Phần Thứ Nhất

22/10/201012:00 SA(Xem: 20798)
Phần Thứ Nhất

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU
Nguyên tác: LE DALAI LAMA PARLE DE JÉSUS
Éditions Brepols, Paris. 1996
Người dịch : VĨNH AN
Nhà Xuất Bản: THIỆN TRI THỨC, 2003


PHẦN THỨ NHẤT

 

Phòng hội của Đại học Middlesex, phía bắc Luân Đôn không có gì là đồ sộ : nó giới hạn trong một không gian khá nhỏ bé và chật hẹp với những chỗ ngồi dọc theo chiều dốc, kêu ọp ẹp khi cử tọa cử động. Những bích chương lớn viết nắn nót những câu của John Main, treo giữa các cửa sổ mở ra bầu trời màu xám của nước Anh. Một vài ghế dựa, một tấm thảm nhỏ và một bó hoa có vẻ bị bỏ rơi trên một chiếc bục lung lay. Có lẽ người ta sẽ nói rằng nơi này đã dược xây dựng vội vàng đêm hôm trước và không có gì quan trọng sẽ diễn ra nơi đây.

Căn phòng rối lên vì sốt ruột. Trong các dãy ghế dành cho giáo dân người Anh, Canada và Mỹ, một vài tu sĩ Phật giáo nam và nữ trong các bộ áo màu vàng nghệ và màu hồng điều lướt qua, đầu họ nhẵn bóng, bất động giữa sự qua lại của đám đông. Các tu sĩ và các xơ dòng Thánh Benoit, một số mặc đồ đen, các tu sĩ dòng Olivétain mặc đồ trắng, chiếm các hàng ghế đầu. Người ta điều chỉnh các máy quay và các micrô. Các cánh cửa sáng lên. Không có đàn phong cầm, và kèn đồng trổi nhạc. Một nhóm nhỏ đi qua cửa hông và leo lên bục. Đức Đạt Lai Lạt Ma tiến lên ở giữa nhóm, chân mang giày gọn gàng mặc áo màu hồng điều và màu vàng, một nụ cười mở rộng trên môi ngài, ngài ra dấu bằng đầu và hai bàn tay, có đôi chút rụt rè nhưng biểu lộ niềm hạnh phúc được hiện diện nơi đây.

Ngài bước vào không cần nghinh đón. Cũng không phải là lần đầu như thế, Ngài đến như một người Phật tử bình thường không lễ nghinh đón. Một thoáng Ngài vắng mặt, sau đó lại hiện ra, và ngài đây rồi.

Nhiều bài diễn văn Chào mừng được phát biểu trong đó có diễn văn của Bà Mayor d’Enfield, giới thiệu khu phố của bà như một nơi “đa dân tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo”. Khu phố này ở phía bắc Luân Đôn, vẫn cố gắng duy trì sự hòa hợp trong tính đa nguyên, hoàn toàn thích hợp để tổ chức một cuộc hội thảo quy tụ hai truyền thống tôn giáo lớn.

Sau lời phát biểu của thị trưởng, cha Dom Laurence Freeman, O.S.B đứng lên để tiếp đón ngài. Với tư cách là linh hướng và giáo sư của World Community for Christian Meditation, cha Laurence đã ngỏ lời mời đến Đức Đạt Lai Lạt Ma và giờ đây đón tiếp vị khách quý. Hiền lànhchừng mực trong từng cử chỉ, cha tỏa ra một năng lực trí thứctâm linh, làm cho vị khách danh dự vừa tò mò, vừa thiện cảm. Hội thảo càng tiến hành thì mối thiện cảm giữa hai nhà tu hành càng tăng lên thấy rõ. Khi Cha Laurence nói, vị Thánh tăng chăm chú nhìn, như ngài vẫn thường làm với mọi người đối thoại khác.

