Phật tử francois bán nhà, vai đeo ba lô, quyết tâm theo Phật

09/11/20155:22 CH(Xem: 6830)
Phật tử francois bán nhà, vai đeo ba lô, quyết tâm theo Phật

PHẬT TỬ FRANCOIS BÁN NHÀ, VAI ĐEO BA LÔ, QUYẾT TÂM THEO PHẬT 
Ký sự đường xa của Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

Một hôm đang đi dao chơi tôi bỗng nghe thấy một bài hát rất vui nhộn vang ra. Tôi nhớ rất là câu “Moi je suis unique. Moi je suis mangifique.” Dịch tạm ra tiếng Việt là tôi là người duy nhất. Tôi là người tuyệt vời. Hay quá. Đúng như chủ đề của bài giảng của tôi bao năm nay “Khai phá tiềm năng vô hạn trong bạn”. Thé là tôi rảo bước về phía tiếng hát.

Hóa ra có 1 anh trông rất vui nhộn đang dạy hát cho các thiền sinh khác. Tôi rất thích nụ cười của anh. Tôi rất ấn tượng với khuôn mặt rất trẻ con và ngộ ngĩnh của anh. Thế là tôi tiến lại gần và cùng học hát. Hóa ra bài hát này có cả 2 lời, tiếng Pháp và tiếng Anh. Càng nhìn tôi càng thấy nụ cười hiền hậu và rất vô tư của người đang dạy hát.

Thời gian cứ trôi đi. Tôi chỉ tập trung vào hành thiền và tu tập. Tôi quan sát nội tâm của tôi, thực tập chánh niệm trong 4 tư thế: đi, đứng, ngồi, nằm rồi hòa mình vào thiên nhiên. Bở ở đây rừng nguyên sinh rất nhiều, không khí trong lành và chim hót suốt ngày đêm. Tôi tranh thủ môi trường tuyệt diệu này để chuyển hóa thân tâm. Từng chút. Mỗi ngày.

Thế rồi ngày cuối tuần, có những thiền sinh phải về nhà mình, về nước mình. Tôi tình cờ đi ra phía nhà trà, ngôi nhà bát giác nơi mọi thiền sinh ngồi đây uống trà, cà phê hay nước các loại. Lúc này là cảnh tiễn đưa. Đột nhiên anh bạn hôm trước hát vang bài hát mà tôi rất thích hôm trước tặng mọi người. Các bạn hiền sin khác cùng tham gia hát. Có 1 bạn đã kịp ghi hình bằng máy điện thoại di động. Tôi đã kịp đưa email cho bạn, (hình như người Bồ Đào Nha), và hy vọng nay mai sẽ nhận được bản ghi hình.

web Hungnm Francois
Tác giả và ông Francois

Thế rồi hôm qua chúng tôi ngồi bên nhau. Bây giờ tôi mới có dịp làm quen và tâm sự. Bạn tự giới thiệu là Francois và hỏi tên tôi. Tôi nói tên Hùng. Francois bảo, thôi gọi là Hum, giống như trong “Om Mani Padme Hum”. Tôi thấy hay quá và gật đầu. Quả thật là để các bạn phương tây phát âm đúng tên tôi rất khó. Tôi thầm cám ơn Francois vì đã cho tôi cái tên dẽ đọc, dễ nhớ và ý nghĩa.

Tôi quay sang bảo tên bạn cùng với tên nguyên tổng thống Francois Mitterand. Francoi bảo thêm tôi rằng tổng thống Pháp hiện nay cũng là Francois đấy, Francois Holland. Tôi giật mình gật đầu theo. Bạn còn nói rằng Đức Giáo hoàng hiện nay cũng có tên Francois. À, hóa ra tên Francois hay quá.

Francois hỏi tôi ý ghĩa của tên Hùng, tôi giải thíc đơn giản rằng đó là hero, tức anh hùng. Bạn gật đầu khóai chí. Nhân thể, tôi hỏi ý nghĩa của tên Francois và tại sao bạn lại có tên này, bạn bảo có một đức cha ngày xưa tên là Francois rất giỏi, rất nổi tiếng, giúp đời giúp người rất nhiều. Cha mẹ bạn rất kính phục đức cha Francois và thế là đặt tên cho bạn như vậy.

