Tiếc thương nhạc sĩ thiên tài Nguyễn Thiện Đạo (1940-2015)

08/12/20154:00 SA(Xem: 6816)
Tiếc thương nhạc sĩ thiên tài Nguyễn Thiện Đạo (1940-2015)

TIẾC THƯƠNG NHẠC SĨ THIÊN TÀI  NGUYỄN THIÊN ĐẠO (1940-2015)
TS PHẠM TRỌNG CHÁNH

               Sáng ngày 27-11-2015 tôi  đến nghĩa trang Père Lachaise để tiễn anh đến nơi yên nghỉ cuối cùng, sau khi hỏa táng, anh sẽ nằm trong ngôi mộ gia đình, đây cũng là nơi nhạc sĩ Chopin yên giấc ngàn thu nhưng trái tim thì trở về quê hương Ba Lan. Nguyễn Thiên Đạo cũng thế anh nằm ở Paris nhưng trái tim và tâm hồn anh từ lúc sống đến lúc chết luôn luôn hướng về Việt Nam.

vesak 2008 ha noi
Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo, tác giả bản giao hưởng “Khai giác” -
mừng thành công Đại lễ Vesak 2008

Buổi sáng Paris trời lạnh sương mù, nước Pháp đang để tang 130 nạn nhân bị tàn sát bởi khủng bố Nhà nước Hồi Giáonghi lễ tại điện Invalide. Nhưng Việt Kiều tại Pháp càng xúc động hơn trước sự ra đi của anh Nguyễn Thiên Đạo. Buổi  tang lễ anh với sự hiện diện của đông đảo mọi người, từ Đại Sứ Việt Nam đến các bạn bè thân hữu. Nhạc tiễn đưa anh là  ca khúc Khai Giác anh viết nhân Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc Vesak năm 2008 tại Việt Nam.

               Nhạc sĩ thiên tài Nguyễn Thiên Đạo vừa qua đời tại Paris, ngày 20-11-2015 hưởng thọ 75 tuổi,  thêm một danh nhân người Việt Nam có tên trong tự điển Petit Larousse, Petit Robert « nhạc sĩ tài năng tác giả của dòng nhạc hợp lưu Đông Tây »  ra đi. Hơn 45 năm gặp gỡ anh đồng hội, đồng thuyền, buổi sáng sớm  tại vườn Luxembourg tôi gặp anh đều đặn chạy bộ mỗi ngày, buổi trưa ghé lại quán Monge nơi hò hẹn người Việt tại Paris anh ngồi đó. Mỗi năm đi tết Việt Nam dàn hợp xướng năm nào cũng do anh điều khiển.. Giờ anh ra đi tôi không khỏi bùi ngùi cảm xúc.

               Sống trong một thành phố văn hóa, nghệ thuật, người tài trăm nước đổ về đây, nơi Unesco chọn làm trụ sở, vươn lên để đoạt giải thưởng André Caplet năm 1983 của Hàn Lâm Viện Mỹ Thuật Pháp, Giải thưởng Gian Carlo Menoti toàn bộ tác phẩm của mình năm 1995, được mời trong các đại hội Âm Nhạc Quốc Tế, được huân chương Hiệp sĩ nước Pháp không phải là điều dễ dàng.

               Anh là một trong năm ba người những người hiếm có sống được nghề sáng tác âm nhạc đương đại, mà không phải đi dạy nhạc hay đánh đàn cho một thính phòng nào khác. Anh được những đơn đặt hàng thường xuyên các bản hòa tấu, giao hưởng hiện đại tầm cở quốc gia và quốc tế cho các Đại nhạc hội uy tín. Anh được một nhà xuất bản nhạc uy tín  Paris đặt mua hết những gì anh sáng tác trả tác quyền đều đặn. Nói theo ngôn ngữ của Tống Ngọc thời Xuân Thu Chiến Quốc, sáng tác anh thuộc loại Dương Xuân Bạch Tuyết của Sư Khoáng, là những sáng tác khi trình diễn cả nước chỉ có 10 người khen, nhưng 10 người đó là bậc thầy âm nhạc thế giới hiện đại, thì ta phải dựa cột mà nghe. Thế giới ngày nay mỗi ngành nghề khoa học, nghệ thuật đi rất xa, khi nghe hai vị giáo sư tranh luận nhau thì sinh viên chỉ ngồi nghe lỏm bỏm, còn phải học rất nhiều mới hiểu hết được. Ở xã hội Tây Phương, ngoài chương trình học phổ thông, trẻ em còn học thêm bên cạnh 12, 14 năm âm nhạc hay hội họa học thêm một nhạc khí như đàn dương cầm, đàn vĩ cầm.., học nhạc lý, hệ thống học viện âm nhạc  có khắp thành phố, quận, huyện.., người bình thường cầm bản nhạc có thể hát được. Thật khó khăn cho anh, khi đem âm nhạc nghệ thuật ấy trở về quê hương.

