Phụ tá biên tập: Lati Rinpochay và Barbara Frye
2. Quy y
Chúng ta đang sống trong biển luân hồi sinh tử mà độ sâu và mênh mông của nó không thể đo lường được. Chúng ta bị quấy nhiễu liên tục bởi những phiền não từ tham lam sân hận như thể bị cá mập tấn công dồn dập.
Tâm và thân chúng ta bị vây hãm trong những nghiệp xấu và phiền não trong đời trước và đáp lại như một cơ sở cho những khổ đau hiện thời cũng như trong tương lai. Khi trải qua cảnh luân hồi sinh tử ấy, chúng ta có những suy nghĩ thú vị và bất an khác nhau: ‘Nếu tôi sống như vậy, thì mọi người nghĩ như thế nào? Nếu tôi không làm như thế, sẽ muộn mất; chẳng làm được điều gì lợi ích cả.’ Khi chúng ta có được điều gì hài lòng, chúng ta nghĩ: ‘Ồ, ước gì chỉ mình ta có được điều nầy!’ Chúng ta thấy người khác giàu có, lòng đố kỵ phát sinh trong tâm ta, không chịu nổi sự giàu có của họ. Khi chúng ta thấy một người con trai hay con gái hấp dẫn, chúng ta liền muốn quan hệ với họ ngay. Chúng ta không thoả mãn với sự quen biết thoáng qua mà thích được kéo dài mãi mãi. Và do thế, khi ta ở bên cạnh người nầy, thì ta mong muốn có được người khác. Khi ta gặp người mình không thích, ta trở nên cáu giận và cãi nhau chỉ sau vài lời; chúng ta cảm thấy không thể ở bên cạnh người ta ghét nầy dù chỉ trong một giờ mà muốn bỏ đi ngay. Ngày này qua ngày khác, chúng ta để đời mình trôi qua trong phiền não nối kết, lớn mạnh lòng tham đối với những gì ưa thích và sân hận đối với những gì không thích, còn để cho những điều ấy tiếp diễn cả trong giấc mơ, không thể nào phóng xả ra được, tâm ta hoàn toàn bị xáo trộn bởi những suy nghĩ yêu ghét không ngừng nghỉ.
Thế thì chúng ta nên nương tựa vào đâu? Cội nguồn nương tựa phải tuyệt đối vĩnh viễn không một thiếu sót nào cả, ở đó phải không có một sai lầm nào. Ở đó cũng phải có đầy đủ lòng từ bi – có được những điều ấy rất cần thiết để thành tựu lợi lạc cho mọi người. Vì thật đáng nghi ngờ khi bất kỳ ai thiếu hai điều kiện tiên quyết nầy mà làm nơi nương tựa cho người khác. Cũng như khi bạn bị rơi xuống hố rồi cầu xin người cũng đang ở dưới đó giúp bạn thoát ra. Bạn phải nhờ người nào đó đang ở trên hố mới giúp bạn được. Thật là vô ích khi cầu khẩn người đang gặp tình thế khó khăn. Một nơi nương tựa là phải có khả năng che chở sự sợ hãi từ vô vàn nỗi khổ, cũng không thể bị trói buộc trong nỗi khổ nầy mà phải được tự do và không một sai lầm. Hơn nữa, sự thành tựu viên mãn là điều thiết yếu, vì nếu bạn bị rơi xuống hố, thật là vô ích khi nhờ người bên ngoài giúp đỡ mà người ấy không muốn giúp, hoặc muốn giúp mà không có phương tiện để làm.
Chỉ có Đức Phật mới sạch hết mọi lỗi lầm và đạt đến viên mãn. Do vậy, về mặt tinh thần, chúng ta nên quy y với Đức Phật, xưng tán ngài bằng lời, và cung kính ngài bằng cả thân mạng. Chúng ta nên thâm nhập vào giáo pháp của một bậc Đạo sư như vậy.
