Kinh hành niệm Phật

17/06/20201:00 SA(Xem: 4944)
Kinh hành niệm Phật
KINH HÀNH NIỆM PHẬT 
Nhất Tâm Nguyễn Xuân Chiến
 

chua lang queĐến giờ này, đã qua hơn năm chục năm rồi, nhưng tôi vẫn cảm thấy như mới hôm qua. Ừ, mà đôi khi tôi cảm thấy như mọi chuyện đã xảy ra rất lâu, lâu lắm, dường như mấy kiếp rồi. Đúng như đức Phật đã nói: “Thời gian vốn không thật có, tất cả đều là ý niệm của tâm thức”.

À, tôi hiểu ra rồi, tâm hồn chúng ta luôn luôn sống trong vọng tưởng, mà thời gian chính là sản phẩm của tâm thức nên nó không bao giờ tách rời vọng tưởng, do đó thời gian dài ngắn tùy theo cái nhìn vui buồn theo từng lúc của mình!

Hồi đó, tôi mới chừng hăm bốn hăm lăm tuổi, … bữa hôm đó ngày Rằm Tháng Bảy. Bạn tôi, anh Viện mãi gần 10 giờ mới đến nhà chở tôi đi viếng một ngôi chùa quê. Chùa quê. Độc đáo, và kỳ lạ, anh Viện bảo thế. Mà riêng phần tôi, cũng bằng lòng vì các chùa đẹp, sang giàunổi tiếng võ lâm thì bọn tôi đều đã nhẵn mặt.  

Đến chùa thì người bạn Viện bỗng dưng biến đâu mất, có lẽ bận chút công việc nào đó, y thả tôi đứng chơ vơ giữa cảnh quê mùa và huyên náo này. Tôi bâng quơ nhìn khắp nơi và cảm thấy thú vị trước cảnh quan hoang dã, mộc mạc hiền lành của một nơi vắng bóng nếp sống thị thành này.

Chùa nhỏ với cổng tam quan cũ kỹ đã tróc dấu vôi và hồ nước bé tí như ao làng, cũng có vài cọng sen lơ thơ giữa rừng lá sen chen chúc mặt hồ. Chánh điện vừa đủ để cho khoảng trên dưới một trăm người hành lễ. Những dãy tre cao bao bọc quanh khuôn viên chùa. Những hàng cây chuối lá xanh tươi nõn nà bao vây giếng nước nằm gần chái bếp.

Tôi ngồi trên bãi cỏ bên hông chùa, lắng nghe tiếng tụng niệm của đạo tràng trong kia, âm vang Nam mô A di đà Phật đều đặn, có vẻ thanh thoát lạ thường.

Không bao lâu, buổi công phu vừa xong tôi định thả bộ về thì một cô gái có lẽ vừa tụng niệm xong, bước đến chào:

-         Chào bác… ủa xin lỗi chào anh, mời anh vô chùa thọ trai. Bữa nay là Rằm Tháng Bảy, lễ vía Vu Lan chùa có ý mới tất cả các bác các anh vào dùng bữa cơm chay…

Tôi bỡ ngỡ:

-         Thế hả! Tui biết hôm nay là Vu Lan chứ, chắc hẳn phải có bữa cơm chùa chứ?

Tôi đi chầm chậm theo cô bé bước vào dãy nhà ngang, và khi ấy các bác xúm lại đon đả mời chào. Họ cung kính chắp tay, dọn sẵn thức ăn chay đầy bàn và bảo cô bé tiếp chuyện. Cô bé xới cơm vào chén kiểu. Tôi vừa ăn vừa hỏi thăm về chùa, sinh hoạt đạo tràng, mới hay là Thầy ở đâu mới chuyển đến và cũng mang pháp môn Niệm Phật về cho địa phương này.

Giờ này, tôi mới nhìn kỹ. Cô bé khoảng mười sáu mười bảy tuổi, hồn nhiên ngây thơ, có lẽ còn đi học, ăn vận áo tràng lam cách điệu, nói năng nhỏ nhẹ ra vẻ con nhà đàng hoàng:  

-         Chùa này xưa nay bỏ hoang, mấy năm ni có Thầy mới về, tổ chức những khóa niệm Phật vào mỗi buổi chiều. À, chút nữa mời anh tham dự một buổi niệm Phật để gieo duyên và được phước.

Tôi cười:

-         Tui thì chẳng có cái duyên nào để gieo nới cái mảnh đất mà mọi người đều đã niệm Phật thuần thục như ri. Tui chẳng cầu phước đâu? Sẵn dịp tui cũng niệm Phật để Tri Ân A DI ĐÀ. Nếu không thì ngài A Di Đà không vui…

Cô Bé hí hửng:

-         Ông Phật mà vui buồn như mình rứa à? Em niệm Phật nhưng chưa nghe ai nói như rứa cả!

Tôi cười vui:

-         Em niệm Phật như vậy thật là đại quý báu và khó kiếm. Phải có đầy đủ thiện căn, phước đứcnhân duyên mới niệm được. À, nhưng em phải học Phật Pháp mới tăng trưởng tín tâm và làm lớn mạnh con đường vãng sanh của mình. Và còn phải chịu khó trang bị tri thức Phật Pháp để giúp đỡ nhưng người khác, ngõ hầu báo đáp ơn Tam Bảo…

Cô bé gật đầu không biết có hiểu những lời tôi nói hay không, nhưng ngó cái bộ tịch vui vẻ, đồng tình là được rồi. Bữa cơm đã xong, cô bé bưng tới mấy ly nước chè tươi. Tôi lâu lắm rồi mới có dịp uống nước chè, ở gần thành phố, sinh hoạt phố xá nên đi mô cũng nước ngọt, coca cola, có đâu nước chè tươi đậm đặc hương vị nhà quê như ri?

Tiếp đến là niệm Phật đại chúng. Thầy gõ khánh, đi dẫn đầu, tiếp theo là khoảng 7, 8 bác trai và niệm vừa bước theo, sau cùng là khoảng một trăm bác gái vừa dắt díu nhau đi thủng thắng mà đi ba vòng quanh điện Phật.

Tôi cũng thành tâm đi theo chân Thầy. Cô Bé vừa lim dim cặp mắt, tỏ vẻ kính tin, khoan hòa vừa lắng nghe tiếng khánh vừa niệm Phật lớn tiếng, mồn một… Giọng cô nghe trong veo, cất lên giữa đám đông nhưng tôi vẫn cảm thấy gần gũi, hòa tan trong âm thanh đại chúng nhưng vẫn không đánh mất bản sắc của mình. Tự nhiên, tôi cảm thấy rung động lạ kỳ như kẻ đi xa chợt nghe tiếng gọi thiết thân của quê nhà Tịnh Độ…

……

Ôi bao la, cao rộng, bủa đức từ
Ôi chan chứa, ơn Ngài là vĩnh cửu
Ôi nụ cười muôn đời thơm diệu hữu
Ôi bàn tay chứa đựng giấc lưu ly

Ôi con thuyền chở thẳng đến Liên Trì
Ôi bản nguyện cứu bầy con mê ngủ
Ôi nhịp cầu dẫn ai về bến cũ
Ôi lương y đầy đủ mọi thuốc thang

Ôi Mẹ Hiền bảo bọc khỏi nguy nàn
Ôi trưởng giả xé toang đời cùng tử!

……

Chiều xuống nhưng ánh nắng mùa hè vẫn còn vương trên bãi cỏ sân chùa. Tôi một mình lội bộ ra cửa tam quan. Vừa bước đi, tôi có thi hứng nên làm ngay bài thơ.

Bỗng nghe tiếng xe đạp cọt kẹt phía sau lưng:

-         Anh gì… ơi, em có xe đạp xin chở anh về một khúc đỡ mỏi chân!

-         Ủa, em Bé đó à! Xe chở được không?

-         Được, em chở ba em ra ruộng hoài!

Tôi lên phía sau xe. Ngồi.

-         Nhà tui chỉ cách đây gần 3 cây số thôi. Mới đó mà đã xong bài thơ…

Cô Bé đạp xe khá vững vàng.

Xe vừa đi, chúng tôi vừa nói chuyện:

-         Hồi nãy khi đi kinh hành niệm Phật, nhìn em thành kính tu tập như rứa, lòng anh xúc cảm, và bây giờ nghĩ ra một bài thơ.

-         A! Anh cũng biết làm thơ? Đọc cho em nghe thử xem nà!

KINH HÀNH NIỆM PHẬT

          ……

Em ríu rít bàn chân son đỏ
Bước trên đời những chặng băn khoăn
Tôi thì thầm: ước mong nho nhỏ
Xin làm guốc mộc đỡ đôi chân…

Đường thì xa, mịt mù quạnh quẽ
Một mình em dấn bước xa khơi
Tôi là người bạn đường vui vẻ
Hát em nghe những khúc tuyệt vời…

Trời nắng cháy, em cần bóng mát
Để dừng chân nghỉ mệt phút giây
Tôi mong làm tàng cây rậm rạp
Che chở em một bữa một ngày…

Lạc lõng giữa vũng lầy sinh tử
Em rên la… ứa giọt đầm đìa
Tôi nguyện làm bè lau chắc chắn
Đưa em về tận bến bên kia…

Cõi ta-bà tai ương tình lụy,
Ta chung nhau về một chốn bình yên,
Tây phương Cực lạc gần hay ngái?
A di đà Phật…  vẫn kề bên….

……

……

Bài thơ vừa dứt, cô bé phanh xe lại:

-         Bài thơ này nhan đề là chi?

 

-         Anh định đặt tựa là Kinh Hành Niệm Phật, bé nghe xem được không?

 

-         Thực chất là tôi mong ước em sẽ Niệm Phật kiên cố, học hành thấu đáo và vững vàng, để tự cứu mình và giúp đỡ mọi người xung quanh...

-         Anh chép lại cho em một bản nhé?

-         Chắc chắn rồi. Tụi mình ngồi bệt xuống lề đường, bé đưa tôi mấy tờ giấy vở học sinh. Tôi viết tặng em ngay…Ờ này, luôn tiện tôi tặng em thêm bài nữa để kỷ niệm một mùa Vu Lan ở chùa làng. Có cơm chaykinh hành niệm Phật… À, có hai bài thơ con cóc nhưng nói lên cái lý tưởng Tịnh Độ của chúng ta!

CHẮP TAY NGUYỆN CẦU

Anh hãy là một con chim loan
Em sẽ là một cây ngô đồng
Đời đời, anh dừng cánh
Nơi lòng em trắng trong

Anh hãy là dịu dàng bóng mát
Che mãi hoài đời em thơm nồng
Hay nghìn năm bếp lửa
Khô bờ tóc em hong

Em sẽ là cụm hương lan xa
Đưa chúng mình về bên Quê Nhà
Đậm đà như nguyện ước
Thơm lựng như đóa hoa,

Em sẽ là ngọt viền nhang thắm
Đưa tháng ngày vào trong yên lành
Đưa bài thơ diễm ảo
Xa mầu nắng mong manh

Xin ủ tình yêu bằng tín đức
Gột lòng nhau bởi áng kinh thiêng
Cho thắm tươi mặt đất
Ngời xanh miền vô biên…

                     ……

            Nam mô a di đà Phật…



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/05/2023(Xem: 1606)
06/02/2012(Xem: 28422)
22/06/2018(Xem: 12061)
28/08/2015(Xem: 7907)
16/09/2015(Xem: 14037)
17/07/2019(Xem: 8814)
04/01/2015(Xem: 10808)
02/01/2017(Xem: 6838)
25/01/2015(Xem: 9199)
17/09/2020(Xem: 6627)
11/02/2020(Xem: 7062)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.