Cuộc sống trong bất cứ xã hội nào, thời đại nào, đều hướng đến mục đích cao đẹp hơn, hoàn thiện hơn, và đạo đức hơn. Tuy nhiên, vẫn còn rơi rớt một vài thành phần có khuynh hướng tiêu cực, luôn đi xuống nhiều mặt, nhất là ý thức đưa đến hành động thiếu tích cực.
Theo TS Vũ Ngọc Hoàng, phó Ban Tuyên giáo Trung ương, nói riêng về lĩnh vực quyền lực, cũng đã đưa đến tiêu cực, tiêu cực đó đã lan tỏa vào phạm vi mà ai cũng ngỡ là những tổ chức lý tưởngnhư học đường, tôn giáo : -...( Nó cứ lan rộng dần vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sốngxã hội, của công việc quản lý và quản trị quốc gia, vào ngay trong các lĩnh vực mà trước đến nay thường được cho là trong sạch, thiêng liêng (như lĩnh vực dạy người, cứu người, an ninhquốc gia, nắm cán cân công lý để bảo vệ sự nghiêm minh, kể cả cơ quan ở cấp cao, cả nhà thờ, chùa chiền, cả lĩnh vực làm từ thiện, nhân đạo, chính sách đền ơn đáp nghĩa…).
Góc độ quyền lực trong xã hội nhiễm virus tiêu cực đã đành, những lãnh vực mang tính thiêng liêng cũng không tránh khỏi nhiễm bệnh bởi loại vi khuẩn "tam độc" vốn là hạt giốngtiềm ẩn sâu trong nghiệp thức của mỗi chúng sanh. Chính những hạt giống xấu đó, làm tắt nghẻn đường về "cỏi Phật", mà đức Phật đã suốt 49 năm không ngừng nói đến việc tiêu trừnghiệp chướng, đưa ra pháp chuyển hóahạt giốngtiêu cực để mỗi nhân thân được Thánh hóa trong cuộc sống, làm thân giáo cho mọi chúng sanh, để cùng thoát khỏi sanh tử luân hồi. Hỉnh ảnh Tăng thân lý tưởng đó, khuôn vàng thước ngọc trong thánh giáo đó, ngày càng tục hóa để tương thích với hạt giốngphàm phu. Phàm phu phát triển tối đa những hạt giốngtiêu cực để đắp bồi thêm cao những tham vọngtrần tục như những bầy mối vun cao khối đất làm tổ, điều đó là tất yếu nên gọi là chúng sanh, phàm tục.
Từ ngày thành lậpTăng đoàn, hình ảnh "xuất thế tục gia-xuất phiền não gia-xuất tam giới gia" của Như Lai tướng đã được quần sanhsùng kính, ái mộ, nhờ vậy, suốt ba ngàn năm, hàng triệu tu sĩ trên toàn cầu, trong quá khứ cũng như hiện tại, không sản xuất ra của cảivật chất, không làm kinh tế và tạo mãi...vẫn có cuộc sống không thiếu. Những bậc ẩn cư trên non sâu núi thẳm cũng chưa từng chết vì đói, phải chăng do cuộc sống thoát ly quá lý tưởng của người con Phật, buông bỏ tất cả quyền lợithế gian để tìm đến thế giớisiêu thế gian hầu phục vụ lại cho nhân sanh ở thế gian, làm giảm thiểu niềm đau nỗi khổ của nhân thế, vì vậy được gọi là "xuất sĩ".
Cuộc sống trong xã hội bị ràng buộc bởi quy tắc tổ chức để tổ chức kiểm soát, nhất là trong xã hội như Việt Nam hiện nay,hành động, đời sống đều được giám định dưới lăng kính của chủ nghĩa; trong ràng buộc đó, lòng tham con ngườitìm cáchthoát khỏi cơ chế để vun quén cho riêng tư, thi vấn đềtiêu cực là điều kiện ắt có phải phát sanh. Một xã hộitự dophóng khoáng thì tính tiêu cực lại ít phát triển, hoặc phát triển một cách vừa phải, hợp lý, đó là quy luật tương phản. Cái gì càng cấm đoán, càng o ép thì càng bùng phát. Tâm lýchúng sanh là thế. Tuy nhiên, một khi ai đó tự nguyện trong cuộc sống an thân thủ phận hoặc tự thân khép mình vào quy tắctôn giáo, theo một lý tưởngnhất định, phủ nhận mọi cám dỗ Danh-Lợi-Tình, may ra những tiêu cực khó mà phát sanh. Những bậc chân tu lại càng không để hạt giốngtiêu cực Danh-Lợi-Tình phát triển ngoài tầm kiểm soát của Giới-Định-Tuệ.
Kẻ có quyền lực thì tiêu cực phát sanh trong tầm tay quyền lực, kẻ không có quyền lực thì tiêu cực phát sanh trong môi trường đang sống. Không có quyền lựcđịa vị thi vun quén bằng những thủ đoạn khác, cho dù đem đến tổn hạisức khỏe, sinh mạng kẻ khác, miễn mình có thu nhập đầy túi tham, cứ làm.Khởi đầu hành động từ thiện là hướng đến sự khổ đau nghèo đói của kẻ khác, nhưng sau đó, hạt giốngtham lam len lõi vào, khiến hành động từ thiệnche đậy ý đồ xấu bắt đầu phát sanh. Mọi lãnh vực trong xã hội đều như thế nếu không tự kiểm soátthường xuyêný tưởng, hành động của mình. Người tu theo nhà Phật được hướng dẫn tự quán chiếu để hạn chế đưa đến triệt tiêu Tham - sân -si mà con đườnggiải thoát tự chọn.
Thế nhưng, trong một xã hội trăm hoa đua nở, đôi khi người tu quên mình đang trang phục chiếc áo, đang thọ nhận sự cúng dường của bá tánh, quên mình là hành giả đang đi trên đạo lộ giải thoát, từ những bước chân đầu tiên nhúng chàm, lần lần lún sâu vào con đườngthế tục, chiếc áo trở thành một phương tiện hữu hiệu che đây lòng tham trần tục. Những vị tướng giải thoát mà tâm phàm tục như thế, chư tổ gọi là "cư sĩ trọc đầu". Những tu sĩ giả sống nhờ chiếc áo, những tu sĩ từ thiền môn cũng sống nhờ chiếc áo mà tâm thoát khỏithiền môn, đều giống nhau, nhưng khác nhau là được bá tánhtrọng vọng và hợp thức hóa trong một tổ chức Giáo hội.
Rất may, những tiêu cực trong Thiền môn chỉ là thiểu số, nhưng là thiểu số đáng ngại khi họ là những chức sắc ăn trên ngồi trước, quyền cao chức trọng, nắm sinh mạng hàng vạn tu sĩ và tự viện trong cả nước. Có người bảo - như thế đã là sao nào? Một tu sĩ từ nước ngoài về thăm một Thiền sưchân tu, - bạch Hòa thượng, con vừa tốt nghiệp Tiến sĩ... Thiền sư hỏi - thầy học cao hiểu rộng, cho tôi biết đức Phậtngày xưa đã đậu bằng cấp nào vậy?
Trong cuộc sống ngày nay, Phật giáotrở thànhchiếc bóng nghiêng của xã hội. Bằng cấp Tiến sĩ trăm hoa đua nở từ quan chức nhà nước cho đến chức sắc Phật giáo. Xã hội cần bằng cấp để tiến thân trên địa vịxã hội hầu nuôi vợ con, hoặc cung cấp cho chân dài, tu sĩ cần bằng cấp để làm gì khi mà địa vị chức quyền đã không còn chỗ để tiến, (nói theo ngôn ngữbình dân gọi là đã đụng nóc), chức sắc trong Giáo hội không có lương bổng, lộc Phật hưởng thụ cũng đã đầy đủ, thì cái bằng Tiến sĩ như thế có thể thay giấy thông hành để vào Niết Bàn chăng?
Một Tiến sĩ thực thụ, phải bao năm dồi mài kinh sử, thậm chí thiết lập và bảo vệluận án không có thời gianăn uống ngủ nghỉ, thế thì, một chức sắc của Phật giáo hiện nay, càng cao thì công tác Phật sự càng nhiều, thời gian đi chứng trai, chứng minh cũng không đủ, công phutu tập không thể miên mật thì làm sao có thể nghiên cứu, tham khảo sách vở, học ngoại ngữ, dồi mài kinh sử như những thí sinh thuần chủng. Phát biểu, ban đạo từ đôi khi cần thư ký soạn sẵn, hướng dẫn tỉ mĩ...ôi, bao nhiêu thứ lỉnh kỉnh vây quanh những loại tiến sĩ như thế thì luận án được bảo vệthành công xuất sắc cũng là chuyện lạ trong những cái lạ của thế tục.
