Những Tháng Ngày Cùng Nhau

26/11/20214:14 SA(Xem: 2827)
Những Tháng Ngày Cùng Nhau

 

NHỮNG THÁNG NGÀY CÙNG NHAU
Như Hùng

 

mien que hoa kyBốn năm trước chúng tôi chính thức dọn về sống ở một miền quê, nơi giá nhà rất rẻ dân số vào khoảng mười ngàn người, nơi đây vốn trồng trỉa và chăn nuôi, hàng xóm nuôi gà ngựa dê cừu nhưng không nhiều lắm. Tiếng gà gáy tiếng chim kêu cất lên đón chào một ngày mới, thi thoảng những cơn gió vô tình mang mùi phân và nước tiểu cũng đủ để chúng ta tha hồ quán bất tịnh. Đến mùa gió thổi cát bụi tung bay lá rụng cây rung, tha hồ chúng ta chiêm nghiệm câu thiền ngữ phướn động hay tâm động. Những con đường ở đây có lối đi hai bên, nhưng không dành cho người đi bộ mà chỉ dành riêng cho ngựa nên không tráng xi măng, người đi là chỉ đi ké của ngựa mà thôi. Thân phận của người và ngựa chênh nhau thấy rõ, thế mới biết ở xứ người có một vài loại thú được trân trọng đôi khi hơn cả con người. Cũng đúng thôi vì chúng không đủ sức tự bảo vệ, ở Mỹ có câu: “nhất đàn bà nhì chó mèo thứ ba mới đến đàn ông”, ấy vậy mà hơn ba trăm năm lập quốc vẫn chưa có được một người phụ nữ nào được dân bầu lên để làm tổng thống nghĩ cũng lạ nhỉ.

 

Khu chúng tôi ở rất gần với hai thành phố đông dân và có hai ngôi chùa người Việt cũng ở gần kề. Con đường trước mặt đi bộ qua ba cây đèn xanh đỏ quẹo phải thì dẫn đến một ngôi chùa, con đường phía sau đi xe khoảng năm phút quẹo trái cũng đến một ngôi chùa. Vùng quê này còn có một ngôi chùa của người Thái, hình như có trước cả hai ngôi chùa Việt, chúng tôi đi ngang qua mấy lần nhưng chưa có dịp vào trong lễ Phật. Cũng con đường đó, con đường trước nhà đi về hướng núi khoảng ba miles hơn sẽ dẫn đến ngôi trường Đại Học sinh viên vào khoảng gần mười ngàn. Con đường phía sau cũng theo hướng đó, cách khoảng mấy mươi căn nhà thì đến một ngôi nhà thờ. Nhà chúng tôi ở gần giữa, phòng khách chúng tôi dành để thờ Phật, chỗ đậu xe biến thành thư viện nhỏ để kinh sách báo và cũng thờ Phật, khi đi du lịch ở những quốc gia theo Phật Giáo, chúng tôi thường thỉnh tượng Phậtpháp khí đem về nên trên bàn thờ có đến mấy quốc gia cùng hội tụ, chư Phật bốn phương cùng ngự một bàn thờ.

 

Duyên lành là những năm về trước, tôi có đến lễ Phật và viếng thăm một vị Thầy ở ngôi chùa cách nhà không xa lắm, chỉ vào khoảng hai mươi phút lái xe. Tôi thấy có bức tượng Đức Bổn Sư màu trắng, mẫu giống y như bức tượng bằng Phật ngọc mà những năm trước đó, từ Úc các chùa có thỉnh sang Hoa Kỳ để Phật Tử chiêm bái. Hỏi ra tôi được Thầy cho biết bức tượng đúc bằng vật liệu nhựa cứng và nhẹ, tôn thờ tượng ở ngoài vườn hay bên trong nhà đều được cả, thời tiết cũng không ảnh hưởng bao nhiêu. Bức tượng đang còn để ở bên ngoài và chưa đưa lên bục để thờ, tôi thưa hỏi tiếp thì được Thầy cho hay là chùa hoàn trả lại bức tượng này, và thỉnh bức tượng khác vì có một vài chỗ bị sức mẻ do lúc vận chuyển. Chùa cũng đã liên lạc với nơi sản xuất ở bên Thái Lan, họ có cho biết là không cần phải gửi lại bức tượng, họ sẽ gửi bức tượng khác sang thay thế.

 

Vậy là tâm tham muốn sở hữu của tôi nổi lên, tôi bèn thưa với Thầy xin cho con được thỉnh, Thầy bảo chỉ cần trả lại tiền cước vận chuyển là được, nếu có duyên thì sẽ được thỉnh. Lúc đó tâm ham thích trong tôi dâng cao nên tôi không nhận ra được ý của Thầy, sao lại có chữ duyên kèm theo ở đây. Sau này tôi mới rõ cũng có một vị Thầy cũng có ý định thỉnh bức tượng như tôi vậy. Thầy hẹn ngày giờ cho cả tôi và vị Thầy kia cùng đến gặp, có lẽ do bận Phật sự chi đó nên vị Thầy kia không thấy xuất hiện, thế là tôi đủ duyên với bức tượng là vậy.

 

Ý nghĩ ban đầu của tôi là sẽ thỉnh Phật ngồi ở dưới gốc cây, vì căn nhà sau này có hai cây đại thụ cao lớn, quý Thầy có dịp đến thăm cho biết có lẽ cũng cả trăm năm. Tôi bàn với vợ nếu mình tôn trí bức tượng ở bên ngoài sao thấy thương quá, sợ Ngài nắng mưa bụi bặm, em có đủ tiền mua vật liệu để mấy cha con anh làm cái nhà giống như nhà kho thờ Ngài cho được trang nghiêm, do vậy chúng tôi mới có tới ba nơi thờ Phật. Cũng xin được thưa thêm rằng, tôi rất thích tượng tổ Đạt Ma bằng gỗ, năm ấy khi về Sài Gòn thăm cha mẹ, tôi có thỉnh được một bức tượng lớn của tổ để mang về lại Hoa Kỳ, nhưng không đủ duyên nên bức tượng tổ đành ở lại. Lý do là ngày về lại chúng tôi thỉnh tượng theo, nhưng những vị làm ở quầy vé cho hay tượng lớn không đưa qua được máy rà soát. Chúng tôi đành nhờ các cháu đem tượng trở về lại nhà, cho đến những năm sau này chúng tôi mới nhờ các cháu chuyển bức tượng tổ về ngôi nhà thờ ở quê. Về sau này tôi lại thích thờ tổ Khương Tăng Hội nhưng vẫn chưa có duyên tìm gặp được tôn tượng của Ngài. Tổ Khương Tăng Hội có cha là người Bắc Ấn mẹ là người Việt, Tổ sinh ra lớn lên xuất gia tu học tại đất nước Việt Nam. Theo những nhà nghiên cứu thì Tổ Khương Tăng Hội có trước Tổ Bồ Đề Đạt Ma của Trung Hoa đến ba thế kỷ. Tổ là nhân vật lịch sử có để lại vài đoạn văn, trước tác và dịch thuật viết lời tựa vài tác phẩm, đặc biệt hơn nữa là Tổ Khương Tăng Hội đã từng mang thiền học truyền sang Trung Hoa và là vị sa môn đầu tiên đến Đông Ngô. Trong khi đó tổ Bồ Đề Đạt Ma vẫn chưa rõ là nhân vật của huyền sử hay lịch sử, Tổ Đạt Ma không thấy để lại những sáng tác ngoài bốn câu tông chỉ của Thiền tông, mà theo những nhà nghiên cứu là do đời sau ngụy tạo rồi gán cho tổ, cuốn sách Thiếu Thất Lục Môn cũng như vậy. Dù Tổ Khương Tăng Hội rõ ràng như thế, nhưng rất ít các chùa Việt Nam chúng ta tôn thờ, có lẽ vì là như vậy nên những nhà sản xuất không dám tạc tượng của Tổ vì sợ lỗ vốn do không có người thỉnh. Ngẫm nghĩ lại cũng có sự nghịch lý nhỉ, có lẽ tại tôi chấp chứ tổ nào cũng là tổ, nhưng ở khía cạnh đâu là bản sắc văn hóa đặc thù của cả một Dân Tộc, có lẽ chúng ta cũng nên tìm cách phát huy và duy trì nguồn cội của chúng ta vậy.

 

Mới đó mà bốn năm hơn đã trôi qua kể từ khi chúng tôi chọn một cuộc sống chỉ riêng hai mình. Chúng tôi cố gắng thực tập hạnh bỏ buông từ công ăn việc làm đến sự ràng buộc gia đình con cháu. Thời gian đầu chúng tôi chọn cách đi du lịch và rời khỏi nước Mỹ trong ba tháng, chúng tôi mua vé máy bay có sẵn ngày đi và về và không mua bảo hiểm. Sở dĩ chúng tôi không mua bảo hiểm là để tăng thêm sự quyết tâm, một là đi không đi thì mất vé. Ngày đi rồi cũng đến xách gói lên đường với bao háo hức đợi chờ trông mong.

