LỜI KHUYÊN CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VỀ DOLGYAL (Shugden)
1. Hiểm họa của Phật giáo Tây Tạng thoái hóa thành một hình thức sùng bái tinh linh: lúc đầu, Phật giáo Tây Tạng tiến hóa từ truyền thống đích thực và cổ xưa tán thành Đại Học tu viện Ấn Độ vĩ đại Nalanda, một truyền thống mà Ngài thường mô tả là một hình thức trọn vẹn của Phật giáo. Nó là hiện thân giáo lý nguyên thủy của Đức Phật như được phát triển qua các nội quán phong phú về triết học, tâm lý học và tâm linh của những Đạo sư Phật giáo vĩ đại như Nagarjuna (Long Thọ), Asanga (Vô Trước), Vasubandhu (Thế Thân), Dignaga (Trần Na) và Dharamakirti (Pháp Xứng). Bởi triết gia và luận lý gia vĩ đại Shantarakshita có công trong việc thiết lập Phật giáo ở Tây Tạng trong những giai đoạn sớm nhất vào thế kỷ thứ 8, triết học và sự phân tích phê bình luôn luôn là những dấu hiệu quan trọng của Phật giáo Tây Tạng. Vấn đề đối với thực hành Dolgyal là nó trình bày tinh linh Dolgyal (Shugden) như một Hộ Pháp và hơn nữa nhắm tới việc nâng tinh linh lên mức độ quan trọng hơn chính Đức Phật. Nếu khuynh hướng này không được kềm chế, và những người vô tội bị quyến rũ bởi các thực hành giống như-thờ cúng của loại tín ngưỡng này, mối nguy hiểm là truyền thống phong phú của Phật giáo Tây Tạng có thể bị suy đồi thành sự đơn thuần nhượng bộ các tinh linh. 3. Đặc biệt là việc nhượng bộ này không thích đáng khi liên quan đến hạnh phúc của xã hội Tây Tạng: trong hiện tại, việc nhượng bộ Dolgyal thì đặc biệt mang đến những hoàn cảnh khó khăn cho người Tây Tạng. Sự nghiên cứu trong văn bản và lịch sử cho thấy tinh linh Dolgyal xuất hiện từ thái độ thù địch đối với Đạt Lai Lạt Ma Thứ Năm vĩ đại và chính phủ của ngài. Bản thân Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Năm, người đảm đương việc lãnh đạo tâm linh và thế tục của Tây Tạng trong thế kỷ 17, đã kịch liệt tố giác Dolgyal là một tinh linh xấu ác làm xuất hiện những mục đích sai lầm và tai hại cho hạnh phúc của chúng sinh nói chung và chính phủ Tây Tạng mà người dẫn đầu là các Đạt Lai Lạt Ma nói riêng. Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Mười ba và những Đạo sư tâm linh được tôn kính của Tây Tạng cũng đã chống đối mạnh mẽ thực hành này. Vì thế, trong bối cảnh hiện nay, trong đó sự thống nhất giữa những người Tây Tạng thì vô cùng quan trọng, việc dấn mình vào thực hành nhượng bộ có thể gây tranh cãi và bất đồng này thì không thích đáng. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thôi thúc mạnh mẽ các môn đồ của ngài xem xét cẩn thận các vấn đề của thực hành Dolgyal trên nền tảng của ba lý lẽ này và thực hành một cách phù hợp. Ngài đã nói rằng, là một nhà lãnh đạo Phật giáo với một mối quan tâm đặc biệt đến dân chúng Tây Tạng, chính Ngài có trách nhiệm nói rõ ý kiến chống lại những hậu quả tai hại của loại sùng bái tinh linh này. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giải thích rằng ý kiến của Ngài có được lưu ý hay không là một vấn đề riêng rẽ. Tuy nhiên, bởi cá nhân Ngài chịu ảnh hưởng mạnh mẽ về tính chất tiêu cực của thực hành này, Ngài đã yêu cầu những người tiếp tục nhượng bộ Dolgyal không tham dự những buổi giảng dạy giáo lý chính thức của Ngài, là điều đòi hỏi phải thiết lập một mối quan hệ thầy-trò theo truyền thống. Nguyên tác:
“His Holiness the Dalai Lama's Advice Concerning Dolgyal (Shugden)”
Thanh Liên dịch sang Việt ngữ
BÀI ĐỌC THÊM:
Lời Khuyên Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Về Việc Sùng Bái Shugden (Dolgyal) (Thanh Liên Việt dịch) Đức Đạt Lai Lạt Ma Và Sự Sùng Bái Dolgyal Shugden (Thanh Liên Việt dịch) Lời Khuyên Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Về Dolgyal (Thanh Liên Việt dịch) Tuyên Bố Của Hiệp Hội Tu Viện Phật Giáo Đức Quốc (Thanh Liên Việt dịch) |