Tựa

08/07/201212:00 SA(Xem: 13851)
Tựa

Đỗ Đình Đồng Góp Nhặt
DẠO BƯỚC VƯỜN THIỀN
(333 Câu Chuyện Thiền)
tức GÓP NHẶT CÁT ĐÁ
Hiệu Đính và Bổ Sung

TỰA

 

Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa kỳ.

Trong khi dạo, thấy hoa lá cây cỏ cát đá núi sông biển cả hư không đất liền người vật... đều để mắt ngắm nhìn. Có lúc ngắm lâu, có khi đến mười, hai mươi, ba mươi năm...một hạt cát, một lá cây, một cọng cỏ, một giọt sương, một phiến đá..., có lúc chỉ thoáng nhìn giây lát. Nhưng dù ngắm lâu hay chỉ thoáng nhìn, tất cả lưu ảnh đều rơi vào cái túi vô hình không đáy của người góp nhặt. Một khi đã vào túi không đáy rồi, mỗi mỗi đều rơi chỗ ấy, không rơi chỗ khác; và tất cả đèu là chân thật bất hư. Cứ như thế đã mấy chục năm qua. Gần đây, bỗng nhiên hứng khởi, liền dùng mắt lửa tròng vàng của Tôn Hành Giả làm cho người vật trong túi kia hiện ra chốc lát để người cùng sở thích liếc mắt xem qua, tùy duyên lựa ngắm. Sau khi ngắm qua, ảnh có lưu lại hay không là tùy người ngắm.

Nếu có người hỏi:

- Người vật hoa lá trong các vườn ấy là giống hay là khác? Mỗi vườn có đặc điểm gì?

 Xin đáp rằng:

- Giống thì chẳng giống, khác cûng chẳng khác. Trái chín ở vườn Tàu, cây phát triển ở vườn Nhật, hạt nảy mầm ở vườn Mỹ. Vườn Tàu và vườn Việt là vườn thiên đàng, có Tam Tạng, Ngộ Không, Bát Giới, Sa Tăng...sinh hoạt. Vườn Nhật là vườn địa đàng, có thêm ông A-đam, bà E-và, con rắn và quả táo...hành tác. Vườn Mỹ lại có thêm máy điện tử cạnh tranh.

- Tôi nghe nói có các Thiền sư làm chủ vườn. Họ đâu cả rồi?

- Tịch cả rồi!

- Sao lại tịch hết? Tịch hồi nào ?

- Khi anh bắt đầu hỏi, họ liền tịch.

- ? ? ? !

- Đừng lo. Khi nào hoa vườn nhà anh tự nở, tất cả sẽ sống lại.

Lại hỏi: 

-Hình ảnh từ trong túi không đáy của anh do mắt lửa tròng vàng hiện ra có thật không?

-Ảnh chỉ giống hình, chẳng phải vật thật. Mỗi ảnh chỉ cho thấy một khía cạnh, chẳng phải toàn thể, chẳng phải vật thật. Muốn được vật thật, hãy trở lại vườn nhà mình, nhìn vào trong, không để gián đọan, đến kỳ hoa vườn nhà mình sẽ tự nở ra, liền là hoa thật, chẳng có chi khác với hoa xưa trong các vườn kia.

- Anh nói nhìn vào trong là nhìn như thế nào?

- Hãy nhìn như người đàn bà trong câu chuyện sau đây:

 Một hôm, một nguời đàn bà, tên gì không ai biết, đến nghe Bạch Ẩn thuyết pháp. Trong bài pháp, có đoạn sư nói, “Tịnh tâm Tịnh độ, Phật ở nơi mình: một khi Phật hiện, mọi vật trên thế gian liền chiếu hào quang. Nếu ai muốn thấy được như thế, hãy quay vào tâm mình, nhất tâm tìm kiếm.”

 “Vì là Tịnh tâm Tịnh độ, làm sao Tịnh độ được trang nghiêm? Vì là Phật ở nơi mình, Phật có tuớng tốt gì?”

Nghe vậy, người đàn bà suy nghĩ, “Cái đó có khó gì lắm đâu.” Trở về nhà, bà nhìn vào đó ngày đêm, mang nó trong lòng, dù thức hay ngủ. Rồi một hôm, trong lúc đang rửa nồi, bỗng nhiên bà thông suốt.

Ném cái nồi sang một bên, đến gặp Bạch Ẩn, bà nói: “Tôi đã qua đến ông Phật trong chính thân tôi đây. Mọi vật đều chiếu sáng. Kỳ diệu quá! Thật là kỳ diệu!” Bà sung sướng nhảy múa vì vui.

Bạch Ẩn nói, “Đó là bà nói, còn cái hầm chứa phân thì thế nào?”

Bà liền bước lên tát Bạch Ẩn một cái, nói, “Cái lão này chưa thông rồi.”

Bạch Ẩn cười rống lên. 

(Dạo Bước Vườn Thiền, trg. 25)

Rồi nếu có ai hỏi:

- Thế nào là Thiền?

Xin đáp rằng:

- Đi đường thấy đèn đỏ, chớ vượt qua.

- Cái đó ai chẳng biết.

- Biết mà vẫn phạm.

Xin thêm một lời. Đa số các câu chuyện trong túi không đáy vốn không có tên, nhưng khi quí vị đọc liền thấy mỗi mỗi đều có tên, ấy là do người góp nhặt thêm vào cho tiện gọi. Thường là lấy từ trong câu chuyện ra. Các tài liệu dùng lấy ảnh, phần lớn bằng tiếng Anh, phần nhỏ là tiếng Việt, chút ít là chữ Hán. Cuối mỗi chuyện có ghi xuất xứ, và cuối sách có thư mục.

Sách này phát xuất từ Sa Thạch Tập (Shaseki-shu) của Thiền sư Vô Trụ (Muju), người Nhật sống vào thế kỷ mười ba. Vào năm 1971, người góp nhặt đã dịch sách này lần đầu tiên, lấy tên là Góp Nhặt Cát Đá, do nhà Lá Bối ấn hành tại Sài Gòn. Rồi từ khi nhiều đồng bào rời quê hương đi khắp ta bà thế giới, đến đâu có điều kiện, họ liền cho in lại để đọc. Nay trước khi làm ấn bản điện tử (e-book), thấy có đôi chỗ sai, liền dịch lại toàn bộ, sửa chỗ sai, bỏ cũ một phần, thêm mới bội phần. Tinh thần vẫn vậy nhưng nội dung thay đổi nhiều, nên không tiện giữ tên của Thiền sư Vô Trụ nữa và tên sách cũng thay đổi, mong độc giả lượng thứvui lòng chỉ cho những chỗ sai lạc để có thể sửa lại khi có dịp. Xin đa tạ.

Frederick, 20 Tháng 03 Năm 1999

Đỗ Đình Đồng






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/07/2013(Xem: 25424)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :