Chương Iv: Quan Hệ Của Lục Diệu Môn Với Các Giáo Lý

15/06/201212:00 SA(Xem: 7007)
Chương Iv: Quan Hệ Của Lục Diệu Môn Với Các Giáo Lý

LỤC DIỆU MÔN &
Ý Nghĩa Thiền Chỉ Quán
Thích Đức Trí

CHƯƠNG IV

 QUAN HỆ CỦA LỤC DIỆU MÔN VỚI CÁC GIÁO LÝ

 

  1. 1. Lục Diệu Môn với giáo lý Giới - Định -Tuệ

 

Tam môn học Giới Định Tuệgiáo lý xuyên suốt tất cả Phật Pháp, vì tu bất cứ pháp môn nào cũng không thể ngoài con đường này. Giới là ngăn trừ các điều xấu ác và làm các điều lành. Định là giữ tâm an trú vào một đối tượng, không duyên theo ngoại cảnh. Tập trung tâm ý để phát triển thiền quán, thấy rõ bản chất mọi sự mọi vật, từ đó có Tuệ giải thoát.

 Tam môn Giới Định Tuệ giúp ta tu học chứng quả niết bàn nên gọi là Tam Vô Lậu Học. Vô Lậu là không còn lưu nghiệp luân hồi trong tam giới khổ đau.

 Giới Học: Các phần giới như năm giới, tám giới, mười giới, hai trăm năm mươi giới tỳ kheo, và ba trăm bốn tám giới tỳ kheo niĐại Thừa Bồ Tát giớiTam Tụ Tịnh giới, Thập Giới Trọng và Bốn Mươi Tám giới khinh.

 Định Học: Nguyên Thủy Phật giáoTứ Thiền định, Tứ Vô Sắc định, Cửu Tưởng v.v… Đại thừa có thêm chín món Đại Thiền, và các loại Tam Muội[1] khác.

Huệ Học: là dùng trí tuệ phá trừ mê chấp, chứng đạt chân lý giải thoát, như có trí tuệ của Thanh VănDuyên Giác, Đại Thừa có thêm trí tuệ chứng đắc Chân Như Thật Tướng.

 Trí Giả Đại Sư đã triển khai Lục Diệu Môn cũng không ngoài ba môn Giới Định Tuệ của giáo lý Phật giáo. Ba môn đầu của Lục Diệu Môn: Sổ Tức môn: đếm hơi thở; Tùy Tức môn: theo dõi hơi thở ra vào; Chỉ môn: an trú tâm - thuộc Giới và Định. Ba môn sau: Quán mônquán sát; Hoàn môn: là phản bổn hoàn nguyên; Tịnh môn: là chân như - thuộc về Huệ.

 Ngoài công năng thực hành chỉ quán còn dùng các phương tiện tu khác để trợ duyên cho sự tu tập. Trong lúc tu tập, nếu gặp chướng ngại cần phải hướng về chư Phật, Bồ Tátphát nguyện sám hối nghiệp chướng. Pháp sám hối rất được chú trọng trong thiền môn của Thiên Thai Tông. Người tu theo Lục Diệu Môn muốn mau thành tựu cũng không ngoài ý nghĩa đó. Chúng ta phải tự tin nó là một pháp tu thực tiển để thành tựu giới định tuệ và giải thoát.

 

 

  1. 2. Lục Diệu Môn với giáo lý Tam Pháp Ấn

 

Thiên Thai thiền pháp có quan hệ nhất quán trong Tam Pháp Ấn của Phật giáo. Pháp Ấn thứ nhất là Vô Thường, Pháp Ấn thứ hai là Vô Ngã, Pháp Ấn thứ ba là Niết Bàn tịch tịnh.

 Pháp tức là giáo pháp của đức Phật, Ấn tức là con dấu để ấn chứng. Những giáo lý nào không phù hợp với ba đặc tính của Tam Pháp Ấn là không phải giáo lý của Đạo Phật. Ở đây Thiên Thai Tông thực hiện Tam Pháp Quán: Quán Không, Quán Giả, Quán Trung, để chứng đắc Niết Bàn.

Quán vô thường để thấy rõ tính chất thay đổi của các pháp, nó tùy duyên mà sanh, tùy duyên mà diệt, vô thường không cố định. Quán vô ngã để thấy rõ đạo lý duyên sinh của vạn pháp. Vô ngãkhông quán, là trung đạo chánh quán, là Niết Bàn. Ngoài ra theo quan điểm của Đại Thừa có thêm Nhất Pháp Ấn, đó cũng là cảnh giới chứng đắc của thiền quánTrí Giả đã vận dụng theo tư tưởng ở trong kinh Pháp Hoa. “Đại Thừa Kinh Đản Hữu Nhất Pháp Ấn, vị chư Pháp Thật tướng danh liễu nghĩa kinh, năng đắc đại đạo, nhược vô thật tướng ấn thị ma sở thuyết.”[2]. Có nghĩa là: Kinh Đại Thừa có thêm Nhất Pháp Ấnthực tướng của chư Pháp, thuộc Kinh Liễu Nghĩa, có thể đạt đại giác ngộ, nếu không phải là Thật Tướng Ấn thì là ma thuyết.

Thiên Thai Thiền thuộc hệ thống Đại Thừa Phật giáo thiền, y theo Tam Pháp Ấn hay Tứ Pháp Ấntriển khai chỉ quán pháp môn. Trong đó Lục Diệu Môn là một phương pháp tu trì cụ thể, mục đích tịnh hóa nội tâm, đoạn trừ phiền não để chứng đạt thật tướng. Tịnh Môn trong Lục Diệu Môncảnh giới của sự chứng ngộ tuyệt đối. Đây là điều sự thậtLục Diệu Môn hiển nhiên được gọi là một pháp thiền của Đại Thừa.

 

 

  1. 3. Ý nghĩa Tam Đế Tam Quán viên dung

 

 Tam đế tam quántư tưởng chủ yếu của Tông Thiên Thai, được xem là triết lý nồng cốt cho vấn đề mở bày pháp môn Chỉ Quán. Tam đếKhông đế, Giả đế và Trung đế - thuyết minhý nghĩa chơn thực của tất cả các pháp. Tam quánKhông quán, Giả quán, Trung quán.

 Không quán là quán các pháp thể tính vốn không, Giả quán là quán các pháp từ nhân duyên sanh, Trung quánxa lìa chấp có chấp không để đạt được trung đạo thật tướng. Từ tam đế: Không, Giả, Trung mà Trí Giả phát triển thành tam phép quán gọi là Tam Đế Tam Quán viên dung. Tam phép quán này cũng không rời xa ý nghĩa trung đạo “Tùng giả nhập không nhị đế quán, tùng không nhập giả bình đẳng quán, trung đạo đệ nhất nghĩa đế quán”[3]. Có nghĩa là: Từ giả nhập vào không là quán nhị đế, từ không nhập vào giả là quán bình đẳng, trung đạo là quán đệ nhất nghĩa đế.

 Nhị đếtục đếchân đế, tục đế thuyết minh về thế giới hiện tượng, chân đế là tánh chơn không của tất cả pháp. Ở đây dựa trênduyên khởi để tổ chức phép quán. Nếu nói các pháp là không e rằng người ta thường chấp cảnh giới không đối đãi với có. Nếu nói các pháp là thật có thì e rằng chấp có một tự ngã tồn tại trong các sự vật. Đạo lý duyên khởi chỉ rằng các pháp không thật có, chỉ là tập hợp các yếu tố sai biệt mà có.

 Như cái bàn, tự nó vốn không thật vì do gỗ và các công cụ khác làm nên. Khi chiếc bàn mục nát thì không còn hiện hữu cái bàn nữa. Cho nên, thấy cái bàn ta không thể nói nó có thực hay là không. Nếu nó có thực tính cố định thì tại sao hư hại bởi thời gian, nếu nó không thực thì tại sao nó đang hiện hữu. Tự thân cái bàn đang vận chuyển và thay đổi theo nhân duyên.

 Nhân duyên tínhkhông tính, vốn bình đẳng trong các sự vật. Tất cả các sự vật trên thế gian đều là vô ngãvô thường, nói như một triết gia là “Không ai tắm hai lần trong một dòng sông”. Đối các sự vật không chấpchấp không gọi là bình đẳng quán, mới chứng nhập trung đạo thật tướng.

 Nhất Tâm Tam Quán, tức là quán không, quán giả, quán trung. Trong một tâm niệm thấy rõ không tất cả điều không, thấy rõ giả tất cả điều giả, thấy rõ trung tất cả điều trung. Thiền quán giúp ta loại bỏ chấp trước, siêu việt cả chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức. Từ thiền quán mà đạt tâm thức vô nhiễm và thấy được thực tướng. Những ý nghĩa trên cũng là triết lý thiền giáo của Thiên Thai Tông.



[1] Tam muội: Phạn ngữ: Samàdhi, Tàu dịch là chánh định

[2] Diệu Pháp Liên Hoa kinh Huyền Nghĩa, đại chánh tạng, quyển 8, trang 33

[3] Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp kinh, đại chánh tạng,quyển 1, trang 24

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/07/2013(Xem: 25021)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.