ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU
Nguyên tác: LE DALAI LAMA PARLE DE JÉSUS
Éditions Brepols, Paris. 1996
Người dịch : VĨNH AN
Nhà Xuất Bản: THIỆN TRI THỨC, 2003
LỜI TỰA
Một người đàn ông đang nói. Đó là một tiếng nói của một
truyền thống tâm linh của hơn hai ngàn năm,
chánh pháp mà
Đức Phật đã giảng dạy.
Các
môn đồ của Đức Ki Tô
tụ họp chung quanh ông. Họ đã mời ông đọc và
chú giải “Tin Mừng”, Phúc Âm mà Đức Giêsu đã loan báo.
Một
cuộc đối thoại hình thành giữa hai bên và hơn thế nữa, đây là một thời điểm
thuận lợi để cho sự thống nhất nền tảng của
nhân loại được khẳng định và cảm nhận bằng lời cũng như bằng sự
im lặng.
Vấn đề không phải là
xóa bỏ hoặc
che dấu những điểm khác nhau nhưng là nêu rõ chúng bởi lẽ
xuyên qua các điểm dị biệt, những điểm
đồng quy mới kể cả bổ túc cho nhau sẽ được
phác họa.
Đức
Đạt Lai Lạt Ma đã dẫn một
tục ngữ Tây
Tạng : “Trâu vẫn phải là trâu và cừu vẫn phải là cừu”. Nhưng
phải chăng
là điên rồ khi muốn
phong phú hóa sự đa dạng,
tìm kiếm cái đơn nhất giữa sự đa tạp, phác thảo một “kỷ nguyên của Thánh Thần” bên ngoài mảnh đất chung của các
giáo phái hay của thời thượng
cầu kỳ, hoặc khi cùng nhau vạch ra những
con đường cổ xưa của cuộc
hành trình nội tâm và không
vì thế mà
từ bỏ thế giới hiện đại trong
hiện trạng ? Đã hẳn, đó không phải là sự điên rồ. Nhưng
phép lạ của lòng
đơn sơ,
chân thật đã chiến thắng mọi trở ngại cho dù sự nể nang của người này hay sự
ngại ngùng của
người khác bắt đầu
biểu lộ. Cuốn sách này là sản phẩm của điều đó. Nó
chứng tỏ với
chúng ta sự
tồn tại của một đối cực với lục điạ thống nhất của những người mới tòng giáo ; một đất nước ở đó tính phổ quát từ chối sự đồng phục hóa và những
tính cách dù bị
đe dọa nặng nề, cũng khước từ
sử dụng bạo lực như
phương tiện để sống còn.
Trước tiên, lời này gửi
đến cho các Kitô hữu và các
Phật tử.
Tinh thần của cuộc gặp gỡ tại Assise năm 1986 đã đem lại một sắc thái và đấy là
phương pháp được
áp dụng.
Nói rõ hơn : sau hai mươi thế kỷ thiếu thông tin,
chúng ta hãy
nhớ lại các
sai lầm và nghịch nghĩa mà
chúng ta nghĩ về
Phật giáo với lòng tự phụ từ Rubrouck cho tới các
thời kỳ gần đây nhất. Người ta sẽ ngừng mọi
phán đoán tiên nghiệm, mọi
ý tưởng đã nhận lãnh để
thực hiện việc đọc chung một bản văn
căn bản : Kinh Thánh. Người ta sẽ không dừng lại ở sử tính của các sứ điệp để
gắn bó hoàn toàn với sứ điệp. Không phải là
vô ích khi ta đi tìm lại
trong lịch sử những dấu vết và
âm hưởng
các lời giảng dạy của
Đức Như Lai (Tathagata)
vang dội đến vùng đất Palestine nơi Đức Giêsu sẽ
giáng thế, và rộng lớn hơn trong vùng Điạ Trung Hải La-Hy. Các nhà
nghiên cứu trẻ tuổi về
lịch sử và
triết học đang làm việc ấy. Ở đây, có một sự
cấp bách khác. Hơi giống
câu chuyện mà
Đức Phật đã
sử dụng, nói về một người đàn ông bị một mũi tên bắn trúng và ngã lăn dưới chân
chúng ta. Có phải
chúng ta sẽ đi tìm lai lịch
của người bắn ? Lai lịch của người buôn bán cung ? Loại gỗ mà mũi tên được làm ra ? Không.
Chúng ta cần phải lập tức tìm ra loại thuốc để chữa
lành và
cứu sống người
bị nạn.
Vậy là
chúng ta có thể nói rằng Ki tô hữu và
Phật tử đã
gặp nhau.
Giữa
Đấng
Cứu thế đã đến để làm nhẹ
gánh nặng trên vai
nhân loại bằng việc
tha thứ tội lỗi thế gian với
Đức Như Lai giảng dạy
Tứ diệu đế và
Bát chánh đạo để đưa người
ta ra khỏi vòng
luân hồi của sự khổ, người ta sẽ
nhận ra ít nhất là một định hướng chung nào đó.
Một cách
chính xác hơn khi Đức Giêsu hay làm
phép lạ làm cho người ta què đi được, người cùi được lành lặn, Ngài chẳng nói với họ rằng : “Hãy đi đi,
tội lỗi của ngươi đã được
tha thứ !” hay sao ?
