Phần Ii Hoàn Cảnh Phật Giáo Cùng Đời Sống Tăng Lữ Tại Ấn ĐộTích Lan Trong Thế Kỷ Thứ V Qua Ký Sự Của Pháp Hiển

10/10/201012:00 SA(Xem: 20879)
Phần Ii Hoàn Cảnh Phật Giáo Cùng Đời Sống Tăng Lữ Tại Ấn Độ Và Tích Lan Trong Thế Kỷ Thứ V Qua Ký Sự Của Pháp Hiển

PHÁP HIỂN, NHÀ CHIÊM BÁI
Thích Minh Châu (1963) Thích Nữ Trí Hải dịch Việt (1997)
Nguyên tác: Thich Minh Chau (1963), "Fa-Hsien, The Unassuming Pilgrim", Nalanda, India Bản dịch Việt ngữ: "Pháp Hiển, Nhà Chiêm Bái",
Thích Nữ Trí Hải dịch Việt (1997), Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Thiền viện Vạn Hạnh, Phú Nhuận, Sài Gòn.

Phần II

Hoàn cảnh Phật giáo cùng đời sống Tăng lữ
tại Ấn độTích Lan trong thế kỷ thứ V
qua ký sự của Pháp Hiển


 

1. Hoàn cảnh Phật giáo, tu việntu sĩ

Tập ký sự do Pháp Hiển để lại là một kho tư liệu quý báu về hoàn cảnh đạo Phật vào thời điểm ngài chiêm bái. Bởi thế, ký sự cung cấp một nguồn thông tin quan trọng cho các học giả về lịch sử Phật giáo tại Ấn Độ, Tích Lan và các thuộc quốc gia giữa hai nước Ấn - Hoa.

Bức tranh toàn cảnh về Phật Giáo mà ta thấy được từ ký sự của Pháp Hiển trình bày khía cạnh phồn thịnh của một đạo Phật sinh động. Trong những quốc giađô thị như Thiện Thiện, Ô-di, Vu Điền, Tứ Hợp, Cao Xương... Pháp Hiển nói rõ rằng Phật giáo đang thịnh hành tại đấy, và những Quốc Vương cùng thần dân đều là tín đồ Phật giáo thuần thành. Những nơi khác như Gandhadra,... Ba-liên-phất, Champà, cũng có những hoạt động Phật giáo sôi nổi và rất nhiều tu sĩ, mặc dù Pháp Hiển quan tâm đến một vài chi tiết khác nên đã không nói rõ sinh hoạt Tăng chúng ở đây. Nhưng ở một vài nơi như Ca-tỳ-la-vệ, nơi Phật đản sanh, Câu-thi-na, nơi ngài nhập Niết-Bàn, Tỳ-xá-ly, Vương Xá, Câu diêm di, Ba-la-nại, đảo Yava, Phật giáo dường như đang suy tàn, nhất là tại Câu-thi-na và Ca-tỳ-la-vệ mà Pháp Hiển nói rõ là rất vắng vẻ, chỉ còn hiện diện vài tu sĩ.

Cả hai phái Đại thừa, Tiểu thừa đều thịnh vào thế kỷ thứ V. Một vài quốc gia như Thiện Thiên, Ô-di, Cao Xương, Ô-trường [Udyàna], Bạt-na [Harana], dường như vẫn còn duy trì Phật Giáo Tiểu thừa, chưa có Đại thừa xâm nhập. Số lượng chư Tăng Tiểu thừa theo Pháp Hiển kể là 4.000 ở xứ Thiện thiện. 4000 ở Ô-di và hơn 1.000 ở Cao Xương. Riêng tại Ô-trường [Udyàna] có 500 tu viện toàn là tu sĩ Tiểu thừa. Tại những nơi khác, cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa đều thịnh hành và nhất là tại Câu-diêm-di, Gandhara và Kanyakubja, Tiểu thừa vẫn chiếm đa số. Nhưng ở Khotan [Vu Điển] với 10.000 tu sĩ, ở Achakuka với 1000 và Ba-liên phất 700 tu sĩ, thì Đại thừa giáo chiếm phần ưu thế hơn Tiểu thừa. Tại một vài nơi, bức tranh không cho thấy rõ rệt phái nào chiếm đa số, vì Pháp Hiển không ghi rõ rệt phái nào chiếm đa sốPháp Hiển không ghi rõ chi tiết. Tại Phất-lâu-sa [Purushapura] và Hilo, mỗi nơi 700 tu sĩ, tại La-di [Lakki] với 3000 tu sĩ, Tăng già-thi [Sankàsya] với chừng 1000 tu sĩ, Agnidagda [Sankàsya] với chừng 1000 tu sĩ, Agnidagda với từ 600-700 tu sĩ, ở Xá vệ với 98 tu viện có Tỳ-kheo, Champà và Tamralipti với 24 tu viện có Tỳ-kheo, tại những nơi ấy chúng ta không biết chắc Đại thừa hay Tiểu thừa chiếm đa số. Trên đảo Sư Tử, Pháp Hiển nói đến 5000 vị Tăng ở chùa Vô Uý Sơn, 2000 vị ở chùa Bồ Đề, và 3000 vị ở chùa Đại Tòng Lâm, trong khi số lượng tu sĩ trên toàn đảo mà dân địa phương cho Pháp Hiển biết lên đến 60.000 vị.

Về những tu viện, Pháp Hiển đã không thể kể cho hết, vì chắc chắn ngài đã bỏ qua nhiều ngôi chùa. Nơi có nhiều tu viện nhất là nước Ô-trường [Udyàna] với 500 tu viện toàn chư Tăng Tiểu Thừa cư trú. Kế đến là Xá vệ với 98 tu viện xung quanh Kỳ Hoàn tinh xá. Ngoài ra Tamralipti có 24 tu viện, Ma-đâu-la [Mathura] có 20 tu viện, Vu Điền có 14 tu viện lớn, không kể những ngôi nhỏ. Có lẽ còn nhiều tu viện tráng lệ hơn nữa, được vua và dân mộ đạo xây cất. Nhưng Pháp Hiển chỉ mô tả chi tiết 4 đại tu việntu viện Hoàng gia mới ở Vu Điền [Khotan], Kỳ Hoàn tinh xá ở Xá-vệ, tu viện Phật Ca-diếp ở Kakdhina, tu viện Vô Uý Sơn tại nước Sư Tử. Ngài nhắc đến một chùa Đại Thừa vĩ đại ở thành Ba-liên-phất nhưng không thêm chi tiết nào. Dưới đây là những ký sự về hoàn cảnh Phật GiáoPháp Hiển đã đi qua trên đường hành hương chiêm bái. Chúng ta không biết hoàn cảnh Phật Giáo tại các xứ Nhục-Đàn [Jutan], Chang Yeh và Đôn Hoàng, vì Pháp Hiển không nói tới trong ký sự của ngài. Tuy nhiên tại nưóc Thiện Thiện [Shen shen]: "Quốc vương tôn trọng pháp. Có hơn 4000 tu sĩ theo Tiểu thừa giáo. Tăng tục những xứ này thực hành tôn giáo cuả Ấn Độ nhưng một số thực hành nghiêm túc, một số lỏng lẻo. Từ đây về phương Tây, tất cả những nước mà họ đi qua đều như vậy; chỉ khác nhau về ngôn ngữ. Nhưng tất cả tu sĩ đều học ngôn ngữ và kinh sách cuả Ấn" [c: 1a; 8-9]. Tất cả dân chúng trong xứ Ô-di [Agni] đều theo Tiểu thừa. "Tại đây cũng có hơn 4000 tu sĩ học giáo lý Tiểu thừa. Họ giữ giới luật nghiêm túc. Những Tăng sĩ từ nưóc Tấn ở Trung Quốc đến đây không tham dự những việc đạo của họ". [c: 1a; 10].

Tại xứ Vu Điền, tất cả dân chúng "tôn trọng Chánh Pháp và sống rất hạnh phúc với tôn giáo của mình. Số lượng Tăng sĩ lên đến nhiều vạn, đa số theo Đại Thừa. Tất cả đều được cúng dường thực phẩm. Dân chúng đều có nhà ở rải rác như sau, trước mỗi cửa nhà xây một ngôi tháp, nhỏ nhất cũng cao đến 2 trượng (20 tấc Anh). Họ xây những trú xứ cho tứ phương Tăng và cúng dường họ những vật cần dùng". (c: 1a; 13-14).

Pháp Hiển và những bạn đồng hành ở lại trong một ngôi chùa Đại thừa tên Cù-ma-đế [Gomati]. Ở đây có 3000 Tăng sĩ tuân theo một nghi thức hết sức trang trọng khi thọ trai. Pháp Hiển còn ghi lại rằng có 14 tu viện lớn ở Vu Điền ngoài những tu viện nhỏ:

"Từ 7-8 dặm về phía Tây thành phố, có một tu viện tên gọi là Tân Hoàng gia. Tu viện này được xây dựng qua 80 năm và 3 triều vua mới hoàn thành. Chiều cao 25 trượng (250 bộ Anh). Chùa được trang hoàng bằng những chạm khắc, mái làm bằng vàng bạc và đủ thứ châu báu. Phía sau tháp, có xây một phòng thờ Phật tráng lệ mà cột kèo cửa lớn cửa sổ đều dát vàng. Những tăng phòng được xây dựng riêng biệt nhau, trang trí rực rỡ vượt ngoài mô tả. Những vị vua ở 6 nước phía Đông núi Tuyết cúng cho tu viện này rất nhiều châu báuthường dân không có". (c: 1b; 1-3).

"Vua nước Tử Hợp [Chakuka] là một Phật tử thuần thành, ở đây có hơn 1000 tu sĩ đa số theo Phật giáo Đại thừa". (c: 1b: 3-4).

Quốc gia Cao Xương có hơn 1000 tu sĩ Tiểu thừa. Những lễ lạc và giới luật của họ nhiều không thể tả.

Tại xứ Đà Lịch [Darada] có nhiều tu sĩ đều học Tiểu thừa.

Về nước Tú-ha-đa [Suvastu] chúng ta chỉ biết là Phật giáo thịnh hành ở đấy.

Nói về xứ Kiền-đà-vệ [Gandhara] thì, bên sườn một ngọn núi lớn về phía Nam có một tu viện với vài tu sĩ học Đại thừa, nhưng ký sự của Pháp Hiển không nói gì nhiều. Ngài chỉ ghi rằng đa số dân ở đấy, học giáo lý Tiểu Thừa, nhưng không thêm chi tiết nào nữa. Cũng tương tự xứ Takshasila [Trúc-sát-thi-la], nơi Phật giáoquốc giáo, Pháp Hiển chỉ ghi rằngcó nhiều tháp trang hoàng bằng báu vật, được vua, đình thần và dân chúng cung kính lễ bái, Purushapura, quê hươg của Vasubandhu [Thế Thân] cũng không được Pháp Hiển nhắc tới. Ngài nói dài dòng về ngôi đại tháp do vua Ca-nị-sắc-ca [Kanishka] xây và về cái bát khất thực của Phật được thờ ở đấy. Toàn thể đoạn văn dành cho đô thị Hilo chỉ nói đến việc vua chúa và thần dân tại đây làm lễ thờ phượng xương đảnh của Phật. Ở xứ Hilo, Pháp Hiển ghi rằng có một tu viện gần ngôi tháp với 700 tu sĩ cư trú. Những đoạn văn còn lại đều dành cho sự mô tả những ngôi tháp và sự thờ cúng Xá-Lợi của Phật.

Quốc gia Lakki [La-di] có chừng 3000 tu sĩ cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa. Xứ Harana [Bạt-na] cũng có chừng ấy số lượng tu sĩ nhưng đều thuộc Tiểu thừa giáo. Tại xứ Uchacha Phật giáo rất thịnh hành về cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa: "Xứ Mathurà có 20 tu viện ở hai bên tả ngạn và hữu ngạn sông Yamuna [Bồ Na] với chừng ba ngàn tu sĩ. Phật giáo rất thịnh, vua chúa ở các xứ Ấn phía Tây sông Hằng đều là những Phật tử trọng Tăng". (c: 2b; 15). Tại Sankasya cạnh một ngôi tháp được xây để kỷ niệm nơi trời Đế ThíchPhạm thiên đã theo hầu đức Phật khi Ngài từ cõi trời 33 trở xuống, có chừng 1000 Tăng Ni cùng học cả hai giáo lý Đại, Tiểu thừa, và cùng thọ thực với nhau. Tại một tu viện khác có từ 600-700 tu sĩ.

