Người Về Từ Thiên Đình Truyện tậm linh giả tưởng

22/08/20204:42 CH(Xem: 5727)
Người Về Từ Thiên Đình Truyện tậm linh giả tưởng
NGƯỜI VỀ TỪ THIÊN ĐÌNH
Truyện tậm linh giả tưởng
Đào Văn Bình

  

Me CungÔng Cunning Smart là người cực kỳ khôn ngoan và láu lỉnh. Khôn ngoan có nghĩa là ông nhìn thấy giá trị thực tế của cuộc đời này là tiền bạc, còn nhân nghĩa, luân lý, đạo đức là chuyện vu vơ. Tiền bạc đem lại cho người ta cuộc sống hạnh phúc, danh vọng, địa vị, sự kính nể của người đời và còn là phương tiện rất hữu hiệu để đầu tư vào kiếp sau. Láu lỉnh là ông tìm đủ mọi cách để kiếm tiền một cách thiếu lương thiện nhưng bề ngoài lúc nào cũng tỏ ra trang nghiêm, đạo mạo, tôn trọng pháp luật. Chẳng hạn ông over charged (1), hoặc bịa ra những dịch vụ rồi tính tiền chính phủ hoặc khách hàng. Một trong những thủ đoạn khác khiến ông làm giàu mau chóng là cung cấp cho khách hàng cho chính phủ những món hàng kém phẩm chất hơn một chút mà chỉ những người trong nghề mới biết. Hoặc có khi ông lường gạt thẳng thừng những người thiếu kinh nghiệm. Vì khách hàng ngay tình cho nên  không biết là ông đã ăn gian họ mà lại còn cám ơn ông.

            Mặc dù ông qua mặt được mọi người kể cả chính quyền nhưng việc làm của ông Trời biết, Đất biết. Thực ra ông cũng chẳng sợ Trời, sợ Đất gì. Chỉ có một chỗ ”biết” mà ông rất sợ đó là lương tâm. Ông có thể che dấu tất cả, kể cả vợ con ông, nhưng ông không thể che giấu được lương tâm của chính ông. Mà lương tâm thì nó liên hệ đến đời sau tức là sau khi ông chết đi.

Với bản tính tham lam vừa muốn làm giàu bất chính ở cõi đời này, nhưng lại muốn hưởng hạnh phúcđời sau cho nên ông cũng cắt xén ra một số tiền nho nhỏ để cúng vào các nơi thờ phượng để may đâu các giáo sĩ có thể cứu ông, cầu nguyện cho ông hoặc chứng nhận cho ông để ông tiếp tục lên Thiên Đình hưởng phúc.              

Thế rồi cái chuyện “Nhân Sinh Tự Cổ Thùy Vô Tử” không hẹn mà cứ tới, cưỡng cũng chẳng được dù người đó là giáo chủ một tôn giáo, ông vua, tỷ phú, kẻ khôn, người dại. Trong một tai nạn xe hơi, không hiểu do một đụng chạm thế nào mà ông nằm bất tỉnh nhân sự. Dù thân thể ông không một mảy may thương tích nhưng tim ngưng đập hoàn toàn. Điều kỳ lạ là thân thể ông vẫn còn âm ấm. Một số bác sĩ giảo nghiệm cho rằng ông đã chết, một số lại cho rằng ông vẫn còn sống. Cuối cùng thì gia đình quyết địnhtốn kém thế nào cũng phải đưa ông vào phòng lạnh nằm đó một thời gian xem ông có chết thật không. Dấu hiệu chết thật là thân thể phải thối rữa. Khi đó gia đình có chôn ông cũng chẳng muộn màng gì.  

Đấy là chuyện ở chốn dương trần. Về phần Cunning Smart, sau chấn động kinh hoàng đó, hồn ông lìa khỏi xác. Trái với những lần trước, trong những cơn mê sảng của giấc ngủ, hồn bất phụ thể, chỉ cần một vài cái vỗ của vợ ông, hoặc sau một vài lần xoa bóp thì hồn ông đã nhập vào xác dễ dàng, tức là ông tỉnh dậy. Trái lại, lần này dù gia đìnhbác sĩ vận động, xoa nắn liên hồi mà hồn ông không thể nào nhập vào xác được nữa. Mới đầu thì ông bàng hoàng, sau đó ông tự hỏi hay mình chết thật rồi? Nghĩ tới cái chết, ông khóc rống lên thảm thiết. Rồi ông bắt đầu kêu réo vợ con, cha mẹ, anh em, nhưng thân nhân của ông không hề hay biết. Dường như ông đang ở một cõi, còn thân nhân của ông đang ở một cõi khác. Thế rồi những ngày tiếp đó, hồn ông cứ bay lơ lửng trên cái xác mà khóc than vật vã.           

            Nhưng như đã nói ở trên, bản chất ông vốn là con người thông minh lanh lợi cho nên dù có chết đi thì hồn cũng là cái hồn sáng suốt. Vào ngày thứ ba ông bắt đầu bình tĩnh trở lạisuy nghĩ miên man. Thôi thì mình chết thật rồi, không còn cơ may gì trở lại xác phàm nữa. Rồi trong đầu ông loé lên hình ảnh của Thiên Đình. Phải rồi, tại sao không tìm cách lên Thiên Đình là nơi sống đời đời hạnh phúc, ngu dại gì mà không tới đó? Thế nhưng khi nghĩ tới Thiên Đình ông chột dạ. Với dĩ vãng và con người ông như vậy làm sao ông có thể lên Thiên Đình? Có thể người ta sẽ đạp ông trở lại địa ngục không biết chừng.  

Thế nhưng do năng khiếu thoát hiểm trong mọi tình thế, ông nghĩ cứ thử xem, biết đâu? Hơn thế nữa ông cũng chẳng còn chọn lựa nào khác. Nhưng đi về đâu bây giờ khi tất cả chung quanh chỉ là một khoảng tối mênh mông ghê rợn trong khi ông chỉ là một hồn ma vất vưởng? Thế nhưng sau khi định thần nhìn kỹ ông thấy ở trước mặt ông tỏa ra hai luồng ánh sáng. Một luồng ánh sáng chói lọi giống như loại ánh sáng tỏa ra từ các sòng bài, các nơi du hí, các hộp đêm. Còn loại ánh sáng thứ hai nhè nhẹ, dìu dịu sắc vàng, xanh như ngọc, biếc như nước hồ thu. Do lịch lãm trong đời, Ông Cunning Smart hiểu rất rõ loại ánh sáng rực rỡ kiểu Las Vegas, Macao, Reno kia là chỗ ăn chơi trác táng, là chỗ của mấy con thiêu thân, của mấy kẻ nhiều tiền lắm của tìm thú vui đen đỏ. Đó là anh sáng của Điạ Ngục. Còn loại ánh sáng đẹp đẽ kia là biểu tượng của sự tốt lành. Chính vì thế mà cái thần thức của ông quyết định cứ theo luồng ánh sáng thứ hai mà đi tới.

Không hiểu ông đi như thế bao lâu cho đến khi luồng ánh sáng chấm dứt và mở ra một khung trời bao la toàn sắc vàng với một toà lâu đài đứng sừng sững, trên có đề hai chữ Thiên Đình. Khi Cunning Smart vừa tới cổng thì một vị Phán Quan đã chờ ở đó, ông ta vui vẻ nói:

-Ta chờ nhà ngươi ở đây đã lâu lắm rồi. Ta biết thế nào nhà ngươi cũng tìm cách tới đây. Nhưng này Cunning Smart, đừng hoài công vô ích! Đây không phải chỗ của nhà ngươi. Ta sẽ chỉ cho ngươi con đường tới Địa Ngục. Đó là chỗ thích hợp nhất dành cho nhà ngươi.

            Nghe nói thế Ông Cunning Smart rụng rời cả chân tay. Ông hiểu rất rõ những việc ông làm ở dưới trần gian trước đây là nhân và cái gì đang xảy ra trước mắt đây là quả. Nhân và quả đi liền, trời đất cũng không tránh khỏi. Thế nhưng do bản chất lanh lợi khác thường, ông ta vái vị Phán Quan một cái rồi lễ phép thưa:

- Xin ngài cho biết tại sao tôi không thể lên Thiên Đình?

            Vị Phán Quan phá lên cười ngặt nghẽo, đáp:

- Ngươi đừng có giả khờ qua ải. Những hành vi thiếu đạo đức của ngươi ở dưới trần gian có thể qua mặt được chính quyền, có thể mua chuộc báo chí, truyền thông, tu sĩ để giấu diếm, bao che cho ngươi nhưng làm sao che mắt được Thiên Đình? Ngươi muốn ta đem Sổ Bộ Đời cho ngươi coi không? Thôi ngươi đi đi!

            Nghe nói thế, Ông Cunning Smart hiểu rằng nếu già họng chối cãi thì tất không xong, cho nên tìm cách đấu lý:

- Xin ngài rộng xét. Những chuyện tôi làm trong quá khứ là chuyện ở trần gian. Ngài thử nghĩ xem trong cái cuộc đời ô trọc trần gian đó, một gã nghèo tức là không có tiền thì thân phận của gã sẽ như thế nào? Có phải nó sẽ bị khinh miệt, thân phận của nó còn tệ hơn một con chó không? Ngài thử nhìn xuống xem, ngay hàng giáo sĩ cũng còn mong có nhiều tiền tiền để được mọi người kính nể hà huống gì một kẻ phàm phu tục tử như tôi. Vả lại dù là tiền kiếm bằng sự gian dối, nhưng nó cũng là tiền để cúng cho các giáo sĩ, tu sĩphương tiện truyền đạo và phát triển đạo chứ?

- Chà chà! Ngươi tưởng hễ cứ cúng, đóng góp cho mấy ông tu sĩ đó là ngươi được lên đây sao? Nếu lý luận như ngươi thì ai cũng lên đây cả à? Thiên Đình đâu phải là cái chợ?

-Đúng vậy! Thiên Đình không phải là cái chợ và không phải ai cũng được lên đây. Đó là sự công minh của ngài. Thế nhưng xét cho cùng tôi chỉ lường gạt người ta thôi chứ có giết ai đâu? Mấy thằng cha hoặc chính phủ bị tôi lường gạt vẫn sống nhăn ở dưới đó. Nếu chẳng may kẻ nào vì sự lường gạt của tôi mà nghèo đi thì đó lại là cơ hội tốt để quay về với đạo đức. Kẻ nghèo gần gũi với đạo đức hơn kẻ giầu. Vậy thì ngài phải thấy là tôi cũng có có công với Thiên Đình chứ?

            Nghe Cunning Smart nói vậy, vị Phán Quan không khỏi phì cười, đáp:

-Ngươi lẻo mép vừa vừa chứ. Nếu nói như ngươi thì giết người cũng là giải thoát cho người ta khỏi cảnh khổ sao?

-Thưa ngài không phải thế. Nhưng ngài đã từng bao giờ ở dưới trần gian chưa?

-Ta vốn sinh ra ở cõi Thiên Đình và chưa bao giờ ở cõi thế cả.

-Vậy thì làm sao ngài hiểu được nỗi khổ của trần gian? Ngài có vợ, có con không?

-Ta làm gì có vợ có con. Ngươi đừng nói ba lơn.

-Vì ngài không vợ không con cho nên ngài không thể hiểu được cái cảnh “thê tróc tử phọc”. Nó trần ai lắm ngài ơi!

             Nói đến đây Ông Cunning Smart bật khóc hu hu. Khóc vì thương con nhớ vợ và khóc cho thân phận bơ vơ lạc loài của mình. Trước cảnh đó dường như vị Phán Quan cũng động tâm cho nên ông ta đứng tần ngần giây lát. Nhân cơ hội này Ông Cunning Smart càng khóc già hơn rồi dùng tình cảm tấn công vị Phán Quan:

-Ở dưới trần gian không có nỗi đau đớn nào hơn là khi nhìn thấy vợ con, thân nhân mình khổ. Cho nên nếu một gã nào đó nó có làm chuyện phi pháp, phi đạo đức để kiếm tiền thì chẳng qua cũng chỉ vì vợ con nó thôi. Nghĩ cho cùng thì nó đáng thương hơn là đáng trách. Và lý luận cho đến tận cùng ra nữa thì nó cũng chỉ là nạn nhân của một thứ trò chơi quái ác do Tạo Hóa bày đặt ra. Vậy xin ngài rộng xét.

Mặc dù vị Phán Quan đã bị động tâm nhưng vẫn còn gặng hỏi:

-Nếu nói như ngươi thì hòa cả làng tất cả sao? Thiện cũng như Ác thì Thiên Đình lập ra để làm gì?

-Dĩ nhiên là vẫn cần phải có Thiên Đình. Tuy nhiên Thiện và Ác đôi lúc khó phân biệt. Chẳng hạn như ông tướng xua binh lính giết cả triệu người như thế là thiện hay ác? Bỏ bom nguyên tử giết vài trăm ngàn người vô tội để chấm dứt một cuộc chiến tranh thảm khốc - thiện hay ác? Nhân danh những lý tưởng cao đẹp, thánh thiện để khống chế tư tưởng con người, lập giàn hỏa, giết người hàng loạt rồi được phong Thánh - thiện hay ác? Thấy người ta giết người ngoảnh mặt làm ngơ - thiện hay ác? Giúp người quằn quại đau đớn vì bệnh tật chết đi cho rảnh nợ - thiện hay ác? Nghèo ăn cắp ổ bánh mì nuôi con thì bị tù. Làm tổng thống, thủ tướng, tham những bạc tỷ của nhân dân thì vẫn sống khơi khơi, được ghi tên vào lịch sử, như vậy có bất công không? Cái chân lý, đạo đức ở cõi thế nhiều khi mù mờ, rối rắm lắm ngài ạ. Cho nên đôi lúc Thiên Đình cũng phải rộng xét để tạo phước đức cho con người.

            Dường như lý luận của Ông Cunning Smart mới đầu tưởng chừng như “cãi chày cãi cối” nhưng nghĩ cho kỹ không phải không có lý cho nên sau một hồi suy nghĩ, vị Phán Quan nói:

-Miệng lưỡi của ngươi giống thằng cha Tô Tần năm xưa. Nếu ta không cho ngươi vào thì xuống địa ngục ngươi sẽ nói Thiên Đình khắc nghiệt. Ở dưới trần gian có thủ tục “đậu vớt” thì ta cũng cho ngươi đậu vớt. Nhưng ta nhắc ngươi một điều là ở dưới dương trần cái xác của ngươi chưa thối rữa. Một ngày nào đó cái xác sống lại thì ngươi phải trở lại chốn dương trần. Thiên Đình chỉ dành cho những người đã chết. Chỉ khi chết rồi mới thấy Thiên Đình. Không kẻ nào còn sống mà thấy Thiên Đình cả.

            Nói xong vị Phán Quan mở cửa cho Ô. Cunning Smart bước vào.  

