Khúc Nhạc Sầu

02/08/20204:05 SA(Xem: 2650)
Khúc Nhạc Sầu
VÒNG XOÁY CUỘC ĐỜI
TUYỂN TẬP VĂN
THÍCH NHUẬN HÙNG
Thư Viện Hoa Sen
Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation

 

KHÚC NHẠC SẦU !!!
 

Như có một cái gì đó sống lại trong tôi, khi viết bài này với tựa đề “Khúc Nhạc Sầu”. Lẽ ra, tôi không viết thì phải hơn, vì giữa (thảm và sầu) là đem đến cho mọi người đều không tốt. Nhưng nội tình bên trong còn có nhiều ẩn khúc sâu kín (sầu với thảm). Bởi thế, đây là sự bất khả- tư nghì không thể diễn bàn được. Nói cách khác, thoáng hơn xoay quanh câu chuyện, đi thẳng vào cuộc đời không ngoài ba chữ (tham – sân – si) đó là điều không nên xảy ra trong giáo lý Phật đà. Mong lắm thay!!!

 

“Những giọt nắng hồn nhiên khép kín

Một tấm lòng rộng mở bao dung”

              Thanh Trí Cao

 

Chúng ta, ai ai cũng biết sự kết hợp giữa tâm linhthiên nhiên đưa ta vào một khoảng khoắc tuyệt vời huyền bí và cũng có lúc cảm nhận được cái gì đó, “nó” như dòng nước, lững lờ trôi bềnh bồng trên biển cả hòa quyện cùng ánh trăng, sáng tỏ phiêu bồng khắp nơi nơi, cảnh trí nơi đây cũng thật là tuyệt vời, lắm nhỉ! đó nhen…! Làm cho tôi nhớ lời thơ xưa:

 

“Ngàn năm mưa gió vẫn bay

Trăm năm có đứng chỗ này hay chưa?”

                   Thanh Trí Cao

Đúng vậy, ngàn năm trước nơi đây chỉ là vùng đất cằn cõi sa mạc, khô khan, cát nắng. Thời gian đi qua vạn vật cũng thế không thể dừng lại được. Chúng cứ, từng tự, từng tự mà trôi mãi, trôi mãi cho đến vài chục năm gần đây. Nói rõ hơn vùng đất ấy “nó” trở thành ngôi “nhà thờ” cũ của người (Cuba) trên miền đất “hứa” nhưng họ không phát triển được. Sau cùng phải bán mà ra đi. “Vòng Xoáy Cuộc Đời” vẫn còn mãi mãi, cơ duyên tạo hóa trớ trêu, nay đã biến thànhĐại Hùng Bảo Điện dựng nên ngôi Bảo Quang Tự”, thật tráng lệ nguy nga, uy nghiêm hùng vĩ đồ sộ dưới bàn tay nghệ nhân Thanh Trí Cao tức Cố Hòa Thượng Thích Quảng cùng Thượng Tọa Thích Nhuận Hùng và rất nhiều Phật Tử, đông đảo đã có mặt nhiều nơi từ xa đến gần, hưởng ứng ngôi Tam Bảo tại vùng đất tạm dung thuộc miền Nam Cali...!

 

Cho nên hàng Phật Tử mong muốn có được ngôi nhà chánh pháp...đã thành tâm, âm thầm đóng góp, thật nhiều số lượng tịnh tài và công sức…Qua một thời gian khá dài để xây dựng lên ngôi chùa, trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm, nhiễu nhương vượt qua mọi chướng duyên, chướng ngại đủ rắc rối từ giấy tờ xin phép cho đến quyên góp tịnh tài, nhiều cách thức gây quỹ, như đúc tượng Phật nhỏ…để có đủ tài chánh, xây cất nên cơ ngơi hùng vĩ như thế. Trong khuôn viên chùa đất rộng  (2 mẫu 2) tức (100.000 square – foot) cảnh trí rất khang trang mát mẻđẹp đẽ. Sau cùng cũng đạt được ý nguyện, như vậy là  hoàn tất quần thể Bảo Quang Tự theo lối kiến trúc nghệ thuật “Chùa Việt Nam” trên đất Mỹ được viên mãn tốt đẹp. Ai nấy, cũng thán phục và tấm tắc khen ngợi ngôi chùa trang nghiêm, hùng vĩ, mỹ lệ, uy nghiêm thật là xứng đáng cho Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản trên đất Hoa Kỳ. Người xưa đã từng nói:

 

 “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi

Nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông!”

 

Đúng thế, việc gì làm cũng cần có sự quyết tâmcùng chung chí hướng, ngày ngày, tháng tháng, năm năm, lần lửa đi qua. Việc làm trải qua bao cực khổ, khó khăn và vất vả vô cùng, vô tận. Không phải, riêng cá nhân tôi, có thể nói lên lời này, để mà kể công lao, chẳng hạng như (mèo khen mèo…). Người tu chỉ cầu mong sao cho hoàn tất ngôi chùa, để lại di tích cho đời sau biết rõ cội nguồn, ai là vị tổ khai sơn Bảo Quang Tự và cũng là người sáng lập, ai là người tiếp nối...ai là người đóng góp công sức đã kề cận cùng với cố Hòa Thượng viện chủ...Để tạo dựng nên ngôi nhà chánh pháp cho bá tánh thập phương, lui tới tu tập học hỏi giáo pháp Như Lai, báo Phật ân đức. Trong giai đoạn khởi đầu chùa Bảo Quang đặt chân đến là tháng 3/2002. Tại Nam Californi, Mỹ quốc.

 

Nhắc đến, bản thân tôi sống ở đâu thì chẳng màng tới! Thuận duyên thì tốt, hay ngược lại chẳng sao. Cho dù không đủ phước duyên để nhận lãnh…thì cũng vui vẻ ra đi, để đến một nơi khác làm đạo và hoằng hóa độ sanh. Những nơi nào có thiện duyên với mình, thì mình trú xứ ở đó mà lo tu tập. Không nhất thiết phải thuận theo ý mình. Nơi nào có bàn thờ Phật tươm tất đủ sống qua ngày không bị thiên nhiên nhiễu hại, là mình có thể hành đạo. Tu tâm - tu tánh học hỏi giáo lý Phật đà, dù sống trong hoàn cảnh nào thì người xuất gia phải thấu hiểu, đời sống thiền môn, luôn luôn sống đạm bạc, làm khất sĩ nối gót đức Như Lai phải chấp nhận, sự kham nhẫn đó mới chính là tôi luyện đạo lực, chấp nhận trải qua nhiều thử thách gian truân, trong vòng xoáy cuộc đời, mà người xuất gia nào cũng phải vượt qua bao chông gai đi trên con đường chánh đạo. Hoằng pháp độ sinh tại xứ người là như thế đó! Tu hành tại hải ngoại làm tăng lữ không dễ chút nào. Bạn ạ! Cố gắng....và cố.....cố lên....cố lên thêm nữa...!!!

 

Đó cũng là lẽ tất nhiên, nói chung cho những vị thật tâm tu hành, trong thời buổi hiện tại…! Thật vậy, trên đời này muốn làm việc gì có ý nghĩa hay để lại cho hậu bối, những thế hệ sau này tiếp nối, để hoằng hóa độ sanh theo ý nguyện của Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, một công trình nào đó…Chẳng hạng như: chùa chiền v.v…hay Công Trình Phật Giáo, Văn Hóa - Nghệ Thuật hay Từ Thiện - Xã Hội…! Trên vùng đất “hứa” được mệnh danh là thiên đàng của trần gian. Thì chúng ta cũng phải “bầm dập” tứ chi rã rời, từ tinh thần đến thể xác, tiền bạc, và ngay cả “chất xám” trí tuệ để đóng góp vào đất nước này ai ai cũng biết. Dài dòng chi nữa cũng chỉ thế thôi….!

 

“Mai này còn có chi không?

Người ơi! Để lại tấm lòng bao dung

Không gian vũ trụ lạnh lùng

Người ơi! Một mẫu số chung tuyệt vời.”

                     Thanh Trí Cao

 

Nhưng nói cho cùng ai ai cũng biết, tạo dựng một ngôi chùa đúng pháp lý, pháp nhân, đúng tiêu chuẩn quốc tế là điều rất khó khăn vô cùng, không thể diễn tả cho hết được. Chỉ một vài dòng chữ nhỏ, tôi không thể diễn tả cho hết được công trình xây cất.  Đánh đổi cuộc đời tu hành của hai vị sư, bằng mồ hôinước mắt. Chớ không thể nói một tiếng mà có cả một tòa nhà to đùng” như thế mà được người đời gọi làchùa”. Nhưng hiện tại hôm nay là khác, họ chỉ biết ngông cuồng nói lên rằng chùa này là không có “by law” by liếc, gì đó khiến cho Phật Tử chung quanh bối rối không biết chuyện gì xảy ra…? Hoang mang đến hàng Phật Tử nhiều tầng lớp, xa gần đã hướng về Chùa Bảo Quang tại vùng Little Saigon. Quý vị, hãy bình tâm mà xem lại những clip phim đó trên “youtube” thì sẽ hiểu rõ ngay…!

 

Chúng ta, cố gắng dành chút thì giờ quý báu để đi ngược dòng thời gian, thì sẽ thấy ngay kể từ tháng 3 năm 2002 đến khi hoàn tất công trình xây cất là năm 2017. Ngoài ra còn có một số công việc linh tinh chưa dọn dẹp sạch sẽ cho chỉnh trang và tươm tất. Một thời gian sau đó cũng là lúc Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh vì quá lao tâm, công lao lực nên đã xả báo thân để về miền cực lạc…Còn thầy Thích Nhuận Hùng cũng vậy cạn kiệt sức khỏe, lúc ấy kham không nỗi nữa, nên ngã bệnh đành vắng chùa một thời gian, vào khoảng tháng 12 năm 2017 cho đến nay…!

 

Nói một cách khác, chúng ta sống trên đời này, ai ai cũng mãi lo (cơm áo, gạo, tiền,) rồi cuối tuần quy tụ về chùa tụng niệm và làm công quả. Chùa này, nói chung được xếp vào hạng mục, nhì hoặc ba hoặc tư, năm…gì đó tại Orange County, tức là Quận Cam thuộc California trên đất nước Hoa Kỳ. Ai đến viếng chùa sẽ rõ.

 

Nhưng nói, cho chính xác Bảo Quang Tự gần khu Bolsa, Phước Lộc Thọ. Ở đó, chung quanh cũng có rất là nhiều ngôi chùa lớn tầm cỡ đủ cho người Việt chúng ta hãnh diện. Riêng về văn hóa – nghệ thuật – từ thiện - xã hội. Ai ai cũng biết nhà thơ Thanh Trí Cao tức là Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh Ngài còn là thi sĩ nổi tiếng, và có rất nhiều thi, văn để lại. Người Phật Tử nào nếu có tâm hồn yêu văn chương, yêu tiếng Việt, thì sẽ thấy ngay những bài thơ tuyệt tác, mà chưa có dịp đọc để tìm hiểu tinh hoa cốt lõi mang tính thi ca đã có nhiều bài thơ được các nhạc sĩ phổ thành ca khúc như: Dòng Sông Thấp Thoáng Con Thuyền, Mẹ Là Phật, Hành Trình Giác Ngộ…và còn nhiều CD nhạc mới sắp xuất bản nhiều hơn thế nữa.