Trước 1975, GHPGVNTN phần lớn, các vị lãnh đạo không có bằng cấp, chỉ trong 11 năm mà vừa tổ chức Giáo hội, vừa điều hànhphật sự trong thời chiến, nhưng phật sự rất chu toàn và gây tiếng vang trên thế giới, tạo một tầm vóc và thế đứng vững chải. Nhìn lại như thế để thấy 35 năm giáo hội hiện nay được điều hành bởi những Tiến sĩ xuất sắc như thế, rồi mai đây, có lẽ không xa lắm, sẽ có hàng trăm Tiến sĩ không cần thông qua trường lớp, các trụ trì lớn nhỏ đều Tiến sĩ thì thế giới sẽ nghiêng mình bái phục Phật giáo Việt Namnhư bái phục một tập thể từ hành tinh xa lạ. Phật giáo như thế sẽ không cần giải thoát, không thiết Niết bàn, không cần giáo lý mà chỉ cần thế lý để vinh thân!!!
Luật tương phản hiện rõ, người có khả năng thì không cần bằng cấp, người cần bằng cấp lại không có khả năng. Bậc chân tu thì không cần chức quyền, người thích chức quyền thì đâu gọi là chân tu. Những hạt giốngtiêu cực từ xã hội ăn luồng vào Phật giáo như loại vi khuẩn giết người, nó đã giết uy tín của Phật giáo, nó biến các chức sắc Phật giáo thành những quan chức thế tục không cần lợi dưỡng mà cần danh vọng. Đức Phật nếu biết hàng trưởng tử của Ngài đều là Tiến sĩ, có lẽ Ngài không cần phải khổ công bỏ ngai vàng và suốt 49 năm truyền giảng giáo lý xuất sĩ để ngày nay biến thànhTiến sĩ.
Ai đó đang manh tâmbảo vệluận ánTiến sĩ một cách xuất sắc, thì hãy dừng lại, vì tiền cúng dường của bá tánh để các ngài tu tập, hướng dẫn quần chúnggiải thoát khổ đau phiền não, và giúp đỡ bao bệnh nhân nghèo khó, những trẻ cần ăn học, những tu sĩ nơi vùng xa đang thiếu thốn. Tu tập tự thân và phát triển phật sự quan trọng hơn bằng Tiến sĩ giấy. Bằng Tiến sĩ vượt cấp càng nhiều thì Phật giáo càng bị thu hẹp, tín đồ càng bị mất, không xa lắm, Phật giáo Việt Nam chỉ còn lại trên trang giáo sử với danh xưng là Phật giáoTiến sĩ hay là đạo PhậtTiến sĩ chứ không còn là đạo Phậtgiải thoát. Hãy để những vị Tiến sĩ thực học, thực tàilãnh đạogiáo hội thì may ra tránh khỏi cơn khủng hoảng virus Tiến sĩ hiện nay.
MINH MẪN 24/9/2016
Chú thích: Phần tô mầu các hàng chữ là do người post bài thực hiện. (Tịnh Thủy)
Kính thưa chư Tôn thiền đức, quý Phật tử và quý độc giả,
Như chúng tôi đã bố cáo trên Facebook vào thời điểm một nhà sư Việt Nam sửa soạn bộ hành khất thực từ Gia Lai đi Ấn Độ, website Thư Viện Hoa Sen đã bị một thế lực đen tối dấu mặt đánh sập liên tiếp nhiều lần. Tất cả các cuộc tấn công đều theo mô thức DDoS (Distributed Denial of Service) nhắm vào cơ sở hạ tầng mạng làm quá tải và hư hại máy chủ. Sau mỗi lần tấn công, chúng lại dùng trí tuệ nhân tạo AI để tạo ra các cách tấn công mới hơn và thông minh hơn, vượt qua tất cả những biện pháp phòng ngừa truyền thống. Về nguyên nhân chúng tôi đã thưa trong những lần bố cáo trước.
Hiện nay hệ thống máy chủ của Thư Viện Hoa Sen đã được sửa chữa và tăng cường thêm nhiều trang thiết bị mới nhằm ngăn ngừa các cuộc tấn công trong tương lai.
Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.