Sự xả ly mọi nhiễm ô của Đức Phật viên mãn trên cả 3 phương diện: thiện, thành tựu và không sinh khởi trở lại. Thiện xả ly là vượt thắng những chướng ngại thông qua chất giải độc trong chính nó. Thành tựu xả ly là không xem thường, bỏ qua một vài phiền não hay chỉ những phiền não biểu hiện ra, mà xa rời tất cả mọi chướng ngại. Xả ly không sinh khởi trở lại là chuyển hoá mọi hạt giống phiền não và những chướng ngại khác theo cách mà các nhiễm ô ấy không phát sinh lại, ngay cả khi có hoàn cảnh thuận lợi với chúng.
Ý nguyện xưng tán Đức Phật của Ngài Tông-khách-ba không phải là khước từ tất cả các bậc
Đạo sư khác như các vị trong phái
Số luận sư (Kapila).
[1] Ngài Tông-khách-ba bày tỏ sự lớn lao của
Phật pháp là để phát huy
nhất tâm trong
tu tập, một khi đã có khả năng
tu tập Phật pháp thì phải
phát khởi tinh tấn làm cho được điều ấy.
Hành giả rất
cần thiết phải có
niềm tin vào
giáo lý Phật pháp phát xuất từ quỹ đạo của trái tim mình.
Ngạn ngữ Tây Tạng có nói rằng, người ta không thể nào khâu vá với 2 cây kim hoặc không thể nào
đạt được mục đích nếu không nhất tâm.
Tương tự, nếu
hành giả do dự, anh ta sẽ không đặt
năng lực mạnh mẽ vào việc
tu tập chỉ một
hệ thống. Ngài Tông-khách-ba xác định rằng
đạo Phật là tốt nhất cho dành những người cần được giúp đỡ thông qua vịêc
tu tập Phật đạo hơn là qua những
hệ thống khác lẽ ra không phải chuyển sang đạo khác.
Chỉ tin vào cội nguồn quy y thôi thì chưa vững chắc lắm, trừ phi có nhận thức chính xác, là bạn đang đi đến điều xác quyết đạo Phật là tốt. Quy y không phải là theo phe phái. Để có được trạng thái nhất tâm khi thực hành công phu, cần phải xác quyết niềm tin chỉ có đạo Phật là toàn thiện và có khả năng dẫn đến cảnh giới hoàn toàn tự do, thoát khỏi mọi nhần lẫn và có được mọi điều lành. Hành giả nên thực hành bằng sự thẩm sát trung thực, tránh xa những yêu ghét rồi tìm kiếm những giáo lý phương tiện nhằm thoả mãn mục đích tu tập.
Kết quả tu tập là đạt được hai mục đích: cảnh giới tâm thức cao trong kết quả nhất thời và cứu cánh toàn thiện. Cảnh giới tâm thức cao nghĩa là làm người hay chư Thiên thì tốt hơn là loài vật, quỷ đói, hay sinh trong địa ngục.
Cứu cánh toàn thiện là hoàn toàn tự tại đối với vòng luân hồi sinh tử và đạt được Phật trí. Đạo Phật có giáo lý phù hợp với từng căn cơ cũng như phương tiện để thành tựu. Trước tiên phải đạt đến cảnh giới tâm thức cao, và sau đó mới nhắm đến cứu cánh toàn thiện, vì điều nầy tuỳ thuộc vào mục tiêu đầu tiên. Tuy nhiên, xác quyết niềm tin đối với kinh điển cùng với tâm tha thiết đạt được cứu cánh toàn thiện phải được chứng minh trước. Khi giá trị chân xác của kinh điển biểu hiện cho sự tự tại và phương tiện thành tựu đã được chứng minh bằng những lý lẽ, và khi niềm tin từ nhận thức chính xác đã phát khởi, thì sẽ đạt được niềm tin với lòng thiết tha không thể phủ nhận rằng kinh điển đã chỉ dạy về các cảnh giới tâm thức cao và phương tiện của nó.
Giáo lý của Đức Phật về những hiện tượng vô biểu sắc, như những biểu hiện cực kỳ vi tế về hành vi và kết quả – là hiện tượng rất ẩn mật–không thể được chứng minh bằng lý luận. Làm sao xác minh được ?
Không cần phải xác minh các hiện tượng bằng lý luận vì chúng trình hiện trực tiếp đối với các giác quan. Tuy nhiên, những hiện tượng hơi ẩn mật chút ít, cần phải được chứng minh bằng lý lẽ để sinh khởi sự hiểu biết bằng suy luận, và do vì Tánh không (śūnyatā) rất sâu mầu lại có tính ẩn mật, nên nó phải được tiếp cận bằng lý luận. Thế thì, khi niềm tin đã phát sinh không thể tranh cãi về giáo lý của Đức Phật về sự vi diệu sâu mầu của Tánh không, thì niềm tin ấy đã có từ sự xác quyết giáo lý của Đức Phật về mật pháp là không thể tiếp cận được bằng lý luận, nhưng cũng chẳng có gì quan trọng lắm.
Chẳng hạn, với sự
lưu tâm đến những
lợi lạc từ những
công hạnh mà
Đức Phật đã giảng như trong
Kinh Hiền Ngu[2],
chúng ta tự hỏi sao lại có thể như thế? Vì ở đây có rất nhiều
sự kiện ẩn mật, không thể
chứng minh qua
lý luận, như thể
Đức Phật có thể nói bất kỳ điều gì ngài thích.
Tuy nhiên, qua
kinh nghiệm riêng của mình,
chúng ta có thể xác định rằng
giáo pháp của
Đức Phật về những đề tại quan
trọng như Tánh không,
tu tập giác ngộ vì
chúng sinh,
từ bi, bất luận giới nào phân tích –
Phật tử hay không phải là
Phật tử – hoặc người ta có
phương tiện bao nhiêu đi nữa, nếu người ấy không thiên về
tham lam sân hận, thì những
giáo lý nầy đáng được phân tích và xem là cội nguồn
năng lực tư tưởng. Nếu bạn
nhận biết Đức Phật không
sai lầm khi nhìn những
hiện tượng rất quan trọng nầy, thì bạn là người đầu tiên đã
công nhận những biểu hiện khác của Ngài.
Một số người quan niệm sai lầm rằng các pháp nhiễm ô trong vòng luân hồi sinh tử và các pháp thanh tịnh của niết-bàn không thể chứng minh bằng lý luận; và vì giải thoát, trí huệ không thể được nhìn thấy trực tiếp và không thể diễn bày được, nó chỉ được minh chứng qua kinh điển mà thôi. Họ chỉ tin vào kinh điển và phô bày ra sự thiếu căn cứ của họ. Tình trạng quy y như thế chỉ là tuyên ngôn của kẻ yếu đuối. Tiến trình luân hồi sinh tử và sự hoá giải có thể được chứng minh bằng lý luận qua hiểu sai về sự hiện hữu trên cơ sở tự tính như là căn nguyên và thiết lập trí huệ Tánh không bằng chất hoá giải của chính nó.
Ngay kinh điển cũng có nhiều sự kiện ẩn mật, không thể tiếp cận được cả hai mặt nhận thức trực tiếp và thông qua suy luận. Kinh điển chỉ được chứng minh là đúng đắn qua ba cách phân tích, ba cách được ấn định là:
- Đoạn kinh văn không bị hiểu sai qua nhận thức chính xác trực tiếp từ giáo lý được hiển bày.
- Đoạn kinh văn không bị hiểu sai qua suy luận dựa trên chứng từ giáo lý có chút ẩn mật.
- Đoạn kinh văn không bị hiểu sai qua suy luận dựa trên kinh điển về giáo lý ẩn mật trong ý nghĩa chứa đựng mọi mâu thuẫn nội tại, Và như thế, cho dù tiến trình nầy xuất phát từ lý luận.
Kinh Phật không có
mâu thuẫn nội tại, trong khi kinh của
ngoại đạo thì có. Điều nầy không có nghĩa là kinh sách
ngoại đạo không có
giá trị đối với một
ý nghĩa nào đó, nhưng nó có
mâu thuẫn đối với các
hiện tượng bao gồm trong
cõi giới phiền não nhiễm ô và cả trong
cảnh giới thanh tịnh.
Kinh điển ngoại đạo không nhầm lẫn khi
giải thích cách thức phát triển
Tứ thiền[3] và
Tứ vô sắc định[4] cũng như những
thành tựu nhỏ về
lòng từ bi.