Trong những lời mở đầu, cha đã triển khai một điểm sẽ trở thành một chủ đề trung tâm của cuộc hội thảo – Bản chất hỗ tương của biến cố :

Cha Laurence Freeman : “Thưa Đức ngài, thật là một vinh dự lớn cho tôi được đón tiếp ngài. Ngài đã nói với tôi rằng ngài muốn học hỏi chúng tôi và hôm nay chúng tôi quy tụ ở đây cũng để học hỏi Ngài. Quả thật, chúng tôi được đặc ân tiếp đón Ngài như một vị khách danh dự của cuộc hội thảo John Main, về đề tài mà Ngài đã chọn, Thiện Tâm và ngài cũng đã chấp thuận với tinh thần cởi mở và quảng đại lời mời chú giải Phúc Âm của chúng tôi.

“Trong truyền thống Kitô giáo, các bản kinh được gọi là Kinh Thánh bởi lẽ chúng tôi tin rằng dù chỉ đọc trên mặt chữ, chúng tôi có thể khám phá sự hiện diện của Đức Kitô ở đó. Đây là chữ nghĩa của con người, và do đó, có thể hiểu được đúng hoặc hiểu sai. Những chữ đó cần được tinh thần giải thích để con tim có thể nắm được ý nghĩa của chúng. Chúng tôi biết được rằng ngài đại diện cho một truyền thống Phật giáo phong phútốt đẹp đã biết tinh luyện những dụng cụ tinh thần áp dụng vào việc nhận thức chân lý. Chúng tôi mong mỏi được đọc Thánh Kinh của chúng tôi qua sự chắt lọc của tinh thần Ngài và cùng với Ngài đem lại cho Thánh Kinh một cái nhìn mới.

“Cũng giống như chúng tôi là những Kitô hữu chắc chắn sẽ được phong phú hơn, chúng tôi hy vọng các bạn Phật tử có mặt nơi đây và tín đồ của mọi tôn giáo sẽ được phong phú hơn khi rời khỏi cuộc hội thảo này. Chúng tôi biết rằng việc tìm kiếm tri thức không đơn thuần là việc của lý trí nhưng ta phải tìm kiếm hiểu biết trực giác chân thật, vipasyana (soi thấy) tức là kinh nghiệm về ý nghĩa của các từ ngữ linh thiêng. Một trong các giáo sư thần học Kitô giáo vĩ đại, Thomas d’Aquin đã nói rằng chúng tôi đặt lòng tin của chúng tôi không phải trong những phát biểu nhưng trong những thực tạingôn từ là dấu chỉ. Điều đáng quan tâm chính là kinh nghiệm, chứ không phải là những ý tưởng giản lược. Chúng tôi biết rằng con đường trầm tư mà chúng tôi sẽ được chia sẻ với Ngài trong thinh lặng, suốt cuộc hội thảo này sẽ là con đường phổ quát và hiệp nhất đưa chúng tôi vào kinh nghiệm vượt qua ngôn từ ấy.

“John Main đã biết sức mạnh hiệp nhất ấy của thinh lặng đưa chúng ta vượt qua ngôn từ. Chính vì thế, trong cuộc hội thảo này, những giây phút quan trọng nhất mà chúng ta cùng trải qua có lẽ là những giây phút thinh lặng. Sau khi Đức ngài giảng dạy xong, ngài sẽ đưa chúng ta đến thời điểm trầm tư hay thiền định ở giai đoạn này, chúng ta có thể vượt qua lý trí biện luận để bước vào chân lý nằm ngay trung tâm của thực tại. Trầm tư hay thiền định làm cho chúng ta thêm phong phú bằng nhiều cách. Nhất là nó làm cho chúng ta có khả năng đọc được Kinh Thánh của toàn thế giới với nhiều sự khôn ngoan và mẫn cảm hơn.

“Thưa Ngài, chúng tôi đánh giá cao tặng vật chính là sự hiện diện của Ngài. Nếu chúng tôi có thể mở rộng lòng mình ra với thực tại của sự hiện diện – sự hiện diệnchúng tôi sẽ cảm nhận trong Kinh Thánh, sự hiện diệnchúng tôi sẽ cảm nhận khi Ngài mở lòng trí của Ngài cho chúng tôichúng tôi cũng biết làm cho tinh thần hòa bình và thân hữu lớn lên trong chúng tôi.

“Nhân danh Cộng đoàn của chúng tôi có mặt trên toàn thế giới, tôi muốn bảo đảm với Ngài rằng chúng tôi mang dân tộc Tây Tạng trong tinh thần và trong trái tim của chúng tôi. Chúng tôi cảm nhận họ đang hiện diện với Ngài hôm nay. Thánh giá và sự Phục sinh của Đức Kitô là trung tâm của đức tin Kitô giáo. Đã hẳn chúng tôi có thể nhìn thấy trong lịch sử Tây Tạngtrong lịch sử bản thân Ngài rằng Thánh giá và sự Phục sinh là những thực tại nhân loại thuộc về mọi dân tộc và không chỉ là đặc tính của một tôn giáo. Chúng tôi đã là nhân chứng của đất nước Tây Tạng bị đóng đinh nhưng chúng tôi cũng đã nhìn thấy trong sự Phục sinh của minh triết, của giáo huấn Tây Tạng mà Ngài đem lại, một tặng vật cho toàn thế giới.

“Chúng tôi được khai mở cho mầu nhiệm của thực tại. Chúng tôi hy vọngcầu xin rằng trong sự thinh lặng của thiền định và trong những ngôn từ ngài dùng để hướng dẫn chúng tôi, chúng tôi có thể bước vào sự viên mãn của thức giác và ánh sáng.”

Bài diễn văn của Cha Laurence được vỗ tay nhiệt liệt. Đức Đạt Lai Lạt Ma rạng rỡ, đón nhận những lời chào mừng rõ ràng và sự đón tiếp nồng nhiệt mà người ta dành cho Ngài. Ngài bắt đầu nói bằng tiếng Anh, thỉnh thoảng trở lại tiếng Tây Tạng nếu thấy cần.

Đức Đạt Lai Lạt Ma : “Thưa các anh chị em tinh thần, đối với tôi, thật là một niềm vui và một sự ưu ái lớn lao cho tôi có cơ hội may mắn tham gia vào cuộc đối thoại này và mở ra cuộc hội thảo John Main nhan đề “Thiện Tâm”. Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn với tất cả những người đã giúp đỡ tổ chức cuộc gặp gỡ này.

“Tôi xin cám ơn Bà Mayor vì những lời đón tiếp nồng hậu, và tôi cảm thấy được khích lệ khi bà nói đến sự hòa hợp và sự hiểu biết nhau ngự trị ở giữa các cộng đồngtruyền thống tôn giáo khác nhau của khu phố này mà bà cho là đa văn hóa, đa dân tộc và đa tôn giáo. Tôi chân thành cảm ơn bà điều đó.

“Tôi đã quen biết cha John Main nhiều năm trước đây ở Canada, và tôi đã ngạc nhiên gặp được một đại diện của truyền thống Kitô giáo nhấn mạnh đến sự quan trọng của sự trầm tư trong việc thực hành tâm linh. Ngày hôm nay, khi khai mạc khóa hội thảo này, tôi nghĩ rằng nhắc lại kỷ niệm về cha cũng rất quan trọng.
“Tôi cũng vui mừng được gặp biết bao khuôn mặt thân quen và có cơ hội gặp gỡ những người bạn cũ và mới.

“Mặc dù đã có nhiều tiến bộ vật chất trên hành tinh chúng ta, nhân loại phải đối đầu với rất nhiều vấn đề trong đó có cả những vấn đề do chúng ta gây ra. Phần lớn, chính thái độ tinh thần của chúng ta – cái nhìn của chúng ta về cuộc đờithế giới – sẽ quy định tương lai của nhân loại, thế giới và môi sinh. Rất nhiều việc lệ thuộc vào thái độ tinh thần của chúng ta, trong lãnh vực công và tư. Phần lớn hạnh phúc của đời sống cá nhân hay gia đình tùy thuộc vào chính chúng ta. Dĩ nhiên, những điều kiện vật chất của cuộc sống là một yếu tố quan trọng để có một cuộc sống hạnh phúc tốt đẹp nhưng thái độ tinh thần của chúng ta cũng quan trọng bằng nếu không muốn nói là hơn.

“Bước vào thế kỷ XXI, các truyền thống tôn giáo hơn bao giờ hết, giữ được sự phù hợp của chúng. Tuy nhiên, cũng như trong quá khứ, nhân danh những truyền thống tôn giáo khác nhau, các xung đột và khủng hoảng xuất hiện. Điều này quả thật rất bất hạnh. Chúng ta phải làm hết khả năng để làm chủ tình hình đó. Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau không chỉ ở bình diện trí thức, nhưng còn bằng kinh nghiệm tâm linh sâu thẳm. Đó là một phương pháp mạnh mẽ để phát triển sự hiểu biếttôn trọng lẫn nhau. Chính trong lúc trao đổi một nền tảng vững chắc được thiết lập để xây dựng một sự hòa hợp thật sự.

“Vì thế, tôi luôn luôn cảm thấy một hạnh phúc lớn lao được tham dự một cuộc đối thoại tôn giáo. Tôi vui mừng và chuẩn bị sẵn sàng để nói chuyện với các bạn trong mấy ngày này và để thực hành tiếng Anh của tôi vốn còn yếu kém ! Sau một vài tuần lễ tịnh tâm ở Dha-ramsala, tôi nhận ra rằng tiếng Anh của tôi còn tệ hơn trước, mấy ngày này sẽ cho tôi một cơ hội hoàn toàn thuận tiện để thực hành.

“Vì tôi tin tưởng mạnh mẽ sự hòa hợp giữa các tôn giáo có tầm quan trọng và sự thiết yếu cao nhất, nên giờ đây tôi muốn đề nghị một vài ý tưởng về các phương tiện để thực hiện. Trước tiên, tôi đề nghị nên cổ vũ các cuộc gặp gỡ giữa các học giả từ những chân trời tôn giáo khác nhau để thảo luận các điểm bất đồng và các điểm tương đồng của những truyền thống ấy để phát huy sự thông cảm, và cải thiện sự hiểu biết lẫn nhau. Điểm thứ hai, tôi đề nghị chúng ta nên cổ động các cuộc gặp gỡ giữa các tín đồ của các tôn giáo khác nhau, những người này có một kinh nghiệm nào đó trong cuộc sống tâm linh ; họ không cần phảihọc giả, nhưng là những người hành đạo chân chính họp lại để chia sẻ những ánh sáng đến với họ từ việc thực hành tôn giáo. Theo kinh nghiệm của tôi, đó là một phương tiện hữu hiệu và mạnh mẽ để thức tỉnh lẫn nhau một cách trực tiếp và sâu sắc.

“Trong số các bạn, có người đã biết câu chuyện tôi đến thăm một tu viện lớn ở Montserrat, Tây Ban Nha và tôi đã gặp một tu sĩ dòng Thánh Benoit. Đặc biệt ông này đến gặp tôi, và vì tiếng Anh của ông còn kém hơn tiếng Anh của tôi, tôi cảm thấy can đảm hơn nên tôi nói trước. Sau bữa ăn trưa, hai chúng tôi ở lại thêm một thời gian, và tôi được biết vị tu sĩ ấy đã sống nhiều năm trong núi ngay phía sau tu viện. Tôi đã hỏi ông thực hành kiểu tĩnh tâm thiền định nào trong suốt những năm sống đơn độc đó. Câu trả lời của ông đơn giản : “Tình yêu, tình yêu, tình yêu.” Thật tuyệt vời ! Tôi nghĩ rằng có lúc ông cũng ngủ. Nhưng suốt những năm đó, đơn giản ông chỉ trầm tư về tình yêu và không chỉ trầm tư trên ngôn từ. Trong đôi mắt ông, tôi thấy bằng chứng của chất tâm linh và một tình yêu sâu sắc – như tôi đã cảm thấy nơi Thomas Merton.

