ẤN ĐỘ,
ĐI LẠC VÀO XỨ SỞ HUYỀN BÍ
LƯƠNG NGUYÊN HIỀN
Máy bay đáp xuống phi trường quốc tế Indira Gandhi sau một chuyến bay dài hơn mười tiếng đồng hồ. Delhi, trời cuối tháng hai mát dịu, khoảng hai mươi hai độ, tôi không có cảm giác bị cái nóng hừng hực đập vào mặt như hồi tới Bangkok cách đây vài năm vào một trưa hè nắng cháy da. Đặt chân xuống phi trường, tôi thấy lòng mình nao nao. Bao nhiêu lần dự định tới đây, đều bị hoãn lại vì lý do nào đó. Ngày xưa đọc cuốn “Hành trình về phương đông” của Nguyên Phong, tôi đã mê ngay xứ sở huyền bí này, mê đất nước của dãy núi Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn) phủ tuyết trắng xóa có ngọn Everest cao 8.848 m sừng sững và dòng sông Ganga (Hằng) dài 2.510 km linh thiêng từ trên cao đổ xuống vịnh Bengal của Ấn Độ Dương. Tôi mê quê hương của Phật Thích Ca, của thánh Mahatma Gandhi và của nhà thơ hiền hòa nhân ái Rabindranath Tagore. Tagore là người châu Á đầu tiên được giải Nobel về Văn chương năm 1913. Thơ ông đa cảm nhưng sâu sắc, dịu dàng, quyến rũ và trong thơ lúc nào cũng tràn đầy sự hiến dâng cho đời, cho người. Tôi nhớ hai câu thơ của ông:
Ta du tử trên đường trần rộng lớn
Áo quần lấm bẩn và bàn chân ứa máu chông gai
(“Chitra” thơ Tagore [1])
Ai chẳng là “du tử” trong đời? Tôi cũng đang là một “du tử” trên quê hương ông. Chỉ khác là áo quần không lấm bẩn và bàn chân không ứa máu chông gai như thân phận nàng Chitra trong tập thơ “Chitra” của ông, tôi chỉ là một lãng tử bên đường ghé qua đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí của đất nước này.
Xem tiếp:
Ấn Độ - Đi Lạc Vào Xứ Sở Huyền Bí - Lương Nguyên Hiền
Bài đọc thêm:
Con Đường Phật Tích (Phim Phóng Sự) Do Báo Sài Gòn Tiếp Thị Thực Hiện
Điểm Dừng Chân Cuối Cùng Của Đức Phật
Một Buổi Chiều Êm Ả Ở Vườn Lộc Uyển
- Từ khóa :
- Ấn Độ
- ,
- đi lạc vào
- ,
- xứ sở
- ,
- huyền bí