Đò Chiều - Lỡ Chuyến (Xe - Metro)

02/08/20204:08 SA(Xem: 2825)
Đò Chiều - Lỡ Chuyến (Xe - Metro)
VÒNG XOÁY CUỘC ĐỜI
TUYỂN TẬP VĂN
THÍCH NHUẬN HÙNG
Thư Viện Hoa Sen
Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation

 

ĐÒ CHIỀU - LỠ CHUYẾN

(XE - METRO)

 

“Con nước lên chưa sao chuyến đò chiều nay vắng ai
Chuyến đò chiều nay còn neo bến nhớ thương hoài
Chiều buồn ngồi trông về trên bến vắng xa mờ
Con nước xô bờ theo tiếng hò ai thẩn thờ

Cơn gió mơn mang cho chuyến đò chiều mong nhớ ai
Bóng chiều dần phai còn vương chút nắng thôn dài
Nhịp chèo ngày xưa còn đâu đó lối đi về
Ai nỡ quên thề, quên mối tình nghèo nhà quê…

 

Chiều nay gió đưa bụi chuối sau hè, lũy tre xanh đầu làng than trách ai, vì ai phụ tình, ai gian dối lòng mình, vì ai phụ tình cho ai lỡ cuộc tình. Con nước lên chưa cho chuyến đò chiều nay tiễn đưa, tiễn một người đi về theo bến mới trong đời, đò chiều ngày xưa giờ đây chiếc bóng bên trời thôi lỡ duyên rồi sao nỡ buồn chuyện tình ơi!” (Lỡ Chuyến Đò Chiều)

Tác giảTrần Vũ Anh Bình

 

Đúng vậy, tác giả Anh Bình đã diễn tả lại những dòng thơ gói trọn mối tình đơn phương của những năm tháng xa xưa ở tận phương trời xa xôi, mãi tận quê hương đất Việt. Thế mà ở mãi bên trời Tây, cũng có người lỡ chuyến tàu (metro) sao trùng hợp thế, phải chăng đây có phải là duyên kiếp hẹn hò nào đó chăng? Chỉ có người trong cuộc mới hiểu được, quãng đời dài trôi qua, quãng đời còn lại cũng đã xế chiều rồi mà tâm tư  người ấy vẫn còn vấn vươn như thế! Tình đời ơi! Là tình đời!!! Bởi thế, thời gian cũng có lúc phải ngừng lại, quay về dĩ vãng để  cho hồn ai, thương ai – nhớ ai, thương thương – nhớ nhớ, đó là vòng luẩn quẩn của thế thái nhân tình đó, bạn ạ !

 

Nói như thế, là nói đến duyên phận bẽ bàng nhưng theo lẽ thường tình, thì đời cũng chỉ là một giấc mộng vàng lênh đênh phiêu bồng, theo tháng ngày tiêu dao hay chỉ là giấc mơ bình thường, hoặc giả là màn kịch trên sân khấu mà thôi! Tình đời lắm lúc, cũng như những chuyến xe, người lên, người xuống, người về, người đi. Lúc hội ngộ, lúc phân ly, nụ cười, tiếng khóc, có khi lặng buồn, có khi buồn tẻ…Ôi! Đời là thế đó, đã là con người sống trong cõi Ta Bà này lẽ dĩ nhiên tuần hoàn vũ trụ, tạo hóa đổi thay - thay đổi không sao diễn bày cho bằng được.

 

Chúng ta, tạm ngưng giây phút trong công việc để hồi tưởng lại…. Cuộc đời có lúc là cánh én, lượn bay tạo dệt những mùa Xuân. Cuộc đời có khi là bão táp, dập vùi bao mộng đẹp trắng ngần…Cho dù, cuộc đời có ra sao? Thì những chiếc xe chiều lần lượt đi qua, để lại cho kẻ lỡ chuyến đò chiều, nhiều kỷ niệm…đó chỉ là một thoáng qua trong cuộc đời. Lắm lúc “nó’ cũng là dấu ấn, khắc ghi cho “ai đó”  tha phương nơi xứ người rồi đó nhỉ? Thời gian nào đi qua là thời gian ấy đã trở thành quá khứ…Đó bạn ạ! Ai đó cũng biết, “quá khứ đi qua, tương lai chưa tới, hiện tại là đây…” nhưng lắm lúc cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền, bon ba nơi xứ người. Cuộc sống là chính yếu, những kỷ niệm vu vơ có đáng gì chăng? Nhưng thời gian qua chúng ta sẽ thấy ngay…“Lá thu vàng nhẹ bay, sức khỏe yếu dần đi, bất như ý đến gần, rơi rụng tuổi thanh xuân, hãy tỉnh giác tìm về, nơi chốn thật bình yên, xả ly mọi ái chấp, để hơi thở nhẹ nhàng. Tâm ý dần tịnh hóa, thăng hoa thanh tịnh hạnh, tịnh lạc giữa trần gian.” Ôi thôi! Trần gian cũng là ảo ảnh vô hình, chúng ta không ý thức tỉnh tâm mà cứ lao vào, vòng xoáy của cuộc đời, thì biết đến bao giờ thoát ra được…!