 

Nhắc lại, thời gian qua…ai ai cũng biết, chuyện đã xảy ra trên chánh điện, tại sao chúng taPhật Tử không chịu ngồi xuống, nói chuyện một cách văn minh tế nhị, mà tự (xưng này - với nọ…) nơi chốn trang nghiêm thờ kính Phật Đà, thật là hết sức đau lòng. Chúng ta, hãy lắng lòng đọc lại những dòng thơ dưới đây, để thấy Người ra đi như còn mang nhiều hoài bão. Cho dù thời gian có vụt đến, vụt đi, vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt.” 

 

Chùa xưa hồn cũ vẫn còn đây, hùng vĩ lồng lộng với gió sương, từng hơi thể bao truân chuyên trên từng thân phận, làng cũ tình quê đang mang lại những gì…?

 

con người tha phương luôn hằng nhớ về phương ấy. Tỉnh mộng đi, tỉnh mộng đi, nhìn về sự thật, nhìn về tương lai, hãy buông xả và tiến lên trên con đường chánh đạo, dẹp bỏ lòng “tham, sân, si, mạn, nghi, ác, kiến.”

 

Hãy tỉnh thứctu tập theo đạo giác ngộ. Thời gian không chờ đợi ai cả! Cố lên, cố lên hãy sống với tâm an vui - hoan hỷ mà lo tu tập. Chúng ta phải sáng suốt đừng vướng vào vòng mê cung, dục lạc, khoái cảm, đắm chìm vật chất thế gian, không lối thoát, thì đến, bao giờ mới “tỉnh ngộ” được. Mong lắm thay!

 

Xin quý vị, hãy đọc những dòng thơ dưới đây để hiểu tâm tình của tác giả gởi gấm cho thế hệ mai sau:

 

“Chùa cổ sư già hồn dân tộc

Làng cũ tình xưa đạo nhiệm mầu

Tiếng kinh gõ nhẹ trên tiềm thức

Tỉnh dậy đi về suốt thiên thâu

 

Hạt sương tàng ẩn hương cỏ dại

Âm điệu mấy tầng không vấn vương

Thanh thoát đa mang tình dân tộc

Mấy độ phong trần - bởi quê hương

 

Đất cũ ai về thương với tiếc!

Chiều ơi! Đâu những bóng thiên thần

Âm hưởng còn đây từng suy tưởng

Lá vàng cung kính bước chân nhân

 

Từ cõi vô sanh về không mộng

Pháp thân hành hóa khắp muôn phương

Vời vợi thẩm sâu dày tăm tối

Tiếng chuông linh diệu nước cành dương…”

                    Thanh Trí Cao

 

Trong tận cùng của tâm thức, chúng ta thấy rõ tác giả muốn nói một điều gì đó, nhưng chẳng ai “lãnh ngộ” được, đành dùng lời thơ phơ bày nỗi lòng, trong những đêm Đông giá lạnh, mà Ngài còn phải trầm mình lo cho ngôi Đại Hùng Bảo Điện, với bao công trình xây cất đứng mũi chịu sào như thế!

 

Quý vị, ai có biết chăng! Chỉ mong thế hệ sau này tiếp nối và làm vẻ vang Phật Giáo Việt NamKế thừatrách nhiệm phải Phát Triển và Gìn Giữ ngôi Tam Bảo, càng ngày càng vững mạnh và khởi sắc lên.

 

Có như thế, không phụ lòng Thầy Tổ đã sáng lập và lót đường sẵn cho chúng ta bước lên ngôi nhà chánh pháp thừa hưởng, kho báu Đại Thừa Pháp Bảo, với bao nhiêu Cổ Vật đã được sưu tầm qua bao đời còn lưu cất lại Bảo Quang Tự…! Ta không thể không gìn giữ những “báu vật” ấy. Pháp bảo…Bảo Quang Tự là đấy. Đó cũng là hào quang tỏa sáng Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại, tuy là tỵ nạn Cộng Sản nhưng ngày càng  thêm hưng thịnh lên. Ngài đã hy sinh bản thân và dùng cả công sức vắt hết Trí Tuệ, sức lực tiềm ẩn, nội công thâm hậu của mình để làm nên trang lịch sử, lưu truyền nhiều đời cho Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại huy hoàng và sáng lạng về sau. Chứ không muốn mọi người tranh dành và đả kích lẫn nhau. Thật là tội! Cho giác linh của Cố Hòa Thượng!!! thượng Quảng, hạ Thanh, luôn luôn, Ngài đặt công việc kiến thiết, tạo dựng ngôi Đại Hùng Bảo Điện lên trên hàng đầu:

 

Phụng sự chúng sanhcúng dường Chư Phật”.