               Tôi gặp anh Đạo từ những năm 1970, khi tôi mới du học mang tiếng hát Hát cho đồng bào tôi nghe của anh Tôn Thất Lập và phong trào sinh viên học sinh ra phổ biến tại hải ngoại. Tôi kính trọng anh một nhà soạn nhạc tôi khâm phục, và anh cũng trân trọng tôi một nhà thơ. Từ những tập thơ thời sinh viên, tập thơ Cánh chim từ vùng lửa đỏ, in chung với nhạc sĩ Tôn Thất Lập năm 1974. Công cha như núi Trường Sơn in năm 1975 đến bản dịch thơ lục bát hai truyện thơ Odyssée và Illiade của thi hào Homère tôi đều tặng anh, anh trân trọng, xem rất kỹ, anh trân trọng và khuyến kích. Được anh hiểu và cổ võ một công trình làm việc mười năm của mình, không gì vui sướng hơn. Anh thường mời tôi đi dự những buổi hòa nhạc của anh. Các vỡ nhạc kịch, hay hòa tấu của anh thường được trình diễn tại : Sall Favart, Opéra Comique de Paris, Espace Pierre Cardin ở Đại lộ Champs Élysées.. những nơi trang trọng nhất Paris.. Được vào chương trình trình diễn các nơi này ít ai mơ tưởng đến.

               Nghe nhạc anh, nhiều người ngỡ ngàng, anh dùng nhiều âm thanh bộ gõ, nhiều nhạc cụ tân kỳ, chưa từng thấy bao giờ, cả tiếng đàn vĩ cầm cũng đầy những âm thanh lạ tai hoàn toàn khác lạ với khái niệm âm nhạc mà người ta thường có. Tại Đông phương chúng ta thường lập lại, một loại tranh thủy mặc, một điệu hát bộ, hát vọng cổ chúng ta cứ sáng tác lập đi lập lại. Tại Tây phương họ luôn luôn tìm cái mới, muốn vượt lên trên hàng chục ngàn người nghệ sĩ khác, sau khi học hỏi những cổ điển, người sáng tạo phải tìm ra cái mới mẻ của riêng mình, không lập lại người khác tạo nên những trường phái mới. Nhạc đương đại quan niệm tất cả âm thanh đều là âm nhạc, từ tiếng mưa, tiếng gió, tiếng suối reo, tiếng chim ca, tiếng thông reo, và cả sự im lặng.. cũng là âm nhạc, người nhạc sĩ viết về mùa xuân phải tạo dựng lại những âm thanh mùa xuân, viết về mùa thu phải nghe được tiếng lá vàng rơi. Dùng các bộ gõ, nhiều khi phải sáng tạo ra các dụng cụ âm nhạc.. nhạc đương đại gần gũi với âm thanh nhạc phim, những sáng tác  Nguyễn Thiên Đạo trong đấu tranh,  tấu khúc  Thành đồng tổ quốc, ta nghe từ tiếng bi thương trong tù, tiếng đạn bom, đến những bước chân xuống đường.. Vỡ ca nhạc kịch Trương Chi Mỵ Nương, họa sư Lê Bá Đảng vẽ kiểu áo quần, trang trí, Nguyễn Thiên Đạo đã đưa huyền thoại Việt Nam vào thế giới âm thanh đương đại.

               Nói đến nhạc sĩ, người ta thường nghĩ đến một người có đời sống buông thả mọi bề từ bề ngoài đến đời sống đạo đức tình cảm, làm việc tùy hứng, nhưng ở gần một nhạc sĩ thiên tài như anh mới thấy điều đó là lầm. Anh luôn luôn chỉnh tề, làm việc tận tâm chính xác với âm thanh như một nhà toán học với con số, sai một ly đi một dậm. Khi điều khiển dàn nhạc thấy anh như một người lên đồng, âm thanh như tiếng sao mai, sao chổi, khi như tiếng gió, tiếng mưa, tiếng chim trong bầu trời vũ trụ, thấy anh như đùa bởn với âm thanh nhưng sự thật anh làm việc không ngừng, mỗi ngày anh làm việc giờ giấc  nghiêm chỉnh, chú tâm hết mình, sức sáng tác lao động trí óc đáng kính phục 96 tác phẩm giao hưởng, nhạc kịch được anh sáng tác, nhiều tác phẩm đoạt giải.

