Sư Huynh

05/03/20178:55 SA(Xem: 6433)
Sư Huynh

SƯ HUYNH
Nhã Tâm

Thay XYZ
Ảnh minh họa

Vào thập niên tám mươi của thế kỷ trước, sau khi đất nước Việt Nam vừa mới thống nhất, do bối cảnh đặc thù của xã hội nên tình hình quản lý nhà nước về tôn giáo có nhiều điều khác biệt so với thời nay. Tôi còn nhớ rằng, có những tu sĩ Phật giáo, do không đầy đủ các giấy tờ liên quan đến nhân thân, nên không thể cư trú trong chính ngôi chùa mà mình đã xuất gia và đang yên lành tu học tại đó. Vô số hoàn cảnh thương tâm đã nảy sinh từ những vấn đề liên quan đến cư trú này. Sư huynh tôi là một trường hợp như vậy.

Sau lời cáo bạch đầy ái ngại của thầy trụ trì ở một ngôi chùa nọ, sư huynh tôi cũng như bao nhiêu vị tăng sĩ thiếu điều kiện về giấy tờ cư trú, đành phải vạ vật ở nhiều nơi. Có lúc ban ngày sinh hoạt tại chùa, nhưng ban đêm đành phải tá túc ở nhà dân. Một vài vị tăng sĩ trẻ không kham nỗi sự bí bách đành phải lựa chọn con đường trở về với thế tục. Sư huynh tôi khi ấy còn trẻ, nhưng luôn kiên định con đường tu dù phải làm khách “tạm trú thập phương Tăng”.

Nghe Phật tử thân quen bảo rằng, có một vị xuất gia đang lâm vào cảnh ngặt, vừa bị bệnh hen suyễn vừa không có chỗ nương thân. Lúc ấy, dù điều kiện sinh nhai còn bất tiện nhiều bề, nhưng ba me tôi đã phát tâm cung thỉnh sư huynh về tá túc tại nhà. Làm nghề nông, con thì đông, không gian sinh hoạt không đủ rộng, lại phải sắp sếp một gian phòng bé tí, để cho vị xuất gianơi sinh hoạt tạm thời, quả là nỗ lực từ ba me tôi.

Có những khi đồng áng vào mùa, cả nhà phải tất bật trên rẫy xa, nhưng phải phân công khi người này, lúc người nọ lo cơm nước cho thầy. Nghề nông tuy bận rộn nhưng ai cũng hoan hỷ với những câu chuyện thầy kể khi chiều về, và lòng đầy thanh thản khi nghe tiếng tụng kinh khàn đục của sư huynh trong lúc trời còn mờ sương. Tôi còn nhớ sau một mùa bội thu, ba me đã thủ thỉ bàn nhau mua một xấp vải kate Nhật màu nâu để cúng dường cho thầy khi ra Hạ.

Cũng từ nhân duyên đó, tôi hiểu thêm về những câu chuyện tiền thân Đức Phật, những gương nhân quả ba đời mà khi rảnh rỗi thầy kể cho cả nhà cùng nghe. Mãi cho đến một hôm, thầy bất chợt hỏi tôi: Con muốn đi tu không. Tôi trả lời không một chút do dự: Đi thì đi. Thật sự ra, trước khi đón thầy về nhà, mỗi chủ nhật hàng tuần, tôi vẫn đi học giáo lý ở một ngôi chùa ở làng bên, những kiến thức lõm bõm từ những buổi học bên hiên chùa, cộng với những câu chuyệnsư huynh đã kể cho cả nhà cùng nghe khi rỗi việc, đã từng bước làm nhu nhuyến tâm tôi.

Dường như ngay tức khắc, sư huynh đã bàn với ba me nhằm giúp tôi thực hiện ý nguyện này. Tự nhận rằng, mình còn trẻ và duyên nghiệp còn long đong nên sư huynh không thể làm thầy thế phát. Sau khi trầm tính, lắng nghe và suy xét nhiều bề, sư huynh và cả ba me đã đưa tôi đến cầu thầy bổn sư của tôi làm thầy thế độ. Mặc dù tôi và sư huynh không nên nghĩa sư-đồ nhưng trong thâm tâm tôi luôn sùng kínhxem như một bậc ân sư.

Tôi được chính thức xuất gia và không lâu sau đó, sư huynh cũng từ giã ba me và phát nguyện trong nom một ngôi chùa nghèo nằm heo hút giữa nông trại cao su ngút mắt. Và cũng từ đây, một phút lỡ làng trong một đêm trăng vắng, đã mở ra bước ngoặt chưa hề tính trước trong cuộc đời của sư huynh. Sự việc là, sau hơn một năm lưu học phương xa, một chiều nọ tôi đón xe về nhà, tiện đường nên ghé qua chùa trước, thì bàng hoàng hay tin sư huynh đã trở về thế tục, và người phối ngẫu là cô bé cạo mủ cao su hay xin nước uống mỗi chiều.

Tôi thẩn thờ lê bước về nhà, thì được ba me cho biết thêm, sư huynh đã bối rốithừa nhận với ba me ngay khi sự việc diễn ra. Thế nên, khi cô bé cạo mủ cao su có thai và thai còn nhỏ, thì ba me đã gặp sư huynh và thưa rằng: Nếu thực sự đó là một phút lỡ lầm, và nếu như thầy biết hồi tâm hướng Phật, thì một người con trai trong gia đình này sẽ nhận đứa trẻ làm con.

Sư huynh đã khóc với ba me và kiên quyết thưa: Con nguyện sẽ không làm cho ai khổ nữa. Trong ánh mắt đượm buồn, sư huynh còn nói thêm rằng, chúng con đã thỏa thuận rồi, khi nào con của chúng con lớn, thì con sẽ phát nguyện xuất gia.

Sau đó, sư huynh đưa cả gia đình bé bỏng của mình lưu lạc ở phương xa. Nghe qua người thân thì tôi được biết, sư huynh cũng tạm ổn với nếp sống thanh bần là nghề trồng nấm, cùng tất bật với các việc vặt mưu sinh.

Mãi đến một hôm, sau hơn mười năm không liên lạc, tôi vừa hoan hỷ vừa bàng hoàng khi biết rằng, sư huynh đã thực hiện lời hứa của mình là tái xuất gia. Tuy nhiên, nghiệp dĩ vẫn chưa buông tha, một ngày nọ sư huynh đi Phật sự ở một vùng quê xa mà quên đem theo thuốc ngừa hen suyễn. Đất lạ, trở trời, một con hen bất chợt khởi lên và sư huynh đành phải giả biệt cõi đời với nhiều ước nguyện còn dang dở, và nhiều điều chưa kịp nói hết với người trước, người sau.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/09/2020(Xem: 4471)
04/01/2016(Xem: 7094)
01/12/2019(Xem: 12727)
15/11/2012(Xem: 17321)
14/10/2010(Xem: 34813)
01/04/2014(Xem: 8971)
06/01/2017(Xem: 10556)
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :