Thư Viện Hoa Sen

Hành Trình Của Giọt Nước

20/07/20243:59 SA(Xem: 1109)
Hành Trình Của Giọt Nước

HÀNH TRÌNH CỦA GIỌT NƯỚC
Tiểu Lục Thần Phong
(Tùy bút – viết trong những ngày ở Vancouver)

 

giot-nuocKIẾP NẠN THỜI ĐẠI

Bão bùng mưa gió rồi cũng qua đi, giọt xí thoát ra khỏi mọi hệ lụy của hình tướngthế gian này, không còn ràng buộc bởi bất cứ sự dụ hoặc nào. Giọt Xí sung sướng ngao du khắp mười phương, không chỗ nào là không có mặt,  có mặt khắp mọi nơi mà như thể không hề có mặt. Giọt Xí ung dung tự tại trong trời đất, núi rừng, sông hồ, biển khơi, đô thành, tiểu trấn, đồng quê kể cả ở sa mạc hoang vu, tha ma mộ địa…

Giọt Xí vi vu thì thầm với gió mây. Xí không đi một mình, có cả anh em nhà Xí cùng đi, nào là giọt Cả, giọt Lớn, giọt Bé, giọt Thừa, giọt Út, giọt Xinh…Trong lúc thong dong, Xí kể cho anh em họ phương xa nghe chuyện kiếp nạn của xứ mình, giọng giọt Xíu nhẹ nhàng tha thiết nhưng cũng phan phần ai oán:

- Năm ấy xứ mình xảy ra kiếp nạn lớn, quan quyền xứ mình vô cảm, bất tri và tham lam vô độ. Bọn họ bao che cho bọn tư bản bất nhân làm, ăn bất chánh. Bọn chúng vì lợi nhuận tối đa mà ra tay hạ độc tàn hại muôn loại, bao nhiêu hóa chất, chất thải độc hại, chất thải công nghiệp… tuồn hết ra biển. Biển mênh mông đến vậy mà bị nhiễm độc thê thảm. Toàn bộ thủy tộc chết sạch, đến loài chim trên trời rỉa xác cá nhiễm độc ấy cũng lăn ra chết nốt. Ngay cả những người thợ lặn lặn xuống để truy tìm cống xả cũng bị nhiễm độc mà chết, kể sống sót thì dặt dẹo mang đủ thứ bệnh. Ngư dân vùng ấy bế tắc sinh kế, không còn nguồn sống, đời sống vốn đã khổ sở giờ thêm nạn này nữa cho nên kiệt quệ. Biển nhiễm độc thành biển chết, làng xóm tiêu điều, dân tình khổ đau. Kiếp nạn ghê gớm từ thuở tạo thiên lập địa đến giờ chưa từng thấy qua. Cả một vùng biển chết, không cá chim, không một bóng người, không một con thuyền nhỏ. Kiếp nạn thê thảm, muôn loài bị hạ độc, ngườii dân đau khổ khốn cùng, mẹ thiên nhiên bị bức tử. Đã thế người dân xứ này còn khổ đau bội phần bởi những kẻ cầm quyền chẳng chịu trách nhiệm, cứ lấp liếm, dối trá phủ nhận sự ô nhiễm. Chúng còn bày trò ăn cá mà thực chất cá từ nơi khác đem đến. Chúng to mồm rêu rao: “Thiên nhiên vẫn ở ngưỡng an toàn”. Cả một hệ thống từ trên xuống dưới với một bộ máy tuyên truyền dối trá, .Chúng dựng chuyện nói xạo, nói sai sự thật. Chúng đánh đập, khủng bố, bỏ tù tất cả nhũngai dám nói lên sự thật. Chúng trù dập người thưa kiện. Chúng bưng bít tất cả mọi thứ, ngăn chặn mọi tin tức từ bên ngoài, dập tắt những tiếng nói đòi công lý, tiếng nói vì lương tâm. Chúng đánh đập, bỏ tù, triệt đường sống, khủng bố những ai dám nói lên sự thật. Cái tâm bọn chúng quá nhỏ bé nhưng cái ác và sự tham lam thì vô hạn. Với bọn chúng thì tiền bạc và quyền lực là trên hết.

Giọt Xíu rưng rưng vừa phẫn nộ nên cầm lòng chẳng đặng, thố lộ hết nỗi lòng bấy lâu nay. Giọt cả, giọt Trung, giọt Thừa, giọt Út… ôm lấy Xíu, vỗ về Xíu, đồng cảm với Xíu. Cả anh em nhà Xíu hòa làm một khiến giọt nước long lanh và lớn đến nỗi rơi xuống khiến bọn người dưới đất reo lên: “Ồ, mưa bóng mây, mưa bóng mây”. Những giọt nước dính trên cọng cỏ, cánh hoa, chóp lá...long lanh. Qua giọt nước ấy hình ảnh vũ trụ bao la, sơn hà đại địa cho đến vạn vật cỏ cây đều hiện bóng.

Giọt Cả khẽ khàng nói với giọt Xíu mà cũng là nói với tất cả anh em mình:

- Kiếp nạn của thời hiện đại rất dễ sợ, không chỉ mỗi anh em giọt nước chúng ta bị ô nhiễm mà tất cả mọi thứ gần xa đều cùng chung số phận. Đất đai nhiễm ô hoang hóa, không khí ô nhiễm nặng nề, khí thải, khói, bụi, chất độc lơ lửng trong ấy, nhất là ở các thành phố lớn, đô thị đông dân, khu vực công nghiệp… Nguồn nước của chúng ta thì không còn phải nói nữa. Sông suối, ao hồ, đầm lấy, biển cả… đầy hóa chất, rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, rác nhựa ngập ngụa trong các đại dương khiến cho các loài cá voi, rùa biển nuốt phải mà chết thảm. Loài người đang phát triển cao độ về kinh tế và kỹ thuật nhưng loài người cũng đang vì kinh tế và kỹ thuật mà hủy hoại môi trường sống của chính họ và của muôn loài. Loài người không thể tồn tại  mà không có thiên nhiên và muôn loài, tất cả tương tác cộng sinh. Khổ nỗi loài người tham lam, tàn độc và vô minh nên quên đi cái lý duyên sanh này! Trách nhiệm đầu tiên thuộc về các tập đoàn kinmh tế lớn nhỏ, bọn họ vì lợi nhuận mà tàn hại môi trường, vắt kiệt môi trường, xả thải gây ô nhiễm môi trường. Kế đến là những kẻ cầm quyền chỉ vì lợi ích cá nhân, lợi ích phe nhóm, lợim ích băng đảng mà bảo kê cho việc tàn hại môi trường. Người dân cũng không thể vô can, một bộ phận lớn dân chúng tiêu xài vô tội vạ, xả rác thải vô cùng lớn, lượng chất thải rắn, lỏng, khí… tuồn hết ra môi trường tự nhiên. Loài người hạ độc muôn loài, tàn hại thiên nhiên cũng chính là tự hạ độc mình. Hậu quả nhãn tiềnthức ăn của loài người giờ toàn hóa chất, nguồn nước uống ô nhiễm, không khí hít thở ô nhiễm. Bọn họ tự đưa chất độc, chất ô nhiễm vào thân thể họ, bởi vậy mà càng ngày càng có nhiều căn bệnh quái lạ, ung thư tràn lan, dịch bệnh xảy ra nhiều hơn và khốc liệt hơn… tất cả đều tương ưng với mức độ ô nhiễm mà chính loài người gây ra.

Giọt Út, em kế của Xíu xưa nay nhí nhảnh dễ thương, thánh thót như tiếng dương cầm, rất yêu nghệ thuật và yêu đời. Út vốn sống trong tháp ngà chẳng quan tâm gì đến chuyện thế sự dân tình, ấy vậy mà hôm nay cũng nói những điều làm cho Xíu và mấy anh em trong họ phải ngạc nhiên:

- Loài người ngày xưa có kiếp nạn động đất, núi lửa, sóng thần, bão tố… Ngày nay loài người vẫn có những kiếp nạn ấy, nhiêu đó chưa đủ, bọn họ còn tạo thêm kiếp nạn thời đại là nạn ô nhiễm môi trường. Loài ngườii tự phụ phát triển cao độ, phát triển nhất trong loài linh trưởng nhưng xem ra cũng tệ lắm. Bọn họ tận hưởng thiên nhiên rồi quay lại làm hại thiên nhiên. Bọn họ tự cho mình thông minh, chế ra các phương tiện khoa học kỹ thuật tân tiến nhưng xem ra chẳng có dự cảm hay linh cảm bằng nhiều loài vật. Trước khi động đất thì động vật sợ hãi nhốn nháo tìm cách bỏ chạy tứ tung còn loài người thì không hề hay biết. Trước khi có động đất hay sóng thần thì các loài thủy tộc dưới nước lao vào bờ. Rồi những loài chim có thể định vị con mồi trong nước một cách chính xác mà chẳng cần AI hay high tech chi cả. Con chim bay, con cá lội, con thú chạy… còn vi diệu hơn những phương tiện kỹ thuật do loài người chế ra. Loài người hôm nay ngoài kiếp nạn thời đại ô nhiễm môi trường, bọn họ còn có kiếp nạn nhân tạo khác đó là ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm văn hóa. Mạng xã hội của loài người là cả một mớ hỗn độn, thuyết âm mưu, tin giả, chuyện tầm phào, chuyện nhảm nhí, nói xàm làm bậy...Sự ô nhiễm văn hóa ấy là dấu hiệu của văn hóa suy đồi, đạo đức suy thoái. Tinh thầntâm linh của con người cũng ô nhiễm nặng như môi trường bên ngoài.

Giọt Giữa nghe đến đây thì phản ứng:

- Giọt Út nói cũng có lý, tuy nhiên kiếp nạn ô nhiễm văn hóatinh thần của loài người không thuộc cảnh giới của chúng ta, mình đề cập đến e không thích hợp.

Giọt Cả gật gù khiến bọng nước rung rinh tưởng chừng sắp rơi xuống:

- Không có chi là không thích hợp, tuy khác cảnh giới nhưng chúng ta cùng tương tác cộng sinh. Chúng tatrách nhiệm chung, vì yêu thương mà nói để cảnh tỉnh, để chấn tác. Hy vọng một sự thức tỉnh xảy ra để chuyển biến theo hướng tốt. Hy vọng sự phục hồi cho mẹ thiên nhiên và muôn loài, phục hồi thiên nhiên cũng như phục hồi niềm tin, văn hóa, đạo đức và nhân luân.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Vancouver, 0724





Tạo bài viết
04/05/2023(Xem: 2562)
06/02/2012(Xem: 29190)
22/06/2018(Xem: 12929)
28/08/2015(Xem: 8830)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: