Sát Thủ Vô Hình (covid -19)

26/02/202112:52 CH(Xem: 4410)
Sát Thủ Vô Hình (covid -19)

SÁT THỦ VÔ HÌNH

 (Covid -19)

Nhuận Hùng

 

covid-19 sat thu vo hinhTrọn một năm âm thầm lặng lẽ trôi qua, nay nắng ấm Xuân về hoa nở khắp nơi nơi. Khí trời cũng chuyển biến theo luật tuần hoàn của vũ trụ, đúng nghĩa là chúng ta đang chào đón mùa Xuân Tân Sửu. Vạn vật cây cối đâm chồi nẩy lộc theo chu kỳ vận hành của trái đất. Thế nhưng, hỡi ơi! Nàng Covid-19 vẫn còn nhởn nhơ trên trần thế, nàng mỗi ngày một lớn mạnh, đã vậy còn biến thể khôn lường..! Không biết bao nhiêu giấy bút nhà văn – thơ lỗi lạc hay cả người bình thường cũng nặng tình với Covid -19. Do vì nàng Covid -19 không diện mạo nhưng diễm kiều tha thướt khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ tài năng của ả mà buộc lòng phải ghi vào sử sách, thuộc hạng đệ nhất dịch bệnh. Nàng ta (Covid-19) biến hóa vô cùng – vô cực…! Nên nay lại có thêm một cái tên quái dị đó là “Sát Thủ Vô Hình” mới nghe qua chúng ta cứ tưởng là phim của: Hàn Quốc, Trung Hoa, Nhật Bản chi đó sẽ phát hành bộ phim (hot) nhất trong năm 2021. Nhưng không phải thế!

 

Đó chính là “Sát Thủ Vô Hình” biến thể từ cô nàng ẻo lả có tên Covid -19 đã là cho thế giới rúng động biện “Sát Thủ Vô Hình” thật rất đáng với ả Covid-19. Chúng ta từ từ sẽ phân tích từng chi tiết cội ngành đi từ thi – văn cho đến y khoa, bác sĩ…và các tôn giáo. Đề tài này, ai ai cũng có thể khai triển rộng ra, viết mãi – viết hoài vẫn không lột tả hết được. Đụng với thế giới vô hình, chúng ta thử rằng nghĩ, không khí mà ô nhiễm nặng nề thì việc gì sẽ xảy ra, mà ả Covid -19 lại nhởn nhơ trong bầu khí quyển chúng ta cần dùng đến. Sự lây lan dịch bệnh Covid-19 này rất khiếp đảm. Đúng là thế giới phải bàng hoàng trước cảnh đại dịch này…! Kiếp người sống trong những ngày đại dịch bệnh có khác nào (hạt bụi) chăng…! “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi / Để một mai tôi về làm cát bụi / Ôi! cát bụi mệt nhoài / Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi / Bao nhiêu năm làm kiếp con người / Chợt một chiều tóc trắng như vôi / Lá úa trên cao rụng đầy / Cho trăm năm vào chết một ngày / Mặt trời nào soi sáng tim tôi / Để tình yêu xoay mòn thành đá cuội / Xin úp mặt bùi ngùi / Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui / Cụm rừng nào lá xác xơ cây / Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy / Ôi cát bụi phận này / Vết mực nào xóa bỏ không hay...” Nhạc Cát Bụi (Cát Bụi Tình Xa) – Trịnh Công Sơn

Nói như thế, quá bi quan ư! Chúng ta, không thể nào bó tay chịu tội khi Covid-19 biến thể xuất hiện. Vậy thì chúng ta phải làm gì đây. “Chết ư!” hay sống trong “lo sợ…!” Dù Covid -19 chúng có “hữu hình” hay “vô hình” chăng! Chúng ta cũng phải đối mặt với mọi khó khăn trên quãng đường đại dịch (Covid-19) ấy là (lẽ sốngchân thật). Trên đời này ai ai cũng hiểu được lẽ vô thường “có sanh - ắt có tử” đó là điều dĩ nhiên, không riêng gì tôn giáo nào cả. Luật tuần hoàn là phải thế. Một thế giới hiện hữu của chúng ta…nạn (nhân mãn) quá tải của những nước đông dân… thì chuyện gì sẽ xảy ra? Ngày xưa các cụ ta thường nói: “Thế gian này không thể nào mãi mãi bình yên như nước hồ mùa Thu, cũng có lúc bão tố, sóng thần hoặc núi lửa phun, thiên tai hỏa hoạn, chưa kể binh đao khói lửa…” Vậy thì đại dịch Covid -19 một năm qua, có không biết bao nhiêu người phải lìa đời một cách quá nhanh chóng. Còn hơn cả sát thủ “máu lạnh” đi hành hung…!