               Quê hương anh tại Hà Đông nhưng anh sống tại số 19 Tràng Tiền Hà Nội, sang Pháp từ năm 13 tuổi năm 1953, năm 1963 anh vào trường Quốc GiaPhạm Âm Nhạc Paris, bốn năm sau anh ra trường anh được giải nhất Âm Nhạc, nhưng anh không chọn việc dạy nhạc mà đi theo con đường sáng tác.

               Điều may mắn nhất trong đời là anh được học  sáng tác với Giáo sư Olivier Messiaen, là nhà soạn nhạc ảnh hưởng nhất âm nhạc hiện đại nửa thế kỷ sau thế kỷ XX tại Conservatoire National Supérieur de Musique et de Danse de Paris. Olivier Messiaen sinh năm 1908 tại Avignon và mất năm 1992 tại Clichy, vùng Paris. Ông còn là một nhạc sĩ dương cầm, nhà soạn nhạc phong cầm nhà thờ, ông đàn cho thánh đường Trinité Paris suốt 61 năm, những tác phẩm đầu tiên đưa ông lên vinh quang là nhạc thánh ca, nhưng rồi ông trở thành một nhà chim ca, đi ký âm tất cả tiếng hót các loài chim và soạn thành nhạc, ông trở thành một giáo sư nhạc học, âm nhạc điểu học danh tiếng thế giới. Giáo sư Olivier Messiaen, đào tạo nhiều thế hệ nhiều học trò trên thế giới, năm 2008 kỷ niệm 100 năm ngày mất. Năm Messiean được cử hành bằng 600 buổi hòa nhạc trên 27 quốc gia, tại 147 thành phố lớn. Trong đó có 175 buổi tại Pháp. Trong 5 học trò ưu tú  danh tiếng của Olivier Messiaen có Pierre Boulez (Pháp) Karlheinz Stockhausen (Đức) Iannis Xenakis (Hy Lạp) George Benjamin (Anh) và Nguyễn Thiên Đạo (Việt Nam). Olivier Messiaen ngợi ca Nguyễn Thiên Đạo là một nhà sáng tác âm nhạc kỳ tài, ưu tú.

               Tuy sang Pháp từ năm 13 tuổi, nhưng anh Đạo lúc nào cũng hãnh diện mình là người Việt Nam. Mỗi lần anh đoạt giải anh  cho treo cờ, cất tiếng nhạc quốc ca Việt Nam, mời Đại Sứ Việt Nam đến tham dự, ngay từ lúc Việt Nam chỉ có Ban Tổng Đại Diện nước Việt Nam, chưa ai biết cờ Việt Nam ra sao. Anh đặt tên những bản hòa tấu của anh là : Tuyến Lửa, Thành Đồng Tổ Quốc, Bà Mẹ Việt Nam, Mỵ Châu Trọng Thủy, Sóng nhạc Trương Chi, Sóng hồn, Khai Nhạc, Hồn thiêng sông núi, Rồng bay khai nhạc, Khai giác..  Tôi thường đùa với anh một mình anh là một Đoàn Văn Hóa Việt Nam chiếm lĩnh đỉnh cao Âm nhạc đương đại. Nhưng anh không chỉ một mình, chiều thứ bảy nào anh cũng có mặt tập hợp xướng cho Ban hợp xướng Việt Kiều tại Pháp  từ năm chục có khi lên đến cả trăm người để hát vào dịp tết tại Paris  hay đi khắp các tỉnh trình diễn. Những lúc này không thấy anh lên đồng với những âm thanh vũ trụ, mà là ông thầy nghiêm khắc từng giọng hát lời ca nghiêm chỉnh. Không ai dám đùa chuyện âm nhạc với anh, anh là một người làm cái gì cũng phải đến nơi đến chốn hoàn hảo. Anh bé nhỏ người nhưng gặp anh ai cũng thấy anh toát lên một sức sống, một ý chí mãnh liệt.