♦ ♦ ♦

Thấm thoắt Ông Cunning Smart bất tỉnh nhân sự nằm đó đã được ba năm. Ba năm là khoảng cách quá ngắn đối với thời gian dài vô tận của trời đất nhưng nó đưa tới biết bao đổi thay ghê gớm về khoa học, kỹ thuật. Do kết hợp y khoa với siêu kỹ thuật, người ta đã chế tạo được một loại máy phóng ra những tia sáng kỳ diệu có thể kích thích các tế bào đã ngưng hoạt động trong cơ thể con người với điều kiện các tế bào đó chưa bị thối rữa. Tiến trình hồi phục này được thực hiện trong một điều kiện hết sức phức tạp về nhiệt độ và phải được các bác sĩ, cũng như các khoa học gia theo dõi thường xuyên. Chính vì thế mà chỉ những người nhiều tiền lắm của, nói trắng ra là các ông triệu phú mới đủ điều kiện để hưởng phương thức hồi phục này. Với số tài sản để lại, hơn nữa ông còn là trường hợp thí nghiệm điển hình cho nên các bác sĩ và các khoa học gia đã dốc toàn lực vào đó. Nếu cuộc thí nghiệm thành công thì đây là mức khởi đầu của việc con người cướp quyền Tạo Hóa - tức con người có thể cải tử hoàn sinh.

            Thật đúng như dự đoán và cũng là điều kỳ lạ, cơ thể Ông Cunning Smart ấm dần, ấm dần, rồi tim ông bắt đầu đập bằng nhịp nhè nhẹ rồi cứ thế mà trở nên bình thường. Đây cũng là giây phút cực kỳ quan trọng nơi Thiên Đình. Ông Cunning Smart được Phán Quan cho phép hồn trở về nhập vào xác phàm - tức ông hồi sinh.  

Sự kiện Ông Cunning Smart chết đã ba năm, nay sống lại làm chấn động cả thế giới vì - thứ nhất nó là biến cốtính cách lịch sử của nghành y khoa, thứ hai nó là dịp may hiếm có để biết xem người về từ cõi chết nói gì.

Sau ba tháng chăm sóc đặc biệt về sức khỏe và dinh dưỡng, Ông Cunning Smart được các bác sĩ tuyên bố ông đã hồi phục hoàn toàntrở lại cuộc sống bình thường. Thế nhưng khi Ông Cunning Smart nói rằng ông sẽ mở cuộc họp báo để nói cho mọi người biết cuộc sống ở Thiên Đình như thế nào thì mọi người lập tức hồ nghi và đặt ra rất nhiều câu hỏi về tâm trí của ông. Có thể ông chết đã lâu ngày, bộ óc bị hư hỏng cho nên những điều ông nói ra sẽ toàn chuyện hoang đường, giả tưởng. Thứ hai, có thể khi ông nằm đó hồn xuất đi, ông bị qủy ám, hoặc ma nhập cho nên những gì ông nói ra chẳng qua chỉ là thứ “thiên binh thiên tướng” của ông đồng, bà cốt cho nên điều quan trọng là phải kiểm tra lại bộ óc của ông xem sao. Thế 1à một lần nữa các bác sĩ chuyên khoa về óc, các nhà phân tâm học kể cả các chuyên viên điều khiển máy khám phá nói dối được điều động để xem xét não bộ, tâm trí và mức độ thành thực của ông.  

Sau khi làm việc cật lực, các bác sĩ và chuyên viên đồng loạt tuyên bố đầu óc của ông không những bình thường mà lại còn tỏ ra rất minh mẫn. Để thử nghiệm xem ông có đúng là Ông Cunning Smart - hay xác ông do một hồn ma nào đó nhập vào, các chuyên viên tâm lý đã hỏi ông về những chuyện kín đáo riêng tư chỉ vợ con ông biết, hoặc chuyện xảy ra lâu đời, ông đều trả lời trúng phong phóc. Còn những chuyện ông sắp nói ra, các chuyên viên thử nghiệm nói dối, các nhà tâm lý cho rằng ông hoàn toànthiện ý, đúng hay sai tùy niềm tin của mỗi người. Mình tin thì mọi chuyện đều có thật. Còn mình không tin thì mọi chuyện đều bố láo. Giống như một ông thiền sư nào đó đã nói “Viết hữu trần sa hữu, vi không nhất thiết không” tức là : Nếu nói Có thì hạt cát cũng có. Nếu nói Không thì mọi sự đều không.  

♦ ♦ ♦

Thiên Đình do các vị giáo chủ các tôn giáo mô tả trong kinh sách, nếu gom lại có thể chất đầy một thư viện. Thế nhưng kể từ khi con người hiện diện trên trái đất hơn vài triệu năm nay, không một ai biết mặt mũi và cuộc sống nơi Thiên Đình như thế nào. Người ta chỉ nhìn thấy Thiên Đình khi đã chết.  Một khi đã chết rồi thì không bao giờ sống lại cho nên Thiên Đình vẫn là một bí mật tuyệt đối với con người. Đã có biết bao truyện của các tu sĩ, nhà văn tưởng tượng, thêu dệt thêm về Thiên Đình nhưng người ta vẫn bán tín, bán nghi. Nay có người từ cõi chết trở về nói rằng đã ở trên Thiên Đình ba năm, kể chuyện cho bà con nghe chơi thì đúng là trái bom nổ kích thích tính hiếu kỳ của con người. Chính vì thế mà cuộc họp báo của Ông Cunning Smart lan đi rất nhanh và được tổ chức một cách quy mô chưa từng thấy trong lịch sử loài người.  

Vì có quá đông ngươì tham dự cho nên người ta đã phải dùng một vận động trường có sức chứa cả trăm ngàn với hằng trăm chiếc truyền hình cỡ lớn được thiết trí khắp mọi nơi để mọi người nhìn và nghe cho rõ.  Nội đạo quân báo chí, truyền thanh, truyền hình khắp nơi trên thế giơí đổ về không thôi đã trên ngàn người. Thành phần tham dự đông đảo nhất là tu sĩ của mọi tôn giáo, sau đó là đủ mọi thành phần của xã hội như : Các triết gia, khoa học gia, sử gia, các nhà khảo cổ, luật gia, chính trị gia, các văn nghệ sĩ, thể tháo gia, thương buôn, người giàu kẻ nghèo, người thiện kẻ ác, kẻ tu hành người không tu hành, kẻ dâm ô người thánh thiện, kẻ tu phạm hạnh người ngụp lặn trong ái-dục, kẻ tín ngưỡng người không tín ngưỡng, kẻ tin tưởng thần linh người không tin thần linh, kẻ dùng thiền định Ba La Mật để giải thoát người van vái thần linh để được cứu rỗi, kẻ tin tưởng vào những lời tiên tri người cho rằng tiên tri chỉ là những kẻ ăn ốc nói mò, kẻ thờ bách thần người thờ độc thần, kẻ thờ bò người thờ rắn, kẻ thờ âm vật người thờ dương vật, kẻ vị tha người ích kỷ, kẻ ở lâu đài người vô gia cư, kẻ ăn không hết của người ăn mày, kẻ thích làm giàu người khinh rẻ tiền bạc, kẻ thích học hỏi người tự mãn, kẻ đơn sơ người trưng diện, kẻ cần kiệm người hoang phí, kẻ ăn nói dịu dàng người thô lỗ, kẻ thích làm anh hề người nghiêm nghị, kẻ thích làm phim ảnh bạo lực dâm ô người thiên về giáo dục, kẻ ăn mặc kín đáo người hở hang, kẻ mẫu mực người hoang đàng, kẻ lành mạnh người nghiện hút, kẻ đồng tính luyến ái nam người đồng tính luyến ái nữ, kẻ chung tình người dối gạt, kẻ nguyên lành người tàn tật, kẻ ngu xi người uyên bác, kẻ hung dữ người hiền khô, kẻ thích chửi rủa người nhỏ nhẹ khuyên răn, kẻ thích khoe khoang người khiêm tốn, kẻ thích kết tội người thứ tha, kẻ chấp nê người phóng khoáng, kẻ háo danh người ở ẩn, kẻ lo hưởng thụ người lại cứu đời. Rồi lại có cả đàn ông thích trang điểm như đàn bà, đàn bà thích ăn mặc như đàn ông, kẻ là đàn ông nhưng giải phẫu để trở thành đàn bà, kẻ là đàn bà nhưng giải phẫu để trở thành đàn ông, kẻ thích xâm trổ người thích da thịt tự nhiên. Lại có kẻ thờ Quỷ Sa Tăng, Quỷ Dracula hút máu người, thờ các nhân vật ác độc, thờ các ca nhạc sĩ, tài tử nổi tiếng đã chết v.v…

 Để bảo đảm tính cách vô tư của cuộc họp báo, người ta đã cho thành lập một ban điều hợp ba người bao gồm một thẩm phán, một đại diện truyền thông, một tu sĩ. Ngoài ra lại còn có một bác sĩ để theo dõi sức khỏe và một một tâm lý gia để quan sát xem Ông Cunning Smart có thực sự bình thường hay không.