 

Thật ra, quý vị hiện nay theo dõi tin tức quá nhiều qua truyền thông báo chí, hoặc giả trên những trang nhà của tôn giáo hoặc trang mạng xã hội, ai ai cũng đều biết ngày 22-2-2021 dân chúng Hoa Kỳ và mọi người trên thế giới, đánh dấu một sự kiện nghiệt ngã thật đau lòng, với con số không nhỏ là 2.493.968 người qua đời chỉ trong vòng một năm đại dịch Covid-19. Ả này tuy ẻo lã - ỏng ờ còn ác hơn cả…! Nên ả có biệt danh là “Sát Thủ Vô Hình”  Đã vậy, khiến cho Hoa Kỳ mất đi nửa triệu dân, một nước cường quốc như thế đành phải xót xa – tính ra nhiều hơn số quân nhân Mỹ chết trong chiến tranh thế giới thứ nhất, thế chiến thứ hai và ngay cả chiến tranh Việt Nam nhìn lại. Xin được nguyện cầu linh hồn hoặc hương linh những người đã qua đời vì Covid-19 trên toàn thế giới được vãng sinh về miền cực lạc hay cõi vĩnh hằng…!

 

Nhưng trong rủi ro, chúng ta vẫn tìm được ánh sáng cuối đường hầm, đó là tin mừng “Chính phủ Mỹ sẽ chích 50 triệu vaccine Covid-19 trong vòng 5 tuần lễ đầu năm -2021” Đó cũng là điểm son đáng nêu lên, thành thật chia vui cùng dân chúng đất nước Hoa Kỳ. Sáng sủa hơn sau những ngày ảm đạm do đại dịch gây nên, Covid-19 đáng được đưa tiễn (ả ta) ra khỏi thế gian này. Ai cũng mong như thế!

 

Đề tài, rất sâu rộng tác giả, chỉ nêu vài vấn đề nho nhỏ mà thôi. Còn như những Phật Tửđi chùa học hỏi giáo lý Phật đà sẽ thẩm thấu cuộc sống hiện nay để tìm hiểu thêm sự sống còn theo như kinh điển nhà Phật. Ngày xưa chư Tổ từng dạy rằng:, giáo lý vô thường trong đạo Phật không phải là một lý thuyết, luận thuyết. Nói vô thường là một sự thật. Và sự thật này đòi hỏi chúng ta phải thực tập, quán chiếu thể nhập chứng ngộ.

Kinh Kim Cang ghi lại tất cả pháp hữu vi “như mộng như huyễn, như trong bóng nước, như sương mai, như tia lửa lóa trên bầu trời.”

 

Trong kinh điển Phật Giáo thường dùng những hình ảnh như ánh chớp, sương mai, bọt nước để nói lên đặc tính vô thường, ngay nơi sinh thường diệt của vạn vật

Kinh Lăng già cho rằng các pháp hữu vi “Không thật, mau như điện chớp, thế nên nói là hư huyễn” Sự thật là vậy, nhưng không phải ai cũng thấy và chấp nhận, đó là nguyên nhân của khổ đau. Do đó chúng ta phải thực tập để dễ nhập và chứng ngộ sự thật này.

Trước hết là thực tập quán thân thể là vô thường. Ta từ khi cha mẹ sinh ra, rồi lớn lên, trưởng thành, thời gian sau bắt đầu già nua, bệnh tật và cuối cùng phải chết. Quá trình sinh, trụ, hoại, diệt ấy là vô thường, diễn ra trong từng giây phút. Chúng ta lớn lên từng ngày cũng có nghĩa là chúng ta đã chết đi từng ngày, tức là chúng ta đang vô thường thay đổi ( lý lẽ này từ cổ chí kim không sai chạy). Bởi (ta) hôm nay đã không phải là (ta) ngày hôm qua. Phật học gọi sự thay đổi này là không phải một, không phải khác (phi nhất phi nhị). Cũng như chúng ta, nhìn xuống dòng sông, thấy dòng sông không có gì thay đổi, vẫn là sông ấy, đó là không phải khác. Nhưng nếu quán chiếu ta thấy tất cả lượng nước trong dòng sông giây phút trước đã không còn nữa, mà đã thay vào đó lượng nước khác rồi, dòng sông khác rồi, đó là không phải một. Thân thể ta cũng vậy.

Chúng ta quán chiếu thân thể cũng như thế, không phải để thấy cái thân thể này vô thường, không bền chắc rồi mình bỏ bê hay hủy hoại nó. Hiểu như vậy là hiểu sai về giáo lý vô thường. Cho thân này thường còn là một tà kiến, mà chấp thân này đoạn diệt cũng là tà kiến. Đức Phật dạy chúng ta hãy quán chiếu thân thểvô thường, nó rất dễ mất, để chúng ta đừng chấp thủ, đừng luyến ái mà khổ đau.


Đứng trên bình diện nhân sinh, chúng ta phải hiểu bản thân này mong manh khó được, ngày nay nhờ giáo lý Phật đà chúng ta hiểu được mục đích “sống” tìm cầu giải thoát, cũng đừng vì bản thân tạm bợ này mà tạo nhiều nghiệp bất thiện, gây khổ đau lâu dài về sau. Chúng ta phải sử dụng cái thân này như sử dụng một chiếc thuyền, gọi là thuyền pháp thân, để bơi qua dòng sông sinh tử, bằng những việc làmý nghĩa, lợi mình, lợi người đưa đến an lạc hạnh phúc.

 

Thế gian này, mọi vật đều thay đổi thành trụ hoại khôngcon người chúng ta từ sanh lão bệnh tử, do tham đắm Ái Dục tức dòng luân hồi sanh tử bị khuấy lên bởi lòng chúng ta luôn luôn tham dụctà kiến. Càng tham dục  nhiều và ham muốn khoái lạc, thì nhiều gian nan, khổ cực, tâm thức lúc nào cũng bận rộn lo âu...Ngay cả đại dịch Covid -19 mà lòng tham đắm, tiền tài – danh lợi – nhà to- cửa lớn sanh tâm tham lam quá cỡ, dù biết rằng Covid -19 đang kề cận bên mình, mà lòng vẫn tham lam vô độ… Đã biết đời đa dục là khổ, chúng ta cần tìm cách giảm bớt hay ít ham muốn, thì tâm ta an nhiên, vì không ham muốn, nên không lệ thuộc vào nhu cầu thì không bị trói buộc. Quán xét tứ vô thường tức bốn cái không hay bốn điên đảo (vô thường mà cho là thườngkhổ cho là vui sướngkhông tịnh mà cho là tịnhvô ngã tức là ngã không chơn thật, cho là ngã chơn thật), thì từ đó dùng pháp:

 

-Vô Lậu Pháp: Phép thanh tịnh xa lìa mọi phiền não cấu nhiễm để vượt thoát khỏi dục vọng và luân hồi sanh tử

 -Vô ThườngMọi vật trên đời nầy đều phải thay đổi và hoại diệt; không vật gì thường hằng dù chỉ trong phút giây, hay sát na ngắn ngủi. Mọi vật, mọi hiện tượng đều phải qua giai đoạn sanh, trụ, dị, diệt. Con người thì sanh lão bệnh tử.

-Khổ: Biết rằng ham muốn nhiều thì khổ nhiều vì .Trạng thái khổ não bức bách thân tâm (tâm duyên vào đối tượng vừa ý thì cảm thấy vui, duyên vào đối tượng không vừa ý thì cảm thấy khổ). Khổ nằm trong nhân, khổ nằm trong quả, khổ bao trùm cả thời gian, khổ bao trùm cả không gian, và khổ chi phối cả phàm lẫn Thánh, nghĩa là khổ ở khắp nơi nơi: Xem thế nỗi khổ lớn lao vô cùng.