Tuy nhiên, đối với
mục đích chính của
con người,
kinh điển của họ lại có
mâu thuẫn nội tại. Chẳng hạn, họ xác quyết rằng
chủ tể sáng tạo thế giới là
thường hằng và
quả quyết rằng vòng
luân hồi sinh tử nầy do đấng
chủ tể thường hằng sáng tạo là có thể
vượt qua được. Nếu
nguyên nhân là
thường hằng, thì kết quả phải
thường hằng.
Tuy nhiên, vì kết quả không
thường hằng, nên
nguyên nhân cũng phải không
thường hằng.
Tính chất của các
hiện tượng nếu khi không thể
vượt qua nguyên nhân, thì kết quả cũng không thể
vượt qua; thế nên không thể nào
vượt qua được
vòng sinh tử luân hồi. Như ngài
Pháp Xứng[5] nói:
Vì sự thường hằng không vượt qua được
Nên không thể khuất phục ảnh hưởng của nó.
Trước hết cần phải chứng minh rằng cội gốc của luân hồi sinh tử là ý niệm về ngã – ý niệm về hiện hữu trên cơ sở tự tính. Thế nên có thể chỉ ra rằng hệ thống xác quyết quan niệm về ngã và theo đó loại trừ quan niệm vô ngã sẽ tự mâu thuẫn với sự đạt được giải thoát trong sinh tử luân hồi.
Điều nầy hàm ý rằng từ
quan điểm của
hệ thống triết học Phật giáo cao cấp nhất là phái Cụ
duyên Trung quán tông,
[6] quan điểm của
hệ thống triết học Phật giáo thấp hơn là
Y tự khởi
Trung quán tông,
[7] Duy thức,
Kinh lượng bộ[8], và Đại Tỳ-bà-sa bộ
[9] – dường như cũng chứa đựng
mâu thuẫn nội tại. Theo phái Cụ
duyên Trung quán tông, cội gốc của
luân hồi sinh tử là
ý niệm về
hiện hữu trên cơ sở
tự tính của các
hiện tượng và dẫn đến
hậu quả sai lầm về
hiện hữu trên cơ sở
tự tính của ‘cái Tôi’, gọi là
quan niệm về tập hợp thể tạm thời như là một ‘cái Tôi’ thực. Các
hệ thống Phật học khác khẳng định sự
hiện hữu trên cơ sở
tự tính của các
hiện tượng trong khi phái Cụ
duyên Trung quán tông khẳng định
ý niệm hiện hữu trên cơ sở
tự tính là
ám chỉ cho sự
sai lầm trong
nhận thức về ngã. Do vậy, các
hệ thống triết học thấp hơn khẳng định
sự giải thoát sinh tử luân hồi dường như
liên quan với một
mâu thuẫn nội tại vốn chỉ được hoá giải thông qua việc nhìn
giáo lý như là một
học thuyết không
cứu cánh nầy cho những ai không thể lĩnh hội được
tư tưởng tối cao.
Con đường giải thoát hoá giải mọi
ô nhiễm từ
chân như vốn thuần
thanh tịnh, không ngằn mé; và
giải thoát là
cảnh giới trong đó những
ô nhiễm nhất thời được hóa giải. Nên có
giáo lý Duyên khởi bắt đầu từ
vô minh[10].
Thời luân tantra
[11] sau khi
đề ra nhiều
hệ thống giáo lý Phật học–khi thấy các phái
ngoại đạo lại trình bày bằng lý lụân về tương quan cao thấp của các hệ giáo lý–cho rằng: ‘Không
thích đáng khi
xem thường các các hệ thống giáo lý khác.’
Lý do là
hệ thống giáo lý ngoại đạo thường được truyền dạy như sự
ban phước của chư Phật.
Có những trường hợp các đạo sư giảng giải giáo lý một cách mù quáng, nhưng một số khác lại xuất phát từ tinh thần của Đức Phật; tuy nhiên, trong sự tương quan, có người lại thích hợp với một hệ thống giáo lý khác, mà con đường ấy lại đúng đắn. Chẳng hạn, có người tu tập giáo lý Duy thức chứ không tu tập theo giáo lý Trung quán được, thì họ xem tư tưởng Duy thức là đáng tin cậy. Tương tự cũng đúng như vậy đối với cái nhìn về giáo lý của ngoại đạo. Thế nên, đối với các bậc thầy và các học thuyết khác, hành giả đều có thể quy y, nhưng không phải là sự quy y rốt ráo.