 

Hôm nay, ngày  12/12/2019 tôi về lại chùa Bảo Quang để đính chính, vấn đề sai lạc do Hòa Thượng Thích Chơn Thành…,mọi người trong ban Hội Đồng Quản Trị của chùa Bảo Quang, ban này ngày xưa cũng đã từng làm việc với Cố HT Thích Quảng Thanh. Việc làm hôm nay rất là đơn giản, nhưng hai bên không ai chịu ai cả! Cho nên xảy ra trình trạng bất hòa, khiến cho mọi người hổn độn trở nên vô trật tự, cảnh sát cũng đành phải bó tay...! Trước chánh điện chùa Bảo Quang. Tôi rất đau lòng không thể kể xiết, chỉ ngồi niệm Phật A Di ĐàQuán Thế Âm Cứu Khổ - Cứu Nạn…!

 

Thiết tưởng, việc gì sẽ xảy ra lúc đó? Ước chừng ngoài sức tưởng tượng…! Mà bản thân tôi chỉ ngậm ngùi thốt lên “Khúc Nhạc Sầu” thật bi thảm. Chẳng biết nói gì hơn…!!! Mặc tình ai hiểu sao thì hiểu! Có không biết bao nhiêu chiếc máy camera nhà báo và các đài truyền hình Quận Cam ghi nhận hình ảnh đầy đủ, mọi người có mặt hôm ấy đã chuyển tải đi khắp nơi trên hoàn cầu, tha hồ rộng đường mà dư luận! Tôi vẫn hiểu làm như thế không tốt cho chùa Bảo Quang, tai tiếng “không tốt” sẽ lưu truyền mãi mãi về sau. Nhưng sự việc đôi bên vẫn chưa chịu dừng lại tại đây. Mà đôi bên vẫn còn tiếp tục giằng co chưa  đến hồi kết thúc…!!! Thật là nạn kiếp cho chùa Bảo Quang vừa mới xây cất và hoàn chỉnh xong, đã vướng phải tai ách…! Xin trời đất và Chư Phật chứng dám và thấu hiểu cho nghịch cảnh trớ trêu…!!!

 

Tương lai sau này… Việc gì đến thì sẽ đến, chứ có biện hộ và nói năng cho nhiều cũng chẳng có ít lợi gì!  Chúng ta, ai ai cũng là con Phật cả, dù Tu Sĩ hay Cư Sĩ cũng thế…Ai cũng hiểu chùa phải có, hàng Tứ Chúng. Vậy Tứ Chúng là gì? Xin quý vị, dành chút ít thời gian chịu khó đọc những dòng chữ dưới đây thì sẽ rõ:


Tứ chúng là bốn hàng đệ tử của Phật:

 

1.Phát khởi chúng : Trong hội Pháp Hoa. Ngài Xá Lợi Phất ba lần thỉnh Phật thuyết minh giáo lý Pháp Hoa để làm duyên khởi cho Phật nói Kinh Pháp Hoa. Hội Bát Nhã Ngài Tu Bồ Đề thưa hỏi Phật phương pháp hàng phục tâm... Những vị gợi chuyện thưa thỉnh như thế gọi là Phát khởi chúng.

 

2. Đương cơ chúng : Trong một pháp hội Phật thuyết pháp, có những Thanh Văn, Bồ Tát căn cơ  trình độ thích hợp với giáo lý thời pháp đó sau khi nghe rồi được ngộ đạo chứng quả nên gọi những vị đó là Đương cơ chúng.