-Không: Vô tự tánhtự tánh không, hay vô tự tướng: Không có thể tánh: Tất cả các sự vật trong tam giới đều không phải là thật

 

Trong thế gian này, mọi vật đều thay đổi thành trụ hoại khôngcon người thì sanh lão bệnh tử. Do Dục Lậu tức Dòng luân hồi sanh tử bị khuấy lên bởi tham dụctà kiến, và tà tư. Càng tham dục hay nhiều ham muốn khoái lạc thì nhiều nhu cầu, nên càng nhiều gian nan, khổ cực; tâm thức lúc nào cũng bận rộn lo âu. Đã biết đa dục là khổ, chúng ta cần tìm cách giảm bớt hay it ham muốn, thì tâm ta an nhiên, vì it ham muốn thì it bị lệ thuộc nhu cầu trói buộc. Quán xét tứ vô tức bốn cái không hay bốn điên đảo (Vô Thường mà cho là thường, khổ cho là vui sướngkhông tịnh mà cho là tịnh, Vô Ngã là ngã không chơn thật, cho là ngã chơn thật), thì từ đó dùng Vô Lậu Pháp: Phép thanh tịnh xa lìa mọi phiền não cấu nhiễm để vượt thoát khỏi dục vọng và luân hồi sanh tử

Vô NgãCái ngã không thật cho là ngã thật. Vì thế tư tưởng của người bình thường sử dụng tri kiến dân gian. Là tưởng tri luôn liên hệ đến sở tri. “Cái này là ta, cái này là của ta, cái này là tự ngã ta”

 

Phàm Phu như chúng ta, tưởng thức là sự suy nghĩ, tưởng nhớ, tưởng tượng, ký ức, thuộc loại Mạc- Na- thức hay trong A-Lại-Da-thức, là những hình ảnh được khôi phục lại, có cái trung thực, có cái sai lạc và ngay cả có cái tương tự lẫn lộn với hình ảnh đối tượng cũ, nhưng không phải đối tượng cũ. Đã là những hình ảnh cũ khôi phục lại là những ảo ảnh của những đối tượng khiếm diện (kể như không có đối tượng). Do đó tưởng tri là biết do tưởng thức hoặc suy nghĩ lại những ý tưởng so đo, tưởng tượng những đối tượng không thật có do tiền ngũ căn trực tiếp nhận thức, nên sự nhận thức chấp trước, lệch lạc và không chơn thật của tri kiến phàm phuchúng sanh thường tình mà thôi. Tưởng tri là sự nhận thức chứa đầy tạm nhiễm, vô minh hệ lụy đến ái thủ hữu (sở tri), gốc của luân hồi sanh tử.

 

Vô ngã là pháp ấn chỉ có trong Phật Giáo, cho rằng, không có một Ngã một cái gì trường tồn, bất biến, cốt tủy, vững chắc, tồn tại mà không phụ thuộc vào cái khác. Nghĩa là sự vật có mặt là do duyên sinh (tùy thuộc điều kiện) khởi phát, chứ sự vật không có quyền gì với sự sinh ra và sự hoại diệt của chính nó. Như thế, theo đạo Phật, cái ngã, cái "tôi" là không có mà chỉ là một tập hợp của Ngũ Uẩn luôn luôn thay đổi, sinh diệt. Vô Ngã là một trong 3 pháp ấn. Hai pháp ấn còn lại là Khổ và Vô Thường. Cái gì có sinh thì phải có diệt là vô thường; cái gì vô thường thì là khổ; cái gì khổ mà nó biến đổi theo duyên sinh (không tùy thuộc vào ý muốn của nó) thì là vô ngã. Mọi pháp hữu vi (pháp có sinh thì có diệt) thì là Khổ, Vô Thường, Vô Ngã. Pháp Vô Vi (pháp không

thì gặp phải “sát thủ vô hình” thì chuyện đó dài dòng lắm, chẳng ai muốn giải thích. Chỉ cầu mong “vacin…” sớm có hiệu quả để mọi người an tâm trong cuộc sống.

 

Tóm lại, bài viết này với đề tài trên rất dài, xin tạm dừng nơi đây. Kính chúc quý vị năm mới Tân Sửu mọi sự đều như ý, Covid -19 cũng phải tan theo mây khói, chúng ta hãy an tâman lòng đón nhận cuộc sống mới trong không khí lành không còn đại dịch nữa. Mong lắm thay!!!

 

                                                   CA – Valley Center ngày 25-2-2021

 

                                                                  Nhuận Hùng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/05/2023(Xem: 1609)
06/02/2012(Xem: 28424)
22/06/2018(Xem: 12061)
28/08/2015(Xem: 7913)
16/09/2015(Xem: 14041)
17/07/2019(Xem: 8817)
04/01/2015(Xem: 10810)
02/01/2017(Xem: 6840)
25/01/2015(Xem: 9201)
17/09/2020(Xem: 6628)
11/02/2020(Xem: 7063)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.