 

Trước đó chúng tôi cũng đi du lịch cùng dịp với về Việt Nam thăm cha mẹgia đình, như thế sẽ tiện lợi hơn biết thêm một vài quốc gia nữa. Những lần đi như thế thường thì khoảng một tháng là tối đa. Ba tháng đi lần đầu đó, tháng đầu quên con cái quên mọi thứ dễ dàng, nhưng sang đến tháng thứ hai và nhất là tháng thứ ba, thì sợi dây ái nhiễm thương nhớ nó dài ra nó lôi kéo một cách mãnh liệt và khủng khiếp, kéo mạnh đến độ mà từ bờ đại dương bên kia tôi phải gặp các con tức thì. Tôi nhớ đến tháng thứ ba thì phải, một hôm con trai lớn gọi nói chuyện với tôi cháu bảo nhớ ba nhớ mẹ. Thế là niềm cảm xúc nhớ thương con cái dâng cao choáng ngợp trong tôi, tâm tôi rung động tim tôi thổn thức không kiềm chế được. Tôi để cho sự thương cảm ấy cứ thế trào dâng, cả ngày hôm đó đến tận hôm sau nữa tôi vẫn sống trong cảm xúc nhớ thương da diết ấy. Tôi bất lực đành buông xuôi và nghĩ cũng không cần phải đè nén hay chận đứng nó lại làm gì, đây là điều tự nhiên mà. Thế mới biết sức mạnh của sợi dây ái dục tình yêu thương con cháu khó mà cắt đứt, dẫu vậy từ từ rồi cũng quen dần bây giờ thì ít và ít nhớ. Sẽ rất ý nghĩa hơn thay vì chỉ dành riêng tình yêu thương cho người thân ruột thịt, thì chúng ta hãy chuyển hóa trải rộng tâm từ tình thương yêu đến với tha nhân và muôn loài. Chúng ta xem tất cả chúng sinh đều là quyến thuộc của nhau từ trước, thì mình sẽ không gây khổ đau tổn hại đến cho một ai và chúng sinh nào.

 

Lúc mới bắt đầu nghỉ đi làm, mình sẽ nhớ tiếc công việc, nhớ bạn bè cùng sở, cảm thấy hụt hẫng trống vắng, đếm bước thời gian sao mà nó trôi qua chậm quá. Nhiều khi không biết làm gì để cho hết ngày hết tháng, có lẽ do thói quen và sự bận rộn trước đó. Tâm lý đó rất thường xảy ra là do chúng ta chưa phân chia thời giờthích nghi với hiện tại. Nếu chúng ta dự định sẽ phải làm gì, như tu tập đi du lịch hoặc làm những gì trước đó chúng ta chưa có dịp thực hiện. Như thế sợ mình không đủ thời giờ đó chứ, bởi quỹ thời gian của chúng ta ngày càng mau cạn kiệt, cơn lốc vô thường cuốn trôi hất trọn, bệnh tật gõ cửa viếng thăm không cần hẹn trước.

 

Việc gì cũng vậy nếu chúng ta biết phân bổ biết tính toán sắp đặt chuẩn bị từ trước thì sẽ dễ dàng chấp nhận và bằng lòng hơn. Người phương Tây thường có sự chuẩn bị trước, có kế hoạch tài chính và lúc nghỉ hưu. Họ thường nghỉ hưu ở lứa tuổi 65 những ai có đủ tài chánh thì nghỉ làm sớm hơn. Khi nghỉ hưu ở tuổi đó thì được hưởng 100% lương hưu và những quyền lợi như bảo hiểm sức khỏe. Họ thường dành thời gian để nghỉ ngơi đi du lịch thăm viếng chổ này chổ nọ, đến những nơi mà trước đó do việc mưu sinh cuộc sống bận rộn gia đình con cái nhà cửa. Nên không đủ thời gian để đi, cũng có người thực hiện những hoài bảo những dự định mà trước đó họ chưa có cơ hội làm.

 

Khi chúng ta có sự chuẩn bị cũng có nghĩa chúng ta đã ý thức rằng thời gian còn lại của chúng tacuộc đời này càng lúc càng thâu ngắn lại. Chúng ta sẽ phải đối diện với bệnh tật và tuổi già, và đương nhiên với cả cái chết nữa. Khi còn thanh xuân lúc khỏe mạnh, chúng ta trẻ người non dạ, chỉ lo tranh giành hơn thua lao vào cuộc sống hối hả, chạy theo danh vọng tiền tài, tìm cách tích lũy tài sản tiền của, o bế nuôi dưỡng tấm thân tứ đại, ít khi nghĩ đến đời sống tâm linh, mấy khi nghĩ rồi sẽ có một ngày ta phải bỏ lại tất cả để ra đi với hai bàn tay trắng. Có ai đụng đến cái tôi cái bản ngã thế là ta hùng hổ sân si nổi trận lôi đình chửi bới, ăn miếng trả miếng. Đến khi về già bệnh tật viếng thăm vô thường gõ cửa, mắt mờ tai điếc thở không còn ra hơi lấy đâu mà trả miếng, hơi đâu còn mà chửi sức đâu còn mà tranh giành. Những hết hơi bất lực, lòng muốn mà sức không, ngày hôm nay sức khỏe không bằng ngày hôm qua, quên quên nhớ nhớ, nhớ những thứ cần phải quên, quên những thứ cần phải nhớ. Ôi! cái vòng nhiêu khê luẩn quẩn tới lui lui tới, vô thường tử sinh huyễn mộng chờ chực vây quanh. Tìm đâu nơi đâu ở đâu cõi vô sanh bất diệt thong dong trở về?