Khi
niềm tin vào cội nguồn
quy y được phát sinh thông qua sự
chiêm nghiệm không
thiên vị và không
xuất phát từ những
lý luận riêng tư, thì
tín tâm mới
kiên định và mạnh mẽ.
Tín tâm như vậy không thể
phát khởi do chỉ
dựa vào kinh điển. Cách
phát tâm như vậy được
đề ra trong
Bảy chuyên luận [12] của ngài Pháp Xứng–ba
tác phẩm chính và bốn
tác phẩm chú giải. Trong ba
tác phẩm chính,
tác phẩm đồ sộ nhất là
luận giải của ngài về
Tập lượng luận (
pramāṇasamuccaya) của Trần-na (
dignāga) mang tên
Lượng thích luận (pramāṇavarttika-kārikā),
tác phẩm đồ sộ thứ hai là
Lượng quyết định luận (pramāṇaviniścaya), và
tác phẩm cô đúc hai
luận giải trên là
Chính lí nhất đích luận (nyāyabindu-prakaraṇa); bốn
tác phẩm chú giải là
Nhân luận nhất đích luận (
hetubindu-nāma-prakaraṇa),
Quan tướng thuộc luận (
saṃbandhaparīkṣāprakaraṇa),
Luận nghị chính lí luận (
vādanyāya-nāma-prakaraṇa), và
Thành tha tướng thuộc luận (
saṃtānāntarasiddhi-nāma-prakaraṇa).
Niềm tin nội tại được
sinh khởi nhờ vào sự
chiêm nghiệm một cách
hợp lý.
[1]Kapila: 迦毗羅仙. Hán dịch Hoàng đầu tiên 黃頭仙, Quy chủng tiên 龜種仙, Xích sắc Tiên. Còn gọi Kiếp-tì-la tiên 劫比羅仙, Khẩn-bế-la tiên緊閉羅仙, Kha-tì-la tiên 柯箄羅仙. Ca-tì-la Đại tiên 迦毘羅大仙. Ông là tổ của phái Số luận (Sāṃkhya). Ông có râu tóc, sắc mặt đều màu vàng đỏ, sinh khoảng thế kỷ thứ VI ttl. Khi sinh ra đã có đầy đủ 4 đức: pháp, trí, li dục, tự tại. Nhận thấy sự mê mờ của thế gian, ông khởi tâm từ bi, nói nghĩa 25 đế cho Bà-la-môn A-tu-lợi (s: Asuringhe), kế đến giảng pháp cho Bàn-già-thi-ha (s: Pañcaśikha). Ông nói hơn 100.000 bài kệ, gọi là Tăng-khư tụng.
Theo quan niệm của phái Số luận thì: Guṇa (Cầu-na) tức là Đức, trong ba yếu tố (thật, đức, nghiệp) để tạo thành vạn hữu. Nguyên văn: 是故有求那, 當知非解脫; Cho nên có cầu-na (giác quán, đức, công năng, đà sống, ngã ái) thì không phải giải thoát.
[2] Tên gọi đủ là Hiền ngu nhân duyên kinh. E: Wise Man and the Fool; s: Damamūkonāmasūtra; 13 quyển, Ngài Huệ Giác dịch vào đời Nguyên Ngụy. Đại chính tập 4.
[3] Tứ thiền:
1. Sơ thiền thiên (初 禪 天) với ba cõi:
Phạm thân thiên (梵 身 天; s: brahmakāyika);
Phạm phụ thiên (梵 輔 天; s: brahmapurohita);
Đại phạm thiên (大 梵 天; s: mahābrahmā).
Có hệ thống ghi thêm cõi thiên thứ tư của Sơ thiền thiên là Phạm chúng thiên (梵 眾 天; s: brahmaparśadya).
2. Nhị thiền thiên (二 禪 天) với ba cõi:
Thiểu quang thiên (少 光 天; parīttābha);
Vô lượng quang thiên (無 量 光 天; apramāṇābha);
Cực quang tịnh thiên (極 光 淨 天; abhāsvara, cựu dịch là Quang âm thiên; 光 音 天).
3 Tam thiền thiên (三 禪 天) bao gồm:
Thiểu tịnh thiên (少 淨 天; parīttaśubha);
Vô lượng tịnh thiên (無 量 淨 天; apramāṇaśubha);
Biến tịnh thiên (遍 淨 天; śubhakṛtsna).
4. Tứ thiền thiên (四 禪 天) gồm có:
Vô vân thiên (無 雲 天; anabhraka);
Phúc sinh thiên (福 生 天; puṇyaprasava);
Quảng quả thiên (廣 果 天; bṛhatphala);
Vô tưởng thiên (無 想 天; avṛha);
Vô phiền thiên (無 煩 天; atapa);
Vô nhiệt thiên (無 熱 天; sudṛśa);
Thiện kiến thiên (善 見 天; sudarśana);
Sắc cứu kính thiên (色 究 竟 天; akaniṣṭha);
Hoà âm thiên (和 音 天; aghaniṣṭha);
Đại tự tại thiên (大 自 在 天; mahāmaheśvara).
Có sách xếp 2.4.4.- 2.4.9. dưới tên Tịnh phạm thiên (淨 梵 天), không thuộc về Tứ thiền thiên.
[4] Tứ vô sắc định 四無色定
1. Không vô biên xứ định (空 無 邊 處定; ākāśanantyāyatana-dhyāna);
2. Thức vô biên xứ xứ định (識 無 邊 處定; vijñānanantyāyatana-dhyāna);
3. Vô sở hữu xứ xứ định (無 所 有 處定; ākiṃcanyāyatana-dhyāna);
4. Phi tưởng phi phi tưởng xứ xứ định (非 想 非 非 想 處定; naivasaṃjñā-nāsaṃjñāyatana-dhyāna)
[5] Pháp Xứng 法 稱; S: Dharmakīrti;Tên của hai luận sư Phật giáo:
Luận sư quan trọng nhất của triết học đạo Phật, đại điện quan điểm của Duy thức tông (vijñānavāda) và Nhân minh học (s: hetuvidyā), sống trong thế kỉ thứ 7 (~ 600-650) tại Nam Ấn Độ và là môn đệ của Hộ Pháp (dharmapāla) tại Na-lan-đà ( Mười đại luận sư).
Sư viết nhiều luận giải nhưng quí giá hơn hết là các tác phẩm về Nhân minh học Phật giáo. Trong lĩnh vực này, truyền thống Tây Tạng có giữ lại bảy tác phẩm của Sư, được gọi chung là Pháp Xứng nhân minh thất bộ, là luận lí học nền tảng của Phật giáo Tây Tạng (tất cả đều chưa được dịch ra Hán ngữ).
[6] prāsaṅgika (s); Cụ duyên tông 具 緣 宗, Ứng thành tông 應 成 宗; Qui mậu biện chứng phái 歸 謬 辯 證 派; Qui mậu luận chứng phái 歸 謬 論 證 派. Trung quán tông.
[7] svātantrika (s); Y tự khởi tông 依 自 起 宗, Độc lập biện chứng phái 獨 立 辯 證 派; Trung quán tông; Độc lập luận chứng phái 獨 立 論 證 派
[8] sautrāntika (s); Kinh lượng bộ 經 量 部; Thí dụ bộ 譬 喩 部.
[9] vaibhāṣika (s); nguyên nghĩa ‘Người theo Đại Tì-bà-sa luận (mahāvibhāṣā)’; một bộ phái xuất phát từ Nhất thiết hữu bộ (sarvāstivāda), cũng có thể gọi là dạng sau cùng của Hữu bộ, lấy A-tì-đạt-ma Đại tì-bà-sa luận và Tì-bà-sa luận (vibhāṣā) làm căn bản. Hai tác phẩm nêu trên là luận giải quan trọng về A-tì-đạt-ma của Nhất thiết hữu bộ.
[10] Hệ thống Mười hai nhân duyên.
[11] Thời luân tan-tra; S: kālacakra-tantra; nghĩa là ‘Bánh xe thời gian';
Tên của một Tan-tra Phật giáo, xuất phát từ thế kỉ thứ 10, tương truyền do nhà vua thần bí Sam-ba-la (s: śambhala) biên soạn. Trong bộ Mật kinh này, cách tính thời gian và thiên văn học đóng một vai trò quan trọng. Khi được đưa vào Tây Tạng năm 1027, Thời luân được sử dụng và trở thành gốc của lịch Tây Tạng. Ngoài việc này, Thời luân cũng trở thành một đối tượng quán sát của Mật tông, trong đó yếu tố Bản sơ Phật (A-đề-phật; s: ādi-buddha; Phổ Hiền) được thêm vào hệ thống Ngũ Phật, trở thành một Man-đa-la (s: maṇḍala) với tên là ‘Mười phần uy lực’ của Mật tông.
Theo truyền thống Tây Tạng thì Thời luân được bảy nhà vua xứ Sam-ba-la và 25 vị truyền nhân chính tông lần lượt truyền lại. Đến vị truyền nhân thứ 12 thì giáo pháp này đến Ấn Độ và sau đó qua Tây Tạng. Một trong những dòng truyền quan trọng là dòng qua Bố-đốn (t: buton, 1290-1364) đến Tông-khách-ba và ngày nay mật giáo Thời luân được tông Cách-lỗ (t: gelugpa) tu tập. Thời luân này gồm có ba phần: ngoại giáo, nội giáo và tha giáo. Ngoại giáo lấy thế giới vật chất làm đối tượng, giáo pháp này mô tả sự hình thành của vũ trụ và nói về thiên văn, địa lí. Trọng tâm của giáo lí này đặt vào tính lịch và thời gian, và vì vậy nó tập trung vào toán học. Ngược lại, phần nội giáo lấy thế giới tâm lí làm đối tượng, tập trung giảng giải về các kênh năng lượng (s: nāḍī; Trung khu). Phần tha giáo đề cập đến các linh ảnh nhận thức được trong các Nghi quĩ (s: sādhana). Cả ba phần này đều được xem là ba dạng của A-đề-phật. Giáo pháp Thời luân chỉ một loạt sáu phương pháp Thiền định. Sáu phép này tuy cũng được Na-rô-pa (t: nāropa) luận giải, nhưng không giống với sáu phép Na-rô lục pháp (t: nāro chodrug) của sư, chỉ có chung phép tu luyện để phát triển Nội nhiệt.
[12] Bảy tác phẩm chính về Nhân minh học của ngài là: 1. Quan tướng thuộc luận (s: saṃbandhaparīkṣāprakaraṇa; e: Analysis of Relations), chỉ còn bản Tạng ngữ; 2. Lượng quyết định luận (s: pramāṇaviniścaya; e: Ascertainment of Valid Cognition ), chỉ còn bản Tạng ngữ. Bộ luận này được chia làm ba phần với chủ đề thụ tưởng, kết luận và trình bày phương pháp suy diễn ba đoạn (e: syllogism). Luận này được xem là bản nhỏ của Lượng thích luận vì hơn nửa phần được trích ra từ đây; 3. Lượng thích luận (s: pramāṇavarttika-kārikā; e: Compedium of Valid Cognition ), luận quan trọng nhất, chú giải Tập lượng luận (pramāṇasamuccaya) của Trần-na (dignāga); 4. Chính lí nhất đích luận (s: nyāyabindu-prakaraṇa; e: Drop of Reasoning); 5. Nhân luận nhất đích luận (s: hetubindu-nāma-prakaraṇa; e: Drop of Reasons ), bản Tạng ngữ có, bản Phạn ngữ mới được tìm thấy. Bộ luận này được chia làm ba phần, giảng giải về ba đoạn của suy luận; 6. Luận nghị chính lí luận (s: vādanyāya-nāma-prakaraṇa; e: Reasonimg for Debate), chỉ còn bản Tạng ngữ, nói về cách tranh luận với địch thủ; 7. Thành tha tướng thuộc luận (s: saṃtānāntarasiddhi-nāma-prakaraṇa; e: Proof of Other Continumm), triết luận chống đối quan niệm Duy ngã và nói về ‘sự thật’ của ý nghĩ người khác;