Nhà Francois ở Nantes, cách Làng Mai quãng 500 km. Chuyện của anh Francois thú vị đến mức tôi không thể không viết bài này. Francois thật sự là tấm gương rất sáng cho tôi soi (và có thể cho cả bạn và bao người con Phật khác nữa.)

Chuyện rằng Francois quyết định bán nhà, bán và cho đi tất cả những gì mình có. Tất tần tật. Anh chỉ giữ lại cho mình vài bộ đồ và những gì thiết yếu nhất mà tất cả đựng trong một chiếc ba lô. Tài sản của anh chỉ còn vẻn vẹn trong 1 chiếc ba lô mà thôi.  Đó là ngày 20 tháng 10 năm 2015. Tôi nhâm tính, tức mới cách đây chừng 20 ngày.

web Hungnm Francois 2Francois quyết định di bộ xuyên Pháp, từ quê anh ở thành phố Nantes về với Làng Mai. Anh về đây để xin tu học với chí nguyện bước theo con đường của đức Phật.  Anh đi bộ 20 ngày thì vượt xong quãng đường 500 km này. Anh nói rằng trung bình mỗi ngày anh đi được quãng 25 km. Tôi tinh thần xuyên Pháp của anh. Các bạn của CLB Xuyên Việt của tôi có lẽ cần kết nạp ngay anh Francois vào thôi.

Tôi khâm phục ý nguyện của Francois vô cùng. Tôi rất ngạc nhiên với quyết định của anh - người phương Tây vốn rất khác với người Việt Nam chúng ta. Làm sao một người Pháp như anh lại dễ dàng buông bỏ tất cả để vào chùa đi tu như vậy.

Francois sinh năm 1964 và hiện nay anh có 2 con gái, 18 và 19 tuổi. Cả 2 hiện nay đều là sinh viên. Anh rất vui và tự hào về 2 cô con gái và khoe rằng mùa hè nào các bạn trẻ này cũng về chùa để tu. Một trong 2 cô mới đến chùa Pháp Vân tu cùng anh và vừa mới về lại Nantes. Anh vui vì cả 3 bố con anh đều tu tập và đều là Phật tử. Nói thật rằng tôi còn vui hơn anh, bởi Đạo Phật đã đến được nước Pháp, đã vào đến nhà anh, đã ngấm vào cả 3 bố con anh thì còn gì bằng nữa.  Đạo Phật đã được 1 vị thầy mang từ Việt Nam sang và ngấm vào biết bao gia đình như gia đình anh Francois nhỉ!

Bạn sẽ bất ngờ khi biết Francois có 25 năm kinh nghiệm làm nhà tâm lý học. Anh chuyên tư vấn về lĩnh vực tâm lý. Có lẽ vì nghề nghiệp này mà tôi thấy anh vui lắm. Khuôn mặt anh luôn vui. Phong cách của anh rất vui vẻ. Anh hay hát. Nhiều khi thấy anh húyt sáo bằng miệng rất hay. Tôi nghĩ, chắc chắn anh biết chơi đàn và nhất định sẽ nghe anh chơi trong tuần tới.

Chuyện được Francois kể lại với tôi rằng, năm 2007, anh biết về thiền sư Thích Nhất Hạnh và từ đó năm nào cũng về Làng Mai, có năm về đến vài lần. Từ lần đầu tiên gặp thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đã bị cuốn hút. Anh cho biết rằng cách dạy của Thầy rất dễ hiểu, dễ áp dụng mà cách thực hành thì đơn giản và có hiệu quả ngay. Và anh đã mang vào thực hành trong cuộc sống và nghề nghiệp của 1 chuyên gia tâmtrị liệu của anh rất có hiệu quả.

Francois kể rằng từ mùa hè 2009 anh về đây để giúp các quý thầy quý sư cô tổ chức khóa tu mùa hè. Không hiểu sao anh thường xuyên được mời tham gia tổ chức khóa tu mà hè cho trẻ em.  Đúng thật là khuôn mặt vui nhộn của anh vô cùng phù hợp với trẻ em. Trẻ em chứ không phải thanh niên đâu nhé. Anh bảo chơi với trẻ con là tuyệt nhất. Và quan trọng hơn là cần mang đạo Phật đến với trẻ em, rằng trẻ em cần đạo Phật nhất, cần hơn cả người lớn chúng ta.

Tôi hỏi anh cơ duyên nào đến với đạo Phật, Francois cho biết rằng hoàn cảnh của anh rất éo le. Năm 10 tuổi mẹ anh qua đời vì 1 tai nạn. Chỉ sau đó vài tháng anh mất bố. Nhưng điểm đau buồn rằng bố anh mất vì tự tử. Tự tử. Anh nhắc lại 2 lần rằng bố anh tự tử. Thế là anh sống cuộc đời của 1 cậu bé mồ côi cả cha lẫn mẹ khi mới 10 tuổi đầu.

Trong suốt 19 năm liền anh làm tất cả những gì để thoái khỏi khổ đau. Đi du lịch, làm từ thiện, ca hát, khiêu vũ,...  Làm tất cả những gì có thể để thoát khỏi khổ đau. May thay, cuộc đời cũng tạm ổn bởi anh tìm ra cách sống vui tươi cho mình.

Nhưng rồi năm 29 tuổi anh bị một trận ốm thập tử nhất sinh. Nóm tóm lại là bạn Francois của tôi đã chết rồi. Chết thật về mặt vât lý. Nhưng rồi tại sao anh sống lại được hì chính anh cũng không hiểu nổi. Đó là 1 phép màu chăng. Đó là 1 sự kỳ lạ chăng. Không ai biết.

Rồi Francois quyết định đi tìm lẽ sống. Tìm ở đâu ra lẽ sống bây giờ. Đọc nhiều, biết nhiều, nghe nhiều khám phá nhiềi nên anh quyết định sang Ấn Độ. May thay Francois găp được Đạo Phật. Anh gặp các nhà sư Tây Tạng. Anh thực tập theo giáo lý nhà Phật. Đó là năm 1994. Thế rồi anh tham gia nhiều khóa tu. Francois kể rằng anh đã được gặp và đảnh lễ với ngài Đạt Lai Lạt Ma. Chính ngài đã làm lễ quán đảnh cho anh.  Anh tu tập rất tốt với các thầy theo Mật tông. Anh đến Ấn Độ nhiều lần.

Đi đi về về. Ở Ấn Độ và lại về Pháp. Nhưng Pháp mới là quê hương anh. Tại quê nhà, anh tham gia các khóa thiền Vipassana theo truyền thống của ngài Goenka. Chương trình rất tuyệt vời và anh thu nhận được rất nhiều lợi ích lớn lao. Tuy nhiên, không hiểu sao anh vẫn thấy thiếu cái gì đó nhất là brotherhood tức tình huynh đệ. Cái anh muốn là ngoài tu tập cần có tình huynh đệ thân thiết nữa.

Thế rồi Francois lại đi tìm các vị thầy ở trong lãnh thổ nước Pháp. Và rồi may mắn thay bạn Francois của tôi gặp được thiền sư Thích Nhất Hạnh. Năm 2007 đáng nhớ đó đã làm thay đổi cuộc đời anh. Ngay lập tức anh bị “mê hoặc” và trở thành học trò của Thầy. Từ đó anh theo Thầy. Từ đó anh thực tập theo pháp môn Làng Mai.

Bạn có thể không biết rằng anh bạn Francois đã nhận 14 giới bồ tát cho người tại gia (được gọi là Tiếp  hiện). Anh thọ giới Bồ tát năm 2012. Từ “Inter Entre” bằng tiếng Pháp này tôi phải nhờ anh giải thích mãi tôi mới hiểu. Tiếng Anh là “order of Interbeing” hay gọi tắt là O I community. Đến khi anh nói rằng cư sỹ giữ 5 giới, sa di giữ 10 giới còn những người nhận giới này giữ 14 giới thì tôi hiểu ngay. À ra vậy.  3 năm nay bạn Francois giữ 14 giới và hành hạnh Bồ tát. Quý hóa quá.

Tôi hỏi thêm rằng ở thành phố Nantes của anh đang có bao nhiêu Phật tử tu tập cùng nhóm của anh, Francois cho biết có khoảng 70 người. Anh kể rằng hàng tháng các Phật tử luôn cùng nhau thực hành 1 ngày quán niệm. Họ tự thực hành cùng nhau không cần sự có mặt của các quý thầy, quý sư cô. Nhóm có 70 thành viên nhưng do bận công việc và các lý do khác nhau nên mỗi ngày quán niệm thường có 40 người tham gia. Francois cũng nói rằng tuần nào các Phật tử cũng gặp nhau tu tập. Ôi quý hóa làm sao. Ôi các Phật tử nước Pháp, các bạn giỏi quá. Các bạn giỏi hơn tôi, hơn chúng tôi mất rồi.

Qua nói chuyện tôi biết rằng ở riêng thành phố Nantes có 5 vị thọ giới Bồ tát Tiếp hiện. Và cả nước Pháp, theo Francois, có khoảng 80 vị Tiếp hiện, trong đó có nhiều vị đã trở thành giáo thọ tức có thể đủ khả năng và được phép giảng Pháp. Họ là những cư sỹ mà giỏi vậy đấy. Họ là Phật tử tại gia như tôi và bạn mà tu tập tiến bộ vậy đấy.

ÔI bạn Francois đáng yêu của tôi. Ôi các Phật tử Pháp tuyệt vời của tôi. Tự nhiên tình yêu nước Pháp và những con người Pháp của tôi trào dâng. Tự nhiên lòng biết ơn của tôi với thiền sư Thích Nhất Hạnh, người đã xuất khẩu thành công đạo Phật Việt Nam sang phương tây,  dâng lên cao độ, cao hơn bất cứ lúc nào trước đó. Tôi quyết định ngồi tĩnh tâm ít phút để lòng tĩnh lặng và để quán chiếu sâu hơn.

Từ ngày tâm sự với nhau, thấy tôi từ xa là Francois đã cười rất tươi và chào. Có khi anh chào ra miệng, nhiều khi anh vẫy tay chào hoặc chắp 2 tay hình búp sen để chào tôi. Tôi cũng đáp lại. Nói thật rằng Francois đã làm tôi giật mình. Tôi thật sự thấy mình tu cò kém cỏi quá. Đạo Phật từ đất nước tôi, tôi biết đến đạo Phật từ nhỏ vậy mà bây giờ, đến giờ này, sự chứng nghiệm của tôi chưa được bao nhiêu.

Sáng nay tôi rất bình an. Tôi đi bộ vào rừng ngắm hàng trăm cây sồi, cây thông. Thôi thảnh thơi thiền hành về phía nông trại “Happy Farm” mang tên hạnh phúc. Tôi thấy bình an lạ kỳ, một sự bình an chạy khắp thân và tâm tôi. Lạ lắm. Tôi biết mình đang hành thiền tích cực, đang tu tập viên mật, đang đạt những kết quả đáng kể. Những kết quả đạt được, hơn ai hết, tôi cam nhận rất rõ. Sự tiến bộ của tôi chắc chắn 1 phần rất quan trọng là nhờ môi trường nơi đây, nhờ năng lượng của quý thầy và các cư sỹ tại gia đang cùng tu tập trong đó có anh bạn Francois đáng yêu, dễ mến và quả cảm.

Mỗi ngày có 24 đồng hồ, trừ lúc ngủ, tôi thận trọng, chú tâm, quan sát trong từng cử chỉ và hành động của mình. Tôi tự chế tác ra các chất liệu hỷ và lạc cho chính mình. Tôi nhìn quanh mình thấy ai cũng hạnh phúc, ai cũng bình an. Nhất là bạn Francois của tôi.

Ngoài kia trời rất đẹp. Một sự yên tĩnh đang bao trùm quanh tôi. Tâm an lạc của Francois và các thiền sinh khác đang bao quanh tôi. Tôi nương theo năng lượng này, thở thật sâu, thật nhẹ, cười thật đẹp thật bình an. Thở vào tôi thật sự biết ơn. Thở ra tôi thật sự khâm phục. Thở vào tôi mỉm cười biết ơn. Thở ra tôi mỉm cười khâm phục. Và tôi nguyện học theo hạnh xả của anh bạn Francois. Từng bước. Từng chút. Ngay từ bây giờ. Và ở đây.

Thenac, Pháp tháng 11/2015

TS Nguyễn Mạnh Hùng  
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/10/2018(Xem: 6678)
23/09/2020(Xem: 3703)
18/09/2016(Xem: 11666)
14/08/2017(Xem: 6914)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.