 

3. Ảnh hưởng chúng : Ngài Văn Thù, Ngài Phổ Hiền, Ngài Quan Âm... Những vị Bồ Tát này tuy không ở thường xuyên bên Phật nhưng khi Đức Phật thuyết pháp thì các Ngài từ phương khác đến để trang nghiêm pháp hội, trợ hóa cho Đức Phật. Những vị Bồ Tát như thế gọi là Ảnh hưởng chúng.

 

4. Kết duyên chúng : những chúng sanh phước mỏng nghiệp dày nghe pháp mà không thâm nhập được, không ngộ đạo được, không chứng quả được... chỉ gieo hạt giống Phật cho đời sau, những vị như thế gọi là kết duyên chúng.

 

- Lại có Tứ chúng xuất gia (Tứ Thánh): 1. Tỳ Kheo, 2. Tỳ Kheo Ni, 3. Sa Di, 4.Sa Di Ni

 

- Lại còn có Tứ chúng xuất gia lẫn tại gia: 1. Tỳ Kheo, 2. Tỳ Kheo Ni, 3. Ưu Bà Tắc, 4. Ưu Bà Di.

 

Đạo Phật xây dựng trên nền tảng căn bản….Phật Tử cần phải hiểu Bát Chánh Đạo là gì? Chúng ta, học giáo lý cũng từng nghe quý thầy giảng “Lục Hòa là như thế nào…?” Những giáo lý căn bản chúng ta chưa hiểu tường tận, mà tự tung tự tác như thế? Quý vị về nhà xem lại kinh sách lại có đúng hay không? Mà ra giữa đại chúng, trước chánh điện kết tội cho Chư Tăng còn ra trò trống gì nữa không? Luật pháp ở Mỹ có đầy đủ, không thiếu sót điều lệ nào cả (nếu cần). Chớ không phải giỡn chơi như con nít lên ba… Mọi người ai ai cũng nên nhớ rõ:

 

Điều mong muốn làm sáng tỏ thiên hạ, do vậy trước tiên họ phải lo liệu, sắp xếp nước mình trước, nghĩa là (trị quốc). Nói cách khác muốn làm việc trong chùa, nhưng chùa cũng là nơi công cộng, luôn luôn tuân thủ giới luật. Nói năng ôn tồn, (kẻ nói – người nghe) tôn trọng sự bình đẳng của mọi Phật Tử lên trên thì mới mong có kết quả tốt. Không thiên vị ai cả, không nên tranh dành lẫn nhau, phải biết tôn ti trật tự, kính trên nhường dưới. Vào buổi họp phải tôn trọng vị trụ trì trong chùa sau đó đến người dẫn chương trình, trong cuộc họp. Mọi việc phải tường tận theo quy củ của buổi họp, ai có thắc mắc giơ tay lên phát biểu theo từng tự, không hổn độn mất trật tự…Từ từ cũng có biện pháp giải quyết, (nếu không) giải quyết được. Thì chúng ta đồng lòng cung thỉnh Chư Tôn Đức Giáo Phẩm, có thẩm quyền đến để giải quyết cuộc họp. Tránh tình trạng, mạnh ai nấy nói, vô trật tự - thiếu tự trọng là điều cấm kỵ trong chùa.


Nếu hai bên (không đồng ý) “bất hòa”, bế tắc công việc Phật sự buộc phải dẫn tới con đường đưa nhau ra pháp lý. Ôi thôi! Thật là buồn cho số phận hẩm hiu của Chùa Bảo Quang. Tôi cũng chỉ ngậm “bồ hòn” chịu sầu, chịu trận, đắng cay, không thể nào nói nên lời gì nữa! “Khúc Nhạc Sầu” cũng từ từ trổi lên thật to, thật to hơn thế nữa sầu bi thảm. Hỡi ơi! Trời đất có hay… Thật là bầu trời ảm đạm vô cùng, người ơi! Có ai hiểu chăng cho tôi?  Giờ này ra nông nỗi như thế này, Bảo Quang Tự !!! Bảo Quang Tự !!! Ôi Thôi ..!!! Còn gì trong cơn mịt mù, đen tối….!