 

Chúng ta sống trong sự vô minh tăm tối tham sân si tích lũy chất chồng, biến mình thành kẻ nô lệ cho chính ta cho cái bản ngã và những bất thiện. Đau khổphiền não có mặt là khi trong ta thiếu vắng chánh niệm tỉnh giác, để cho bản năng bất thiện mãi miết, những nguy hại tác động sai sử. Chúng ta chưa chịu học hỏi và trải nghiệm chưa nhận ra được nguyên lý đích thật của vô thường, khổ, không, vô ngã, chưa thực tập buông bỏ, chưa phát tâm từ bi trí tuệ. Khi chúng ta hiểu biết một cách thấu đáo, sẽ thấy rõ ràng sự vận hành tự nhiên của các pháp vốn như thế, cũng là lúc giải phóng chúng ta thoát ra ngoài mọi khổ đau phiền não dính mắc trói buộc. Chúng ta sẽ được tự tại thong dong một cách hoàn toàn.

 

Thời gian cứ mãi miết trôi, đêm ngày sáng tối rồi lại sáng tối đêm ngày, tuần tự thay phiên vận hành trong quy luật tự nhiên, của vô thường sanh lão bệnh tử. Nhưng chúng ta không bằng lòng với điều đó, tìm cách cưỡng cầu đi ngược lại làm ngược lại, nên phiền não khổ đau cứ bám chặt vây quanh, vô minh tham sân si tha hồ dẫn dắt. Chúng ta chưa chịu học chưa tỉnh thức chưa áp dụng định luật bất di bất dịch đó vào đời sống hằng ngày, nên khổ vẫn hoàn khổ đau càng thêm đau, thân bệnh tâm bệnh thay phiên đêm ngày hành hạ. Chúng ta chưa thấu rõ chưa nhận ra rằng, điều đó tự nó chính nó chỉ làm công việc tự nhiên và vốn dĩ như thế, tại chúng ta không chịu chấp nhận nên xảy ra cớ sự, rồi lại cất công đào xới tô vẽ đắp bồi, nhập nhằng lẫn lộn ràng buộc dính cứng. Một khi chúng ta thấy biết rõ ràng minh bạch, là vô thường là nhân là quả hẳn chắc chúng ta sẽ sống tốt hơn đẹp hơn, sống một cuộc đời thong thả tự dohạnh phúc lạc an trong mọi suy tư và hành động.

 

Hạnh phúc an lạc có được là do chúng ta kiếm tìm nuôi dưỡng và phải nỗ lực tinh cần tu tập mới có được, trong khi đó khổ đau phiền não thì không cần gọi mời nó cũng tự tìm đến, tại chúng thường xuyên trú ngụ trong ta. Khi tâm hỷ tâm từ có mặt là khi trong ta biết cách đoạn trừ và an trú trong thiện lành cao cả. Có những hạnh phúc chỉ cần mỗi một mình là được, nhưng cũng có những thứ hạnh phúc cần phải có cả hai hoặc nhiều hơn cùng chung tấm lòng và sự quyết tâm. Hạnh phúc gia đình lứa đôi thì cần đến cả hai người phải rộng mở con tim hết lòng xây dựng, biến hạnh phúc có mặt trong mỗi người. Vợ chồng cần phải thương yêu trân trọng cảm thông chia sẻ lẫn nhau, phát huy những đức tính cao đẹp, đừng hành hạ gây thêm khổ đau cho nhau. Ông bà ta thường nói “thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn” xa hơn nữa để đến chỗ viên mãn lạc an thì cần phải có sự tu tập sâu sắc và vững chãi.

 

Tôi nói với người bạn đời là: có thể tôi làm việc hay sai nhưng có một việc tôi làm đúng là lấy được em làm vợ. Cá nhân tôi không thích đứng tên nhà cửa, tiền bạc thì chẳng kiếm được bao nhiêu, cũng chả có quỷ đen quỷ đỏ. Hơn nữa tánh tôi lại không thích nhìn những con số thu chi thiếu đủ, nó mệt mỏi làm sao. Bởi tôi nghĩ thân mình làm chủ còn chưa được thì sá gì những vật ngoài thân, đã không buông bỏ thì hà cớ gì tìm cách gánh lên. Chúng ta đến thế gian này với hai bàn tay trắng, khi chết đi cũng không thể mang theo được gì ngoài nghiệp quả, tứ đại rồi đến lúc cũng phải trả về với tứ đại, không rồi cũng lại hoàn không.