 

Chuyến đò chiều, cũng nói lên cho chúng ta biết cuộc đời rất ngắn ngủi, buổi sáng thì thời gian còn dài đôi chút, khi ánh bình minh ló dạng vạn vật như đón chào ngày mới, từ chú chim non líu lo trên cành, ánh sáng long lanh chiếu xuyên qua khe lá, cảnh vật xanh tươi nở rộ, mọi người đua nhau trên khắp nẻo đường, trên con đường nào là danh – nào là lợi –  là tài, nào là ngũ dục trần gian...ai ai cũng có cuộc sống riêng, nghề nghiệp tuy có khác nhau. Nhưng khi bóng ngã về chiều cũng là lúc tìm về với nhau, như  những chuyến xe chiều ngang dọc, chuyên chở bao tâm hồn chan chứa tình người, từ nam phụ, lão ấu trên chuyến đò (metro) nhiều toa, kẻ lên người xuống tấp nập… Nếu nhìn kỹ chúng ta, cũng thấy được sự vội vã của những con người này vội vội, vàng vàng trên chuyến xe đò chiều. Tâm trạng như nhau, sau nhiều giờ lao động, dù là kẻ trí hay người lao tác cũng có một điểm chung là quay về với tổ ấm, gia đình đang trông đợi buổi cơm chiều xoay quần với người thân!

 

Đứng trên phương diện, nhân sinh mà nói một cách bình dân, thì những hình ảnh thân thương trên chuyến xe đò chiều. Thật là một bức tranh quá tuyệt vời, được lập đi, lập lại  theo thời gian và năm tháng, mãi mãi như thế. Cho đến bao giờ ngưng lại được, nhưng “nó” lại gói trọn, thứ tình bao la…không thể diễn tả được…!

 

Ai mà đã lỡ chuyến đò chiều, cũng là kẻ có nhiều ưu tư gì đó…Nhưng đã là con người, thì những tâm trạng (hỷ - nộ- ái- ố) đều có trong tâm khảm của mọi người. Kẻ thì thố lộ, người thì gói trọn trong lòng, đó chẳng qua là con người luôn luôn có cảm xúc giữa con người với con người. Thế giới, bây giờ rơi vào thời đại 4.0 của (internet) cho nên mọi việc cập nhật rất là nhanh chóng nạn “virus corona” mới bước vào giai đoạn đầu, thế mà cả thế giới đang báo động “đỏ” rồi. Bởi thế, còn việc gì sẽ xảy ra nữa đây? Ai có thể đoán trước được, ngày mai trái đất này “nó” sẽ đi về đâu? (tai nạn, dịch bệnh…hay chiến tranh hoặc những biến cố gì sẽ xảy ra nữa không?) hỡi ác bạn!!! Có biết chăng? Thế giới “hiện đại” hay hại điện, là gì nhỉ ?

 

Nói một cách ngắn gọn, theo giáo lý Phật đà, “sanh tử - đại sự” hay là “có sanh - ắt có tử” định luật của vô thường là thế đó! Bởi chúng sinh, tâm quá ích kỷ chỉ muốn sống mãi mãi trên thế gian này để hưởng thụ đủ mọi vật chất trong đời này, chớ có mấy ai biết sống đủ “tri túc’ theo lối sống của những bậc xuất thế gian, có nghĩa là những người đã quy y Tăng y Tam Bảo làm Sa Môn sống kham khổ, tuân thủ phạm hạnh chân chính noi theo con đường giải thoát của đức Thế Tôn đúng nghĩa...! Nhắc đến giáo lý Phật đàchúng ta, sẽ cho là những người này thụ động, không biết tiến thân chỉ luôn luôn đưa ra những triết lý bi quan, ếm thế, khước từ mọi hình thức khoa học tân tiến của thế gian...!

 

Chuyến đò chiều gói trọn tâm hồn những ai đó,  rảo bước trên muôn lối, hương nồng thắm tô một cõi đi về, gió lạ thổi vào hồn lữ thứ, hồi chuông cảnh tỉnh vang lên tịch mịch. Kẻ tha phương, lặng nghe thấp thoảng như cay cay, đắng đắng tâm hồn viễn xứ, rồi mai nhẹ bước cõi vô thường. Ai đó đã mang theo bao kỷ niệm của ngày xưa đâu còn nhỉ !!!

 

 Tóm lại, tôi xin mượn dòng thơ dưới đây để kết thúc bài viết:

 

Nơi bến cũ đò chiều xao xuyến

Biển xanh, xanh biên biếc mơ hồ

Những  tia nắng đồi Tây chiêu cảm

Lời kinh đêm vọng tiếng Nam Mô

 

 

Trăng trường mộng như người thi sĩ

Đời kinh qua thời thế hãi hùng

Thực tướng ấy cơ đồ sóng biển

Sang sông rồi tự tại ung dung”.

      (thơ Thanh Trí Cao)

 

Chuyến xe đò chiều, đã lỡ cũng có thể nói lên nỗi niềm, sau bao tháng ngày thăng trầm của cuộc đời, cũng là nỗi niềm riêng của ai đó, nhưng đời là thế đó…! Cố gắngcố gắng hơn nữa để vượt thoát qua khỏi bể ải trầm luân là đủ rồi….!

 

“Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.”

(thơ Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu)

 

Còn những việc khác thì tính sau, nhưng tôi cầu mong đại dịch mau trôi qua để mọi người, hưởng không khí an lành, ra đường không còn mang khẩu trang đen, trông giống như người Ả Rập thật khổ thân...! Mong lắm thay! An lành chóng đến với mọi người trên trần gian này!!!

 

Chiều Mồng Tám Tết - Năm Canh Tý – 2020

Tại LA đang ngồi chờ chuyến xe (metro) chiều.

 

Nhuận Hùng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/10/2015(Xem: 6705)
09/11/2020(Xem: 6289)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.