Cuộc họp báo được tất cả các quốc gia trực tiếp truyền thanh, truyền hình để khắp nơi hang cùng ngõ hẻm, từ đồng quê tới thị thành, từ núi rừng tới nơi đô hội trong nước nghe được diễn biến quan trọng này. Người ta đến tham dự cuộc họp báo lịch sử này với tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Mở đầu cuộc họp báo, một tu sĩ háo hức hỏi:

-Xin ông cho biết vị chủ quản Thiên Đình dung mạo như thế nào?

            Ông Cunning Smart vui vẻ đáp:

-Không ai biết mặt mũi vị chủ quản Thiên Đình như thế nào. Mỗi lần vị ấy xuất hiện và truyền lệnh gì thì trên không hiện ra một vầng hào quang nhiều với nhiều màu sắc rồi một tiếng nói vang vang cất lên, tiếng nói của một người đàn ông.    

-Thế vị đó nói tiếng nước nào?

            Nghe hỏi thế Ông Cunning Smart đáp ngay:

-Nghe nói trước đây vị chủ quản Thiên Đình dùng tiếng Hy Lạp, sau đó là tiếng La Mã rồi tiếng Tây Ban Nha rồi tiếng Pháp, còn bây giờ thì dùng tiếng Anh. Nhưng vì nhiều người không hiểu tiếng Anh cho nên đã có đề nghị nên phiên dịch ra các thứ tiếng để mọi người đều biết. Theo người trước kể lại thì khoảng hơn trăm năm nay, mỗi lần vị chủ quản Thiên Đình nói xong, các Sứ Quan phiên dịch ra tiếng Trung Hoa, Ấn Độ và Tây Ban Nha... còn các giống dân khác thì ráng mà hiểu. Cho nên ngày nay trên Thiên Đình phải mở thêm các lớp ESL (2) dạy thêm Anh Ngữ cho các sắc dân gọi là Non-English Speaker.

            Nghe Ông Cunning Smart nói thế, cả vận động trường ồ lên vì kinh ngạc. Ai cũng tưởng đã lên tới đây rồi thì mọi việc cứ “phè” ra, chẳng phải lo nghĩ gì nữa. Nào ngờ vẫn phải học thêm tiếng Anh nếu không thì cũng chẳng biết chuyện gì xảy ra chung quanh.

            Vị tu sĩ lại nóng nảy hỏi tiếp câu thứ hai:

-Ông có thể cho biết khái quát Thiên Đình mà ông ở thuộc loại gì và có thấy các giáo sĩ, tu sĩ ở trên đó không?

            Sau giây phút trầm ngâm như để hồi ức, Ông Cunning Smart nói:

-Theo các triết gia, các nhà tư tưởng ở trên đó thì hình như đây là một Cõi Trời Dục Giới do một vị nào đó có uy đức lập nên. Tại cung trời này người ta - tưởng ăn có ăn, tưởng uống có uống, tưởng khoái lạc có khoái lạc, tưởng vui chơivui chơi, tưởng tiền bạc có tiền bạc. Tất cả xảy ra trong thần thức - giống như người ta nằm mơ thấy giao hoan với người đẹp, thấy mình trúng số, mơ được ăn ngon, mơ thấy mình lên cõi Tiên, mơ thấy mình thành hoa hậu, mơ thấy mình thi đậu v.v..Tất cả đều do tâm thức biến hiện. Nhưng trong các giấc mơ đó người ta cũng khóc cười, hỉ-nộ-ái-ố, giống như cuộc sống thật ở trần gian. Còn các tu sĩ thì thật tình tôi chưa thấy ai. Có thể các vị này do công đức tu hành đã được lên một cõi Trời khác. Còn những vị phạm lỗi thì xuống Điạ Ngục cũng không biết chừng.

            Vì được ưu tiên cho nên vị tu sĩ lên tiếng hỏi câu thứ ba:

-Thế theo ông cuộc sống ở Thiên Đình sướng hay khổ? Ở dưới này, trong các tờ phân ưu người ta thường chúc cho người chết được hưởng sự “trìu mến nâng niu” nơi Thiên Đình, điều đó có không?

            Nghe hỏi thế Ô. Cunning Smart cười lớn đáp:

-Trời đất ơi! Cầu chúc cho người chết được hưởng sự “nâng niu, trìu mến” của vị chủ quản Thiên Đình thì cũng giống như cầu chúc cho ông tổng thống nâng niu trìu mến người dân vậy! Ông tổng thống bận bịu tối ngày. Vị chủ quản Thiên Đình thì cũng thế, thì giờ đâu mà “nâng niu, trìu mến” cả tỷ, tỷ người? Vì đây là Cung Trời Dục Giới, con người chưa trừ tuyệt Ái-Dục cho nên sướng khổ cũng do tự Tâm mình mà ra. Nếu nói là Sướng thì đây cực kỳ sung sướng. Nếu bảo Khổ thì đây cũng là biển khổ. Nếu trần gian đầy cay đắng thì đây cũng nhiều trớ trêu. Chẳng hạn người vợ vừa tạ thế ở dưới trần gian, hồn được lên đây, ông chồng cũ nghe tin ra đón. Nào ngờ cùng ra đón với ông lại có thêm một ông nữa. Hóa ra lúc còn sống bà này ngoại tình mà ông chồng không biết. Ngược lại, một ông vừa mới qua đời, hồn được về cõi này, bà vợ nghe tin ra đón. Nào ngờ cùng ra đón với bà lại có thêm bốn, năm bà nữa. Té ra lúc còn sống, ông này “mèo chuột” quá lăng nhăng. Bà nào cũng ngỡ mình là “người yêu lý tưởng” bây giờ mới té bổ ngửa, khóc mếu, cãi cọ, ly dị om sòm trên Thiên Đình. Ngoài ra lại có nhiều cảnh rất lạ mắt. Ông bố chết lúc hai mươi tuổi khi thằng cu con còn bế ngửa. Tám mươi năm sau, thằng bé trở thành một ông lão nay gặp nhau. Ông lão tám mươi ôm cậu thanh niên hai mươi khóc lóc, xưng “con con, bố bố” rất là tức cười. Lại nữa, có rất nhiều cái chết oan khiên, nghiệt ngã bí mật không sao tìm ra hung thủ mà chỉ có nạn nhân mới biết hung thủ là ai mà thôi. Nạn nhân do ăn hiền ở lành, chết oan ức được lên đây. Còn hung thủ, trước khi nhắm mắt, nhờ chạy chọt các tu sĩ cầu nguyện, van vái cho cũng được lên đây. Hai bên gặp lại nhau đúng là oan gia gặp oan gia cho nên xảy ra những cuộc trả thù ghê gớm. Tuy nhiên ở trên Thiên Đình có giết người thì cũng giống như  “giết người trong mộng” (3) chẳng ăn thua gì. Lại nữa, ở cõi Thiên Đình không có sự trừng phạt, không có cảnh sát, không có tòa án, không có nhà tù, không có báo chí bao che cho nên người ta tha hồ nói lên sự thực. Bao nhiêu thủ đoạn hại nhau, bao nhiêu cuộc ám sát, bao nhiêu âm mưu xấu xa, bao nhiêu lường đảo, bao nhiêu dối gạt, bao nhiêu khuôn mặt đạo đức giả, bao nhiêu kẻ đã “đóng kịch đời”, bao nhiêu bội phản, gian trácõi trần gian đều được bộc bạch, phanh phui cho nên biết bao nhiêu ông bà sống đời sang cả, thế giá ở cõi thế, lên đây đúng là rơi vào Địa Ngục. Họ cúi mặt mà đi, không dám ngửng cao đầu nhìn ai. Nghĩ thật tội nghiệp! Truyện ghê gớm nhất là mỗi lần có người đàn bà nào mới lên đây, đám con nít, đám bào thai chưa ra khỏi bụng mẹ, đám thai nhi dị dạng ba-bốn- năm-sáu-bảy tháng nhào ra để nhìn mặt. Gặp những người thân quen chúng nó níu kéo, khóc lóc thảm thiết “Mẹ ôi! Sao mẹ giết con? “Hóa ra những người đàn bà này là những kẻ đã phá thai, hoặc vì nuôi con không nổi, hoặc vì lý do gì đó đã giết con mình. Hồn oan chúng nó lên đây không nơi nương tựa, tụ họp lại như một đám cô nhi, đám trẻ bụi đời, ngày ngày khóc than vì hận vì nhớ thương cha mẹ. Cảnh tượng thật khủng khiếp! Kính thưa quý vị, ở dưới trần gian người ta cho rằng “chết là hết” thế nhưng không phải vậy. Giống như người tỵ nạn khi vượt biên họ mang theo mọi kỷ niệm vui buồn tới trại tỵ nạn - giống như từ giã thế giới này để sang thế giới khác. Khi định cư tại đệ tam quốc gia, những kỷ niệm vui buồn, những thù hận xung đột trong quá khứ lại đè nặng lên cuộc sống mới và là nguyên nhân chia rẽ. Tại Thiên Đình cũng vậy. Thay vì vui vẻ tay bắt mặt mừng họ tố xả láng tất cả những oan khiên nghiệt ngã dưới trần gian cho nên bề ngoài Thiên Đình trông “êm đềm” như vậy nhưng bên trong lại là một đấu trường tàn nhẫn! Thậm chí có những ông bà lên đây muốn tranh giành ảnh hưởng đòi lập đảng. Nào là Đảng Cộng Hòa, Đảng Dân Chủ, Đảng Cấp Tiến v.v..Thế nhưng ở đây mơ  thành tổng thống lập tức trở thành tổng thống cho nên ai cũng là ông là bà tổng thống hết cho nên chuyện lập đảng không thành công. Lại nữa, vì cuộc sống ở Thiên Đình tách biệt với cuộc sống ở trần gian cho nên không ai biết chuyện gì xảy ra ở dưới này. Mỗi khi có người mới lên đây kể chuyện dưới thế thì bị những người cũ gán ngay cho tội nói dóc hay kể chuyện hoang đường. Chẳng hạn những người chết cách đây hơn một thế kỷ, khi nghe nói về chiếc máy bay người ta cho đó là chuyện gỉa tưởng. Còn những người chết cách đây năm mươi năm thôi, nghe tả về chiếc computer thì họ nói đó là chuyện bịp bợm không thể tin được. Chính vì thế mà Thiên Đình ngoài việc chia ra từng “nước” theo chủng tộc, lại còn phải chia ra rất nhiều “tiểu quốc” để cho những người chết trong khoảng cách 50 năm chung sống với nhau. Kiến thứchiểu biết khác nhau thì khó lòng chung sống với nhau, có khi giết nhau không biết chừng. Còn các cô gọi là supermodel (4), các tài tử ci-nê chuyên đóng phim dâm ô hoặc ăn mặc hở hang khiêu gợi, lên tới đây tưởng mình văn minh lắm nào ngờ “quê một cục” khi gặp những ông bà “Bành Tổ” sống cách đây cả triệu năm, thời còn ăn lông ở lỗ, cởi chuồng đi khơi khơi rất tự nhiên, thoải mái.

            Tới đây thì một khoa học gia nóng nảy hỏi:

-Thế trên Thiên Đình không có khoa học sao?

            Ông Cunning Smart mỉm cười, đáp:

-Thưa ngài, là một khoa học gia ngài dư biết - chỉ thế giới vật chất mới có khoa học. Thiên Đình là thế giới của âm thanh và màu sắc. Chẳng hạn, mình nhìn thấy một người, nghe người đó nói, nhưng đến gần thì đó chỉ là cái bóng, giống như trăng dưới nước, cảnh trí trong ci-nê-ma, tiếng nói phát ra từ máy hát mà thực không có người hát. Chính vì thế mà trên Thiên Đình không có khoa học thực nghiệm mà chỉ có lý luận khoa học và tư tưởng khoa học mà thôi. Hiện nay một số khoa học gia và triết gia tụ họp thành một “Câu Lạc Bộ Khoa Học và Triết Học”. Không như đám dân giả thường tình, họ hỏi han cặn kẽ những khoa học gia mới từ trái đất lên đây. Họ thảo luận, phân tích, mổ xẻ những tiến triển khoa học ở hạ giới và cho rằng đó là sự thực chứ không phải giả tưởng, ba lơn hay bịa đặt. Thậm chí họ còn đi xa hơn nữa bằng cách đi tìm lý giải khoa học cho hiện tượng tỏa ánh hào quang mỗi khi vị chủ quản Thiên Đình xuất hiện. Điều này không phải vô lý vì trước đây ở hạ giới mỗi khi có mưa người ta cho rằng đó là Long Vương từ trên trời phun nước xuống. Đâu ngờ đó chỉ là hiện tượng không khí gặp lạnh thành mưa. Tuy nhiên Thiên Đình không phải là thế giới vật chất cho nên các khoa học gia không có phương tiện thí nghiệm, nên đành chịu thua. Tuy nhiên về mặt tư tưởng, lý luậntriết học thì họ cho rằng nếu có dụng cụ khoa học thì có thể giải thích được hiện tượng phóng hào quang và thậm chí có thể nhìn thấy dung nhan của vị chủ quản Thiên Đình. Ngoài ra, các nhà tư tưởng, các triết gia, các nhà khoa học cho rằng không có vật nào sinh ra mà không bị hủy hoại. Bất cứ vật gì cũng có tuổi thọ của nó, kể cả một ý niệm siêu hình. Do đó các vị này tiên đoán rằng thế giới mà quý vị ấy đang sống cũng phải có tuổi thọ. Chừng vài trăm triệu năm nữa Thiên Đình cũng sẽ đổ xụp như sự xụp đổ của các ngôi sao. Lúc đó con dân của xứ này sẽ bay đi muôn nẻo, tùy theo thần thức cao thấp, sẽ tụ về những cung trời khác nhau và cũng có thể sẽ lại sa vào Địa Ngục không biết chừng.

            Tuy đã phần nào thoả mãn, nhưng vị khoa học gia vẫn còn hồ nghị và nóng nảy hỏi tiếp:

-Thế trên đó không có báo chí, không có tạp chí khoa học để phổ biến tin tức?

-Như đã nói ở trên, Thiên Đình là thế giới của âm thanh và màu sắc, không phải là thế giới hữu hình cho nên không có gỗ thông làm giấy để in báo. Phương tiện truyền thông ở đây là các buổi tập họp để nghe giảng. Âm thanh mỗi lần phát ra vang xa cả chục dặm. Tuy nhiên con người một khi đã lên đây phần lớn đều ham vui, hưởng lạc cho nên chẳng tha thiết gì tới các buổi thuyết giảng hoặc quảng bá tin tức. Họ lý luận rằng biết để làm gì? Dưới trần gian đã đau đầu, đã khổ nãotin tức hằng ngày. Nay lên đây bộ điên hay sao mà nghe thêm tin tức? Đâu còn làm ăn buôn bán, đầu tư, làm chính trị nữa mà nghe tin tức? Lập luận kiểu này không phải không có lý. Chính vì thế mà các buổi luận giảng, quảng bá tin tức chỉ là “xa xỉ phẩm” của mấy ông trí thức, triết gia, khoa học gia, các nhà đạo đức mà thôi.