 

Còn trong quan trường lại là việc khác:

Ví dụ những vị quan trong triều thì phải biết làm gì khi có "binh biến"  giặc nổi lên...., giặc giã khắp muôn nơi! Ai làm việc gì? Ứng phó ra sao? Tướng Sĩ tập họp đủ hay chưa? Binh lương như thế nào? Vua thì ở đâu cho được an toàn. Binh mã điều động ra sao? Đó là chuyện ngày xưa, bây giờ là chuyện khác, nếu có chiến tranh, xin được miễn bàn..! Chúng ta chỉ cần an tâm, lắng lòng xuống, lùi  một bước cũng chẳng thua thiệt gì, hãy tìm ra nguyên nhân, cặn kẽ giải quyết từ gốc thì mọi việc sẽ ổn thỏa ngay. Còn bằng như ương ngạnh, ai cũng đành bó tay, chúng ta cần phải hiểu rằng: (Nhân quả nhãn tiền luôn luôn bên cạnh chúng ta). Như bóng với hình.


- Muốn trị quốc, trước hết phải sửa sang, sắp đặt nhà mình

 (tề gia)


-Muốn tề gia, trước hết phải hàm dưỡng và rèn luyện bản thân (tu thân)


- Muốn tu thân, trước hết phải giữ cho lòng mình ngay thẳng (chính tâm)


- Muốn chính tâm, trước hết phải chân thật với điều mình  nghĩ (thành ý)


- Muốn thành ý, trước hết phải suy xét đến cùng những điều mình biết (trí tri), mà sự hiểu biết cặn kẽ nằm ở chỗ chúng ta phải chịu khó nghiên cứu, xem xét cho ra lẽ thật, đi đến tận cùng, lúc bấy giờ mọi sự việc sẽ sáng tỏ."


Tóm lại, "Khúc Nhạc Sầu" cũng thế thôi, hát cho nhiều mà lòng cũng chẳng giải quyết được gì? Thôi thì “lưới trời lồng lộng tuy thưa nhưng khó thoát” (Thiện, Ác đáo đầu chung hữu báo…) Mọi việc đi vào đường cùng rồi cũng sẽ có lối thoát, hy vọng: (Sau cơn mưa trời lại sáng).

 

“Trường giang sóng sau, dập sóng trước” – (chẳng nào chúng ta vẫn mãi mãi tranh chấp ư!!!)


Ai trong chúng ta đã chứng kiến  ngày ấy tại Bảo Quang Tự thật đau lòng, khôn tả xiết.

 

Một lần nữa mong mỏi quý vị hãy cùng tôi chắp tay nguyện cầu Hồng Ân Tam Bảo, Chư Phật-Chư Bồ Tát, Hộ Pháp Long Thiên, Già Lam Thánh Chúng, đồng thùy hiển linh gia hộ cho chùa Bảo Quang sớm thoát qua cơn đại nạn. Chúng con thành tâm đồng cầu nguyện cho chùa Bảo Quang trở lại ngôi chùa bình yên như xưa, không còn sóng gió khởi lên. Ngưỡng cầu Giác Linh Cố Hòa Thượng, thượng Quảng hạ Thanh về đây chứng giám, gia hộ cho chùa Bảo Quang được bình an vô sự, sóng yên gió lặng, mọi việc sẽ cát tường như ý.


Nam Mô Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát.


FL, ngày 18/12/ 2019

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/05/2023(Xem: 1617)
06/02/2012(Xem: 28426)
22/06/2018(Xem: 12061)
28/08/2015(Xem: 7914)
16/09/2015(Xem: 14044)
17/07/2019(Xem: 8820)
04/01/2015(Xem: 10812)
02/01/2017(Xem: 6841)
25/01/2015(Xem: 9203)
17/09/2020(Xem: 6628)
11/02/2020(Xem: 7063)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.