“Hai cuộc gặp gỡ ấy đã giúp tôi nẩy sinh lòng tôn kính chân thành đối với truyền thống Kitô giáo và khả năng của Kitô giáo tạo nên những con ngườithiện tâm như thế. Tôi tin rằng mục đích của mọi truyền thống tôn giáo lớn không phải là xây dựng những đền thờ lớn bên ngoài, nhưng là tạo nên những đền thờ của lòng tốt và lòng thương xót ở bên trong, trong trái tim của chúng ta. Tất cả những tôn giáo lớn đều có khả năng đó. Chúng ta càng có ý thức về giá trị và sự hữu hiệu của các truyền thống tôn giáo khác thì sự tôn kínhchúng ta có đối với các truyền thống ấy càng sâu xa. Đấy là con đường tốt phải theo nếu chúng ta muốn thăng tiến lòng thương xót chân thậttinh thần hòa hợp giữa các tôn giáo.

“Ngoài những cuộc gặp gỡ giữa các học giả và người hành đạokinh nghiệm, dường như cũng quan trọng nhất là dưới mắt quần chúng việc các nhà lãnh đạo của các tôn giáo khác nhau thỉnh thoảng hội họp để cầu nguyện, như cuộc gặp gỡ năm 1986 ở Assise. Đó cũng là phương tiện thứ ba, đơn giản dù vậy rất hiệu quả để thăng tiến lòng khoan dung và sự hiểu biết.

“Một phương tiện thứ tư là việc tín đồ của các tôn giáo khác nhau cùng đi hành hươngthăm viếng những thánh địa của nhau. Cách đây vài năm, chính tôi đã bắt đầu làm điều đó ở Ấn Độ. Từ đó, tôi đã có cơ hội để đến Lộ Đức và Giê-ru-sa-lem. Trong những nơi ấy, tôi đã cầu nguyện với các tín đồ của các tôn giáo khác, đôi khi cùng trầm tư trong thinh lặng. Những lúc cầu nguyện và trầm tư đó đối với tôi là những kinh nghiệm tâm linh chân thực. Tôi hy vọng trường hợp của tôi sẽ được dùng làm gương mẫu, tạo thành một tiền lệ, để trong tương lai các tín đồ coi việc cùng đi hành hương đến các thánh địa và chia sẻ các kinh nghiệm tôn giáo khác nhau là việc hoàn toàn bình thường.

“Để kết thúc, tôi muốn trở lại đề tài tĩnh tâm thiền định và về các anh chị em Kitô hữu có thực hành sự tĩnh tâm thiền định trong cuộc sống mới này. Tôi nghĩ rằng sự thực hành ấy vô cùng quan trọng. Ở Ấn Độ, người ta đã biết sự tham thiền của samadhi, “định”, chung cho mọi tôn giáoẤn Độ như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kỳ na giáo. Một vài mô thức của Vipasyana, “trầm tư phân tích” chung cho nhiều truyền thống của các tôn giáo đó. Người ta có thể tự hỏi tại sao samadhi lại quan trọng như thế. Bởi vì samadhi hay sự trầm tư tập trung vào một điểm là phương tiện động viên tinh thần, khai thông năng lực tâm linh. Samadhi được coi như một yếu tố chủ yếu của việc thực hành tâm linh của mọi truyền thống tôn giáo lớn ở Ấn Độ bởi vì nó cho ta khả năng khai thông mọi năng lực tinh thần của người hành đạo và định hướng tinh thần trên một đối tượng đặc biệt, tập trung tinh thần trên một điểm duy nhất.