 

Đó là suy nghĩ thứ nhất, suy nghĩ thứ hai là khi mình còn trẻ nhiều khi bồng bột nông cạn, liếc dọc nhìn ngang thầm thì to nhỏ, so sánh người này người nọ, khởi tâm bất chính chạy theo sắc dục, vấn vương người thương kẻ nhớ. Ỷ mình có đứng tên tài sản của cải cầm sẵn trong tay, đắm đuối dại khờ thiếu suy nghĩ, sẽ gây gỗ nặng nhẹ vợ con, rồi lại nổi hứng bán nhà bán cửa để đem tiền của cung phụng cho người. Nhưng nếu mình vô sản mình tay trắng mình chẳng có đồng xu dính túi, thì ai mà thèm ai mà dám rước cái cục nợ to tướng đó, như thế là mình đã biết chận ngay từ đầu lối đi đầy nguy hiểm đó.

 

Người bạn pháp lữ, người bạn thiện lành đồng hành cùng tôi, không đặt tiêu chuẩn hay yêu cầu cao trong mọi thứ. Biết cần có và vừa phải, không đua đòi phấn son lụa là trang sức, không sắm sửa hàng hiệu xe sang, cũng không kiếm tìm nhà cao cửa rộng, tiện nghi sang trọng, chỉ mọi thứ đều bình thường trung bình vừa phảicần phải có thế thôi. Thời khóa tu học dày đặc, ngoại trừ ngủ nghỉ giải trí thời gian còn lại hầu như dành trọn vẹn cho sự tu tập, ngồi tịnh tâm tụng kinh niệm Phật đọc kinh. Có ước mong trì đọc hết những bộ kinh từ cả hai truyền thống Nam truyền và Bắc truyền. Chúng tôi có hai thời tụng kinh chung với nhau vào buổi sáng và tối, giờ tịnh tọa có trước hai thời kinh và mỗi người ngồi mỗi góc.

 

Duyên may là khi tham dự khóa tu học Bắc Mỹ lần thứ 5 vào năm 2015 chúng tôi thỉnh được cuốn nghi thức tụng niệm bằng tiếng Việt dành riêng cho khóa tu học. Cũng cần thưa thêm là trước đó chúng tôi tụng kinh tiếng Việt âm Hán lẫn lộn nên không hiểu rõ lời Phật, lời Tổ dạy là mấy, nhờ duyên như vậy chúng tôi lấy cuốn nghi thức đó dùng làm thời khóa tu tập hằng ngày. Khóa lễ buổi sáng chúng tôi tụng Sám Hối Sáu Căn của Thiền sư Trần Thái Tông biên soạn, trong đó Ngài chỉ rõ cho chúng ta thấy biết những sai phạm gây nên tội lỗi từ các căn và ba nghiệp, ở mỗi căn Ngài còn có 12 lời phát nguyện để chúng ta hướng tâm thực hành, rất thiết thựcvô cùng ý nghĩa giá trị. Chúng ta thường buông lỏng sáu căn dính mắc với trần thức nên đắm chìm trong khổ đau trôi lăn mịt mùng trong sinh tử. Chúng ta tu tập sáu căn cho được thanh tịnh là ta có được lạc an ở ngay hiện tại và bây giờ, không cần phải kiếm tìm đâu xa cho mệt. Mỗi buổi tối chúng tôi tụng những kinh sẵn có có ở trong cuốn nghi thức thỉnh về, như Kinh Phước Đức, Kinh Tám Điều Giác Ngộ, Kinh Người Áo Trắng... Bài Kinh Thương Yêu thì khóa lễ sáng hay tối chúng tôi đều trì tụng, thay vì tụng những bài sám nguyện thì chúng tôi tụng để nuôi dưỡng tâm từ gắng học và hành theo hạnh từ bi cao cả.

 

Thường thì các chùa đều có sẵn cuốn Nghi thức tụng niệm, trong đó có kinh Lăng Nghiêm, Kinh Hồng Danh, Kinh cầu siêu A Di Đà, Kinh cầu an Phổ Môn... Khi chúng ta tụng những bài kinh thuần tiếng Việt thì sẽ dễ hiểu dễ thực hành những lời Phật dạy. Nhờ sự hiểu biết rõ ràng đó chúng ta vâng giữ và đem áp dụng vào đời sống hằng ngày, thì mới mang lại sự lợi ích thiết thực, giảm thiểu khổ đau đem lại sự an lạc đích thật. Điều gì cũng vậy chỉ khi thật sự hiểu thấu thì chúng ta mới thực hành đúng được, thế nên chúng ta cần chọn những bài Kinh để tụng đọc và đó còn là những pháp hành để chúng ta nương theo phát nguyện tu tập.

 

Giờ tịnh tọa do vì có sự khó khăn về cơ thể, chúng tôi ngồi trên ghế để được dễ chịu và ngồi được lâu hơn. Ngồi kiết già bán già hay ngồi ở tư thế nào cũng được miễn sao tâm ta nhẹ nhàng thỏa mái, chỉ khi chúng ta tham dự những khóa tu thì cần phải cố gắng làm theo đại chúng. Khi ngồi thiền chúng ta mở mắt hay nhắm mắt đều được cả, chúng tôi thì nhắm mắt, có thể khi mở mắt chúng ta dễ vướng và loạn động bởi cảnh, nhắm mắt chúng ta dễ kiểm soát hơi thở và tâm của mình hơn. Khi niệm hơi thở, lúc hít vào tôi niệm chữ Mô cho đến khi hết một hơi hít vào, khi thở ra tôi niệm chữ Phật cho đến khi hết một hơi thở ra, liên tục đều đặn nhẹ nhàng thả lỏng thân tâm. Những khi đánh mất niệm thì tôi hít thở mạnh hơn sâu hơn, niệm Mô Phật lớn hơn đến khi giữ lại được hơi thở. Những danh hiệu Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca, Nam Mô A Di Đà Phật, nếu chúng ta niệm đầy đủ Phật hiệu thì lại quá dài, trong khi hơi thở thì chỉ có vô ra mà thôi. Chữ Nam Môquay về nương tựa, trở về nương tựa những vị Phật, mười phương chư Phật, Phật ở khắp mọi nơi, vị Phật tương lai sẵn có trong mỗi chúng tachúng sanh tự bao giờ.

 

Tánh Phật tâm Phật lúc nào cũng hiện hữu chỉ là chúng ta có biết cách khơi dậy tự tánh giác ngộ ấy hay không,. Chúng ta thực hành pháp môn nào cũng được truyền thống tu tập nào cũng tốt, miễn sao đưa chúng ta đến với chánh niệm tỉnh giác đến với giác ngộ lạc an. Chỉ khi nào cởi bỏ được vô minh tham sân si thì mới thoát khỏi phiền não khổ đau. Tu theo đạo Phật còn gọi là tu tâm sửa tánh, vì tâm dẫn đầu các pháp tâm làm chủ và tác tạo. Cũng chính tâm này khiến cho ta điên đảo tử sinh, thì cũng chính tâm này dẫn đưa ta đến với an lạc giải thoát.

 

Con đường tu tập là phải thấu rõ tuệ tri thực hành Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Giới Định Tuệ, chúng ta quyết tâm giữ gìn sáu căn ba nghiệp cho được thanh tịnh, nuôi dưỡng lòng từ bi trí tuệ thường xuyên lớn mạnh là chúng ta an trú trong hạnh phúc và lạc an ở ngay trong hiện tại này. Chờ đợi ở một tương lai hoặc đợi cho đến khi chết đi, mới có mới thấy mới được đây là điều không tưởngcần phải suy nghĩ. Bởi lúc sống chúng ta sống ra sao thì lúc chết cũng sẽ y nguyên như thế, đi đâu về đâu đến đâu khi trong ta đong đầy phiền não khổ đau bám chặt vây quanh. Có cảnh giới an vui nào dung chứa ta chỉ với lời cầu nguyện, mà không chịu bỏ công gắng sức thực hành đến nơi đến chốn. Có sự nguyện cầu nào mang lại kết quả khi tâm thành không phát khởi một cách nhiệt tình và tha thiết?

 

Chúng tôi tháng ngày cùng nhau hít thở sống chung một mái nhà, nhưng mỗi người lại chọn cách ngủ riêng phòng để được tự do và có không gian riêng, không tạo sự bất tiện cho nhau. Như thế khi ngủ trể ngủ sớm giải trí đọc sách xem ti vi, cựa mình ho hen thì vẫn không gây phiền nhiễuảnh hưởng đến người kia. Chúng tôi ăn uống cũng rất đơn giản, một ngày chỉ nấu cơm và thức ăn một lần cho cả buổi trưa và chiều, thời gian nấu ăn khoảng 30 phút. Buổi ăn chiều ở chùa còn gọi là dược thực, ăn như uống thuốc cốt là nuôi cơ thể để có sức khỏetu tập, nên không tham đắm vị ngon dỡ hay ham ăn. Chúng tôi ăn khoảng sau năm giờ chiều và hoàn tất bữa ăn cũng như rửa chén bát dọn dẹp không quá sáu giờ chiều. Phật dạy có những loài chúng sanh vô hình như ngạ quỷ cổ của chúng nhỏ như cây kim và đói khổ, chúng thường tụ tập ở những nơi có đồ ăn thức uống, khi chúng ta ăn uống đũa muỗng bát chén chạm nhau phát ra tiếng, cộng với mùi thơm của thức ăn bốc lên, do đói khát tham ăn chúng nhướng lên và đứt cổ chết.