               Anh tham gia phong trào Việt kiều từ khi BS Nguyễn Khắc Viện còn ở Paris trước năm 1963 khi còn thiếu niên. Anh sát cánh cùng các cụ lính thợ, công nhân thời Đệ nhị thế chiến, gầy dựng phong trào từ lúc chưa được nhà nước Pháp công nhận là một hội đoàn, trải qua nhiều nhiệm vụ cho và trong Chủ tịch đoàn Hội Người Việt Nam tại Pháp. Điều đáng phục là anh học trường Pháp từ năm 14 tuổi, nhưng cả kiến thức văn hóa Việt NamĐông Phương anh đều tự học, tự đọc sách tìm hiểu, khi anh nói chuyện anh không chỉ hiểu biết về âm nhạc, về văn hóa Tây Phương mà về Đông Phương anh cũng sâu rộng như một nhà hiền triết trong Lão ngoài Khổng và cả Phật nữa.  Những năm cuối đời anh cho in trong nước quyển hồi ký Sống lửa. Nguyễn Thụy Kha đề tựa. Hội Nhà Văn Xuất bản.

               Những buổi trưa tại quán Monge của Hội Việt Kiều, tôi thường có dịp nói chuyện cùng anh, có lần anh kể chuyện, gia phả nhà anh gốc tích là một tù binh chăm, trong 30 000 tù binh vua Lê Thánh Tông đem về cho định cư ở tỉnh Hà Đông. Tôi  nói với anh tôi gốc người Bình Thuận, trong  gần 250  năm sông Gianh, Lũy Thầy làm biên giới, đi theo chúa Nguyễn Hoàng vào trấn đóng Thuận Hóa được 5000 người, người Việt ở Thuận Hóa từ trước không quá trăm ngàn người, cộng với vài người chạy về Nam như Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Tiến.. về sau chúa Nguyễn có bắt được 30 000 tù binh chúa Trịnh chia đều cho mỗi làng được 5 người, máu nguyên thủy chánh hiệu con rồng cháu tiên giống như sổ số. Thế mà các sử gia chép người Việt nam tiến, tưởng chừng như người Việt vào vùng không đất trống  gây tội phạm diệt chủng mười triệu dân tộc Chăm rồi đem dân Việt thay thế. Sử gia Việt Nam có nguồn tư liệu phương Bắc Trung Quốc, mà không biết gì đến phương Nam, không hề biết phía Nam có các vương quốc rất hùng mạnh : Phù Nam từ trước công nguyên đã có thương thuyền giao thiệp với La Mã.  Kinh thành Angkor bấy giờ khoảng một triệu dân còn đông hơn cả Trường An, Trung Quốc, đình đài chạm vàng đá quý óng ánh, hệ thống kính đào quy mô, văn hóa chạm trổ trên đá các sử thi dài hằng cây số  mỗi bốn mặt cung thành. Người Việt Nam khi còn ở vùng núi Phú Thọ, thì Chiêm Thành đã có những chiếc ghe bầu trọng tải  5 tấn đi khắp nơi. Nước Chiêm vì đánh vương quốc  Chân Lạp quá hùng mạnh này nên kiệt lực, suy yếu. Các sử gia cũng không lưu ý Champa là một quốc gia Phật Giáo, vua Lý Thánh Tông từng rước về nhà sư Thảo Đường lập nên một phái thiền Việt Nam. Khi trào lưu Hồi Giáo thánh chiến chiếm cả Indonésia, Mã Lai, một phần Phi Luật Tân,  lan đến Champa, triều đình Champa bỗng trở nên hung hãn, các sử gia Việt Nam cũng không hay biết ảnh hưởng Hồi Giáo,  đế quốc Ottoman, khi Chế Bồng Nga đem quân ba lần đánh Đại Việt, các vua Chiêm tàn phá Angkor. Hồi Giáo mới du nhập mà người Champa theo Phật Giáo bỗng dưng biến mất. Nếu các chúa Nguyễn diệt chủng người Chăm tại sao được xưng tụng là chúa Hiền, chúa Sãi.. Hơn hai trăm năm mươi năm ngăn chia sông Gianh lấy đâu ra người Việt để Nam tiến, người Việt ở Nam Kỳ lục tỉnh đều gốc Nam, Ngãi, Bình, Phú, cộng với dân bản địa và vài ngàn người Minh Hương, bỏ nước chọn nơi đất lành chim đậu vì bị Mãn Thanh thống trị . Các ngôi chùa cổ miền Nam đều do các nhà sư gốc từ Bình Định, Phú Yên lập nên. Yếu tố thống nhất  và thành công dễ dàng các chúa Nguyễn không phải người Việt Nam diệt chủng Champa, mà là Phật Giáo đã kết hợp hai dân tộc trước sự tàn bạo của Hồi Giáo thánh chiến. Hồi Giáo từ lúc khởi đầu đã dùng chiến tranh để bành trướng, người nào không theo thì rơi đầu trước lưỡi gươm tàn bạo, ngày nay người Hồi giáo cực đoan còn như thế này thì thời Trung Cổ ra sao ? Nếu không được người Chăm Phật Giáo ủng hộ, chúa Nguyễn không thể đứng vững được. Phải sang Ấn Độ nhìn sự hũy hoại của Hồi Giáo đối với các thánh địa Phật Giáo, mới hiểu rõ sự tàn phá của Đồng Dương, trung tâm Phật Giáo của Champa, hiểu vì đâu nông dân các tỉnh miền Trung khi đào đất thường gặp những tượng Phật chôn dấu. Hiểu người Chăm Phật Giáo xem chúa Nguyễn là chúa của mình, gọi bằng cái tên thân mật Sãi Vương, tương đương với cái tên Phật Hoàng của người Việt đối với vua Trần Nhân Tông. Tại sao mọi người đều nói tiếng Việt là do tiếng Việt đơn âm dễ nói, do mấy ông đồ Nghệ, làng xóm nào cả nước cũng có các ông đến dạy học, làm thuốc chữa bệnh. Việt Nam không phải là một nòi giống nguyên si chánh hiệu « con nai vàng » từ con ông Lạc Long Quân và bà Âu Cơ. Tôi nói anh Đạo không phải là gốc tù binh Chăm, mà là những người Chăm Phật Giáo quy thuận được vua Lê che chỡ đưa về đất Việt. Nếu không thì Hà Đông sẽ có nhà thờ Hồi Giáo, dân chúng mỗi ngày lạy A - la năm lần.