            Tới mức này thì câu chuyện ở Thiên Đình trở nên quá lạ và quá hấp dẫn cho nên một nữ tài tử ci-nê-ma siêu sao màn bạc cố chen lấn để được đặt câu hỏi:

-Thế trên đó có rạp ci-nê, có TV, có Giải Tượng Vàng, Giải Osca, Giải Điện Ảnh Cannes không?

            Ông Cunning Smart mỉm cười đáp:

-Thưa cô, ở đây không có rạp chiếu phim hay truyền hình mà toàn là sân khấu lộ thiên khổng lồ. Ối giời ôi! Không biết cơ man nào là giải thưởng! Không biết bao nhiêu cuộc thi hoa hậu áo tắm, áo dài, thiếu nhi tài sắc, tuyển lựa ca sĩ! Tài tử, ca sĩ, người mẫu, siêu sao có thể đếm hằng triệu, hằng triệu. Làng, xã, quận, huyện, tỉnh nào cũng có thi hoa hậu. Cuối cùng ai cũng là hoa hậu hết. Thậm chí các cụ bà tám mươi tuổi cũng trở thành hoa hậu áo dài, hoa hậu áo tắm. Vì đây là Cung Trời Dục Giới cho nên tưởng ăn có ăn, tưởng uống có uống, tưởng ca sĩ thành ca sĩ, tưởng người mẫu thành mẫu cho nên từ sáng đến tối toàn là các show trình diễn. Ai cũng tranh nhau biểu diễn thét rồi không còn ai là khán giả nữa. Một số tài tử ci-nê, ca sĩ, cầu thủ nổi tiếng kiếm bạc triệu và được cả tỷ người ngưỡng mộ ở dưới thế, nay lên đây vẫn tiếp tục theo đuổi nghiệp đó. Thế nhưng một số lại có suy nghĩ khác. Họ cho rằng cái nghiệp đóng phim, người mẫu, ca hát, đánh đấm mua vui cho thiên hạ cũng nhiều nỗi bẽ bàng, căng thẳng từ đó đâm nghiện ngập, đời sống phóng túng, thay vợ thay chồng nhanh hơn thay áo. Nay được lên đây, ai cũng như mình, còn múa may quay cuồng làm gì nữa? Họ đâm chán ngán và quay ra sống trầm tư, học hỏi thêm để mở mang kiến thức. Dù giàu có, dù là siêu sao, dù là cầu thủ, tay đấm nổi tiếng, không được học hành, thiếu hiểu biết, vẫn là nỗi khổ tâm thầm kín mà lên tới đây họ mới thố lộ ra. Thế nhưng cuộc sống vẫn muôn đời vẫn là hai dòng đời xuôi ngược dù đó là Thiên Đình. Cái mà người này vứt bỏ thì lại được người khác đem về nâng niu, trân quý. Trong phần đông số khán giả, khi sống ở dưới thế, họ ngưỡng mộ, thèm khát cuộc sống vương giả, hào nhoáng của các tài tử ci-nê, ca sĩ, người mẫu, cầu thủ v.v..nay lên đây chỉ mong được như thế. Chính vì vậy mà tại các sân khâu lộ thiên, cầu trường ai cũng là người mẫu, tài tử ci-nê, cầu thủ hết. Cuối cùng thì chẳng còn ai là khán giả. Qúy vị cứ thử tưởng tượng xem, một sân khấu chỉ toàn là diễn viên, ca sĩ; một cầu trường toàn là cầu thủ, không có khán giả thì sẽ như thế nào? Thật nực cười! Ấy thế mà cảnh này cứ diễn đi diễn lại hằng giờ, hằng ngày trên Thiên Đình. Lại nữa, mấy anh hề dưới thế làm nghề chọc cười thiên hạ, kiếm tiền như nước, lên tới đây thì thất nghiệp. Tại sao vậy? Bởi vì dưới trần gian đời sống quá căng thẳng, cực nhọc mà lại nhiều bất công cho nên nụ cười làm cho người ta khuây khoả. Lên tới đây đâu còn bất ưng, nhọc nhằn, uất ức nữa cho nên nghề khôi hài trở thành một nghề thật vô duyêndần dần biến mất trên Thiên Đình.

            Khi Ông Cunning Smart nói tới đây thì cả sân vận động khổng lồ bỗng trở nên im lặng. Có thể cả trăm ngàn khán giả đang lắng đọng tâm tư để suy nghĩ về thân phận con người cho dù con người sau khi chết đi được lên cõi Thiên Đình. Tuy nhiên một lực sĩ chuyên đấu bò ở Tây Ban Nha đã phá tan sự im lặng, ngột ngạt đó bằng cách đặt câu hỏi:

-Thế trên đó có môn thể thao đấu bò rừng, có đá gà, có săn bắn, có sòng bài không?         

            Câu hỏi bất chợt và hơi tức cười của ông lực sĩ đã kéo cả hội trường khổng lồ trở lại không khí vui vẻ, háo hức.

-Tôi không thấy thú vật ở Thiên Đình, kể cả chim chóc. Có thể các loài vật bị chúng ta ăn thịt, sau khi chết, thoát sanh về một cõi nào đó. Chính vì thế mà các tay đấu bò rừng lên đây buồn lắm. Họ tụ họp thành từng nhóm rồi tự biến thành bò rừng giả để đấu với nhau cho “đỡ ghiền”. Tuy nhiên trò chơi này không phổ biến và bị lên án là dã man. Còn các tay thích ăn thịt chó cũng không có chó mà ăn. Họ đành phải ăn thịt chó gỉa bằng cao su, bằng plát-tích có “hương vị” chó cho đỡ thèm. Còn những người thích săn bắn nhất là giới quý tộc Anh lên đây cũng đâm chán đời. Chính họ hoặc bạn bè, bà con của họ phải đóng giả là hươu, nai, thỏ, ngỗng, vịt trời v.v..để săn bắn tiêu khiển. Cuối cùng thì họ tự giết lẫn nhau hoặc đá lẫn nhau trong những trận đá gà. Tuy nhiên trên này có chết thì cũng là “chết giả” chẳng hề hấn gì. Còn các ông, các bà có chó mèo, chết lên đây không sao tìm ra súc vật để nuôi nấng, tưng tiu như ở cõi thế. Nhiều ông bà phát bệnh vì nhớ thương chó mèo của mình. Song cũng có nhiều người lại quên hết và chẳng nhớ thương gì. Nguyên do cũng chỉ vì tuổi già cô đơn, cháu con xa lánh cho nên phải nuôi chó mèo để bầu bạn. Lên tới đây ước gì được nấy, muốn làm bạn với ai, muốn yêu ai, muốn lấy ai, muốn ân ái với ai cũng được cho nên không cần phải có chó mèo để làm bạn tâm sự nữa? Còn nạn cờ bạc thì chỉ những người mới lên đây mới chơi vì họ còn đam mê cái đam mê của trần thế. Còn những dân ở Thiên Đình vài trăm, vài ngàn, vài triệu năm thì chán ngán. Tại sao vậy? Cờ bạc là để sát phạt nhau. Có ăn, có thua thì con bạc mới hăng máu. Ở đây muốn bao nhiêu tiền, bao nhiêu của cải cũng có cho nên khi đánh bạc mà chẳng ai ăn, chẳng ai thua thì nạn cờ bạc trở nên nhàm chán.