 

Như thế là chúng ta đã gián tiếp sát sanh cho dù chúng ta ăn chay, hơn nữa bao tử của chúng ta cũng cần khoảng hơn bốn tiếng đồng hồ mới nghiền nát và tiêu hóa xong thức ăn. Ăn uống xong chúng ta nên đi thiền hành niệm Phật, tránh việc ngồi hay nằm liền thì sẽ giúp cho sự tiêu hóa được dễ dàng. Không nên ăn xong rồi vội lên giường nằm nghỉ ngủ rất có hại cho tim mạch sức khỏe và những cơ quan nội tạng.

 

Chúng ta ăn thịt chúng sanh thì ngon dở khen chê để làm gì, chúng ta tước đoạt biết bao sinh mạng để cung phụng cho tấm thân thì có gì để đáng tự hào. Bao tử của chúng ta còn là một nghĩa địa dồn chứa biết bao thân xác của động vật, đồ ăn ngon hay dở cũng chỉ đọng ở đầu vị lưỡi trong thoáng chốc, sau đó nuốt xuống cổ họng đi vào bao tử tiêu hóa rồi thải ra. Ham ăn mê uống đưa thật nhiều những thứ chết chóc và không lành mạnh vào cơ thể, chỉ gây thêm sát nghiệp và phải trả quả thế thôi. Ăn chay nhưng để không khởi lên tâm phân biệt, đồ ăn chúng ta bỏ tất cả vào một cái tô rồi dùng muỗng để múc ăn, giống như bỏ hết vào bình bát khất thực vậy. Cách ăn như thế là chúng ta không cần phải xem thứ nào chấm với nước tương, thứ nào là rau là củ là quả, thứ nào là chiên là xào. Đôi đũa của chúng ta cầm trên tay không cần phải đưa qua đưa lại để chọn lựa thức ăn, món này món nọ, tâm ưa thích phân biệt đắm nhiễm trong ta sẽ không có dịp trỗi dậy nữa, bởi tất cả cũng chỉ là rau củ quả chỉ khác tên gọi mà thôi. Nhưng khi đưa xuống bao tử tất cả đều y như nhau, ăn uống là để nuôi thân này chúng ta mượn thân này để tu tập vậy thôi. Hiểu và làm được như thế thì chúng ta sẽ không tìm cách o bế cung phụng tấm thân, sẽ không sát hại sinh linh và cũng không hành hạ thân đớn đau chán chường mệt mỏi.

 

Trong việc tu tập và tạo duyên lành cho sự thanh tịnh phát khởi thì vợ chồng sống riêng và ngủ riêng càng tốt. Như thế lòng dục vọng tâm dâm ít có dịp phát khởi, do bởi khi chung đụng thường xuyên, chung giường chung chiếu chung gối chung chăn, đụng tay đụng chân ôm nhau hôn hít biểu lộ thương yêu tình cảm, là những cơ hội là dịp để lòng dục tâm ái bất tịnh trỗi dậy lớn mạnh. Chúng ta gặp nhau ở những vị trí khác tâm bất tịnh ít có dịp phát khởi hơn. Khi đọc sách xem phim coi truyện cũng vậy nếu nội dung không lành mạnh, có nhiều tình cảm có nhiều cảnh quyến rủ có nhiều cảnh bạo lực sẽ khiến cho chúng ta bị ảnh hưởng, giao động khó kiềm chế, nhiễm ô tích chứa trong tâm thức. Hoặc khi chúng ta dù ngủ một mình nhưng lại thường đụng chạm đến những chỗ bất tịnh thì lòng ham muốn nhục dục cũng sẽ khởi động thì cũng không nên. Vợ chồng nếu thường xuyên đụng chạm ôm hôn người phối ngẫu rờ rẫm qua lại với nhau, đều khiến cho lòng ái dục và sự ham muốn xác thịt theo đó lớn lên bám theo, trong đầu lúc nào cũng nghĩ đến chuyện dâm dục. Những ai có nhu cầu cao mà đối phương không đáp ứng được sẽ sinh bực dọc bồn chồn khó chịu, hạnh phúc lứa đôi vì thế lung lay. Tiết chếđiều độ trong mọi sinh hoạt sẽ đem lại cho chúng ta sự bình an hơn.

 

Nếu vợ chồng cùng hướng tâm vào con đường tu tập thanh tịnh thì lúc nào sinh hoạt chuyện chăn gối thì lòng dục tâm dâm chỉ có ở lúc đó giây phút đó dịp đó ngày đó rồi thôi. Lúc nào chúng ta thanh tịnh thì hãy thanh tịnh, lúc nào bất tịnh thì hãy bất tịnh. Đừng để đọng lại đừng nuôi dưỡng trong tâm cảnh tượng cảm xúc thăng hoa đó dài lâu, phải được kết thúcchấm dứt hẳn. Có như thế thì dịp khác lúc khác ngày khác thời gian khác chúng ta lại tiếp nối thanh tịnh, trở về với thanh tịnh, thời gian an trú trong sự thanh tịnh vẫn nhiều hơn lâu hơn dài hơn và tốt hơn.

 

Hạnh phúc lứa đôi muốn được viên mãn thì sự sinh hoạt chăn gối vợ chồng cũng phải thường xuyên điều độ, khi sức khỏe của cả hai cho phép, đương nhiên cũng phải tùy thuộc vào người phối ngẫu tùy vào tuổi tác tùy vào khả năng của cả hai. Vì đó là một nhu cầu sinhtự nhiên, và có sự hòa hợp thân tâm của cả hai, cưỡng cầu hoặc ức chế là điều không nên. Thỉnh thoảng thấy người thương của mình dễ thương quá cầm lòng không được, biểu lộ tình cảm tặng một nụ hôn thì cũng chả sao, miễn là đừng duy trì tâm luyến ái đó dài lâu, đừng kéo dài nụ hôn ấy đọng lại trong tâm trong mũi hít hà chu choa là được. Việc gì điều gì cũng vậy chừng mực và không quá độ, biết thích nghitiết chế sẽ tạo sự quân bình cho tâm sinh lý đời sống được thăng hoa.

 

Lòng dục vọng nó luôn hiện hữu trong mỗi chúng ta vấn đề ở chỗ chúng ta có đắm nhiễm có tỉnh thức để phát hiện hay không, và cách chúng ta xử lý vấn đề đó như thế nào mới quan trọng. Phật dạy sợi dây ái dục cột chặt chúng ta trong vòng luân hồi sanh tử, muốn thoát ra thì phải chặt đứt sợi dây ràng buộc đó, chỉ có vậy thôi và rõ ràng như thế. Thông thường cái gì điều gì nhiều hơn thì sẽ đè bẹp cái kia xuống, hoặc là thô là tế là tốt là xấu là thiện là ác, tích cực hay tiêu cực cũng như vậy. Cảm xúc cảm thọ trỗi dậy tích cực hay tiêu cực tốt hay xấu thiện hay ác lành hay dữ, chúng ta đều phải biết phải nhận thức chúng rõ ràng, khi phát hiện và nhận diện kịp thời cũng đồng nghĩa trong ta đang có chánh niệm tỉnh thức. Chúng ta cần phải duy trì tỉnh thức, thường xuyên vận dụng tuệ giác và hằng sống trong đó, chúng có nổi lên thì chúng cũng tự biến mất.

 

Cảm xúc cảm thọ, chúng vốn không thật, sanh diệt diệt sanh, tự đến rồi tự đi chúng không là gì cả. Nhưng do chúng ta để cho chúng lưu lại đọng lại dính cứng bám chặt, tạo cơ hội cho chúng phá phách, xỏ mũi dắt chúng ta đi theo, biến chúng ta thành một món hàng bán cho ai cũng được, đưa cho ai cũng xong đẩy vào chỗ nào cũng chịu. Nếu chúng ta quán chiếu thật kỹ thật sâu sắc thì chúng không thể gây phiền nhiễu nguy hại cho ta. Chúng ta tu tập miên mật giữ gìn chánh niệm tỉnh giác liên tục và bền bỉ, thì không gì có thể ngăn trở làm náo loạn tâm tánh ta được, con đường giác ngộ sẽ rộng mở thênh thang ta an trú trong chân thường lạc tịnh.

 

Cúi đầu lạy tạ bốn ân đức thâm sâu cao cả, ơn cha mẹ, ơn thầy tổ, ơn bạn hữu thiện lành hiểu biết, ơn quốc gia xã hội. Tạ ơn em người bạn tốt thiện lành. Tạ ơn đời ơn người ơn mọi loài chúng sinh từ hữu tình đến vô tình.

 

Như Hùng

Mùa lễ Tạ Ơn năm 2021

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/11/2015(Xem: 8232)
26/07/2016(Xem: 12270)
27/10/2023(Xem: 755)
21/11/2015(Xem: 7426)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.