CỘI NGUỒN
Quang Kính Võ Đình Ngoạn
Cá hồi ( salmon ) thuộc chủng loại salmonidae được sinh ra từ thượng nguồn các sông hồ. Song chúng chỉ sống nơi đây khoảng thời gian ngắn. Rồi loài cá nầy đã vội giả từ nơi chúng được sinh ra để làm một chuyến hải trình ngàn dậm về chốn biển khơi. Nơi có nguồn thực phẩm dồi dào thích hợp cho cuộc sống của chúng. Nhưng rồi với năng khiếu bẩm sinh, bản năng sinh tồn tự nhiên, khiến chúng cảm nhận được rằng chỉ có cội nguồn mới là nơi an toàn, là nơi che chở cho những bọc trứng, những đàn cá mới chào đời không bị các loài thuỷ tộc khác sát hại. Do đó chúng đã không quản ngại gian nan nguy hiểm đến tính mạng lội ngược dòng sông trở về nguồn. Nơi chúng đã có một thời sinh sống. Cuộc hành trình về nguồn lần nầy qủa thật là một cảnh bi hùng. Bởi lẻ nguồn năng lượng nơi thân thể chúng đều dùng cho việc vượt thác, vượt ghềnh trở về nơi cố quận. Rồi những con cá yếu sức lần lượt giả từ cỏi đời. Xác cá chết trắng xóa cả một khúc sông. Những thân xác nầy biến thành bửa tiệc linh đình cho các chú gấu đang chực sẳn hai bên bờ để đánh chén. Đàn cá còn lại vẫn kiên trì tiếp tục cuộc hành trình đầy nguy hiểm ấy. Số lượng cá về được đến nguồn có lẻ chỉ còn độ 20%-25% số lượng của đàn cá lúc ra đi. Khi sinh nở xong, những cá mẹ chỉ sống được với đàn con dại khoản thời gian ngắn. Rồi chúng cũng vội từ giả cỏi đời vì kiệt sức. Không riêng gì giống cá hồi. Nhiều loài sinh vật khác vì săn bắt mồi, vì tránh cái lạnh mùa đông...Nên chúng phải tạm rời khỏi nơi mình sinh ra và lớn lên. Rồi xuân đến chúng lại về nơi chốn củ như loài chim lạc. Khi xưa tổ tiên người Việt đã nhìn theo hướng bay của loài chim nầy mà di dời về phương nam để tránh cái họa diệt vong do người phương bắc mang đến. Giống chim bồ câu được con người thuần hóa, nuôi dưỡng làm vật đưa tin vì đặc tính dù ở vạn dặm xa xôi vẫn tìm về nơi mình đã từng sinh sống...
Từ thuở khai thiên lập địa. Từ thuở loài người hiện diện trên qủa tinh cầu nầy thì khái niệm cội nguồn cũng được phát sinh. Thời kỳ con người còn ăn lông ở lổ...Ý niệm cội nguồn có thể là những hang động, nơi che mưa, tránh nắng của một nhóm người, nơi sinh sống của một bộ tộc, một quốc gia.. .Nhưng rồi xã hội loài người, cuộc sống ngày càng thăng hoa. Phạm trù cội nguồn cũng không còn đơn thuần là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nơi có mồ mả tổ tiên, ông bà cha mẹ...nhưng nó bao gồm nhiều lãnh vực như cội nguồn đất đai, cội nguồn văn hóa, cội nguồn lịch sữ, cội nguồn tâm linh...
Khi xưa ông Trần Tế Xương nhiều lần đi thi bị trượt nên đã thốt lên những câu thơ đầy cay đắng: --------
Thi không ăn ớt thế mà cay
Sách đèn phó mặc đàn con trẻ
Thưng đấu nhờ tay một mẹ mày
Cống hỷ , mét xì đây biết cả
Chẳng sang Tàu tớ cũng sang Tây.
Xã hội chúng ta đang sống có những phương tiện thông tin, giao thông hiện đại... Do đó hiện nay người Việt không phải chỉ biết một vài quốc gia láng giềng chung quanh hay nước Pháp, nước Tàu là đế quốc đã đô hộ mình như thời ông tú Vị Xuyên đã sống. Qua báo chí, qua sự học hỏi về sử ký, địa dư, qua trang mạng điện tử... đa phần nguời Việt bây giờ có một kiến thức rộng rãi hơn về thế giới bên ngoài. Ngày nay do nhiều nguyên nhân đưa đẩy đã khiến một số lượng không nhỏ người Việt phải ly hương sống nhiều nơi trên thế giới. Trong số người Việt ly hương đó cũng có nhiều người lâu lâu trở về thăm lại quê cha đất tổ, thăm cha mẹ, bà con họ hàng. Song cũng không ít người chưa một lần trở lại quê xưa. Họ sẳn sàng chấp nhận đất nước mình đang sống làm quê hương thứ hai và gởi nấm xương tàn tại nơi đây. Đối với những nguời chưa một lần về lại nơi chôn nhau cắt rốn ấy. Có phải chăng họ đã quên đi nguồn gốc của mình? Theo thiển ý kẻ viết . Họ không quên đi cội nguồn của mình. Nhưng trái lại những người nầy có những tình cảm rất sâu đậm với quê hương, đất nước. Hành trình về nguồn của họ không phải trên những chiếc boeing 737, không phải trên các con tàu rẽ sóng đại dương hay trên những chiếc xe điện siêu tốc xuyên biên giới... Nhưng hành trình về quê hương của họ được thể hiện qua tâm thức, qua những kỷ niệm vui, buồn mà họ đã sống, qua việc bảo tồn nền văn hóa, di sản lịch sử dân tộc... Giờ đây xin mời qúi vị cùng kẻ viết thử lướt qua cuộc hành trình về nguồn bằng tâm thức ấy.
Kẻ viết còn nhớ vào năm 1963. Trong giờ học địa lý thế giới nói về châu Phi. Thầy giáo dạy môn sử địa có kể cho học sinh trong lớp nghe câu truyện đi tìm về cội nguồn tổ tiên, cội nguồn dân tộc của một người Mỹ gốc Phi. Rất tiếc lâu ngày người viết không còn nhớ tên ( hình như ông ta là một văn sỉ ). Ý muốn về nguồn nầy được phát sinh bởi một ngôn từ rất xa lạ mà thuở thiếu thời cho đến khi khôn lớn ông thường nghe ông bà cha mẹ nhắn đến. Nhất là lúc sắp lâm chung. Đó là chử
Trở lại câu chuyện tổ tiên của người Mỹ gốc Phi. Chúng ta thấy gì? Chúng ta thấy. Một thế lực phi nhân có thể giam cầm, bắt nguời khác sống kiếp sống nô lệ, thân thể họ bị đày đọa... Song không một thế lực nào có thể giam cầm được những tư duy, những tâm tư, tình cảm mà họ đã dành cho quê hương đất nước. Qua chử
Khác với những người châu Phi sống cuộc đời nô lệ đầy tăm tối. Người Việt chúng ta dù muốn, dù không cũng ra đi trong tinh thần tự nguyện. Chúng ta mang theo cả một gia tài văn hóa đến xứ người. Gia tài văn hóa ấy. nó bao gồm về huyền thoại lịch sử và chính sử của dân tộc, nó bao gồm về tín ngưỡng dân gian hay tín ngưỡng tôn giáo... Nó thể hiện qua ca dao tục ngữ được lưu truyền, qua sinh hoạt của cộng đồng người Việt ly hương...
Hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có huyền thoại lịch sử cho dân tộc mình. Người Nhật cho rằng họ là con cháu của Thái Dương thần nữ. Người Ấn nghỉ rằng họ được sinh ra từ những nơi trong thân thể của vị thần Phạm Thiên...Đối với dân tộc Việt. Qua câu truyện ông Lạc Long Quân là rồng và bà Âu Cơ là tiên. Mẹ Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng, nở ra ra một trăm con. Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi. Phải chăng huyền thoại lịch sử đó nhằm mục đích khuyên con cháu dù người Kinh hay người Thượng đều nên thuận hoà giao hảo. Do truyền thuyết nầy. Người Việt đã tự nhận mình là giống tiên rồng. Cũng từ huyền sử trên trong văn học Việt
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hoặc
Nhiểu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Câu truyện Phù Đổng Thiên Vương để lại cho thế hệ con cháu mai sau một bài học lịch sử giử nước. Khi đất nước bị giặc ngoại xâm. Việc chiến đấu, bảo vệ để vẹn toàn lãnh thổ, bảo vệ di sản văn hóa, độc lập, tự do...Đó chính là nhiệm vụ của toàn dân từ cậu bé lên ba cho đến các vị bô lảo, đến các bậc nữ nhi hào kiệt... Câu chuyện thánh Gióng đã khiến thế hệ mai sau có những bậc nữ nhi anh hùng Trưng Trắc, Trưng Nhị, bà Triệu, cô Giang, cô Bắc, một Trần quốc Toản còn trẻ không được vào họp để bàn việc nước đã bóp nát quả cam đang cầm trong tay mà không hay biết... Hoài Văn Hầu Quốc Toản đã về gom góp gia nhân, thân quyến, tiền của mua sắm khí giới tuyển quân. Cờ đề sáu chử Phá cường địch báo hoàng ân. Đội quân của ông đã khiến cho quân giặc Nguyên Mông nhiều phen khốn đốn. Ngoài ra trong lịch sử Việt
Nực cười châu chấu đá xe,
Ngở rằng chấu ngã, ai ngờ xe nghiêng.
Hành trình về nguồn của những người Việt ly hương ấy được biểu lộ qua nhiều hình thức. Nơi chôn nhau cắt rốn đó được trở về trong ký ức của mỗi người Việt xa quê qua nhiều hình ảnh. Nó có thể là làn khói lam chiều tỏa lên từ những mái tranh . Hình ảnh lủy tre làng soi bóng dưới dòng nước trong xanh. Đó đây có vài chú mục đồng ngồi trên lưng trâu nghêu ngao hát ai bảo chăn trâu là khổ? chăn trâu sướng lắm chứ. Ngồi mình trâu phất ngọn cờ lau. Để rồi hình dung một Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh phất ngọn cờ lau dựng lên nghiệp lớn. Mở màn cho kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc, xuyên suốt qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê. Nơi xóm làng thân thương ấy có những cánh đồng xanh um màu mạ mới. Nơi ruộng đồng ấy. Người nông dân đã cần cù lao động để đổi lấy bát cơm. Sự lao động cần cù nầy được biểu hiện qua bức tranh thủy mạc:
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,
Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa
mà những nông dân cần cù chất phác ấy chỉ có niềm ước ao đơn giản:
Lạy trời cho đến tháng mười,
Thổi nồi cơm nếp vừa cười vừa ăn.
Trong hoạt cảnh đồng áng ấy. Đó đây vang lên giọng hát câu hò nhằm xua đi những nhọc nhằng lao tác. Nó có thể là điệu hò Nam bộ hay quan họ Bắc Ninh, những câu hát đố của nhũng chàng trai, trêu ghẹo các cô thôn nữ ...Hành trình về nguồn cũng được thể hiện qua những di sản văn hoá vật thể trải dài từ Nam chí Bắc. Với Hà Nội ba mươi sáu phố phường. Tháp rùa đứng giửa Hồ Gươm, con đê Phủ Lý, chùa Một Cột nét đặc thù nền văn hóa Việt... Miền Trung có tháp chuông Thiên Mụ soi hình dưới dòng nước Hương giang, chùa Từ Đàm nơi khởi đầu cho phong trào tranh đấu đòi quyền bình đẳng, tự do tôn giáo vào năm 1963, với cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp, với những lăng tẩm, đền đài của các vua nhà Nguyễn, phố cổ Hội An...Rồi ký ức về nguồn lại xuôi vào
Lòng nhớ quê hương ấy không những được hiện về trong ký ức của mỗi một người Việt xa xứ. Song nó còn được thể hiện qua các sinh hoạt cộng đồng. Trong lể hội tết nguyên đán được tổ chức hằng năm. Cội nguồn ấy lại hiện về trong ngày giổ tổ Hùng Vương, ngày vía hai bà Trưng, ngày vía đức thánh Trần. Nó còn được thể hiện qua tín ngưỡng dân gian với ngày vía bà Chúa Xứ hay bà chúa Liễu Hạnh....Sự trở về cội nguồn ấy nó còn thể hiện được tinh thần tương thân, tương ái xuyên qua các hội đoàn, các hội ái hửu. Như hội ái hửu Quảng Đà, hội thân hửu Quảng Ngãi, Nhóm thân hửu Gia Long - Trưng vương, Trần Hưng Đạo - Bùi thị Xuân, nhóm Quốc Học- Đồng Khánh, nhóm nhớ Huế...Hàng năm các hội đoàn nầy tổ chức gặp mặt hàn huyên tâm sự. Ngoài ra người Việt tha phương còn tổ chức những đại hội về nguồn để cùng nhau thảo luận tìm ra một phương án hầu duy trì, bảo tồn được nền văn hóa Việt nơi xứ người. Hằng năm vào dịp nghĩ hè. Những vị có nhiệt tình với quê hương, dân tộc, họ thường tổ chức các trại hè về nguồn cho các em thanh thiếu niên nam, nữ mở các lớp Việt ngữ để thế hệ mai sau có thiện duyên hơn trong việc tìm về cội nguồn của mình, để khỏi xa lạ, bở ngỡ khi tiếp xúc với người thân ở quê nhà.. .
Đa phần đời sống tâm linh của người Việt là đạo Phật. Sự hiện diện của Phật giáo ở Việt
Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của tổ tông
Qua câu chuyện người Mỹ gốc Phi tìm về cội nguồn dân tộc mà người viết đã nghe được khi còn ngồi ở ghế nhà trường. Chắc đã khiến không ít qúi vị thấy cảm phục cho cuộc hành trình tìm về nơi quê cha đất tổ mà nguời nầy đã thực hiện. Tình cảm ấy ôi thật thiêng liêng! ôi thật trân qúi thay! Đành rằng huyền sử của một dân tộc hay huyền sử một tôn giáo ngày nay nó không thể giải đáp những nghi vấn mà khoa học đòi hỏi, không còn thích nghi với sự tìm tòi, khám phá của khoa học; song nó luôn luôn vẫn là nét đẹp về văn hóa mà chúng ta cần bảo tồn di sản ấy. Mặc dù người Việt ly hương xa lìa nơi chôn nhau cắt, rốn. Nơi có mồ mả tổ tiên ông bà. Nơi ấy chính là cội nguồn đất đai. Kẻ viết thiết nghỉ cội nguồn đất đai đó nó vẫn luôn luôn hiện diện trong tâm tư của những người Việt xa xứ qua những nét đẹp văn hóa vật thể ở quê nhà. Nhưng cội nguồn đất đai có thể không còn hiện diện trong ta. Khi mà chúng ta đã đánh mất đi cội nguồn văn hóa, cội nguồn lịch sử, cội nguồn tâm linh của dân tộc. Do đó chúng ta trân trọng kính phục thay cho những ai đã không quên đi cội nguồn dân tộc. Nhưng ngược lại chúng ta đau buồn và thương thay cho những ai đó đã chối bỏ truyền thống văn hóa dân tộc, chối bỏ huyền thoại lịch sử tiên rồng để chấp nhận một huyền thoại ngoại lai. Họ đã đánh mất đi món ăn tinh thần cần thiết cho cuộc sống. Khiến họ chẳng khác gì những cô hồn vất vưỡng không văn hoá. Cho dù họ đang sống chính trên mảnh đất quê hương song họ vẫn là những người khách bơ vơ, xa lạ. Ôi đau khổ thay cho những ai đã đánh mất đi cội nguồn văn hóa của mình.