            Ngừng lại một tí như để hồi ức, Ô. Cunning Smart nói tiếp:

- Còn những tay ham thích đua ngựa lên đây mới thật thảm não. Vì Thiên Đình không có ngựa thật cho nên họ phải tự biến thành ngựa rồi tổ chức những cuộc đua. Thế rồi trong những cuộc đua này, thân nhân, bạn bè của họ là những anh nài, dùng roi quất vun vút vào đít họ, bắt họ phải chạy hết tốc lực. Nhiều ông, bà ngã quỵ, hoặc đứng tim vì chạy qua sức, chết đi sống lại. Thế nhưng vì dưới thế quá ghiền, chứng nào tật nấy, lên đây cơn ghiền nổi lên thường tổ chức những cuộc đua như vậy. Tuy nhiên một số đông thì giác ngộ, không còn luyến tiếc trò đua ngựa, đua súc vật dã man như vậy nữa.

Đến đây thì một cầu thủ football (5) nổi tiếng như cồn, mỗi năm kiếm vài chục triệu đô-la cũng cố chen lấn để được đặt một câu hỏi:

-Thưa ông, trên đó những người nổi tiếng ở dưới thế này sống như thế nào?

            Ông Cunning Smart chậm rãi nói:

- Quý vị nên nhớ rằng Thiên Đình và cõi thế này là “hai khung trời cách biệt”. Điều đó có nghĩa là trên đó chẳng biết chuyện gì xảy ra ở trần thế cũng như chúng ta chẳng biết chuyện gì xảy ra ở Thiên Đình. Những người nổi tiếng ở đây hãnh diện bao nhiêu thì lên đó như một bóng mờ. May mắn có người nào cùng thời, cùng quốc gia cùng sở thích biết mình thì là điều an ủi. Nếu không thì thật buồn tủi. Cho nên danh vọng, tiếng tăm ở cõi đời này giống như giấc chiêm bao, như trò chơi. Vậy nếu quý vị có chết, trước khi lên Thiên Đình nên để lại tất cả đây thì tốt hơn.

            Tới đây thì một ông tỷ phú hỏi như cật vấn:

-Thế đời sống của mấy ông tỷ phú trên đó như thế nào? Tỷ phú phải khác người thường chứ? Sống đã sướng hơn, chết thì được nhiều người than khóc, tiễn đưa, phân ưu, cầu nguyện, luyến tiếc. Chôn cũng được chôn ở chỗ đẹp đẽ, sang trọng hơn. Vậy thì khi lên đó phải có cái gì đặc biệt chứ?

-Thưa ngài, khi chết ngài có thể đem cái áo quan đẹp, cái nghĩa trang đắt tiền, những tờ phân ưu đó lên Thiên Đình không? Vì con người trước khi chết chưa từ tuyệt ái-dục cho nên thần thức của họ mang lên đây tất cả niềm ước mơ, khát vọng, tình cảm vui buồn, kỷ niệm, kiêu hãnh, nỗi bất ưng của họ. Đời sống của các ông tỷ phú trên cõi đời này quả thậtđời sống của hàng đế vương. Thế nhưng khi lên tới Thiên Đình thì ai cũng như ai. Cho nên hầu hết các ông triệu phú, tỷ phú đều nuối tiếc cuộc sống ở trần gian. Đi đâu họ cũng thơ thẩn như người mất hồn. Họ tiếc của. Có ông, bà lên đây cả chục năm rồi vẫn còn ray rứt không biết tiền của ông hoặc bà để lại nay đi về đâu? Con cái, cháu chắt có biết giữ gìn không? Vợ ông, chồng bà có ở vậy nuôi con không hay đã ôm tiền cho người khác? Rồi thì kinh tế suy thoái, tài chính khủng hoảng không biết của cải để lại có mất giá không? Những kẻ thành công vượt bực ở dưới trần gian lên đây thì hãnh diện, khoe khoang trong khi những kẻ thất bại lại uất ức, cho nên người giàu lại tìm cách đi chơi vơí người giàu, kẻ nghèo lại đi tìm kẻ nghèo. Vì thế Thiên Đình vẫn là một cuộc đấu đá về giai cấp hình thành từ cõi đời ô trọc này. Đấy là những người giàu có. Còn những ngươì nghèo khổ tâm lý cũng phức tạp. Dù đã lên tới Thiên Đình nhưng cứ tiếc là không được hưởng những lạc thú của trần gian. Có kẻ cả đời không biết tới một chỉ vàng, hột kim cương là gì, lên đây chỉ ước ao có vàng và kim cương. Vì đây là thế giới ước gì được nấy cho nên cả thân hình từ trên xuống dưới đeo đầy kim cương và vàng. Rồi cả nhà cũng đầy ắp vàng lẫn kim cương, không còn chỗ để thở nữa, thật là tức cười. Có kẻ khi sống không bao giờ được hưởng những món ăn ngon. Chết lên đây cả ngày chỉ mơ tới ăn. Đi đâu cũng nói chuyện ăn, gặp ai cũng đề cập tới ăn uống như một người điên. Thế nhưng có một loại người sống thật ung dung, tự tại ở cõi Thiên Đình đó là các người ăn màyvô gia cư.

            Khi Ông Cunning Smart nói tới đây thì cả sân vận động khổng lồ bỗng ầm lên với lời vặn hỏi:

-Mấy người ăn màyvô gia cư là lớp người cùng khổ trên thế gian này. Tại sao lên đó lại là người sung sướng nhất? Ông có bịa đặt ra không?

            Ông Cunning Smart khoát tay để mọi người im lặng rồi nói:

-Tôi không có nhu cầu bịa đặt ra để làm gì. Người ăn mày và người vô gia cư là những người chẳng còn tham vọng gì nữa. Một vài xu, một bữa cơm thừa bố thí, một mái hiên, một chiếc ghế đá ở công viên để tá túc qua đêm đã là nguồn hạnh phúc to lớn của họ rồi. Họ không còn gì để ham muốn nữa. Ngoài ra họ chẳng còn ai là bà con thân thích- tức họ chẳng có gì ràng buộc trên cõi đời này. Khi chết đi, họ mang theo cái thần thức hay cái “hành trang” nhẹ nhàng đó. Lên cõi Thiên Đình, do Tham-Dục không còn, họ không mê luyến vào những thú vui dục lạc của Thiên Đình cho nên họ sống ung dung tự tại. Họ không lo sợ một ngày nào đó Thiên Đình xụp đổ hoặc tan biến mất. Đời họ đã “tận cùng bằng số” cho nên đi đâu cũng thế, thậm chí nếu có xuống Địa Ngục họ cũng chẳng lo ngại gì. Trên Thiên Đình người ta đưa ra triết lý “Không ưu phiền là chân hạnh phúc”. Trong khi đó ở cõi thế “Tiền bạc là chân hạnh phúc.”

            Nghe Ông Cunning Smart nói thế, hầu như cả vận động trường trở nên rầu rĩ. Tại nơi thế gian này, kiếm được nhiều tiền là biểu tượng của sự thông minh, thành công, niềm hãnh diện và được mọi người kính nể. Chẳng hạn như Ô. Bill Gate kia, nếu ông thất bại, chẳng kiếm được đồng bạc nào cả – cũng với bộ óc đó, con người đó, liệu ông có được thế giới kính nể như ngày nay không? Vậy tiền bạc phải là chân hạnh phúc chứ? Nay Ông Cunning Smart lại nói rằng ở cõi Thiên Đình tiền bạc là nguyên do của phiền não thì quả là chuyện khó tin. Chẳng lẽ con người suốt cuộc đời, đem hết trí thông minh, mồ hôi, nước mắt của mình để kiếm tiền, trước khi chết phải đem bố thí, cúng hết vào các hội thiện nguyện để được hưởng phúc nơi Thiên Đình sao? Quả là nghịch lý! Chính vì thế mà mọi người nhao nhao lên tiếng:

-Xin ông nói lại coi. Có phải ông định dạy đời, giảng đạo hay thuyết pháp chúng tôi chăng?

