Ngồi tĩnh tâm ở Paris sau khủng bố nghĩ về nhà sư gốc Ukraine đầu tiên

18/11/20153:20 SA(Xem: 6365)
Ngồi tĩnh tâm ở Paris sau khủng bố nghĩ về nhà sư gốc Ukraine đầu tiên

NGỒI TĨNH TÂM Ở PARIS SAU KHỦNG BỐ
NGHĨ VỀ NHÀ SƯ GỐC UKRAINE ĐẦU TIÊN

Ký sự đường xa của Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

Hungnm và thâỳ DDại Lương Ukraine (1)
Thầy Đại Lượngtác giả

Tôi đã về đến Paris an toàn. Bây giờ là việc chuẩn bị để sẽ ra sân bay bay về Việt Nam. Tôi biết rằng nhiều người đang lo cho tôi và những người Việt khác đang ở Paris cũng như ở Pháp. Tuy nhiên, tình hình không quá đáng sợ như mọi người nghĩ đâu ạ. Miễn là nếu tâm mình an thì vạn sự sẽ an thôi mà.

Chúng tôi về đến nhà ga Monparnasse, một trong những nhà ga ở Paris. Nhà ga này dĩ nhiên thuộc tầm ngắm của những kẻ khủng bố. Nhất là, theo tôi được biết, hình như Monparnasse là nhà ga xe lửa lớn nhất thủ đô ánh sáng Paris. Dòng người vẫn đổ về Paris. Chuyến tàu TGV của chúng tôi khá vắng khách. Có lẽ người dân hạn chế đến Paris cũng như ra ngoài đường. Tại nhà ga tôi thấy nhiều cảnh sát hơn. Tôi còn thấy có cả quân đội đi tuần tra. Thông báo trên loa tại nhà ga và cả trên tàu rằng, nếu thấy bất cứ hành lý nào không có chủ nhân cần báo ngay cho cảnh sát.

Tôi ngồi tĩnh tâm ở Paris và nghĩ về một nhà sư ngước gốc Ukraine còn rất trẻ mà tôi tình cờmay mắn gặp hôm trước trong khóa thiền. Số là, biết tôi sống, học tập và làm việc ở Nga 12 năm, biết tiếng Nga khá tốt, 1 quý thầy giới thiệu rằng ở đây có 1 nhà sư nói tiếng Nga. Thế là tôi đến làm quen. Phần vì vừa muốn được nói tiếng Nga sau 20 năm không sử dụng, phần vì thật sự thấy lạ khi Ukraine cũng có nhà sư.

Nhà sư tên khai sinh là Makxim Korman. Thầy sinh ra ở Lvov, một thành phố lớn ở phía tây Ukrane. Thầy gốc là 1 nhà báo chuyên viết bài cho các báo. Gia đình thầy toàn người khỏe mạnh và sống lâu. Cụ nội của thầy (bố của ông nội thầy) sống rất khỏe đến 102 tuổi. Thầy bảo rằng cụ là tấm gương lớn nhất về cách sốngđạo đức của con người. Thầy khẳng định nhiều lần rằng cụ thầy không là Phật tử nhưng có tất cả các tố chất của 1 Phật tử tại gia tu hành chân chính. Và chính cụ nội của thầy đã gieo vào tâm thức thầy những hạt giống yêu thươngtrí tuệ.

Thầy Makxim Korman xuất gia cách đây mới hơn 2 năm và có pháp danhĐại Lượng. Khi tôi hỏi duyên lành nào đưa thầy đến một nhà sư, thầy kể, trong tâm thầy luôn rất thích đạo Phật và thích từ bao giờ thì không biết. Đặc biệt là thầy thích thiền. Năm 2010 thầy gõ trên mạng cụm từ “Zen master in Euope” và thấy ngay thông tin đầu tiên là về thiền sư Thích Nhất Hạnh. Thế là thầy tìm đến để xin được thực tập thiền.

Năm 2012 người thanh niên trẻ và là nhà báo quyết định tham gia khóa tu mùa hè. Tham gia chương trình 2 tháng mùa hè ở Làng Mai Pháp xong, không hiểu sao chàng thanh niên Makxim Korman  muốn ở lại đây hẳn. Tuy nhiên thầy vẫn về nhà và sau đó quay ngay lại xin tham gia khóa tu mùa đông, tức an cư kiết đông suốt 3 tháng. Thế rồi xin tập sự và cuối cùngxuất gia.    

Có một thông tin làm tôi bất ngờ rằng thầy Đại Lượng khi còn nhỏ ở lứa tuổi 10 đến 17 luôn là 1 cao thủ cờ vua. Thầy đã từng thuộc nhóm 10 vận động viên cờ vua giỏi nhất nước Đức và xếp 27 trong 70 vận động viên cờ vua giỏi nhất châu Âu. Khi tôi hỏi về cách nào thầy có được kết quả này thì người có công lớn nhất vẫn lại là cụ nội của thầy. Chính cụ nội đã dạy thầy đánh cờ vua từ nhỏ tại đất nước Ukraine. Rồi sau này may mắn rằng bố thầy đã tìm những huấn luyện viên giỏi nhất để thầy được học. Thây cho rằng cờ vua giúp thầy rất nhiều trong cuộc sống và công việc bởi chơi môn này học được rất nhiều về cả chiến lược và chiến thuật.

Chúng tôi nói chuyện với nhau rất nhiều về những kỷ niệm ở miền đất với những con người quá tuyệt vời nơi đây, rồi về tình hình Ukraine và Nga ngày nay. Quả thật, ngày xưa khi học bên Liên Xô, chúng tôi không có khái niệm nước Nga, nước Ukraine, nước Belarus riêng. Trong con mắt tôi, 3 dân tộc này là 1, phải là và đã luôn là 1 hàng bao nhiêu thế kỷ mà. Họ rất yêu thương nhau, giúp đỡ nhau, bên nhau, hết mình với nhau. Thật sự là vậy.

Chúng tôi cùng ngồi quán chiếu và thấy rằng lỗi không phải của ai cả. Tất cả là do vô minh, do tham lam, sân hận và sy mê. Chính sy mê làm cho các nhà lãnh đạo có những suy nghĩ sai lầm, nhận xét sai lầm và dẫn đến những hành động sai lầm. Chúng tôi thấy rất rõ cái tôi, cái ngã quá lớn của những cá nhân cụ thể và để rồi bao người đau khổ, bao gia đình tan nát, thương vong.

Chúng tôi bàn và nghĩ cách để giúp đỡ những người dân Ukraine và người dân Nga. Giải pháp tốt nhất là họ cần được học thiền, cần tĩnh tâm để soi lại chính mình, soi rõ vào nội tâm để tìm ra bình an trong chính mình. Chúng tôi cho rằng các khóa tu cần được tổ chức và tổ chức nhiều lần tại Moscow, Kiev, Lvov, Kharkov và các thành phố lớn. Tôi mơ ước để các chính trị gia, các doanh nhân được tham dự các lớp thiền. Tôi muốn các lớp thiền đươc tổ chức cho công an, quân đội, cảnh sát, …. thậm chí là cho tù nhân, tội phạm.  Phải tạo cho mỗi người sự bình an. Mỗi người cần khám phá chính mình. Có gì quan trọng hơn hạnh phúc, bình an đâu nhỉ.

Chiến tranh giữa Nga và Ukraine là rất đáng tiếc. Những ai yêu quý Liên Xô ngày xưa đều rất thương xót và tiếc thương cho chiến tranh này. Thật là đau buồn. Nếu cứ tiếp tục gây thêm hận thù, tiếp tục bắn giết lẫn nhau thì hận thù càng nối tiếp. Mỗi gia đình sẽ lại mất đi những người thân vô tội, mỗi dân tộc lại thêm đau thương. Và đến bao giờ thì mới hết đau thương. Một phương pháp tuyệt vờiĐức Phật đã chỉ ra rất rõ là tình yêu thươngtrí tuệ. Nếu có đèn của trí tuệ soi sáng, nếu có đủ yêu thương thì mạng sống của con người rất được trân trọng thì làm gì có chiến tranh. Nếu ánh sáng của Phật Pháp chiếu soi thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết bằng bất bạo động.

Ngồi tĩnh tâm ở Paris lúc này tôi thấy rất thương những người dân Paris vô tội. Thương cả những kẻ khủng bố nữa. Làm sao, bằng cách nào để họ bớt vô minh, bớt sân hận đi, nếu không phải là thiền, là tự quán chiếu, là các khóa tu.

Ngồi ở Paris lúc này tôi nhớ đến câu chuyện mà thầy Đại Lượng kể cho tôi hôm trước. Chuyện nay là của bà của thầy kể cho thầy. Rằng thời đó, bà thầy khi còn trẻ đã đến Lenỉngad (nay là Saint Peterbourg) học và trú trọ trong gia đình của một bà chủ nhà. Bà chủ nhà này không bao giờ khóa cửa các phòng, tất cả cứ để mở thoải mái. Đến 1 ngày kia khi bà của thầy Đại Lượng chào để về nhà, kết thúc chương trình học thì bà chủ nhà nói rằng, “con cứ về và giập cửa lại thôi”. Bà của thầy, vốn đã quá ngạc nhiên, nay thêm tò mò và quýết định hỏi “Thưa bà, sao bà cứ để cửa mở thế này, nhỡ kẻ gian lấy tiền và tài sản thì sao, và bà đã bị họ lấy lần nào chưa”. Bà chủ nhà nói rằng bà luôn ở cửa và sẵn sàng đón bất cứ ai khó khăn hay cơ nhỡ. Còn bị lấy mất đồ và tiền thì bà đã bị 2 lần. Nhưng không sao. Bà nói đi nói lại với bà nội của thầy Đại Lượng, khi đó là 1 cô sinh viên, rằng “Bởi cháu không trải qua 90 ngày phong tỏa Lenningrad bởi phát xít Đức đấy. Nếu cháu mà trải qua như bà thì sẽ hiểu rằng chẳng cần giữ cái gì cả. Mạng sống còn chẳng giữ nổi, huống chi là tiền bạc tài sản”.