               Nhạc sĩ Nguyễn Thiên Đạo đã ra đi, từ năm 1995 anh thường trở về Việt Nam, anh đã mua một căn nhà nhỏ ba tầng nhìn ra hồ Hoàng Cầu ở Hà Nội khi về hưu trí, mỗi năm anh về vài tháng, anh giảng dạy sáng tác tại Học Viện Quốc Gia Âm Nhạc Hà Nội đào tạo một thế hệ nhạc sĩ trẻ và  đem những sáng tác tiên phong của anh trong âm nhạc truyền bá qua dàn nhạc  Học Viện Quốc Gia Âm Nhạc Việt Nam, Nhà Hát Vũ Kịch Việt Nam, nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh. Anh hiện diện với Rồng bay khai nhạc, nhân Đại Lễ Thăng Long 2010. Khai Giác, nhân Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam 2008 và Hồn Thiêng sông núi  năm 2005 nhân 40 năm thống nhất đất nước.

               Xong tang lễ, tôi đến chào chị Hiền, người vợ thân yêu của anh. Nhớ ngày nào anh chị đến dự đám cưới của tôi năm 1976. Thời gian qua nhanh, một thoáng đã mấy mươi năm, những người lớn tuổi trong Hội ngày xưa lần lượt ra đi, còn lại những kỷ niệm, những tác phẩm để lại cho đời, nơi xứ người, nơi quê hương. Hiện diện trong buổi tang anh còn những lớp cháu con, và những cháu sinh viên mới sang du học. Dòng đời vẫn tiếp nối, nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo đã  ra đi còn để lại tiếc thương, niềm hãnh diện cho cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, cho dân tộc.

Paris. 29-11-2015

TS PHẠM TRỌNG CHÁNH

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/05/2023(Xem: 1573)
06/02/2012(Xem: 28395)
22/06/2018(Xem: 12033)
28/08/2015(Xem: 7885)
16/09/2015(Xem: 13936)
17/07/2019(Xem: 8789)
04/01/2015(Xem: 10777)
02/01/2017(Xem: 6810)
25/01/2015(Xem: 9170)
17/09/2020(Xem: 6606)
11/02/2020(Xem: 7030)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.