7- Đúc Kết Buổi “Hội Luận 2011”, Tâm Cát Nguyễn Trung Quân

23/02/201212:00 SA(Xem: 6763)
7- Đúc Kết Buổi “Hội Luận 2011”, Tâm Cát Nguyễn Trung Quân

ĐÓNG GÓP CỦA CƯ SĨ 
TRONG VIỆC HOẰNG PHÁP 
TẠI HẢI NGOẠI
(Kỷ Yếu Hội Luận 2011, Hội Phật Học Đuốc Tuệ)

ĐÚC KẾT
BUỔI HỘI LUẬN ĐUỐC TUỆ 2011
Tâm Cát Nguyễn Trung Quân

 

Ngày 11 tháng 12 – 2011

 

Hội luận Phật Pháp là một trong những sinh hoạt chủ yếu của hội Phật học Đuốc Tuệ, đồng hành với việc cung thỉnh chư Tôn Đức thuyết giảng cho đại chúng cùng tổ chức những khóa tu Thiền, Tịnh, Mật, cho hành giả lựa chọn pháp môn thích hợp với mình hầu nỗ lực tinh tấn tu học.

Năm nay, buổi hội luận “Đuốc Tuệ 2011” được tổ chức vào ngày 11 tháng 12 năm 2011 tại trung tâm Sangha thuộc thành phố Huntington Beach miền Nam California với chủ đề SỰ ĐÓNG GÓP CỦA NGƯỜI CƯ SĨ TRONG CÔNG CUỘC HOÀNG PHÁP TẠI HẢI NGOẠI.

Nhìn vào chủ đề hội luận và các chuyên đề dành cho mỗi diễn giả, quần chúng Phật tử và nhất là quý hội luận viên đã thấy được mục đích của hội Phật Học Đuốc Tuệ là cùng muốn nhìn sâu, phân tích kỹ về một vấn đề từ lâu hằng gây dị luận trong giới Phật tử: Vấn đề hoàng pháp.

Với tiến trình rõ nét của năm đề tài do năm diễn giả được thỉnh mời đảm trách, mọi người đều thấy được Đuốc Tuệ đã cố gắng nhờ các thiện trí thức nêu bật lên các điểm gay go nhất để trả lời cho các vấn nạn xưa cũ, hằng làm băn khoăn hàng cư sĩ Phật Giáo tại hải ngoại, đó là: cư sĩ chỉ hộ pháp còn việc hoằng pháp là của quí thầy.

Buổi hội luận được bắt đầu vào lúc 2g20 chiều chủ nhật 11 tháng 12 năm 2011 với đầy đủ thành phần trong ban tổ chức, các diễn giả và hơn 200 hội chúng tham dự gồm quan khách, sáu hội đoàn Phật giáo được mời và Phật tử từ 10 tự viện có nhiều cư sĩ tích cực hoạt động Phật sự được Đuốc Tuệ thỉnh mời từ nhiều tuần trước đó..

Tuy có trễ 20 phút so với chương trình dự trù nhưng tất cả các điểm nêu ra trong chương trình hội luận đều được theo sát chu đáo theo trình tự, trừ phần hợp ca chào mừng mở đầu của Hội Phật tử Lạc Pháptrục trặc kỹ thuật phải dời lại vào trước giờ giải lao, giữa hai phần hội thảo.

Năm vị diễn giả đều theo thứ tự mỗi vị có 20 phút trình bầy đề tài của mình. Tuy thời gian ngắn ngủi khiến Đạo hữu Tâm Quang Vĩnh Hảo phải nói vui rằng ông sợ tiếng chuông báo hết giờ của ban điều hợp trong khi có thể ông chưa trình bầy được hết phần mở đầu của đề tài. Nhưng ban tổ chức đã dự trù in toàn bộ các bài thuyết trình vào một tập kỷ yếu để mọi người sẽ đọc được đầy đủ cao kiến của các diễn giả

Ban điều hợp có tóm lược phần trình bầy của diễn giả nhưng xin không nhắc lại ở đây. Kính mời quý vị độc giả đọc các bài viết đầy đủ ở các trang trước.

