Ấn Độ, đi lạc vào xứ sở huyền bí

16/02/20194:06 SA(Xem: 12526)
Ấn Độ, đi lạc vào xứ sở huyền bí

ẤN ĐỘ,
ĐI LẠC VÀO XỨ SỞ HUYỀN BÍ
 LƯƠNG NGUYÊN HIỀN

 

Lăng Taj Mahal
Lăng Taj Mahal

Máy bay đáp xuống phi trường quốc tế Indira Gandhi sau một chuyến bay dài hơn mười tiếng đồng hồ. Delhi, trời cuối tháng hai mát dịu, khoảng hai mươi hai độ, tôi không có cảm giác bị cái nóng hừng hực đập vào mặt như hồi tới Bangkok cách đây vài năm vào một trưa hè nắng cháy da. Đặt chân xuống phi trường, tôi thấy lòng mình nao nao. Bao nhiêu lần dự định tới đây, đều bị hoãn lạilý do nào đó. Ngày xưa đọc cuốn “Hành trình về phương đông” của Nguyên Phong, tôi đã mê ngay xứ sở huyền bí này, mê đất nước của dãy núi Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn) phủ tuyết trắng xóa có ngọn Everest cao 8.848 m sừng sững và dòng sông Ganga (Hằng) dài 2.510 km linh thiêng từ trên cao đổ xuống vịnh Bengal của Ấn Độ Dương. Tôi mê quê hương của Phật Thích Ca, của thánh Mahatma Gandhi và của nhà thơ hiền hòa nhân ái Rabindranath Tagore. Tagore là người châu Á đầu tiên được giải Nobel về Văn chương năm 1913. Thơ ông đa cảm nhưng sâu sắc, dịu dàng, quyến rũ và trong thơ lúc nào cũng tràn đầy sự hiến dâng cho đời, cho người. Tôi nhớ hai câu thơ của ông:

        Ta du tử trên đường trần rộng lớn
        Áo quần lấm bẩn và bàn chân ứa máu chông gai

       (“Chitra”  thơ Tagore [1])

Ai chẳng là “du tử” trong đời? Tôi cũng đang là một “du tử” trên quê hương ông. Chỉ khác là áo quần không lấm bẩn và bàn chân không ứa máu chông gai như thân phận nàng Chitra trong tập thơ “Chitra” của ông, tôi chỉ là một lãng tử bên đường ghé qua đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí của đất nước này.

Xem tiếp:
pdf_download_2
Ấn Độ - Đi Lạc Vào Xứ Sở Huyền Bí - Lương Nguyên Hiền

Bài đọc thêm:

Điểm Dừng Chân Cuối Cùng Của Đức Phật
Một Buổi Chiều Êm Ả Ở Vườn Lộc Uyển 



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/11/2014(Xem: 10949)
23/08/2018(Xem: 6733)
12/05/2013(Xem: 29542)
08/08/2018(Xem: 7775)
13/02/2019(Xem: 6020)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.