Chốn Bình Yên

13/08/201312:00 SA(Xem: 23643)
Chốn Bình Yên

CHỐN BÌNH YÊN
Chơn Hiền

thienvienchonkhongBạn bè hay trêu chọc tôi về chuyện đến chùa, bảo rằng tôi lên núi, đến nỗi mỗi khi cần gặp nhau lại nhắn, “sắp xuống núi chưa?”. Chẳng là, chùa tôi trên núi mà.

Nếu có dịp nào đó bạn hãy đến Vũng Tàu, đi vòng quanh thành phố, xuống biển đùa vui cùng với sóng nước, mặc sức vẫy vùng cho thỏa rồi ráng nán lại chờ hoàng hôn xuống, ngắm mặt trời vẫy tay tạm biệt, nhìn bao la chìm dần trong chiều tím để thấy lòng luyến tiếc một điều gì thật mơ hồ, lạ lẫm… Khi nào chán chuyện sóng nước, bạn hãy một lần thong thả đi về với núi. Vũng Tàu thật tuyệt vời vì là thành phố có biển và núi ôm ấp, chở che đấy bạn ạ! Và bạn hãy đi về hướng núi Tương Kỳ, rặng núi mà dân Vũng Tàu thường gọi bằng cái tên tượng hình, dễ nhớ là “Núi Lớn”, vượt qua một con đường thoai thoải, chưa cao lắm đâu, bạn sẽ thấy một ngã rẽ bên phải, lên cao hơn, đường lên chùa… tôi đấy, Thiền viện Chơn Không thân thương, chốn bình yên của tôi…

Thực sự mà nói, tôi chỉ biết chùa khoảng mười sáu năm nay thôi, trong khi chùa đã có mặt ở Vũng Tàu từ lâu lắm rồi, từ thuở Thầy tôi còn trẻ, từ khi dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử mới vừa được hồi sinh. Theo dòng vô thường biến đổi, duyên thuận rồi duyên nghịch, mãi đến sau này chùa mới được xây dựng lại đẹp đẽ, khang trang như hiện giờ. Như một duyên lành, trong những năm tháng lao đao với những phiền muộn, âu lo của kiếp người, tình cờ tôi đến chùa như lệ thường, nhưng hôm ấy vì muộn quá, chư Ni đang tập trung lễ Phật, sám hốichánh điện, tôi không dám vào thắp hương nên ngồi đợi bên ngoài. Chính trong lúc này tôi ngỡ ngàng vì hình ảnh ấm áp bên trong. Dưới ánh sáng đèn, tượng Bổn Sư màu nhũ vàng óng ánh với gương mặt từ bi đang an nhiên tọa thiền, bên dưới chư Ni đắp y vàng thành kính lễ lạy. Tiếng tụng kinh trầm ấm, khoan thai theo tiếng khánh, tiếng mõ và tiếng chuông ngân nga, ngân nga… hoàng hôn dần buông, núi non bắt đầu mờ trong bóng tối trầm mặc… không gian tĩnh lặng, mọi vật như đang thả hồn theo lời kinh chiều sâu lắng. Bỗng nhiên tôi thấy tôi đang trôi, đang trôi trong một cảm giác lạ lùng… tôi nghe nỗi buồn của mình, tôi thấy rõ ràng tôi hư ảo, tôi thoát nhiên thấy mọi sự xảy đến cho mình, nhấn chìm mình trong những nỗi buồn chán, thất vọng bỗng chốc chẳng là gì cả… tôi chợt thấy nước mắt chan hòa trên mặt mình nhưng trong lòng tôi một nỗi hân hoan mới mẻ, tôi không thể hiểu và không lý giải được tại sao.

Kể từ hôm ấy, tôi hoạch định cho mình một bước ngoặt mới trong đời, dù khó khăn, bận rộn đến đâu tôi cũng sẽ phải dành một khoảng thời gian nhất định về chùa thường xuyên hơn. Tôi tìm kinh sách giảng dạy về Phật pháp của Thầy tôi để xem, tất cả những lời giải đáp thật thấu đáo và đầy thuyết phục khiến tôi như trở thành một con người khác, tôi thấy cuộc sống dễ dàng hơn, tôi thôi không tuyệt vọng, tôi mở lòng ra với mọi người, ngay cả với những người đã từng gieo cho tôi bao nỗi khổ đau, tôi chưa thương được họ như lời Thầy dạy nhưng tôi không còn nhìn họ bằng cái tâm oán hận nữa, tôi nhìn họ thật bình thường nhờ vậy tôi không còn cảm ở nhà. Bỗng nhiên tôi thấy tôi thật bình an, và can đảm đối mặt với tất cả nghịch duyên xẩy đến… dù đôi lúc tôi cũng chơi vơi, hụt hẫng nhưng rồi tôi đã vượt lên, không như ngày xưa chỉ chìm sâu và mê đắm trong nỗi đau của chính mình, lúc nào cũng chỉ thấy trước mắt là hố sâu và thành trì đen tối. Bạn bè, người quen bảo dạo này thấy tôi hay cười, hay đùa không như ngày trước cứ lặng lờ, nhìn khó đăm đăm… Cuộc sống của tôi vẫn thế, vẫn như xưa, vẫn phải vất vả lo cho gia đình, con cái và đối mặt với khó khăn có khác gì đâu, nhưng thật lạ, tôi như bình tĩnh, sáng suốt hơn, xoay chuyển mọi vấn đề với một tâm an nhiên không cuống quýt, hốt hoảng như trước và với cái tâm ấy tôi thấy hình như chướng duyên dần dần buông tay không siết tôi như xưa nữa. Qua bao năm tháng truân chuyên, mọi sự buồn vui đến với tôi như có một bàn tay vô hình sắp xếp, những nỗi đau tưởng chừng như không thể phôi pha dần vơi… lý sắc không giúp tôi vững vàng đối mặt với chính mình.

Quả Phật pháp nhiệm mầu là đây, chẳng phải thần thông biến hóa chi cả mà còn hơn cả thần thông giữa đời tôi… Với tôi bây giờ, những phút giây được về đây, đứng trên mái chùa thân thương nhìn xuống bao la phố xá xôn xao dưới kia, bao giờ tôi cũng thấy mình vô vàn hạnh phúc. Không gian thanh tịnh, bình yên của thiền viện như một lực hút mạnh mẽ, vô hình không nhìn thấy được nhưng buộc tôi thật chặt chẽ, cơ hồ càng lúc càng chắc chắn, cho tôi luôn sống trong một giác oán hận, khổ đau tự dằn vặt mình vì những câu hỏi “tại sao”. Chẳng hạn, tại sao ta tốt với họ mà họ nỡ lòng đối xử với ta như thế? Tại sao và tại sao. Tôi chấp nhận những nghịch cảnh đến với mình, thành tâm sám hối với Đức Phật mỗi khi đến chùa và hằng đêm trước bàn thờ cõi thật bình yên… Tôi mong sao một ngày nào thật gần bạn cũng sẽ được như tôi, hạnh phúc lắm, bạn có biết không? Hãy đến, và cùng nhận chân sự bình yên mà ai cũng có, thế mà ta cứ mãi loay hoay khổ công tìm kiếm… hỡi bạn của tôi, đừng hỏi tôi “sao hay lên… núi?”.

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo 149 | CHƠN HIỀN | Ảnh: Quảng Tâm

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/10/2015(Xem: 6711)
09/11/2020(Xem: 6290)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.