“Tôi xác tín rằng nếu sự cầu nguyện, tĩnh tâm và chiêm niệm – chiêm niệm thì biện luận và phân tích nhiều hơn – được kết hợp mỗi ngày, thì hiệu quả trên tinh thầntâm hồn của người hành đạo còn lớn hơn nữa. Sự thực hành tôn giáo ưu tiên nhằm biến đổi nội tâm của người hành đạo, đưa họ từ một trạng thái tinh thần rối ren, nổi loạn, phân tán đến một trạng thái có kỷ luật, được chế ngựquân bình. Người nào đã phát triển khả năng tập trung trọn vẹn tinh thần trên một điểm chắc chắn sẽ dễ dàng đạt đến mục tiêu đó. Khi sự tĩnh tâm thiền định là một phần trong toàn bộ đời sống tâm linh của bạn, bạn có thể thực hiện sự biến đổi nội tâm nói trên một cách hữu hiệu hơn.

“Đạt tới trạng thái mới đó, trong khi vẫn đi theo truyền thống tâm linh của mình, bạn sẽ khám phá một tấm lòng khiêm tốn tự nhiên nở hoa trong bạn, cho phép bạn hiệp thông tốt hơn với tín đồ của các vũ trụ văn hóa và các truyền thống tôn giáo khác. Bạn ở trong một vị trí tốt nhất để lượng định giá trị và sự phong phú của các truyền thống khác bởi vì bạn nhìn ra giá trị ấy trong khi vẫn đặt mình ở bên trong truyền thống của riêng bạn. Người ta thường cảm thấy những tình cảm độc đoán đối với niềm tin tôn giáo của mình – đạo của tôi là đạo duy nhất đúng – từ đó họ rất e ngại thiết lập các mối quan hệ với những người thuộc các tôn giáo khác. Tôi nghĩ rằng phương tiện tốt nhất để chiến thắng trở lực đó là thực hành kinh nghiệm về giá trị riêng của đạo mình bằng một đời sống tĩnh tâm thiền định, điều này cho phép nhìn ra sau đó giá trị của những truyền thống khác.

“Để cho một tinh thần hòa hợp chính đáng có thể dựa trên những kiến thức vững vàng, tôi nghĩ rằng biết được những sự khác nhau căn bản giữa các truyền thống tôn giáo rất quan trọng. Đã hẳn có thể biết các tôn giáo khác nhau ở chỗ nào, đồng thời vẫn thừa nhận giá trị và khả thể của mỗi truyền thống. Như thế, người hành đạo sẽ phát huy một nhận thức quân bình và hài hòa. Một số người nghĩ phương tiện hợp lý nhất để đạt đến sự hòa hợpgiải quyết vấn đề bất khoan dung trong tôn giáo là lập ra một tôn giáo toàn cầu có giá trị cho tất cả mọi người. Vả chăng, tôi vẫn luôn nghĩ rằng chúng ta phải có những truyền thống tôn giáo khác nhau bởi lẽ con người có những xu hướng tâm lý khác nhau : một tôn giáo thực ra không thể thỏa mãn các nhu cầu của mọi cá nhân. Nếu chúng ta thử thống nhất các tôn giáo của thế giới thành một tôn giáo duy nhất, chúng ta sẽ đánh mất nhiều phẩm chất và sự phong phú của mỗi truyền thống. Chính vì thế nên mặc dù còn nhiều xung đột phát sinh nhân danh tôn giáo, tôi nghĩ rằng tốt hơnduy trì tính đa nguyên của các truyền thống. Khổ nỗi, nếu sự đa dạng là cách tốt nhất để thỏa mãn những nhu cầu của các xu hướng tinh thần vốn đa dạng của nhân loại thì sự đa dạng ấy tự bản chất là nguồn gốc tiềm tàng của xung độtbất hòa. Chính vì thế các tín đồ của mọi truyền thống phải nỗ lực gấp đôi để vượt qua sự không khoan dung và không hiểu biết và để tìm kiếm sự hòa hợp.

“Đó là một vài điểm mà tôi thấy cần phải xác định ngay từ đầu cuộc hội thảo này. Giờ đây tôi mong mỏi khai thác những bản văn có những ý tưởng đối với tôi còn xa lạ. Các bạn đã trao cho tôi một trách nhiệm nặng nề và tôi cố gắng làm hết sức mình để đáp lại sự mong chờ của các bạn. Tôi cho rằng đây quả thật là một vinh dự và một sự ưu ái lớn lao mà các bạn dành cho tôi khi yêu cầu tôi chú giải các đoạn văn được chọn trong Kinh Thánh, một bút tích mà tôi sẵn sàng chấp nhận nhưng chưa hiểu rõ. Tôi cũng phải thừa nhận đây là lần đầu tiên tôi tham gia vào một công việc như thế. Sẽ thành công hay thất bại, tôi không biết được ! Dù sao, tôi cũng sẽ làm hết mình. Giờ đây, tôi sẽ tụng một vài câu kệ điềm lành, sau đó chúng ta sẽ trầm tư.”

Sự từ tốn, cũng như nụ cười, không chút gượng gạo. Về phần cử tọa, những tiếng cười khi thì diễn tả sự ngạc nhiên mà một nhà sư Tây Tạng đơn sơ đến thế đã đem lại cho họ, khi thì diễn tả ước muốn khích lệ của bạn bè. Đó là bước đầu của một mối quan hệ chỉ trong vài ngày đã được nâng lên đỉnh cao thông hiệp về tình cảm và tư tưởng, trong sự tôn trọngyêu thương.

Người ta tắt hết đèn điện và trong ánh sáng lờ mờ của bên ngoài xuyên qua cửa sổ, cử tọa tĩnh tâm trầm mặc trong khi Đức ngài nhắm mắt lại và ngân nga một bài kệ cổ xưa của xứ Tây Tạng :

Chất chứa những điều tốt đẹp như một quả núi bằng vàng.
Các vị cứu độ của ba cõi đã giải thoát khỏi ba uế trược.
Chính là các vị Phật, mắt chư vị giống như những hoa sen đang nở ;
Chư vị là sự ban phúc lành đầu tiên cho thế gian.
Lời giáo huấn mà chư vị ban phát thì cao cả và không hề 
lay chuyển.
Vang lừng trong tam giới, được cả chư thiênloài người 
tôn vinh.
Lời thánh giáo ấy ban phát hòa bình cho tất cả chúng sinh,
Đó là sự ban phúc lành thứ hai cho thế gian.
Giáo đoàn linh thánh, sở học giàu sang được tôn vinh,
Bởi chư nhân, chư thiên và chư bán thiên.
Giáo đoàn cao cả ấy khiêm nhượng, mặc dù ở trong sự 
vinh quang
Đó là sự ban phúc lành thứ ba cho thế gian
Vị đạo sư đã đến trong thế giới chúng ta,
Lời giáo huấn chiếu sáng như tia nắng mặt trời ;
Các đạo sư giảng dạy,
Như những người anh trong sự hòa hợp 
Cầu mong có những sự ban phúc lành để cho giáo pháp tồn tại lâu dài.

Bài ca :

“Tất cả sẽ tốt lành. Tất cả sẽ tốt lành. Và tất cả mọi vật trong sự dị biệt của chúng sẽ tốt lành.”

Sau ba mươi phút tĩnh tâm thiền định trong thinh lặng, cha Laurence đã đứng lên và phát biểu :

“Để kết thúc buổi họp đầu tiên này, chúng ta sẽ yêu cầu ngài đốt lên một trong các ngọn nến biểu tượng cho sự thống nhất, và kế đó các vị khách thuộc về những truyền thống khác sẽ đốt lên các cây nến khác tiếp nối cây nến đã đốt của ngài. Những cây nến đó sẽ cháy sáng trong suốt cuộc hội thảo và tượng trưng cho sự thống nhất và tình thân hữu liên kết các tôn giáo của chúng ta.”

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/01/2019(Xem: 9680)
04/12/2020(Xem: 5923)
11/01/2013(Xem: 20160)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.