Ảo Mộng - Trần Gian

02/08/20204:03 SA(Xem: 2804)
Ảo Mộng - Trần Gian
VÒNG XOÁY CUỘC ĐỜI
TUYỂN TẬP VĂN
THÍCH NHUẬN HÙNG
Thư Viện Hoa Sen
Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation

 

ẢO MỘNG  - TRN GIAN

Có nhiều lúc tôi cứ ngỡ, cuộc đờiảo mộng của trần gian, hay chỉ là áng mây trôi lơ lững giữa tầng không, phiêu bồng bơ vơ lạc lõng nơi mô! Hình như giòng chảy ấy “nó” có khác gì mê cung giữa chốn hồng trần, đến rồi đi ai là kẻ âu sầu thê  thảm trong trần thế. Thôi thì, ta hãy chọn cho mình một hướng đi tốt đẹp hay không gian huyền ảo nào đó, chẳng hạn như chọn núi rừng tịch tịnh…phố xá phồn vinh náo nhiệt hay nơi nào đó yên tĩnh hoặc giả sông ngòi hữu tình theo sở thích riêng mình làm nơi dừng chân tu tĩnh chân tâm, bản tánh…!

 

Nói cho cùng, giữa không gian bao la tịch mịch trong bầu trời đầy huyền bí, nơi ấy núi rừng trùng điệp, tịch mịch tĩnh lặng, thấp thoáng tôi còn trông thấy nào là rừng thông nhấp nhô chót vót, một màu xanh của cây. Bước tới gần đó những bụi cỏ dại lê thê um tùm lau sậy, cùng nhiều những tảng đá xanh rong rêu lâu đời bao phủ in đầy dấu vết thời gian. Chắc lẽ nơi đây cũng từng có dấu chân người sinh sống nhưng hiện nay không còn chăng nữa. Vùng đất này đã trải qua bao biến động, gì đây đã trở thành hoang phế! Làm tôi liên tưởng đến dòng thơ xưa ghi rằng:

 

       “Đất cũ ai về thương với tiếc!

        Chiều ơi! Đâu những bóng thiên thần

        Âm hưởng còn đây từng suy tưởng

        Lá vàng cung kính bước chân nhân

 

        Từ cõi vô sanh về trong mộng

        Pháp thân hành hóa khắp muôn phương

        Vời vợi thẳm sâu dầy tăm tối

        Tiếng chuông linh diệu nước cành dương”

                             Thanh Trí Cao

 

Hồn tôi tưởng tượng thấp thoángđâu đó có một thảo am tranh nho nhỏ ẩn hiện qua mấy nhịp cầu tre bắc qua hồ nước xanh ngần, phất phơ trúc biếc thảo hoa và có lẽ đó cũng là một tác phẩm chấm phá của bức tranh thủy mặc, thêm vào đó những làn khói lam chiều ẩn hiện lãng đãng trên bầu trời, khi hoàng hôn buông xuống. Ôi! Thật tuyệt vời, đó là tác phẩm khó mà diễn tả bằng lời được… Ở đâu? ở đó, có gì chăng!

 

“Sơn cùng thủy phúc nghi vô lộ,

liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”

       

Tạm dịch nghĩa: (Núi cùng nước tận ngờ hết lối, bóng liễu hoa tươi lại một làng). Nghĩa là: (giữa cảnh núi non trùng điệp, sông ngòi chằng chịt, tưởng như không còn đường đi nữa, thì bỗng nhiên ở ngay trước mắt phát hiện, thấy trong bóng mát của rặng liễu xanh có khóm hoa tươi đẹp rực rỡ sắc màu và còn có một thôn làng thanh bình, yên ả.)

 

Khi gặp những chuyện không vui, không như ý, không toại nguyện, thậm chí là rơi vào hoàn cảnh tưởng như bần cùng, vô vọng, không lối thoát thì bạn cũng chớ bi quan, nãn lòng, lùi một bước mà hãy cứ xuất tâm, xuất niệm làm tiếp, bước tiếp về phía trước xem sao. Khi đó không chừng phía trước mắt bạn sẽ mở ra một con đường mới, một lối thoát mới, một tầm cao mới thênh thang hy vọng và ngập tràn ánh sáng của hạnh phúctự do, (cùng tắc biến, biến tắc thông là thế đó!).

 

Hồn thơ, hồn nước quyện hòa cùng hồn thiêng sông núi mỹ lệ,  tạo nên cảnh tiêu dao tháng ngày ủ rũ, từ xa xưa cho đến ngày nay, những kẻ tha phương, thường dùng “văn dĩ -tải đạo” giải bày nỗi lòng u uẩn. Văn chương cũng là hơi thở cho tâm hồn, bồng bềnh chan chứa giữa núi rừng tịch mịch, sâu thẳm trong tâm khảm của ai đó!…Cảm nhận được chúng, “nó” toát ra từ đáy lòng thầm kín đã cưu mang  lấy “nó” theo thời gian, tôi nhớ tác giả ghi lại rằng:

 

“Lắng nghe hơi thở vào ra

Ngàn năm thân thế sương sa đầu cành

Lắng nghe hơi thở mong manh

Sợi thương- sợi nhớ dệt thành mộng cơn

Lắng nghe hơi thở mỏi mòn

Trái tim nhịp đập mãi còn lang thang

Lắng nghe hơi thở dịu dàng

Câu thơ đại định non ngàn vắng không!”

               Minh Đức Triều Tâm Ảnh

 

Kỳ lạ thay! niềm cảm hứng của sức mạnh tuyệt vời hòa cùng sức sống sáng tạo diệu thường, dường như ai đó đã cảm thông, cùng tác giả khai mở mạch nguồn văn chương lai láng suốt bao năm trường, dù là núi rừng tịch mịch đi chăng nữa! Chung quanh thiếu thốn đủ bề nhưng tâm hồn văn chương chữ nghĩa vẫn sáng trong không hề bị ai đó ngăn chận lại.  Nó vẫn luôn luôn sáng như pha lê trong như thủy tinh, cứng như thạch nhủ trong hang động…giống như những “ẩn sĩ” trong rừng sâu ngồi thiền tịnh, tịch nhiên bất động giữa dòng đời đầy biến động.

 

Cho dù sống giữa thâm sâu cùng cốc, nhưng văn chương vẫn trào dâng không ngớt ngàn chữ nghĩa lai láng cùng với thời gian bồng bềnh trôi nổi giữa phong ba bão táp.

       

 

“Nhìn xem hoa lá hữu tình

Mở ra vô tận trang kinh đời này

Bước ra thấy núi tọa thiền

Bước vô thấy Phật an nhiên mỉm cười

Trong ngoài chẳng thấy chữ “như”

Mình còn ham viết bụi rơi cửa ngoài”

          Minh Đức Triều Tâm Ảnh

 

Tùng xanh trúc biếc thông ngàn, bạc vươn vờn gió - trăng lộng, không gian tịch mờ…!

 

Nói đến đây hồn ai đó…đã mượn mây, trời non nước dựng lên bức tranh tuyệt vời, một cuộc đời, một người tu, một chốn hoang sơ, phải chăng ai đó gieo mình nơi đây? Dẫu chăng cuộc sống trớ trêu, hồn văn lai láng vẫn còn có ta, dòng đời như thế nổi trôi. Vẫn trong sâu thẳm ai mà biết ai, biết ai, ai biết mà biết ai…dòng đời như thế trôi vào hư không, giữa đời mộng tưởng bao quanh, còn chi ta tưởng tháng ngày tiêu dao, thiên thu thì mặc thiên thu, hồn ta còn đó vấn vương làm gì!

 

“Tôi đi từ đã đáy lòng thật tâm

Thương trần gian không dám hé môi

Tôi chẳng biết nơi nào là quán trọ

Kiếp sống tha phương cố quận bao giờ!

Nếu còn thở! tôi vẫn còn bày tỏ

Mến cuộc đời với hạnh nguyện dấn thân.”

                   Thanh Trí Cao

 

Khi thấy, dòng đời như trăng, lồng lộng trong bóng nước chảy trôi dạt dào thì bao nhiêu phiền não khổ đau trĩu nặng oằn vai trong cõi người ta, bỗng chốc tan biến và tất nhiên thân ta liền thấy nhẹ nhõm, cất tiếng hát vang cùng nhịp bước tung tăng giữa núi rừng bao la tịch mịch. Chẳng còn bận chi nặng nợ với trần gian trầm trọng âu sầu thê thảm. Sầu riêng ai bẻ làm đôi, nửa in chiếc bóng, nửa trao cho người, “ấy” ta đã biết là hư ảo của thế gian rồi,  thì chúng chỉ là phù du mộng ảo, là bọt nước là sóng biển là mộng tưởng của trần gian. Ta phải thoát ra cảnh giới dục vọng, tham –sân- si thì mới có thể bước đến bến bờ giải thoát. “Vạn pháp giai không, duyên sinh hư huyễn”

 

Mượn dòng tri kỹ nên thơ, tình đời - lý đạo giao thoa chốn này, ta bà này có chi đâu niềm tin tri kỷ tặng người bạn thân, tri âm thắm thiết tháng ngày, không lời diễn tả nên chi, ta về nối lại dây rừng, tình sâu như đá, nghĩa lòng như hoa.

 

Sống ở núi mà hồn chưa hóa núi, cho nên lẩn thẩn một dòng sông, lẩn thẩn như cánh chim rừng hoàng hôn ướt xẫm, cánh bèo xao xuyến nổi sầu đông đưa.

 

Giữa nhân sinh trường mộng, mỗi người chúng ta ít nhiều va chạm với nỗi buồn cô độc khốc liệt như thế, họ sẵn sàng đón nhận một (tri âm) nào đó, tâm đắc với họ, đồng lòng chấp nhận một sự cô đơn, lẽ loi, đơn độc trong lối sống một mình, một cõi nhưng rất đậm đà thân mật hòa quyện cùng thời gian, không gian, không oán trách cuộc đời. Cám ơn cuộc đời đã khiến bạn như thế để bạn có thể sống với cuộc cuộc đời tự lực với thế giới hoàn toàn xa lạc, mà không cảm thấy “bất an” vì tâm họ đã “an” trong mọi hoàn cảnh…Tự do - tự tại thênh thang trên lộ trình khám phá để đạt tới bến bờ giải thoát bao muộn phiền của thế gian đầy ngũ trược ác thế này. Để tâm trí tung bay giữa bầu trời cao rộng nào đó không còn những rành buộc bao quanh, bởi ngũ dục, (tiền, tài, danh, lợi, sắc dục…)Chính sự cô đơn đó là nguồn cảm hứng sáng tạo vô biên, trong cuộc sống dẫy đầy: (hỷ, nộ, ái, ố…)

 

Bạn đã chọn cho mình một thái độ ẩn dật giữa chốn núi rừng, âm u tịch mịch. Biết rõ tận tường chuyện đời là thế đó đảo điên mưu mô xảo trá của những kẻ đầy xảo quyệt đem ra cân đo, tính đếm với những người yếu hèn hơn họ, thật là bất công vô cùng…! Thôi xin đừng nói nữa!!!

 

Nói cho cùng, thế gian này ai ai cũng thấy rõ mọi hiện tượng mạnh được yếu thua nhưng không ai làm gì hơn được nếu bình đẳng hết thì thế gian này còn việc gì để nói. Cho nên nơi cõi ta bà đã sống thì phải chấp nhận cảnh tranh dành đấu đá lẫn nhau, trên thương trường cũng như chiến trường…mọi sự sống đều phải đánh đổi bằng công sức chứ không ai mà ngồi đó chờ sung rụng cả. Phải nỗ lực và nỡ lực hơn thế nữa (Ảo Mộng – Trần Gian) là thế đó…! Có chi mà phải bận tâm cho nhọc lòng.

 

 FL, Lake Wales ngày 3/10/2019 

 

Nhuận Hùng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/01/2016(Xem: 6968)
01/12/2019(Xem: 12587)
15/11/2012(Xem: 17216)
14/10/2010(Xem: 34626)
01/04/2014(Xem: 8846)
06/01/2017(Xem: 10419)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.