Bằng những
ngôn từ khác : “Này đây, ngươi lại được
ban cho một
tinh thần vô cùng thanh tịnh,
thân thể ngươi sẽ
chứng minh điều đó”.
Niềm tin ấy vào sự
thanh tịnh và
tự tại của
tinh thần là nền tảng của mọi
tư duy Phật giáo. Nhiều Kitô hữu cũng chia sẻ điều đó.
Thomas Merton, một
tu sĩ dòng Trappes, khẳng định :
“Ở
trung tâm của
hữu thể chúng ta, có một vùng ánh sáng
thuần khiết, một vùng mà
tội lỗi và
ảo tưởng không thể
xâm phạm.”
Đã hẳn,
độc giả sẽ
nhận thấy Đức
Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh và các người đối thoại với
Ngài
quan tâm so sánh mà không hề
lẫn lộn “tia sáng linh thiêng”
hiện diện trong mỗi tạo vật, ít ra đối với những người tự nhận mình là con cái của Thiên Chúa Tạo hóa, và “tia sáng giác ngộ”,
bồ đề,
hiện diện trong mỗi
chúng sinh, đối với người
Phật tử.
Thật vậy,
nếu cần phải
đồng hành đi tìm Thần Khí, thì cả việc đọc lẫn việc
chú giải các bản văn, như
chúng ta biết, sẽ không đủ.
Dấu ấn của
tinh thần nằm ở
nội tâm, trong chiều sâu thinh lặng của mỗi người. Người ta chỉ có
thể đạt đến bằng sự trầm tư chiêm niệm.
Ai cũng dễ dàng
nhận thấy rằng cả
Đức Phật và Đức Kitô không viết sách ; các Ngài đã để cho những
môn đệ lo việc
chuyển giao sứ điệp như họ đã
nhận thức, với tất cả
nhân tính của họ. Như thế, đến lượt
chúng ta,
chúng ta phải tìm lại sứ điệp trong chính
chúng ta : bên ngoài và bên trên
chữ viết.
Giới hạn ấy của Lý (logos) mà các Kitô hữu vẫn thường
chấp nhận bởi vì Ngôi Lời đã
trở thành xác thịt, người ta gọi đó là
mầu nhiệm, ngoại
lý hoặc đơn giản hơn
sự thiết yếu của
kinh nghiệm, đối với tôi đó là một trong những bài học
chủ yếu của sự gặp gỡ. Khả năng
đánh thức “một cái gì bên ngoài chữ nghĩa”
rõ ràng là một phần của sự tỏa sáng
tâm linh nơi các vị
tôn sư đắc đạo.
Đức
Đạt Lai Lạt Ma thường khiêm tốn khẳng định rằng do ít
nghiên cứu, ngài hiểu không đúng về Kitô giáo, cho dù các cuộc gặp gỡ giữa ngài với Kitô hữu đã tăng lên nhiều
trong vòng mười năm nay.
Tuy nhiên chúng ta thấy Ngài
đi vào lý luận của Phúc Âm không
thua kém ai không ngượng ngùng giả tạo, như thể
lời nói của Đức Giêsu rất
thân thuộc
với ngài và
ngôn ngữ của các dụ ngôn không có gì là
bí hiểm. Và sự dễ dàng ấy
tác động mạnh mẽ đến
cử tọa hiện diện và có sức khai thị
vô cùng
đến định hướng chung khả dĩ động viên người
hành đạo bước vào
con đường
tâm linh đích thực.
Rõ ràng là ở đây sự đồng cảm mang lại điều mà
lý tính được nêu ra ở trên đôi khi còn để lại trong bóng tối.
Đối với tôi, một người đã không
tham gia hội thảo đó, nhưng nhớ lại những giờ phút
trôi qua ngồi lắng nghe vị
tôn sư Tây Tạng thì cuốn sách này quả là
một
cảm hứng cho hành động
tâm linh. Một cách
tiên thiên, người ta
thường có xu hướng đối lập hai từ đó. Không. Trầm
tư hoặc tham thiền chính là hành động, và đôi khi hành động, chính là trầm
tư hoặc tham thiền. Đối với tôi,
chưa bao giờ điều đó
rõ ràng hơn.
Y như rằng sự rời bỏ
thế gian đôi khi là
con đường nhanh nhất và thiết yếu để tìm lại
thế gian trong
thực tại của nó với đầy đủ
ý nghĩa, sự
quân bình và
lợi lạc.
Ý
tưởng về một cuộc
hành hương chung đến với các
truyền thống lớn,
hoàn toàn gây hứng khởi từ người con của xứ sở
du mục, đất nước
Tây Tạng mà các người
hành đạo đi qua, đôi lúc bái quỳ để cho trán mình chạm đất.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Bên
ngoài sự vận dụng một bút pháp đầy
ấn tượng mà Đức
Đạt Lai Lạt Ma cống hiến cho
chúng ta, chính là sự đóng góp
hoan hỷ và
từ bi của
chúng ta vào việc
thực hành đời sống mà cuốn sách này giúp ta
đối diện.
Jean-Paul Ribes
Chủ tịch Ủy ban trợ giúp
Tây Tạng ở Pháp.