            Ông Cunning Smart lại vội vã khoát tay, chờ cho mọi người bình tĩnh trở lại rồi nói tiếp:

-Bản thân tôi cũng là người giàu có cho nên tôi chẳng dạy đời ai cả. Nhiệm vụ giảng đạo, thuyết pháp, khuyên răn người đời làm thế nào để được lên Thiên Đình sống hạnh phúcnhiệm vụ của hàng tu sĩ, giáo sĩ, các nhà đạo đức, không phải của tôi. Thấy gì thì tôi nói vậy. Tôi xin nhắc lại Thiên Đình là cõi Trời Dục Giới, nơi con người chưa trừ tuyệt ái dục cho nên còn nhiều chuyện nhiêu khê lắm. Chẳng hạn trong các xã hội yêu chuộng tự do dân chủ, còn gì sung sướng hơn, còn gì vinh dự hơn là nghề làm báo, làm đài phát thanh, làm truyền hình, talk show (5)? Họ vừa có tiền, có quyền, nổi tiếng và được mọi người nể sợ. Thế nhưng khi lên Thiên Đình thì mới vỡ lở ra một số lớn các ông bà này cũng chẳng fair and balance (7) gì. Những mỹ từ như tự do ngôn luận, thông tin trung thực, lương tâm v.v.. chỉ là chiếc màn che. Trong thực tế họ bị mua chuộc bởi ngoại bang, tài phiệt, những người có quyền thế, những tổ chức có thế lực, hoặc nhận tiền đút lót, hoặc làm tay sai cho chính quyền, hoặc do thù oán, hoặc do tiểu tâm, hoặc do ganh tị đã bóp méo sự thực, bao che tội lỗi, chụp mũ, bôi lọ, đánh phá những kẻ cô thế, không có phương tiện biện minh. Lên tới đây mọi sự thật đều được phơi bày cho nên chiếc mặt nạ của họ rớt xuống. Họ xấu hổ vô cùng. Khi sự thực được phơi bày thì mọi giá trịlinh thiêng, dù thần thánh như thế nào cũng đều bị xụp đổ. Sự thực là giá trị đạo đức cao nhất. Hiện nay, trên thế gian này, bao nhiêu giá trị giống như loài tầm gửi đang sống bám trên thân cây giả dối. Khi chết đi, lên tới đây, mọi sự thực đều được hiển lộ cho nên mọi giá trị đều đảo lộn. Chúng ta không thể lấy quy ước giá trị ở đây để đo lường giá trị nơi Thiên Đình. Mỗi thế giới đều có giá trị riêng của nó.

            Nghe Ông Cunning Smart nói thế, cả vận động trường khổng lồ bỗng trở nên im lặng, ngột ngạt. Dường như lời nói của Ông Cunning Smart đã tác động đến tâm tư của mọi người. Trong cuộc sống căng thẳng cân não để đối phó với cuộc mưu sinh, nhào lộn trong vòng tham-dục để cố ngoi lên với đời, đôi khi lý trí, đạo đức của con người bị che mờ. Vào một giây phút lắng đọng tâm tư nào đó, do có người nhắc nhở, họ hồi quang phản chiếunhận thấy mình đã phạm nhiều lỗi lầm. Thế nhưng tham-dục giống như con ngựa bất kham, dù có lúc bị kềm chế, luôn luôn tìm cách vùng vẫy. Chính vì thế mà sau một vài giây lắng đọng, cả vận động trường lại ồn lên với lời cật vấn:

-Ông nói rằng Thiên Đình tuy có nhiều nhiêu khê, phiền não và khổ đau nhưng muốn gì được nấy. Vậy theo ông, mai này khi chết đi, nếu không có một cõi khác thì ông có lựa chọn lên Thiên Đình không?

            Đây là câu hỏi nghiêm túc chứ không phải điều rỡn chơi và tác động mạnh mẽ tới tâm trí mọi người cho nên sau giây phút trầm tư, Ông Cunning Smart nói:

-Tôi đã sống ở đây và cũng đã nhìn thấy cuộc ở Thiên Đình. Ở đây là cuộc sống thực, còn nơi Thiên Đình là cuộc sống giả, dù cầu gì được nấy nhưng chỉ là trong giấc mơ. Khi con người cầu gì được nấy thì tâm trí trở nên ù lì, mất hết khả năng phát triển. Lúc đó con người trở thành những bóng ma chập chờn với đầy lòng ham muốn. Còn tại nơi thế gian này, vì của cải vật chất hữu hạn cho nên con người mới biết tiết chế dục vọng, mở mang trí tuệ để giải phóng con người khỏi thế giới vật chất. Các bậc Thánh-Hiền nảy nở từ cõi đời ô trọc này. Chỉ vì có cái Ác mà thánh nhân mới ra đời, giống như hoa sen nảy nở từ đám bùn nhơ. Khi xã hội không còn điều gì ác nữa thì đâu còn gì gọi là Thánh-Hiền? Tại nơi thế gian này, nếu con người sống thành thực, biết chia xẻ, yêu thương và nhường nhịn nhau thì chính nó cũng là một Cung Trời. Do đó nếu có thể sống đời đời kiếp kiếp thì tôi chẳng muốn đi đâu hết. Thiên Đình chỉ là chọn lựa thứ hai nếu tôi phải chết. Nó không phải lựa chọn tha thiết nhất của tôi. Chọn lựa tha thiết nhất của tôi là sống ở đâysống hạnh phúc mà không làm tổn thương đến hạnh phúc của người khác.

            Khi Ông Cunning Smart nói xong thì cả vận động trường ồ lên vì kinh ngạc. Người ta ngạc nhiên là vì Thiên Đình là nơi mà con người khát khao, tha thiết, mong cầu, van vái, nhiều khi tự sát, chấp nhận những cực hình để được lên đây, thế mà có người đã từng ở Thiên Đình, lại mong được sống đời đời kiếp kiếp ở cái thế gian ô trọc, đầy bất hạnh, khổ đau từ lúc chào đời cho đến khi nhắm mắt.

Cuộc họp báo của Ông Cunning Smart tới đây chấm dứt để trả lại cho hằng trăm ngàn con người tại vận động trường cũng như cho hằng tỉ con người khác trên trái đất theo đuổi những ý nghĩ riêng tư vì việc tìm hiểu chân lý của  Cuộc Sống, Cái Chết và Thiên Đình vẫn còn là những đề tài mãi mãi làm đau đầu con người cho đến Ngày Tận Thế khi Thần Thái Dương tuyệt mệnh.

 

Đào Văn Bình

(Trích tuyển tập Mê Cung do Ananda Viet Foundation xuất bản, Amazon phát hành)

 

Cước chú:

(1)   Giả vờ tính lố, tính thêm một cách lén lút. Nếu khách hàng không biết, không khiếu nại là đương nhiên tiền về mình. Chuyện này thường xuyên xảy ra tại Hoa Kỳ

(2)   English as Second Language tức Anh Ngữ là ngôn ngữ phụ, thứ hai trong gia đình

(3)   Bản nhạc “Giết Người Trong Mộng” của Phạm Duy

(4)   Siêu người mẫu

(5)   Bóng bầu dục ở Hoa Kỳ 

(6)   Hội thoại, cùng nói chuyện trên truyền hình, đài phát thanh

(7)   Không thiên vịđồng đều: Chủ trương của Đài Truyền Hình Fox News tuyên bố

Giới thiệu sách:
Mê Cung (Tuyển tập truyện ngắn)

Tìm sách Mê Cung tại đây:









.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.