. Từ khối lượng Những Lời giảng đó, một loạt những quyển sách theo chủ đề đã được biên soạn. Mỗi quyển sách trong loại này tập trung vào một chủ đề có sự liên quan và khẩn thiết đặc biệt trong những sống hàng ngày của chúng ta.

 

XEM CHI TIẾT NỘI DUNG: PHIÊN BẢN PDF: BÀN VỀ TỰ DO ON FREEDOM KRISHNAMURTI PDF

VÀI NÉT VỀ DỊCH GIẢ

ongkhong_02smÔng Không tên thật là Lê Ninh, sinh năm 1947 tại Tỉnh Vĩnh Phúc (miền Bắc Việt nam), là Cựu sĩ quan quân lực VNCH trước 1975. Du học 2 năm tại Mỹ. Sau năm 1975 học tập cải tạo 21 ngày. Đi vùng kinh tế mới, trở về lại thành phố, bán vé số, bán nước mía, mưu sinh đủ nghề…. Chỗ ở của gia đình ông (cùng vợ và 3 con) trong suốt 38 năm qua là căn gác xép 30-40m2, cũng là nơi dạy kèm Anh văn cho học sinh luyện thi đại học để kiếm sống qua ngày. Ông dịch sách của Krishnamurti từ đầu năm 2005. Tháng 4 năm 2005 Ông Không bị bệnh lao phổi. Bác sĩ Bệnh Viện Lao chẩn đoán chỉ còn sống được vài tháng. Ông chuyển sang ăn chay một thời gian ngắn, rồi dùng gạo lứt muối mè, không thuốc men gì cả cho đến ngày ra đi 8 năm sau đó.

Suốt thời gian lâm bệnh Ông Không vẫn miệt mài dịch sách và dạy học. Đầu tháng 6-2013 bệnh tình rất yếu, gần như kiệt sức. Ngày 04-7-2013 vào lúc 04g00 sáng, Ông Không đã lặng lẽ từ giã cõi đời để lại ngoài người vợ và ba người con còn có 48 quyển sách dịch. Đám tang đã được tổ chức rất đơn giản, thân xác được hoả thiêu và tro cốt đã được gia đình và bạn của Ông bơi ra ngoài khơi biển Nha Trang rải. Các sách của Ông Không đã được lưu trữphổ biến trên mạng Thư Viện Hoa Sen từ năm 2005 và mới đây một người bạn ở Na-uy (Ông Janerik) hàng năm đều qua Việt Nam 'đàm đạo' với Ông Không, ông ấy đã thiết kế, tặng Ông Không trang web có hạn đến 2025 để lưu trữ 48 quyển sách dịch qua dạng Ebook PDF:www.jkrishnamurtiongkhong.com

Tâm Triệt biên soạn.

__________________________________

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

Ban biên tập Thư Viện Hoa Sen chân thành chia buồn cùng tang quyến và Đạo hữu Tâm Triệt, người bạn thân thiết đã sát cánh cùng Dịch giả trong việc biên tập các bản dịch của Ông Không trong suốt mười năm qua. (Tâm Diệu)

 

Trên đây là một trong bốn quyển sách dịch cuối cùng của Dịch Giả

 

 



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/08/2013(Xem: 16618)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.