Buổi hội luận được tiến hành trang trọng, thanh tịnh nhưng không kém phần sinh động do các diễn giả gợi ý hay do thính chúng góp ý bổ sung. Thậm chí có diễn giả hăng say đi xa hơn đề tài để nói về phụng sự cộng đồng và dấn thân của tuổi trẻ khiến ban điều hợp phải nhắc nhở nên chú trọng vào nội quy và chủ đề chính của cuộc hội luận.

thì giờ hạn hẹp của một buổi chiều chủ nhật nên không có phân chia nhóm và thảo luận nhóm, nhưng ngoài 5 diễn giả đã có thêm 8 vị góp ý tham luận về việc hoàng pháp của người cư sĩ trong đó có một vị Tỳ kheo ni – khiến buổi hội luận càng sinh động thêm.

Tựu trung, từ các diễn giả cho đến các hội luận viên góp ý đều có nêu ra một nhận định khá tương đồng, phù hợp với chủ đề là người cư sĩ Phật Giáo hải ngoại chẳng những đã tích cực đóng góp vào công cuộc hoàng pháp mà còn có khi trực tiếp tham gia vào việc hoàng pháp theo gương các bậc tiền bốicư sĩ Tâm Diệu đã kể ra rất nhiều trong phần trình bày của ông.

Đạo hữu Chân Văn phát biểu rằng sống như người con Phật và thực hành điều Phật dạy đã là hành động hoàng pháp rồi. Hoàng pháp là mở rộng chánh pháp của Đức Thế Tôn cho tất cả mọi người nghe hiểu, suy nghĩ và làm theo lời Phật dạy để được hạnh phúc cho chính mình và cho tha nhân. Như vậy, tất cả Phật tử, nếu có tu học vững vàng, đều có thể làm công việc hoàng pháp.

Cẩn tắc hơn, đạo hữu Tâm Quang Vĩnh Hảo dẫn từ Trung Bộ kinh, nhắc lại lời dạy của Đức Thế tôn dặn các tỳ kheo rằng nên tu tập thực chứng rồi mới hoàng pháp đến người khác.

Xét chung các mặt từ tổ chức, nội dung, đề tài, diễn giả, thính chúng góp ý, tiếp tân, văn nghệ v. v… Ban điều hợp đã đánh giá buổi hội luận thành tựu được 70% với niềm hân hoan của nhiều người. Nhiều hội luận viên tham gia toàn cuộc nhận xét rằng buổi hội luận thành tựu độ 58 đến 60 % xét từng khía cạnh; xin qúy vị hội luận viên góp ý kiến sau khi đọc tập kỷ yếu này để Đuốc Tuệ học hỏi thêm hầu hoàn chỉnh hơn những cuộc hội luận sau này.

Giữa cuộc hội luận, đạo hữu chủ toạ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả có đọc tặng mọi người trong hội trường bài thơ mang đề tài chào nhau, gợi nhớ đến hai câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng.

Xin chào nhau, giữa con đường
Mùa Xuân phía trước, miên trường phía sau.

Thiên tài thi ca Bùi Giáng là một Phật tử được chư tôn đức thương mến và bao bọc, dường như đã tiên tri được con đường hoàng pháp khi viết ra hai câu thơ trên…

Đuốc Tuệ xin ngưỡng phục tầm nhìn của thi nhân: Làm việc hoàng pháp là gặp nhau giữa con đường tầm đạo, bỏ lại đằng sau những giấc ngủ dài đã qua để hướng về Mùa Xuân phía trước. Đó là mùa Xuân an vui của thế kỷ 21 thấm nhuần Phật đạo.

Orange County, cuối năm 2011

TM BAN ĐIỀU HỢP

Tâm Cát Nguyễn Trung Quân


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/01/2011(Xem: 252358)
17/09/2013(Xem: 9840)
09/12/2013(Xem: 8393)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.