Tôi như thấy vang trong đầu mình câu chuyện này. Có lẽ bà cũng là 1 nguyên nhân giúp cậu bé Makxim Korman ngộ đạo từ sớm và sau này xuất gia để có thầy Đại Lượng của ngày hôm nay. Tôi cứ có linh cảm rằng ngày trước họ đều là Phật tử. Tôi biết rằng chỉ trong lãnh thổ nước Nga mà có đến 1 nước cộng hòa tự trị theo đạo Phật mà. Đạo Phật ngày xưa từ Mông Cổ đã truyền đến đó. Những hạt giống Phật từ bao đời xưa chắc chắn đã len lỏi vào nhiều người dân Nga, Ukraine, Belarus,… Câu chuyện của bà thầy Đại Lượng làm tôi quyết tâm buông bớt, buông bớt.

Paris đang bất an. Người dân đang lo lắng. Lo lắng cho chính họ hôm nay và ngày mai. Các thủ đoạn của bọn tội phạmkhủng bố ngày càng tinh vi trong khi người dân thì chưa biết cách để tâm được an. Tối hôm qua, bác chủ nhà Fabrice của tôi nói rằng đi khám mắt và sẽ về sau 1tiếng. Thế mà gần 22 giờ đêm mới về đến nhà. Lý do rằng trên đường về người ta phát hiện ra 1 chiếc túi không có người nhận. Thế là báo cảnh sát. Thế là ngừng toàn bộ tàu điện ngầm lại. Người dân lo lắngbất an. Nhiều người quyết định đi bộ về nhà trong đó có bác Fabrice. Mà quãng đường xa như vậy đi bộ đâu có nhanh. Ôi thật đáng thương.

Trước ngày tôi rời khóa thiền, tôi và thầy Độ Lượng lại ngồi bên nhau. Chúng tôi lại bàn về cách giúp người dân Ukraine và Nga bớt khổ. Chúng tôi nghĩ đến giải pháp khác là để những người tâm huyết, muốn chuyển hóa đến tham gia khóa thiền. Từ đây họ sẽ thành hạt nhân, thành những cư sỹ giỏi để hướng dẫn lại cho những người khác. Rất cần các nòng cốt. Phải nghĩ ra nhiều cách để thiền đến với thật đông đảo người dân.

Ngồi ở Paris tôi lại nghĩ về những kẻ khủng bố. Làm sao để họ biết đến thiền nhỉ. Làm cách nào đây. Nhưng thôi, mấy hôm nay thầy Đại Lượng  đang dọn phòng để đón thêm 3 nhà sư khác chuẩn bị về ở cùng cho chương trình an cư kiết đông. 3 thầy sẽ đến ở cùng thầy là người Việt, người Mỹ và người Úc. Như vậy là đạo Phật đang lan đi khắp thế giới thật rồi. Một ngày nào đó nhất định sẽ lan đến những kẻ khủng bố. Chắc chắn là vậy.

Ngồi tĩnh tâm ở Paris tôi cũng nhớ đến 1 anh bạn thân thiết và rất tuyệt vời của tôi. Anh là Nguyễn Minh Trí hiện đang làm việc tại Kiev. Anh đang là Đại sứ Việt Nam tại Ukraine và Moldova. Biết đâu đọc được những dòng chữ này anh cũng vui và có thể giúp chúng tôi. Tôi và anh Trí biết nhau, làm bạn của nhau từ năm 1983 cơ mà. Trời Phật ơi, thế mà đã hơn 30 năm trôi qua rồi đấy.

Con xin cám ơn thầy Đại Lượng đã xuất gia. Con mong sẽ có thêm nhiều nhà sư khác ở các nước khác nữa và chúng ta cùng chung tay để Phật Pháp đến với toàn cầu. Khi đó sẽ có bình an. Thầy Đại Lượng nếu chưa phải là nhà sư gốc Ukraine đầu tiên thì chắc chắn cũng là 1 trong số những nhà sư đầu tiên của đất nước Ukraine mến yêu và tuyệt nời này. Rồi đây nhất định sẽ có nhiều nhà sư người Ukraine, người Nga, người Balarus,…

Còn bây giờ, chúng ta cùng ngồi yên trong bình an. Con ngồi ở Paris và quý vị thì ở khắp nơi trên thế giới. Cùng ngồi trong bình an để mang bình an đến muôn người và muôn loài.

 

TS Nguyễn Mạnh Hùng viết từ Paris, Pháp       

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/11/2019(Xem: 9321)
01/10/2015(Xem: 6789)
09/11/2020(Xem: 6353)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?