Tại thành Kanyàkubja trên sông Hằng, Pháp Hiển quan sát sự hiện hữu của 2 tu viện theo Tiểu thừa. Tại Xá-vệ, Pháp Hiển đếm được 98 tu viện xung quanh tinh xá Kỳ Hoàn; tất cả những tu viện này đều có tu sĩ ở chỉ trừ một tu viện. Tại đây Pháp Hiển để lại một mô tả chi tiết về Kỳ Hoàn Tinh Xá như sau:

"Từ cửa Nam, phía ngoài thành phố cách chừng 1200 bước, là nơi mà ngày xưa Sudatta [Từ đạt] xây chùa. Cổng chùa mở về hướng Đông, trước có hai trụ đá. Trên cổng trụ đá bên trái là hình ảnh những con bò. Hai bên tu viện đều có những ao nước chảy trong veo, cây cối xanh tốt, hoa đủ màu rất đẹp mắt" (c: 3b; 13-14).

Pháp Hiển thêm rằng khuôn viên rộng rất của Kỳ Hoàn tinh xá có hai cổng lớn, một mở về phía Đông, một mở về phía Bắc. Cách 6-7 dặm về phía Đông, một mở về phía Bắc. Cách 6-7 dặm về phía Tây Bắc ngôi tinh xá là những phế tích của ngôi chùa mà tín nữ Visakha [Tỳ-xá-khư] đã xây cúng dường Phậtchư Tăng.

Ở thành phố Napika cách Xá vệ 12 do-tuần. Pháp Hiển chỉ nói có nhiều chùa tháp tại các nơi kỷ niệm Đức Phật Câu-Lưu-Tôn giáng sinh, gặp thân phụnhập Niết Bàn. Có lẽ Phật giáo vẫn còn tồn tại ở đây nhưng Pháp Hiển không nói gì đến các hoạt động Phật sự tại đấy.

Điêu tàn hơn cả là cảnh tượng Ca-tỳ-la-vệ nơi Phật đản sinh, vì đô thị không có vua cũng không có dân, chỉ một vài tu sĩ sống tại đấy cùng với vài mươi gia đình cư sĩ.

Xứ Ràmagràma tự hào với một tu viện đặc biệt gọi là tu viện Sa-di ở đấy trụ trì luôn luôn là chú tiểu, và vài tu sĩ đang sống ở đấy. Cạnh tháp thờ Tro, cũng có một tu viện. Ở thành Câu-thi-na nơi Đức Phật nhập Niết Bàn, quang cảnh rất hoang phế. Thành phố vắng vẻ, chỉ có dăm ba tu sĩ và một ít cư sĩ lui tới.

Tại Tỳ-xá-lỵ, Pháp Hiển thấy tu viện lầu trong đó Đức Phật đã từng sống và ngôi tháp khác, nhưng ngài không nói gì đến sự hiện diện tu sĩ ở đây. Trong thành Ba-liên-phất cạnh ngôi tháp A-dục vương có một ngôi chùa Đại thừa trang trí lộng lẫy, và cũng có một tu viện Tiểu thừa. Cả hai chùa có từ 600-700 tu sĩ, uy nghi giới hạnh khả kính. Đấy là nơi gặp gỡ cuả tất cả cao Tăng Đại đức từ mọi hướng tụ lại để nghiên tầm chân lýtri thức triết học. Cách thành Ba-liên-phất 9 do-tuần, có một tượng Phật ngồi trong hang đá quay mặt về hướng Nam; ở vùng lân cận có một tu viện Pháp Hiển không ghi lại có tu sĩ hay không.

Trong thành Vương Xá mới, Pháp Hiển kể đến hai tu viện, một ngôi tháp tráng lệ được xây để thờ phần Xá-lợi Phật của vua A-xà-thế và cảnh điêu tàn của tu viện Jivaka trong vườn Xoài [Ambavana]. Trong thành Vương Xá cũ là ngôi Trúc Lâm được chăm sóc cẩn thận bởi những tu sĩ có lẽ ở luôn tại đấy.

Tại Bồ-đề tràng nơi Đức Phật thành đạo có 3 tu viện có tăng sĩ ở, họ được cư sĩ cúng dường sự không thiếu thứ gì. Họ tuân giữ giới luật rất nghiêm nhặt và trung thành với những pháp mônchư Tăng thời Phật tại thế đã thực hành.

Trên đường đi từ Vanarasi đến Ba-liên phất, Pháp Hiển đến tu viện Atavi nơi Đức Phật đã từng ở, bấy giờ cũng còn có một vài vị Tăng cư trú. Tại Varanasi nơi đức Phật đã giảng bài pháp đầu tiên, có 2 tu việnTăng chúng ở. Chúng ta không được biết số lượng bao nhiêu và họ theo phái nào.

Tại xứ Câu-diêm-di, cách Migadàya 13 do-tuần về phía Tây Bắc, có một tu viện tên Vườn Ghoshira nơi ngày xưa đức Phật đã từng ở, và bây giờ cũng còn một số tu sĩ thường trú phần lớn học giáo lý Tiểu thừa. Bây giờ những ngôi tháp vẫn còn đánh dấu nơi đức Phật đã sống, kinh hànhngồi Thiền. Có một tu viện trong đó hơn 100 Tăng sĩ ở.

Về xứ Dakshina, chúng ta không biết gì về tình trạng Phật giáo ngoại trừ mô tả sau đây về một tu viện tráng lệ kỷ niệm Phật Ca-diếp:

"Chùa được đục từ một núi đá lớn. Có 5 tầng, tầng dưới cùng có hình dạng một con voi và có 500 hang đá; tầng hai hình dạng con sư tử với 400 hốc đá; tầng ba hình con ngựa với 300 hốc đá; tầng bốn hình dạng một con bồ câu với 100 hốc đá (để ngồi Thiền). Từ trên đỉnh, có một dòng nước chảy xuống lượng quanh những hốc đá qua một rãnh quanh co cho đến tầng cuối cùng, chảy theo đường các hốc đá rồi ra cổng. Nơi này nơi kia đều có một lối mở thông qua những hốc đá làm cho chúng được soi sáng, không có một góc nào chìm trong bóng đen. Những bực cấp cũng được đẽo từ đá ở 4 góc hang. Những người thời này vì tầm vóc nhỏ bé nên phải dùng những bực cấp để lên đến đỉnh, nhưng người xưa chỉ cần bước một bước. Vì vậy mà ngôi chùa được gọi là Po lo Yueh, tiếng Ấn Độ có nghĩa là con Bồ câu. Hiện nay vẫn còn những vị La-hán đang ở" (c:6b; 16-20).

Tại xứ Champà, Pháp Hiển ghi nhận sự có mặt của nhiều chùa tháp và tu sĩ. Kế đến là xứ Tamralipti nơi đạo Phật thịnh hành, có 24 tu viện đều có Tăng ở.

Kế đến ngài ghé đảo Lanka nơi Phật giáo rất thịnh. Pháp Hiển mô tả dông dài tình trạng Phật giáo trong xứ này:

"Đức Phật đến xứ này để hàng phục một con rồng dữ. Với năng lực thần thông. Ngài đặt một chân ở phía Bắc kinh thành và chân kia ở trên đỉnh núi, hai chân cách nhau 15 do-tuần Quốc vương dựng một ngôi tháp lớn tại dấu chân ở phía Bắc kinh thành, cao đến 40 trượng trang trí bằng vàng bạc và khảm đủ thứ châu ngọc. Bên cạnh ngôi tháp ngài xây một ngôi chùa tên Vô Uý Sơn. Bấy giờ có 5000 tu sĩ cư trú. Ngài cũng xây một Phật đường nạm vàng bạc và rất nhiều châu báu trên vách và mái. Trong ngôi Phật đường này có một tượng Phật bằng ngọc bích cao chừng 2 trượng. Toàn thân Phật chiếu ra ánh sáng của 7 thứ ngọc quý rực rỡ huy hoàng không thể nào tả xiết. Trong lòng tay trái của pho tượng có viên ngọc vô giá (c: 7a; 16-18).

"... Quốc vương trước kia của xứ này đã gởi một sứ thần đến đất Ấn để xin về một hạt cây peito [bối-đa] để trồng. Hạt giống vươn lên thành một cây cao 20 trượng nghiêng về hướng Đông Nam. Quốc vương sợ cây đổ nên ra lệnh xây một cột trụ lớn bằng 8-9 người ôm để chống đỡ. Tại chỗ cây được chống đỡ, có một cành đâm xuyên qua cột trụ xuống đất mà đâm rễ. Cành ấy lớn đến 4 người ôm. Cột trụ mặt dù bị cành cây xuyên thủng vẫn còn đứng.

Dưới cây ấy người ta dựng một ngôi tu viện trong đó có một tượng Phật ngồi, Tăng tục đến đảnh lễ không ngớt. Trong thành, dựng một ngôi chùa thờ Răng Phật, vách mái toàn bằng bảy thứ quý báu. Quốc vương sống đời Phạm hạnh và dân chúng trong thành tín mộ Phât pháp. Từ khi đất nước này thành lập, trong xứ không có nạn đói, binh đao. Kho tàng của chư Tăng chứa nhiều kim loại quý và ngọc vô giá. Có lần Quốc vương vào xem kho tàng ấy, trông thấy ngọc quý đã khởi lòng tham muốn chiếm đoạt; ba hôm sau ông hối hận đến trước chu Tăng đảnh lễ phát lộ ý xấu của mình. Vì việc này, vua đã đề nghị với chư Tăng lập một thông lệ từ này trở đi đừng để cho bất cứ vị Quốc vương nào vào xem kho tàng, và chỉ cho phép những vị Sư 40 tuổi hạ trở lên mới được vào" (c: 7a; 20-70; 1-4).

Đoạn Pháp Hiển mô tả hoàn cảnh đạo Phật ở nơi này:

"Trong thành có nhiều cư sĩ trưởng giảthương gia, nhà cửa tráng lệ, đường sá bằng phẳng và thẳng tắp. Tại những giao lộ có xây những giảng đường. Mỗi tháng vào ngày mồng 8, 14, 15 đặt những tòa cao để tứ chúng hội lại nghe Pháp. Theo người dân trong xứ nói, có chừng 60.000 tu sĩ được dân chúng cung cấp thực phẩm, còn Quốc vương thì cúng dường thức ăn cho 5000-6000 chư Tăng nội thành. Khi các Sư cần thực phẩm, họ chỉ việc đem bát khất thực của mình ra, nhận được đầy bát theo sức chứa của nó" (c: 7b; 4-6).

Pháp Hiển còn nói đến một tu viện tên Bồ-đề ở cách chùa Vô Uý Sơn 40 dặm, ở đấy có 2000 tu sĩ cư trú. Trong số ấy có một vị Sư tên Dharmakirti [Pháp Xứng] nổi tiếng về tâm đại bi. Rồi ngài nói đến một đại tu viện khác, chùa Đại Tòng Lâm, nơi có 3000 Tăng sĩ. Tại đây có một vị Tăng giới hạnh thù thắng mà người ta tin là đã chứng A-la-hán. Pháp Hiển đã không thể đích thân gặp ngài vì ngài đã viên tịch trước đấy, nhưng khi đến đảo Lanka, Pháp Hiển đã tham dự lễ hỏa táng nhục thân được tổ chức một cách long trọngtrang nghiêm.

 

2. Đời sống tu sĩ

Pháp Hiển rất tinh tế trong việc quan sát cách hành trì giới luật của chư Tăng Tích LanẤn Độ, và ghi lại đủ mọi chi tiết liên hệ đến đời sống tu sĩ, nên ký sự của ngài cho ta một bức tranh khá chính xác về đời sống tu viện ở vùng đất "Trung thổ" này, cùng các xứ khác mà ngài đã đi qua vào thế kỷ thứ V.

a. Phận sự của Tỳ-kheo:

Là một tu sĩ quan tâm đến đời sống tu hành, Pháp Hiển đã nhận xét chư Tăng thực hành những phận sự như sau:

"Chư Tăng thực hành công đức xem như bổn phận thường ngày. Họ còn tụng kinhngồi Thiền..." [c: 3a; 1-2]. Điều này nhắc ta nhớ lại lời Đức Phật khuyến cáo Tăng chúng ta hãy xem việc học Pháp hoặc ngồi Thiền như là nhiệm vụ thiêng liêng của mình: "Các Tỳ-kheo chỉ có hai phận sự, là học Pháp và Thiền Quán".

Ngài còn chú ý đến một công việc khác của chư Tăng.

"Bất cứ nơi nào có Tăng chúng ở, họ đều xây tháp thờ Xá-lợi-phất, Mục-kiền-Liên và A-nan, tháp thờ Kinh Luật Luận (c: 3a; 3). Ni chúng phần nhiều thờ Tôn giả A-nan vì chính Tôn giả đã xin Phật cho phép phụ nữ xuất gia thành Tỳ-kheo-ni. Các chú tiểu phần nhiều thờ tháp Tôn giả La-hầu-la. Các Luận sư lễ tháp thờ các bộ Luận, các Luật sư thờ các bộ Luật. Những lễ cúng dường được dâng mỗi năm một lần vào ngày đã định. Những người theo Đại thừa thì thờ tháp kinh Bát-nhã, Bồ tát Văn-thù, Bồ tát Quan Âm..." (c: 3a; 5-6).

Ở đây ta chú ý vai trò chư Tăng trong việc dựng tháp nhất là tháp thờ Kinh Luật Luận. Việc này không xảy ra trong lúc Phật còn tại thế. Nhưng ngày nay việc chư Tăng đảnh lễ tháp là chuyện thông thường, và sự thờ kính Tam Tạng kinh điển rất thịnh hành tại Tây Tạng và Nepal.

b) Uy nghi của Tăng sĩ:

Pháp Hiểnnhận xét rất sắc bén về cung cách phẩm hạnh của các tu sĩ mà ngài gặp trong lúc hành hương.

Tại xứ Ô-di, ngài để ý có 4000 tu sĩ theo Tiểu thừa giữ giới Luật rất tinh nghiêm.

Tại nước Vu Điền ngài đã mô tả cung cách của 3000 tu sĩtu viện Đại thừa Gomati [Cù-ma-đế] như sau:

"Tại đây 3000 tu sĩ tụ họp để thọ thực khi có chuông báo hiệu. Họ đi vào phòng ăn với một tư thái tramg nghiêm và ngồi vào chỗ theo thứ tự. Tất cả đều im lặng không có một tiếng khua chén bát. Những vị Tăng khi muốn thêm đồ ăn không bao giờ cất tiếng gọi, mà chỉ ra dấu bằng tay chỉ" (c: a; 15).

Tại Ma-kiệt-đà trong thành Ba-liên-phất, Pháp Hiển ghi: "Cạnh tháp vua A-dục có một ngôi chùa Đại thừa rất tráng lệ. Lại còn có một ngôi chùa Tiểu thừa. Trong cả hai ngôi chùa, có từ 600-700 Tăng sĩ uy nghi khả kính thanh tịnh hòa nhã. Chư Tăng đạo cao đức trọng từ bốn phương hướng đều quy tụ đến tu viện này để tìm học Chánh Pháp" (c: 5a; 15-17).

Tại Bồ đề tràng, Pháp Hiển nhận xét:

"Tại nơi Đức Phật thành Chánh giáctu việnchư Tăng cư trú. Họ nghiêm trì giới luật, giữ gìn oai nghi. Những pháp hành trì của Thánh chúng vào thời Đức Phật tại thế vẫn còn được duy trì cho đến ngày nay" (c: 6a; 12 - 13).

c) Cách tiếp đãi khách Tăng:

Pháp Hiển còn để ý những tu sĩ ở đây đón tiếp một khách Tăng như thế nào:

"Khi có một khách Tăng đến, Tăng cựu trú đón chào, đỡ lấy y bát, đem nước rửa chân, dầu thoa, và nước giải khát. Sau khi nghỉ ngơi một lát, họ sẽ hỏi thăm tuổi hạ của khách Tăng rồi cung cấp phòng xá đồ nằm... đúng theo luật tu viện". (c: 3a; 2). Như thế ta thấy rằng Tăng vào thế kỷ thứ V đã duy trì nguyên vẹn nguyên tắc chào đón khách Tăng mà đức Phật đã chế định trong Cùlavagga [Tiểu Phẩm].

Khi Pháp Hiển đến xứ Ô-trường [Udyàna], ngài ghi nhận tục lệ này cũng thịnh hành tại 500 tu viện ở đấy. Bất cứ một vị Bồ tát nào từ nơi khác đến đều được tiếp đãi 3 ngày; sau đó họ được yêu cầu tìm nơi khác.

d) Sự hành lễ dâng y Ca-thi-na:

Một tập tục khác được chư Tăng Ấn Độ tuân theoduy trì, là lễ dâng y Ca-thi-na như Phật đã chế định trong Mahavagga [Đại Phẩm]:

"Một tháng sau kỳ an cư hàng năm, những gia đình muốn kiếm công đức rủ nhau làm lễ cúng dường chư Tăng. Chư Tăng tổ chức một cuộc hội họp trong đó Pháp được giảng cho dân chúng. Sau bài Pháp, là lễ dâng cúng tháp ngài Xá lợi Phất với đủ thứ hương hoa đèn đuốc thâu đêm. Họ mướn những diễn viên diễn lại một đoạn đời của Tôn giả Xá Lợi Phất lúc ngài còn là một Bà-la-môn giàu sang xin đức Thế Tôn cho phép xuất gia làm Tỳ-kheo. Họ cũng làm nhưng việc tương tự đối với cuộc đời Mục kiền LiênĐại ca Diếp..." (c: 3a; 3-4).

"Khi chư Tăng đã thọ tuế, những vị Thượng tọa, Cư sĩ, Bà-la-môn... đem đủ thứ cần dùng cho chư Tăng để hiến dâng lên Tăng-già. Tăng chúng sau khi nhận tứ sự cúng dường thì phân phối cho nhau. Từ ngày Đức Phật nhập Niết bàn đến nay, những quy luật Tăng đoàn và các truyền thống hợp pháp đã được truyền thừa không gián đoạn". (c: 3a; 6-7).

e) Một vài vị danh Tăng:

Trong ký sự của ngài Pháp Hiển cũng kể đến một vài danh Tăng ngai đã gặp trên đường hành hương. Sự hiện hữu những danh Tăng này giúp ta biết được vai trò cao quý của họ trong việc duy trì và hoằng đường giáo pháp.

Khi Pháp Hiển đến Ba-liên-Phất ngài kể rằng trong một ngôi chùa gần tháp A-dục vương, "Có một bực thầy tên Văn-thù [Manjusri] được chư Tăng cao đức và các Tỳ-kheo Đại thừa trong xứ cung kính tôn trọng" (c:5a, 17).

Lại trong đô thành Ba-liên-phất, một danh Tăng khác lôi cuốn sự chú ý của ngài. "Có một tu sĩ Đại thừa thuộc dòng Ba-la-môn tên Radhasvàmi cư trú trong thành này. Ngài thông tuệ, nắm vững tất cả tri kiến, lại sống một đời phạm thanh tịnh. Quốc vương tôn trọng xem như bậc Thầy; mỗi khi viếng thăm ngài, Quốc vương không dám ngồi trước mặt. Khi vua có cầm tay Ngài vì lòng quý mến tôn trọng, thì sau đó ngài rửa tay. Ngài đã ngoại ngũ tuần, được cả nước tôn kính. Nhờ một vị Tăng này mà Phật giáo được truyền bá rộng rãingoại đạo không dám coi thường" (c: 5a, 13 - 15).

Khi Pháp Hiển đến nước Sư Tử ngài đã ghi lại:

"Cách chùa Vô Úy Sơn 40 dặm về phía Đông, ngự trên đỉnh núi có ngôi chùa Bồ-đề chứa 2000 tu sĩ. Trong số này có vị cao Tăng tên gọi Dharmakìsti (Pháp Xứng), người trong xứ rất tôn trọng cung kính. Ngài ở trong hang đã gần 40 năm. Tâm đại bi của ngài ảnh hưởng cả loài vật, đến nỗi trong hang động rắn và chuột sống chung mà không hại nhau" (c: 7b; 13-14).

Cũng trong quốc gia ấy, Pháp Hiển kể về sự hiện diện của một danh Tăng khác trong tu viện Đại Tòng Lâm:

"Cách đô thành 7 dặm về phía Nam, có một tu viện gọi là Mahavihara [Đại Tòng lâm]; ở đấy có 3000 tu sĩ. Trong số ấy có một vị Tăng đức độ cao siêu. Phạm hạnh tinh khiết nên người trong nước nghi ngài là một bậc La hán. Khi ngài sắp chết, Quốc vương đến thăm, như pháp triệu tập Tăng chúng và hỏi ngài có phải là một bậc A-la-hán không. Vị Tăng thành thật trả lời: "Phải, tôi là một vị La-hán". Sau khi ngài chết, Quốc vương làm lễ hỏa táng đúng theo nghi thức dành cho một vị La-hán được đề cập trong kinh luật, nơi hỏa táng cách phía Đông tu viện 4-5 dặm. Người ta chất gỗ tốt cao hơn 3 trượng, vuông vức 3 trượng. Trên đỉnh đặt gỗ trầm và các thứ gỗ thơm khác. Bốn phía đều có những bực cấp để đi lên. Phía ngoài dùng vải trắng mịn để bao quanh dàn hỏa làm nó trông giống như một chiếc xe lớn. Cỗ quan tài cũng tương tự như ở Trung Quốc nhưng không có vẽ cá, rồng. Đến lúc hoả táng, vua và dân chúng trong nước cùng vói bốn chúng đệ tử đều nhóm họp để dâng cúng hoa hương; rồi họ theo quan tài đến nơi hỏa táng. Khi ấy vua dâng lễ cúng dường trước. Sau khi cúng dường, quan tài được đặt lên trên đỉnh dàn hỏa, bơ và dầu được rưới khắp dàn rồi bật lửa. Khi lửa đang cháy, mọi người tỏ lòng kính trọng bằng cách cởi bỏ thượng y, và từ xa họ ném vào dàn hỏa những dụng cụ bằng lông và dù, lọng để giúp lửa cháy. Khi lễ hỏa táng kết thúc, tro còn lại được thâu nhặt để xây tháp thờ. Pháp Hiển không kịp yết kiến vị này lúc sống, chỉ có thể chứng kiến lễ hỏa táng của ngài." (c: 7b, 14-19)

e) Sự trọng Tăng:

chư Tăng tuân giữ giới luật rất nghiêm nhặt, lại thiện xảo về Thiền định và học vấn, nên ta không lạ khi thấy họ được các Quốc vương và dân chúng cung kính tôn trọng. Trong ký sự của ngài, Pháp Hiển đã mô tả lòng kính Tăng tại các xứ Phật thời ấy.

Ở nước Mathura, ngài ghi lại cách các Quốc vương Ấn làm lễ cúng dường chư Tăng:

"Ở các quốc gia miền Tây sông Hằng (sa mạc Lob), các Quốc vương xứ Ấn đều là những tín đồ sùng đạo Phật. Mỗi khi cúng dường chư Tăng, Quốc vương cởi bỏ vương miện, và cùng với hoàng gia và đình thần, tự tay phục vụ thức ăn cho Tăng chúng. Sau khi ăn xong, họ trải thảm trên đất để ngồi trước mặt chúng Tăng, nhưng không dám dùng nệm hay ghế. Những phép tắc cúng dường chư Tăng mà đương thời Phật đã chế định cho vua chúa đến nay vẫn còn được truyền thừa" (c: 2b; 15-16). Truyền thống ấy ngày nay vẫn còn áp dụng trong vài xứ Phật giáo như Cao Miên, Thái Lan... Pháp Hiển rất hài lòng khi ngài chứng kiến sự cúng dường trọng hậu của vua chúa và thường dân dành cho Tăng chúng.

g) Sự ngoại hộ của cư sĩ:

Một nét đặc sắc trong tình trạng Phật giáo vào thời Pháp Hiển là sự hổ trợ không dè sẻn của vua chúa và cư sĩ đối với chư Tăng. Khi kể về những tập tục ở Trung Thổ, Pháp Hiển viết:

"Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, các vị vua chúa, trưởng giả, cư sĩ đã xây những viện cho Tăng chúng và dâng cúng ruộng vườn, nhà ở, người làm và súc vật. Những của hiến tặng này được khắc trên một tấm biển bằng sắt và được vua chúa truyền cho nhau từ tục lệ ấy mãi đến ngày nay. Chư Tăng trong các tu viện được cung cấp thúc ăn uống y phục đồ nằm không thiếu thứ gì. Khắp nơi đều như thế cả" (c: ab; 20; 3a, 1).

Truyền thống ấy cũng thịnh hành ở nước Sư Tử, ở đâý Pháp Hiển kể lại Quốc vương đã xây chùa cho chư Tăng và cúng đất đai lương thực để duy trì sự sống của tu sĩ như thế nào.

"Quốc vương là một Phật tử thuần thành Ngài muốn xây dựng một tu viện mới cho các tu sĩ. Trước hết ngài tổ chức một lễ bố thí lớn và cúng dường thực phẩm cho chư Tăng. Rồi ngài chọn một cặp bò tốt nhất của mình, trang sức những cặp sừng của chúng bằng vàng bạc và những thứ quý khác, và sai làm một cái cày bằng vàng. Đoạn ngài đích thân cày bốn phía và dân cúng mảnh đất ấy cho chư Tăng gồm cả cư dân, nhà cửa ruộng vườn trong phạm vi ấy. Việc này được khắc trên một tấm bản bằng đồng. Từ lúc ấy trở về sau, bản khắc được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không ai dám gián đoạn hay hủy bỏ" (c: 7b 19-20; 8a, 1).

Khi đến nưóc Cao Xương, Pháp Hiển chứng kiến đại hội ngũ niên được tổ chức trong đó chư Tăng rất được tôn trọng cúng dường.

"Trong đại hội này chư Tăng từ bốn phương đều được mời tham dự. Khi Tăng chúng tập họp, chỗ ngồi cuả họ được trang hoàng bằng cờ lọng, lại được làm đẹp thêm bằng những hoa sen vàng, bạc. Những tấm vải sạch được trải trên chồ ngồi. Quốc vương và đình thần theo truyền thống Phật giáo, dâng cúng lễ vật trong 1, 2 hay 3 tháng, phần nhiều vào mùa Xuân. Sau khi dâng lễ vật, Quốc vương khuyên đình thần dâng lễ vật cho chư Tăng dùng trong 1, 2, 3 cho đến 7 ngày. Khi tất cả sự cúng dường đã được làm xong, Quốc vương sai thắng yên cương con ngựa của mình và ra lệnh cho một vị quan trong triều cỡi lên nó. Rồi với vải trắng, đủ thứ châu báu và các vật cần dùng cho chư Tăng, tất cả những thứ này được vua và đình thần lập nguyện dâng cúng cho Tăng-già. Về sau họ chuộc lại những vật ấy từ chư Tăng" (c: 1b, 5-8).

Tại Bồ đề tràng, Pháp Hiển nhận xét chư Tăng ở 3 tu viện tại đấy được dân địa phương cung cấp vật dụng không thiếu.

Tại quốc gia Sư Tử, dân chúng cho Pháp Hiển biết có khoảng 60.000 tu sĩ được quần chúng hổ trợ thức ăn, còn vua thì cúng thực phẩm cho 5000-6000 Tỳ-kheo nội thành. Khi cần, chư Tăng mang bát khất thực đi ra và được đầy bát tuỳ sức chứa.

Như vậy, bức tranh toàn cảnh mà Pháp Hiển đã ghi lại về toàn thể Tăng già nghiêm trì giới luật, cùng với sự cung kính cúng dường của vua chúa và thần dân đối với chư Tăng, là một điều rất cảm động và khá chính xác. Ở đây sự đóng góp của Pháp Hiển càng độc đáo hơn bởi vì nó đã bổ túc cho những gì thiếu sót trong Tây Du Ký của Huyền Trang. Nhà chiêm bái đời Đường đã bị lôi cuốn bởi những vấn đề khác nên quên bẵng mô tả đời sống tu sĩ, ngoại trừ một vài con số tu sĩtu viện được ghi qua loa chiếu lệ. Pháp Hiển ngược lại, không quan tâm gì khác ngoài Giới Luật. Bởi thế ký sự của ngài đầy những chi tiết đem lại cho ta một hình ảnh khá đầy đủ về đời sống tu sĩẤn ĐộTích Lan vào thế kỷ thứ V.

 

3. Các ngày lễ Phật

Trong cuộc hành hương chiêm hái củangài, ngoài sự quan tâm chính yếu về những gì liên hệ đến kỷ luật Tăng đoàn, Pháp Hiển còn quan sát một số lễ lạc rất thú vị của Phật giáo và ghi lại theo ký ức. Những lễ lạc này chứng tỏ ảnh hưởng đạo Phật đã thâm nhập vào đời sống văn hóa và xúc cảm của quần chúng như thế nào.

Khi Pháp Hiển và các bạn đồng hành đến xứ Vu Điền, thì Huệ Cảnh, Đạo Chỉnh và Huệ Đạt đi trưóc đến Cao Xương, còn Pháp Hiển và nhũng người khác ở lại thêm 3 tháng để xem lễ rước tượng Phật. Ngài đã ghi lại một cách sống động cuộc lễ này trong tập ký sự:

"Từ ngày 1 tháng 4, tất cả đường sá nội thành đều được rưới nước và quét sạch; lề đường được trang hoàng rực rỡ. Phía trên cổng thành dựng một tàn lọng lớn trang hoàng đẹp đẽ, nơi ấy vua, hoàng hậu và các bà trong cung ngồi. Chư Tăngtu viện Cù-ma-đế theo Đại Thừa, được Quốc vương tôn trọng, diễn hành các tượng Phật đi trước. Cách thành 3-4 dặm, có một chiếc xe bốn bánh cao 3 trượng, hình dáng như một lâu đài di động. Xe được trang hoàng bằng 7 thứ quý báu, có treo tràng phan bảo cái bằng lụa. Hình ảnh Phật đứng giữa xe có hai Bồ Tát theo hầu, trong lúc hình chư Thiên bằng vàng bạc ngọc bích được treo trên không để làm thị giả. Khi tượng rước đến cổng thành còn chừng 100 bước, Quốc vương cởi bỏ vương miện, thay áo mới đi chân không, mang theo hoa hương mà ra khỏi cổng thành. Hoàng Hậu và các cung tần đứng đợi từ xa chờ tung hoa và đốt hương. Khi tượng được rước vào cổng, Hoàng hậu và các phi tần rải hoa. Bằng cách ấy lễ rước được tổ chức với những loại xe hoa trang hoàng đủ cách. Mỗi tu viện phải diễn hành một ngày, từ ngày 1 đến ngày 14 tháng 4 thì chấm dứt. Khi lễ rước tượng kết thúc, Quốc vương cùng hoàng hậu và phi tần mới hồi cung" (c: 1a, 16-20; 1b, 1).

Lễ rước này, có lẽ được cử hành vào dịp đản sinh của Phật vào ngày mồng 8 tháng 4 theo lịch Trung Quốc hoặc ngày rằm theo lịch Ấn Độ.

Khi đến đô thành Ba-liên-phất [Pataliputra] Pháp Hiển chứng kiến một lễ rước tượng khác được tổ chức hàng năm vào ngày 8 tháng 2 âm lịch là ngày xuất gia của Phật. Lễ rước được mô tả như sau:

"Mỗi năm vào ngày 8-2 một lễ rước tượng được cử hành. Người ta dùng một xe bốn bánh trên đó dựng một dàn bằng tre có 5 tầng ở giữa có một cột chống đỡ cao chừng hai trượng. Toàn thể trông như một cái tháp xung quanh vấn vải bông trắng, trên có hình chư Thiên trang hoàng bằng vàng, bạc, lưu ly, xung quanh treo tràng phan bảo cái. Bốn bên đều trang hoàng cảnh đức Phật ngồi với hai vị Bồ tát đứng làm thị giả. Có 20 xe hoa được trang hoàng đủ kiểu, vào ngày ấy Tăng tục trong xứ họp lại, có âm nhạc, hát ca, dâng hoa hương cúng dường. Những người thuộc giai cấp Bà-la-môn đi ra đón tượng Phật tuần tự được rước vào và ở lại đấy trong hai đêm. Suốt đêm đèn được thắp sáng và những pho tượng được cúng dường bằng âm nhạc, hát ca và lễ kính. Lễ này được cử hành như vậy ở tất cả các quốc gia". (c: 5a; 18-20; 5b-1).

Tại nước Sư Tử, Pháp Hiển đã chứng kiến một lễ trưng bày Răng Phật và kể lại trong ký sự như sau:

"Răng Phật thường được trưng bày vào tháng 3. Mười ngày trước đó Quốc vương cho thắng một thớt voi lớn trang hoàng đẹp đẽ, sai một người có tài hùng biện mặc triều phục cỡi voi đánh trống loan báo như sau: "Từ ba vô số kiếp, Bồ tát đã thực hành hạnh Ba-la-mật không kể thân mạng. Ngài đã từ bỏ ngai vàng cung điện, vợ con, móc mắt mà cho người, cắt thịt để chuộc một con bồ câu, bố thí đầu, xả thân cho cọp đói ăn thịt không tiếc gì tủy não. Sau khi thực hành đủ các hạnh Ba-la-mật để lợi lạc hữu tình. Ngài đã thành Phật. Tại thế gian này, Ngài đã thuyết Pháp 45 năm để cải hóa con người, khiến ai chưa an ổn được an ổn, ai chưa giải thoát được giải thoát. Sau khi nguyện độ sanh đã hoàn mãn. Ngài nhập Niết bàn. Từ ngày Phật nhập Niết bàn đến nay đã 1497 năm trôi qua. Con mắt của thế gian đã khép lại, nỗi đau khổ của hữu tình vẫn còn dai dẳng. Mười ngày nữa. Răng Phật sẽ được cung nghỉnh đến chùa Vô Uý Sơn. Tất cả Tăng tục trong nước ai muốn gieo giống phước hãy sửa sang đường sá, trang hoàng các nẻo, và hãy sẵn sàng để cúng dường". Sau lời công bố này, đức vua cho dựng hai bên lề đường 500 hình ảnh tiền thân Phật khi còn làm Bồ Tát, như Sudàna (Thiện Thí - Tu-đại-noa), Sama, Voi chúa, Nai và Ngựa. Rồi Răng Phật được đưa ra cung nghinh dọc đường. Trên đường những phẩm vật cúng dường được dâng cúng Xá-Lợi cho đến khi rước đến tu viện Vô Uý Sơn. Tại đấy Tăng tục đều đến tụ họp đốt hương thắp đèn và làm các cách cúng dường khác ngày đêm không dứt. Sau 90 ngày, Răng Phật mới được rước về tu viện trong nội thành. Tại tu viện nội thành, vào những ngày trai giới, các cổng được mở rộng để dân chúng đến lễ bái Xá-lợi Răng Phật đúng pháp". (c: 7b; 7-13).

4. Việc thờ cúng Xá-lợi

Việc thờ cúng Xá-lợi dường như đã bắt đầu từ lúc Phật còn tại thế, khi đức Phật cho Bhalluka và Tapassu một ít móng tay và tóc của Ngài để về thờ. Và sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, tro hỏa táng nhục thân Ngài được phân phối cho 80 quốc gia để xây tháp cúng dường. Khi viếng Ấn ĐộTích Lan, Pháp Hiển đã chứng kiến sự thờ cúng Xá lợi được thực hành một cách rộng rãi tại các nước ngài đã đi qua và đã ghi lại trong ký sự. Đây là một đề tài rất thú vị để nghiên cứu.

Xá-lợi có thể được phân làm 3 loại. Đầu tiên là Tro còn lại sau khi hỏa táng nhục thân Phật; rồi đến những di cốt thuộc về thân Phật như xương sọ, răng... Và cuối cùng là những vật dụngđức Phật đã dùng lúc sinh tiền như: Y, đồ chải răng... hoặc những vật có liên hệ ít nhiều đến Phật như là cái bóng của Ngài để lại trong hang động, tảng đá Ngài ngồi Thiền... Không những người ta đảnh lễ cúng dường Xá-lợi cuả chư Phật trước ngài và Xá-lợi của các đại đệ tử.

A- Xá-lợi Tro của Phật

Pháp Hiển ghi lại rằng tại Câu-thi-na, những chùa tháp được xây cất tại những ngày xưa 8 Quốc vương đã phân chia Xá-lợi của Phật. Khi đến Ramagràma, một nơi cách chỗ Phật đản sinh 5 do-tuần về phía Đông Pháp Hiển kể Quốc vương xứ này đã dựng một cái tháp lấy tên Ramagràma để thờ phần Xá lợi dành cho nước ông. Pháp Hiển cũng kể lại truyền thuyết liên hệ đến tháp này như sau:

"Gần ngôi tháp có một cái ao, một con rồng ở đấy canh giữ tháp. Ngày và đêm rồng đảnh lễ tháp. Khi vua A-dục lên ngôi, vua muốn phá hủy tám ngôi tháp. Rồng xuất hiện trước vua và đưa vua về cung điện của mình chỉ cho vua đủ mọi vật dụng cụ thờ cúng mà nói, nếu những vật cúng dường của vua tốt hơn những thứ này thì vua cứ việc phá tháp và lấy Xá lợi. Vua A-dục biết những phẩm vật cúng duờng này không có trên thế gian, bởi thế vua bỏ đi". (c: 4b, 6-8).

Cũng trong nước này có ngôi tháp gọi là Tháp Thờ Tro, có lẽ chứa một ít tro của Phật. Vua A-xà-thế được một phần Xá lợi của Phật, và Pháp Hiển đã ghi lại, cách cổng thành Vương Xá Mới 300 bước về phía Tây, có một ngôi tháp tráng lệ do vua A-xà-thế dựng để thờ phần Xá-lợi mà vua nhận được. Ở thành Ba-liên-Phất, Pháp Hiển kể, vua A-dục sau khi phá 7 ngôi tháp xong, đã xây 84000 tháp thờ tro của Phật, đầu tiên là ngôi đại tháp cách kinh thành 3 dặm về phía Nam.

B- Xá-lợi các thân phần của Phật

1. Răng Phật:

Pháp Hiển ghi lại có 2 Xá-lợi Răng Phật được thờ: một ở Cao Xương và một ở đảo Sư Tử. Tại Cao Xương, Xá lợi được xây tháp thờ trong khi ở đảo Sư Tử, Xá Lợi được tàng trữ trong ngôi chùa thờ Răng Phật, làm bằng 7 thứ quý báu. Cái răng này được trưng bày vào giữa tháng 3 và người ta chuẩn bị linh đình để rước Xá lợi từ chùa này đến tu viện Vô Uý Sơn.

2. Xương đảnh đầu (xương sọ).

Pháp Hiển ghi lại việc thờ Xương sọ của Phật trong thành Hilo như sau:

"Trong thành Hilo có một ngôi chùa Xương đảnh Phật, chùa được dát vàng và trang hoàng bằng bảy báu. Quốc vương rất tôn trọng Xá Lợi này. Vì sợ trộm, vua chọn 8 người quý tộc mỗi người giữ một khuôn dấu để bảo về Xá-Lợi. Mỗi sáng sớm, cả 8 người cùng đến kiểm tra dấu niêm phong. Sau đó cửa đưọc mở ra. Họ dùng nước thơm rửa tay rồi cung nghinh Xá-lợi ra ngoài chùa, tôn trí trên một đài cao làm bằng bảy báu có đế xoay tròn, Xá lợi được phủ bằng một cái bát thủy tinh; tất cả đều được trang trí bằng ngọc ngà lưu ly. Xương đảnh Phật có màu vàng nhạt, vuông vức 4 tấc Anh với đảnh nhô ra. Mỗi ngày sau khi xương đảnh Phật đã được thỉnh ra khỏi chùa, một người trong chùa lên lầu cao đánh chuông trống và thổi còi. Quốc vương nghe tiếng chuông trống thì đến chùa để cúng dường hoa hương, đảnh lễ Xá lợi rồi về. Vua đi vào bằng cổng phía Đông và đi ra bằng cổng phía Tây. Mỗi buổi chiều vua đều hành lễ như vậy trước khi lo việc triều đình. Các cư sĩtrưởng giả cũng đảnh lễ cúng dường Xá lợi trước rồi mới về làm việc nhà. Mỗi ngày, tập tục này được thi hành không xao lãng. Sau lễ dâng cúng, Xá lợi lại được đưa vào trong chùa, đựng trong tháp Giải thoát cao hơn 5 tấc làm bằng bảy báu. Trước cổng chùa mỗi sáng có những người bán hoa hương cho những người muốn cúng dường. Khuôn viên tu viện này chiếm một khoảng vuông vức mỗi bề 30 bước, đất nơi này không rung chuyển dù khi có sấm sét động đất" (c: 2a, 17-20; 2b, 1-2).

4. Tóc và móng tay:

Tại xứ Nagarahàra, cách 100 bước về phía tây của hang có bóng mát Phật, có một cái tháp cao từ 70-80 bộ tương truyền do Đức Phật và chúng đệ tử ngài xây, chứa tóc và móng của Phật. Tại Sankàsya có những ngôi tháp kỷ niệm nơi đức Phật đã cắt tóc và móng tay.

C- Những di vật gồm các vật dụng mà Phật đã dùng:

Ngay cả những vật dụngđức Phật đã từng dùng cũng trở thành những đối tượng để tôn kính đối với quần chúng Phật tử. Pháp Hiển đã chứng kiến sự thờ phụng này hầu như ở khắp nơi ngài đi qua.

1. Bát khất thực:

Trong thành Purushapura, có một bát khất thực của Phật có thể chứa hai đấu; bát có đủ màu sắc mà nổi bật là màu đen. Người nghèo cúng một ít hoa bát đã đầy, trong khi ngưòi giàu thì dù bỏ bao nhiêu cũng không đầy bát. Hơn bảy trăm tu sĩ trong chùa giữ gìn bát ấy. Trước giờ ngọ trai, họ đem bát ra cùng với cư sĩ làm lễ cúng Phật, sau đó mới thọ trai. Buổi chiều đến giờ thắp hương cũng làm như vây. Ngày xưa Quốc vương nước Yue Chih [Nhục chỉ] muốn đoạt cái bát này đã cất quân sang đánh. Khi chinh phục được nước này, vua muốn thỉnh bát đi vì ông cũng là một Phật tử sùng đạo. Vua tổ chức một đại lễ cúng dường Tam Bảo. Xong lễ, vua cho thắng một thớt voi lớn, đặt bát lên lưng voi. Nhưng voi quỵ xuống không chịu bước tới. Vua lại ra lệnh cho một chiếc xe bốn bánh mang bình bát đi. Nhưng dù có tám con voi kéo, xe cũng không tiến đi được bước nào. Vua biết mình chưa đủ nhân duyên để chiếm cái bát, lấy làn hổ thẹn. Ông bèn xây một cái tháp và một ngôi chùa rồi cử một viên quan ở lại đấy mà thờ cúng bái. Khi ở Tích Lan, Pháp Hiển ghi lại một bài kinh do một nhà sư Ấn tụng. Bài kinh này được xem là lịch sử cái bát khất thực của Phật, chứa nhiều yếu tố huyền thoại khá thú vị như sau:

"Đầu tiên bình bát của Phật ở Tỳ-xá-ly. Bây giờ nó ở Gandhara. Sau nhiều trăm năm (vị Tăng nói rõ khoảng thời gian nhưng Pháp Hiển đã quên chi tiết này) bình bát lại trở về nước Yue Shih ở phía Tây. Rồi nhiều trăm năm sau nó sẽ đến xứ Vu Điền. Nó sẽ ở đấy nhiều trăm năm, rồi sẽ đến kinh đô Kucha. Sau nhiều trăm năm nó đến đất Hán. Sau nhiều trăm năm nó sẽ trở về đất Ấn, rồi thăng lên trời Đâu-suất. Khi trông thấy cái bát, Bồ tát Di-lặc kêu lên: "Bát của đức Thích Ca mâu ni đã đến". Rồi cùng với chư Thiên, Di lặc tuyên bố hãy cúng dường bát bằng hương hoa trong 7 ngày. Sau 7 ngày nó sẽ trở xuống Diêm-phù-đề. Khi ấy vua Rồng biển sẽ đưa bát xuống Long cung. Khi Di-lặc thành Chánh giác, cái bát sẽ thành 4 và trở về chỗ cũ trên núi Anna. Sau khi Di Lặc thành Phật, bốn vị vua trời sẽ làm như đối với Đức Phật trước (dâng cúng bát). Một ngàn đức Phật trong Hiền kiếp đều sử dụng cái bát này. Khi bát này biến mất thì Phật giáo cũng dần dần biến mất. Sau khi Phật giáo biến mất, thọ mạng con người giảm dần cho đến chỉ còn 5 năm. Khi thọ mạng giảm còn 5 năm, thì ngũ cốc, dầu, bơ cũng biến mất và con người trở nên ác độc, xấu xa đến nỗi cỏ cây cũng biến thành gươm giáo gậy gộc để giết hại lẫn nhau. Những người Hiền Thiện sẽ rút vào núi rừng. Khi những người xấu ác đã tàn hại lẫn nhau đến tận diệt, những người vào núi lại đi ra và bảo nhau: "Thọ mạng người xưa rất dài; nhưng do tạo nhiều ác nghiệpthọ mạng chúng ta ngày nay rút ngắn chỉ còn 5 năm. Vậy chúng ta hãy làm thiện hành, có tâm thương xót, đào luyện đức tin và chính trực". Rồi họ đào luyện đức tinchính trực, nên dần dần thọ mạng tăng lên 8 vạn tuổi. Khi Di-lặc ra đời và chuyển Pháp luân lần đầu, trước tiên ngài sẽ hóa độ những đệ tử của Phật Thích Ca, những người đã đi tu, những người đã quy y thọ 5 giới, 8 giới và cúng dường Tam Bảo. Nhóm thứ hai và thứ ba được ngài cứu độ là những người có duyên lành. Lúc ấy Pháp Hiển muốn ghi chép bài kinh nhưng vì sư nói không bản viết thành văn, mà chỉ học thuộc lòng". (c: 8a, 1-9).

Pháp Hiển còn kể lại sự thờ kính một bát khất thực khác của Phật. Trên đưòng đến Tỳ-xá-lý, ngài đến một nơi mà ngày xưa đức Phật đã cho người dòng họ Licchcavi [Ly-sa] bình bát khất thực của Ngài làm kỷ niệm. Khi đức Phật du hành đến nơi Ngài sẽ nhập Niết bàn, những người dòng họ Ly-sa muốn đi theo ngài. Đức Phật không cho họ đi theo, nhưng vì cảm mến Ngài, họ không chịu trở lui về. Bởi thế Phật hóa hiện một cái hố sâu ngăn cách giữa Ngài và những người này để họ không qua được, rồi Ngài cho họ bình bát của Ngài để làm Xá-lợi. Một trụ đá ghi khắc việc này được dựng lên tại chỗ ấy.

2. Tích trượng của Phật:

Cách thành Nagara một do-tuần về phía Đông Bắc, có một ngôi chùa được xây để thờ tích trượng của Phật làm bằng gỗ chiên đàn dài khoảng 16-17 tấc . Tích trượng được đặt trong một hộp gỗ dài, dù trăm người ngàn người cũng không thể di chuyển.

3. Áo Phật:

Cũng trong xứ Nagarahara, có một ngôi chùa thờ áo Phật. Theo tường thuật của Pháp Hiển, dân chúng rất sùng tín đối với áo này mỗi khi gặp hạn hán họ thỉnh áo ra làm lễ dâng cúng để cầu mưa, và quả thực sau đó trời mưa.

4. Ống nhổ bằng đá của Phật:

Tại Cao Xương, Pháp Hiển kể đến một Xá Lợi khác, đó là một ống nhổ bằng đá mà ngày xưa Phật đã dùng, nó có màu như bình bát của Ngài.

5. Bàn chải răng của Phật:

Ngoài cổng phía Nam của thành Vaisakha và phía Đông con đường, là nơi mà ngày xưa Phật đã trồng một cây dương để lấy cành đương dùng chà răng. Cây dương này cao đúng 7 bộ, và chiều cao ấy không Tăng không giảm. Một vài ngoại đạo Bà-la-môn ganh ghét muốn cắt bỏ nó, nhổ nó lên hoặc ném nó đi chỗ khác nhưng lại có cây khác mọc lên ngay tại chỗ cũ.

D- Xá-lợi gồm những vật có ít nhiều liên hệ đến đức Phật

Một đôi khi những dấu tích mà Phật đã để lại trên môt vài vật dụng cũng được bảo trì và tôn thờ như Xá Lợi, chẳng hạn cái bóng của ngài, dấu chân của ngài...

1. Mỏm đá:

Tại xứ Udyàna, mỏm đá mà Phật thường phơi áo và hàng phục rồng dữ bây giờ vẫn còn. Mỏm đá này rộng 20 bộ, chiều cao của nó có chỗ 14 bộ, chỗ 20 bộ, và có một cạnh phẳng. Ở Gàya, Pháp Hiển ghi lại rằng cách hai dặm về phía Bắc của nơi dâng cúng cháo sữa, là một tảng đá nơi đức Phật ngồi dưới một cây đại thụ để dùng cháo mà thiếu nữ Gramikas đã dâng. Tảng đá này vuông vức 6 bộ, cao 2 bộ, vẫn còn ở đấy khi Pháp Hiển chiêm bái.

2. Tảng đá:

Tại núi Linh Thứu, Pháp Hiển kể rằng tảng đá mà Đề-bà-đạt-đa lăn xuống để giết Phật hiện vẫn còn.

3. Cây:

Tại Gayà, cây lớn mà đức Phật đã ngồi dưới gốc để dùng cháo, đến nay vẫn còn. Theo Pháp Hiển, khí hậu ở đấy điều hòa nên cây có thể sống nhiều ngàn năm, cả đến một vạn năm. Ngài còn nói đến cây bối-đa tại Bồ-đề tràng, dưới cây ấy Đức Phật đã đạt Chánh giác. Một hột giống của cây này đã được gởi đến nước Sư Tứ để trồng gần Phật điện của tu viện Vô Úy Sơn. Pháp Hiển đã mô tả cây ấy như sau:

"Vị vua xứ này ngày xưa đã gởi một sứ giả đến Ấn Độ để xin về một hột cây bối-đa và đã trồng nó gần Phật đường. Hột giống đã Tăng trưởng thành một cây lớn cao 20 trượng nghiêng về phía Đông Nam. Sợ cây ngã, vua đã ra lệnh dùng một cây trụ khổng lồ 8, 9 nguời ôm để chống đỡ. Tại nơi cây được chống, một cành mọc xuyên qua cột trụ, đâm xuống đất và mọc rễ. Cành lớn đến 4 người ôm. Cột trụ mặc dù bị cành xuyên thủng vẫn còn đứng đấy, không bị dời đi. Dưới đây này người ta xây một ngôi chùa thờ một tượng Phật ngồi. Tăng tục đến lễ bái không dứt" (c: 7a, 20; 7b, 1 - 2).

4. Hang:

Tại Vương Xá trên đỉnh núi Linh Thứu có một cái hang trong đó Phật thường ngồi Thiền định. Cách 30 bước về phía Đông Bắc của hang này, có một hang khác của ngài A-nan. Có một lần khi Tôn giả A-nan đang ngồi Thiền, Ác ma biến thành hình một con chim Thứu bay đến khủng bố A-nan. Do năng lực thần thông đức Phật biết được, đã duỗi tay ra vỗ vai A-nan để uỷ lạo ngài. Theo ký sự Pháp Hiển, thì dấu vết của chim Thứu, cái lỗ xuyên qua đấy đức Phật đã đưa tay vỗ vai A-nan đến thời ấy vẫn còn.

5. Dấu móng tay Phật:

Khi rời thành Ba-liên-phất, Pháp Hiển đến một địa điểm cách đó 9 do-tuần, tại đây có một hang đá nằm trên đỉnh núi, bên trong có môt tượng Phật ngồi. Theo truyền thuyết, đây là nơi mà Đế Thích đi hỏi Phật 42 câu, cứ mỗi câu Đức Phật lại lấy móng tay làm dấu một vạch. Những dấu vạch này vần còn tồn tại khi Pháp Hiển chiêm bái.

6. Bóng Phật:

Phía Tây Nam một ngọn núi cao cách thành Nagara nửa do tuần, đức Phật đã để lại cái bóng của Ngài trong một hang động. Pháp Hiển kể, đứng cách xa chừng 10 bước, người ta có thể trông thấy cái bóng giống hệt như Phật thật với thân sắc vàng chói. Khi đến gần hơn cái bóng mờ dần. Các Quốc vương ở nhiều nước đã phái những họa sĩ tài ba đến vẽ lại cái bóng đó những không ai có thể ghi lại được. Người ta tin rằng cả ngàn Đức Phật đều đã để bóng lại trong hang. Ngày xưa, có một bóng Phật được trông thấy ở đây, sáng như thật, với đủ các đặc tướng. Nhưng về sau người ta không thấy được thường xuyên như trước, mà chỉ hiện ra một hình ảnh lờ mờ. Người nào tha thiết cầu nguyện, sẽ được thấy bóng Phật rõ ràng trước mắt mặc dù không lâu. Đến đời Huyền Trang, chính ngài cũng đã trông thấy bóng Phật khi đi chiêm bái. Cạnh Bồ-đề tràng trong một hang động, nơi đức Phật ngồi kiết-già hướng về phương Đông trước khi đạt giác ngộ, cái bóng của Ngài cao gần 3 tấc xuất hiện trên vách đá trước mặt Ngài, như báo điềm Ngài sắp thành Phật. Pháp Hiển xác nhận cái bóng ấy vẫn còn được thấy vào lúc ngài đi chiêm bái.

7. Dấu chân Phật:

Dấu chân Phật được thờ tại 3 nơi: Udyàna. Ba-liên-phất và đảo Sư Tử. Truyền thuyết cho rằng khi Đức Phật đến miền Bắc Ấn, Ngài đã viếng thăm Udyàna và đã để lại nơi xứ này một dấu chân, kích thước của dấu chân này dài ngắn do tầm tri kiến người nhìn. Pháp Hiển đã xác nhận dấu chân ấy vẫn còn hiện rõ khi ngài đến chiêm bái. Đức Phật đã để lại một dấu chân khác tại thành Ba-liên-Phất trước ngôi đại tháp của vua A-dục, và người ta đã xây một ngôi chùa trên dấu chân, cổng mở về phía Bắc, hướng về tháp. Ở đảo Sư Tử, truyền thuyết ghi rằng Đức Phật đã có lần đến đảo này để hàng phục một con rồng dữ. Ngài đã để một chân ở phía Bắc thành, chân kia để trên đỉnh núi cách đó 15 do tuần. Trên dấu chân này của Phật, một ngôi tháp lớn được xây cao 400 bộ, được trang hoàng bằng vàng bạc và đủ thứ châu báu.

E- Phật Ca-diếp, Độc giác, La-hán, và A-nan

Trong Phật Quốc Ký, Pháp Hiển còn đề cập sự tôn thờ Xá-lợi của các đức Phật khác và các đệ tử của Phật.

1. Phật Ca-diếp:

Tại một thành phố tên Tadwa, nơi đức Phật Ca-diếp đản sinh và nhập Niết Bàn, có một ngôi tháp lớn được xây dựng trên những Xá Lợi của ngài.

2. Độc giác:

Khi Pháp Hiển đến chùa Agnidagdha, ngài gặp một nơi dân chúng tin là chỗ nhập Niết bàn của một vị Độc Giác. Chỗ ấy cỡ bằng một bánh xe, không có rau cỏ nào mọc, mặc dù xung quanh đầy cỏ. Cũng không có cỏ mọc tại chỗ mà Đức Phật đã phơi áo, để lại những lằn y trên đất. Pháp Hiển ghi nhận rằng những dấu vết ấy vẫn còn được thấy.

3. La hán:

Tại chùa Agnidagdha theo Pháp Hiển kể, có lần một vị La hán rửa tay, nước giọt từ hai bàn tay của ngài đã để lại dấu trên mặt đất đến nay vẫn còn. Pháp Hiển thêm rằng mặc dầu bị cọ xát nhiều lần, những dấu vết ấy vẫn không biến mất.

4. Xá-lợi A-nan:

Tại Tỳ-xá-lỵ, theo Phật Quốc Ký, về phía Bắc đô thành, có một ngôi tháp xây trên một nửa phần Xá-lợi của Tôn giả A-nan. Nửa phần kia được vua A-xà-thế mang đến Vương Xá, Pháp Hiển không nói gì về việc tại Vương Xá có xây tháp A-nan hay không.

F. Việc thờ Xá-lợi theo xứ sở

1. Cao Xương:

Trong xứ này có tháp thờ ống nhổ bằng đá ngày xưa đức Phật đã dùng, và tháp thờ Răng Phật.

2. Ô-trường [Udyàna]:

Theo truyền thuyết khi Phật đến thăm miền Bắc Ấn, Ngài đã để lại dấu chân ở đấy, lại có một núi đá nơi Phật phơi áo và hàng phục rồng dữ.

3. Phất lâu sa [Purushapura]:

Tại đây thờ bát khất thực của Phật, dung lượng hai đấu, có đủ màu, màu đen nổi bật. Bình bát có 4 lớp được trông thấy rõ ràng, mặt bình bát láng bóng.

4. Thành Hilo:

Đây là nơi có chùa thờ xương sọ của Phật, toàn thể ngôi chùa được dát vàng và trang hoàng bằng bảy báu.

5. Nagarahara:

Tại đây răng Phật được thờ trong một cái tháp. Tích trượng của Phật bằng gỗ trầm dài 16 - 17 bộ được đặt trong một cái hộp gỗ và được thờ trong một ngôi chùa xây để thờ tích trượng. Một Xá-lợi khác được thờ ở đây là áo Phật, dùng để cầu mưa khi có hạn hán. Trong một hang đá ở trên núi cao cách thành này nửa do-tuần về phía Nam, có một cái bóng đức Phật để lại, đã trở thành đối tượng tôn thờ. Cái bóng này giống như đức Phật còn sống, có lần Ngài đã cạo tóc và cắt móng tay tại đây. Một cái tháp được chính đức Phật và các đệ tử xây lên ở nơi này.

6. Sankàsya:

Tại chùa Agnidagdha, có thờ dấu tích để lại của một vị A-la-hán giọt nước rửa tay rơi xuống đất, tại đây một ngôi chùa được dụng lên. Lại có một tu viện được xây để kỷ niệm chỗ mà môt vị Độc Giác Phật đã từng nhận thức ăn, chỗ Ngài nhập Niết Bàn, và nơi Ngài phơi áo, Pháp Hiển thêm có những lần y vẫn còn lưu dấu.

7. Vaisàkha:

Một cây dương cao đến 7 bộ mọc lên từ cành dương Phật đã dùng để chà răng. Cây này chiều cao không Tăng giảm.

8. Ramagràma:

Một phần Xá Lợi của Phật được thờ trong một ngôi tháp do Quốc vương xứ này xây dựng.

9. Ba-liên-phất:

Trước mặt ngôi tháp lớn do A-dục vuơng xây, có một ngôi chùa được dựng lên trên một dấu chân Phật.

10. Tỳ-xá-ly:

Trong một ngôi chùa có lầu ở Ngôi Rừng Lớn (Đại Lâm), có một ngôi tháp được xây trên nửa phần Xá-lợi của Tôn giả A-nan.

11. Vương Xá:

Tại đây có một tháp lớn do vua A-xà-thế xây để thờ một phần Xá Lợi của Phật. Trên đỉnh núi Linh Thứu trong một hang động, có những dấu vết của chim Thứu đến khủng bố A-nan và cái lỗ do bàn tay Phật tạo nên khi Ngài đưa qua vỗ vai A-nan để trấn an Tôn giả. Ở đây cũng còn tảng đá mà Đề-bà-đạt-đa đã lăn xuống, làm ngón chân Phật bị thương. Trên một mỏm núi cách thành Ba-liên-phất 9 do tuần có những dấu tay của Phật vạch trên đá khi trả lời 42 điểm Đế Thích hỏi. Những dấu này còn khi Pháp Hiển chiêm bái.

12. Bồ đề tràng:

Cây và đá nơi đức Phật ngồi để dùng cháo do các thiếu nữ Gramikas cúng vẫn còn khi Pháp Hiển đến viếng nơi này. Trong một hang động nơi Đức Phật ngồi trước khi giác ngộ, cái bóng của ngài cao chừng 3 tấc vẫn còn được thấy rõ.

13. Nước Sư Tử:

Đức Phật đã để lại một dấu chân ở phía Bắc vương đô khi Ngài đến xứ này để hàng phục một con rồng dữ. Trên dấu chân này được xây một tháp lớn cao 400 bộ, trang trí vàng bạc và đủ thứ châu báu. Có một cây Bồ-đề mang từ Ấn Độ về trồng vẫn còn lớn mạnh. Nhưng Xá Lợi quan trọng nhất ở đây là một cái răng Phật được thờ trong một ngôi chùa xây toàn bằng 7 báu.

 

5. Việc thờ tháp

A- Nguồn gốc

Tập tục thờ tháp dường như đã bắt đầu ngay từ thời đức Phật, như giai thoại sau đây được các nhà Hữu Bộ truyền tụng, đã chứng tỏ. Có lần trưởng giả Cấp Cô Độc bạch Phật: "Bạch đức Thế Tôn, khi Ngài du hành trong nhân gian để giáo hóa, con luôn mong muốn được chiêm ngưỡng ngài. Xin Thế Tôn cho con một vài kỷ vật để con có thể thờ kính". Phật liền cho ông ta một ít tóc và móng tay Ngài và nói: "Ông hãy thờ kính những thứ này". Cấp Cô Độc nói: "Bạch Thế Tôn, xin Ngài cho phép con xây tháp thờ những tóc và móng tay này." Đức Phật liền cho phép ông ta xây tháp.

B- Số lượng tháp

Khi Pháp Hiển viếng thăm Ấn Độ, ngài nhận thấy sự thờ pháp lan truyền khắp, và hầu hết các nước Phật giáo đều có rất nhiều tháp mà các Quốc vương và dân chúng đều đến cúng dường lễ bái rất thành kính.

Ở Ba-liên-phất, Pháp Hiển kể ràng vua A-dục đã giật sập 7 ngôi tháp cũ và xây 84000 ngôi tháp mới trong nước. Ở thành Nagara có nhiều tháp nhất, hơn 1000 ngôi. Tại thành Agnidagdha, có 100 ngôi tháp nhỏ nhưng người ta không thể đếm số lượng thật sự, dù có bỏ ra cả ngày để đếm.

C- Một vài tháp lớn

Cái tháp cao nhất và hùng vĩ nhất có lẽ là ngôi tháp do vua Ca-nị-sắc-ca xây ở Purashapura. Pháp Hiển ghi rằng, tháp này cao 400 bộ làm bằng đủ thứ châu báu, và là tháp đẹp nhất ở Diêm-phù-đề. Tại xứ Takshasila, những ngôi tháp lớn được trang hoàng bằng nhiều báu vật, và các vua quan dân chúng từ nhiều nơi tranh nhau dâng hoa hương và đèn không ngớt. Lại cần chú ý đến tháp do vua A-dục xây ở Ba-liên-phất cách hơn 3 dặm về phía Nam của châu thành. Ngôi tháp này phải rất hùng vị vì đó là ngôi tháp đầu tiên trong 84000 tháp mà vua định xây.

D- Tháp do chính đức Phật xây

Hầu hết các tháp đều do vua chúa và dân chúng xây để tỏ lòng kính mộ Phật và các đệ tử của Ngài. Pháp Hiển ghi lại một trường hợp trong đó chính Đức Phật cùng với một số đệ tử của Ngài tham gia xây tháp. Tại xứ Nagarahara, có một tháp cao 70-80 bộ được Phật và các đệ tử xây trên tóc và móng tay của Ngài để làm mẫu cho sự xây dựng bảo tháp trong tương lai.

E- Các loại tháp

Tháp có thể chia làm hai loại:

1) Tháp cúng dường, được xây trên Xá-lợi của Phật và các bậc Thánh khác:

2) Tháp kỷ niệm, để đánh dấu những nơi liên hệ đến vài biến cố hay vài hoạt động của đức Phật và một số đại đệ tử của Ngài. Về tháp cúng dường, có thể kể tháp thờ Răng Phật, Nagarahara, và tháp do vua A-xà-thế xây trên phần Xá-lợi Phật mà ông nhận được. Về tháp kỷ niệm, ta có thể kể đến điển hình như tháp xây kỷ niệm chỗ Phật rời cung điện đi ra cổng thành phía Đông, thấy một người ốm và đã ra lệnh cho Kapilavastu [Ca-tỳ-la-vệ], hoặc ngôi tháp dựng lên tại chỗ đức Phật đã giảng pháp cho 5 anh em Kiều Trần Như tại Vườn Nai.

F- Tháp thờ bốn đức Phật

Đấy là những tháp cúng dường và kỷ niệm, được xây trên Xá-lợi hay những nơi liên hệ đến những hoạt động của chư Phật trước kia, một vị Độc Giác, Phật Thích Ca, một số La-hán và đại đệ tử của Phật cùng Tăng-già nói chung.

Tại xứ Vansakha, những ngôi tháp được xây trên những chỗ mà bốn vị Phật đã từng kinh hành, ngồi Thiền, tàn tích còn được thấy vào thời kỳ Pháp Hiển chiêm bái. Tại Sankàsya cũng thế, có những ngôi tháp kỷ niệm nơi ba vị Phật trước đức Thích Ca đã sống, và bất kể nơi nào có hình ảnh và dấu vết đức Phật Thích Ca. Tại Xá vệ có những nôi tháp để kỷ niệm Phật Ca-diếp giáng sinh và gặp thân phụ, nhập Niết Bàn. Cũng có một ngôi tháp lớn được dựng trên những nơi đức Phật Câu-lưu-tôn giáng sinh, gặp thân phụnhập Niết bàn. Chưa đến một do-tuần về phía Bắc, có những ngôi tháp xây trên những nơi Phật Câu-na-hàm-ni giáng sinh, gặp thân phụnhập Niết Bàn.

G - Tháp thờ các vị Độc giác và La-hán

Ở xứ Nagarahara có đến một ngàn ngôi tháp thờ Độc Giác và La-hán. Ở Tỳ-xá-ly, có hai ngôi tháp thờ Độc Giác và La-hán. Ở Tỳ-xá-ly, có hai ngôi tháp xây để kỷ niệm hai vị vua tu hành thành Độc giác. Những tháp này có tên là tháp Buông Cung Kiếm liên hệ đến một huyền thoại.

H. Tháp thờ Phật Thích-ca

Điều đương nhiên là Phật Thích Ca được xây tháp thờ nhiều nhất tại khắp các quốc giaPháp Hiển đã thăm viếng.

a. Các tiền thân của Ngài:

Có những tháp được xây trên những địa điểm liên hệ đến một vài tiền thân của Phật.

Tại Suvastu, có một nơi ở đấy trời Đế Thích đã thử Phật bằng cách giả dạng một con diều hâu cắp một con bồ câu; và Bồ tát vì muốn cứu chim bồ câu, đã tự cắt thịt mình để chuộc con chim khốn khổ. Khi đạt thành Chánh Giác, đi qua nơi ấy Phật đã kể lại cho các đệ tử nghe chuyện tiền thân cuả Ngài, và chỉ chỗ Ngài cắt thịt cứu bồ câu. Thế là dân chúng dựng lên một ngôi tháp trang hoàng bằng vàng bạc.

Tại xứ Gandhàra, một ngôi tháp lớn được xây trang trí bằng vàng bạc ở địa điểm mà ngày xưa trong một tiền kiếp Phật đã bố thí mắt.

Ở nước Takshasilà, có hai nơi liên hệ đến đời trước của Phật. Khi còn là Bồ-tát, Ngài đã bố thí đầu nơi đây, do đó có địa danh Takshasilà nghĩa là chặt đầu. Từ đây đi hai ngày đường thì đến một nơi khác, chỗ tiền thân Phật đã xả thân cho cọp đói ăn thịt. Nhiều ngôi tháp trang hoàng lộng lẫy được xây trên hai nơi này; được các vua quan và dân chúng từ khắp nơi đến chiêm bái.

b. Tro của Phật:

Pháp Hiển kể tại Câu-thi-la có một ngôi tháp được xây tại chỗ 8 vị vua xây để thờ phần Xá-lợi dành cho mình. Pháp Hiển chỉ viếng được hai ngôi tháp, một tên Ràmagrama do vua cùng tên xây tại xứ của ông, nằm cách chỗ Phật giáng sinh 5 do-tuần về phía Đông. Ngôi tháp kia do vua A-xà-thế xây tại thành Vương Xá để thờ phần Xá-lợi mà vua nhận được, tháp này nằm ngoài cổng thành 300 bước. Lại còn có một ngôi tháp gọilà Tháp thờ Tro tại Ramagrama. Tháp này có lẽ liên hệ đến tro của Phật. Ở thành Ba-liên-phất có một ngôi tháp lớn thờ tro Phật do vua A-dục xây; đây là ngôi đầu tiên trong 84000 ngôi tháp mà vua A-dục định xây.

c. Tháp thờ thân phần của Phật:

1. Răng Phật:

Cao Xương, dân chúng dựng một ngôi tháp để thờ một cái răng của Phật. Tại Nagarahara cũng có một ngôi tháp thờ Xá-lợi Răng.

2. Tóc và móng tay:

Ở xứ Nagarahara cách 1000 bước về phía Tây hang động Bóng Phật, chính đức Phật và các đệ tử đã xây một ngôi tháp cao từ 70 đến 80 bộ trên những tóc và móng tay của Phật. Sankasya có những ngôi tháp tại những nơi Phật đã cắt tóc và móng tay.

3. Dấu chân:

Mặc dù dấu chân Phật được thờ ở 3 nơi Ô-trường [Udyàna], Ba-liên-phất [Pataliputra], đảo Sư Tử [Simhala], chỉ có nơi sau cùngnày xây một ngôi tháp cao 400 bộ trên một dấu chân của Phật. Pháp này được trang hoàng bằng các loại vàng bạcchâu báu.

d. Các tháp liên hệ đến vài hoạt động của Phật.

Những tháp kỷ niệm này được xây trên những nơi liên hệ đến hoạt động của Phật, chúng có số lượng nhiều nhất và lan rộng nhất. Đương nhiên Pháp Hiển không thể nào kể cho hết, vì ngài không ghi lại những ngôi tháp không lôi cuốn sự chú ý của ngài, hoặc vì ngài cho là không đủ tầm quan trọng để nhắc đến. Các tháp được xây trên những chỗ như sau:

  1. Nơi Thái tử đản sinh ở vườn Lâm-tỳ-ni.
  2. Nơi Thái tử sau khi ra khỏi thành Đông trông thấy người ốm và bảo người đánh xe quay trở về Ca-tỳ-la-vệ.
  3. Nơi Thái tử từ giã Xa-nặc và bạch mã Kiền Trắc, ở xứ Ramagrama.
  4. Nơi đức Phật tu khổ hạnh 6 năm.
  5. Nơi Đức Phật có lần đã tắm và một vị Trời đã hạ thấp một cành cây cho Ngài vịn để bước lên khỏi mặt nước.
  6. Nơi các cô gái dâng sữa và cháo cho Bồ Tát.
  7. Nơi đức Phật ngồi trên tảng đá quay mặt về hướng Đông để dùng cháo ấy.
  8. Nơi đức Phật thành Chánh giác.
  9. Nơi đức Phật nhìn ngắm cây Bồ đềthưởng thức đại lạc của giải thoát trong 7 ngày sau khi giác ngộ.
  10. Nơi ngài kinh hành từ Đông sang Tây dưới cồi Bồ đề.
  11. Nơi chư Thiên dựng một đàn cao làm bằng 7 báu để dâng cúng Phật trong 7 ngày.
  12. Nơi con rồng mù mucalinda quấn quanh đức Phật trong 7 ngày.
  13. Nơi đức Phật ngồi trên tảng đá xoay mặt về phương Đông dưới cây nigrodha [Ni-câu-luật], lúc Phạm thiên hiện xuống thỉnh cầu Ngài thuyết pháp.
  14. Nơi bốn vua Trời cúng dường bát cho Phật.
  15. Nơi 500 người buôn dâng cúng Phật bột và mật; tất cả những nơi này đều ở Buddhagàya [Bồ đề tràng].
  16. Nơi Phật ngồi xoay mặt về phía Đông thuyết pháp lần đầu hóa độ 5 anh em Kiều Trần Như.
  17. Nơi Ngài tiên đoán tương lai của Phật Di Lặc.
  18. Nơi rồng Y-bát-la hỏi Phật chừng nào nó thoát được lốt rồng.
    (Ba chỗ trên đây đều ở Vanarasi trong vườn Nai.)
  19. Nơi Đức Phật hóa độ ba anh em ông Ca-diếp và 1000 đệ tử ở thành Gàya.
  20. Nơi đức Phật về thăm thân phụ.
  21. Nơi đất rung động 6 lần khi 500 vương tử dòng Thích Ca đảnh lễ Ưu-ba-ly sau khi xuất gia.
  22. Nơi Phật thuyết pháp cho chư Thiên trong Tứ thiên vương canh giữ bốn cổng giảng đường để ngăn vua Tịnh Phạn đi vào.
  23. Nơi Đức Phật ngồi dưới cây nigrodha xoay mặt về hướng Đông khi Di mẫu Mahaprajapati [Đại Ái Đạo] dâng cúng Ngài một cái y.
    (Tất cả những biến cố trên đây xảy ra tại thành Ca-tỳ-la-vệ.)
  24. Nơi Đế ThíchPhạm thiên từ cung trời 33 cùng với Phật xuống trần, ở Sankasya.
  25. Nơi Ni Utpala người đầu tiên đảnh lễ Phật khi Ngài từ cõi trời 33 trở xuống tại Sankasya.
  26. Nơi Đức Phật giảng pháp cho đệ tử tại Kanyàkubja.
  27. Nơi Đức Phật giảng pháp, kinh hànhngồi Thiền ở làng Hari.
  28. Nơi Đức Phật thuyết pháp cứu độ nhiều người, nơi Ngài kinh hành, ngồi Thiền ở thành Xá-vệ, mỗi tháp có một tên riêng.
  29. Nơi đức Phâạt đứng bên vệ đường khi vua Lưu Ly sắp tấn công dòng Thích Ca tại Xá-vệ.
  30. Nơi vua Lưu Ly tàn hại con cháu dòng họ Thích Ca và những người này khi chết đều đắc sơ quả tại Ca-tỳ-la-vệ.
  31. Nơi Đức Phật cảm hóa một Ác quỷ, cách 8 do-tuần về phía Đông vườn Ghosila [Cù-sư-la] ở nước Kausambi [Câu-diệm-di].
  32. Nơi Đức Phật ở, nơi ngài ngồi Thiềnkinh hành, tại Champa.
  33. Nơi Đức Phật cùng với chúng đệ tử rời Tỳ-xá-ly bằng cổng Tây, và quay về bên phải nhìn đô thành mà bảo: "Đây là nơi cuối cùng mà ta viếng thăm".
  34. Nơi đức Thế Tôn nằm trong một quan tài bằng vàng và được lễ kính trong 7 ngày.
  35. Nơi Vajrapàni [Kim Cương Thủ] bỏ kiếm vàng xuống.
  36. Nơi Phật nhập Niết Bàn. Ba tháp sau cùng này đều ở Kusinagara [Câu-thi-na].

I. Tháp thờ đại đệ tử của Phật

Với lòng nhiệt thành ngưỡng mộ đức Phật, quần chúng cũng không quên các đại đệ tử của Ngài nên đã xây nhiều đại tháp để cúng dường các vị ấy.

a. Dành cho Xá-lợi-phất:

Tại ngôi làng Nalaka, cách một ngọn núi đơn độc, một do tuần vệw về phía Tây Bắc, một ngôi tháp được dựng tại chỗ Xá-lợi-phất sinh ra và nhập Niết Bàn.

b. Dành cho A-nan:

Một ngôi tháp được dựng trên nửa phần Xá-lợi của A-nan tại thành Tỳ-xá-ly.

c. Dành cho Subhadra (Tu-bạt-đà-la):

Tại Câu-thi-na, một ngôi tháp được dựng tại chỗ đệ tử cuối cùng của Phật là Tu-bạt-đà-la gia nhập Tăng đoàn.

d. Dành cho Đại Ái Đạo:

Tại Xá-vệ, một ngôi tháp được dựng tại chỗ ngôi chùa đã đổ nát của Đại Ái Đạo.

e. Dành cho Cấp Cô Độc;

Xá vệ một ngôi tháp được xây trên di tích nhà của Cấp Cô Độc.

f. Dành cho Angulimala (Vô Não):

Cũng ở Xá vệ, có những ngôi tháp được xây tại những nơi Vô Não đã đắc quả A-la-hán và được hỏa táng sau khi chết. Ở đây Pháp Hiển kể rằng một số ngoại đạo Bà-la-môn vì ganh ghét muốn phá những ngôi tháp này nhưng bỗng sấm sét nổi lên làm họ sợ hãi bỏ chạy.

J. Tháp thờ kỷ niệm kỳ Kết tập thứ hai

Tại Tỳ-xá-ly, có một ngôi tháp được dựng để kỷ niệm nơi xảy ra đại hội. Kết tập kinh điển lần hai.

Ngoài những ngôi tháp nói trên, Pháp Hiển còn ghi lại một ngôi tháp do vua Kanishka [Ca nị-sắc-ca] xây, có lẽ để cúng dường Phật, tại xứ Purushapura. Tháp này cao hơn 400 bộ, Pháp Hiển ghi rằng đây là tháp đẹp nhất trong khắp cõi Diêm-phù-đề, với tầm vóc vĩ đại và đủ loại trang hoàng quý báu.

Ở chùa Agnidagdha, Pháp Hiển kể có 100 ngôi tháp, nhưng ngài không nói rõ là tháp thờ những ai.

K. Những bảo tháp kể theo quốc gia

1. Vu Điền:

Trong tu viên Tân Hoàng Gia, Pháp Hiển kể có một ngôi tháp với một Phật điện tráng lệ đằng sau.

2. Cao Xương:

Có một ngôi tháp thờ Răng Phật.

3. Tú -ha-đa [Suvastu]:

Một ngôi tháp trang hoàng bằng vàng bạc, được xây tại chỗ tiền thân Phật đã cắt thịt mình để chuộc một con bồ câu.

4. Kiền-đà-vệ [Gandhàra]:

Một ngôi tháp lớn trang hoàng vàng bạc được xây tại chỗ tiền thân Phật đã móc mắt bố thí.

5. Trúc-sát-thi-la [Takshasilà]:

Tại nơi Phật trong một tiền kiếp đã bố thí đầu, và nơi Ngài xả thân cho cọp đói ăn thịt, cả hai nơi đều có tháp trang hoàng bằng các báu vật. Vua quan và dân chúng từ nhiều nước tranh nhau đến cúng dường rải hoa thắp đèn không dứt. Hai ngôi tháp này và hai ngôi tháp được nói ở trên làm thành bốn vĩ đại của Takshasilà.

6. Phất-lâu-sa [Purushapura]:

Tại đây có một tháp lớn cao 400 bộ do vua Ca-nị-sắc-ca xây. Tháp được trang hoàng bằng đủ thứ báu vật và được xem là đẹp nhất trong tất cả tháp ở Jambudvìpa [Diêm phù đề].

7. Na-kiệt [Nagarahàra]:

Một ngôi tháp được xây để thờ Răng Phật. Tại nơi đức Phật cắt tóc và các đệ tử đã xây một tháp cao 70-80 bộ, tháp này vẫn còn vào thời gian Pháp Hiển chiêm bái. Tại đây có đến 1000 ngôi tháp thờ các bậc La-hán và Độc giác.

8. Tăng già-thi [Sankàsya]:

Một ngôi tháp được dựng tại nơi Tỳ-kheo ni Utpala đảnh lễ Phật đầu tiên khi Ngài từ cung Trời ba mươi ba trở xuống. Lại có những tháp kỷ niệm nơi Phật cắt tóc và móng tay, nơi ba đức Phật quá khứ và Phật Thích Ca đã kinh hành, ngồi Thiền, và bất cứ nơi nào có hình ảnh dấu vết của chư Phật. Những ngôi tháp này vẫn còn. Một ngôi tháp được xây tại chỗ Trời Đế ThíchPhạm thiên theo Phật xuống trần.

9. Chùa Agnidagdha:

Tại đây có một ngôi tháp thờ đức Phật, tương truyền được các Thiện thần giữ gìn sạch sẽ không cần đến sức người. Một ông vua ngoại đạo muốn thách thức những phi nhân, đã kéo một đạo quân đến đóng, phóng uế xả rác thành đống lớn, nhưng phi nhân nổi gió mạnh thổi tan làm sạch sẽ chỗ ấy. Có hàng trăm ngôi tháp nhỏ ở nơi này, không ai đếm xiết dù có bỏ ra cả ngày mà đếm. Nếu người nào nhất định muốn biết số lượng, bằng cách đặt mỗi người đứng bên mỗi tháp rồi đếm số người, thì luôn luôn có lúc thừa, lúc thiếu, rốt cuộc họ cũng không thể nào biết được số lượng chính xác.

10. Thành Kanyàkubja:

Một ngôi tháp được xây dựng tại chỗ đức Phật đã thuyết Pháp cho các đệ tử. Ngài Huyền Trang có kể thêm một ngôi tháp cách 6-7 dặm về phía Đông Nam đô thành, cao 200 bộ, do vua A-dục xây để kỷ niệm nơi đức Phật thuyết giảng trong 6 tháng về vô thường khổ vô ngã bất tịnh. Cách 200 bước trước mặt Sanghàrama [Tăng-già-lam] ở Navadevakula có một ngôi tháp cao 100 bộ do A-dục vương xây để kỷ niệm nơi Đức Phật đã thuyết pháp trong 7 ngày. Cách 3 - 4 dặm về phía Bắc của Tăng-già-lam, có một ngôi tháp cao 200 bộ cũng do A-dục xây để kỷ niệm nơi Phật thuyết pháp.

11. Làng Hàri:

Có những tháp được dựng tại nơi đức Phật thuyết pháp, kinh hànhngồi Thiền.

12. Vaisàka:

Có những ngôi tháp được xây tại chỗ bố vị Phật kinh hành và ngồi Thiền, phế tích của những nơi ấy đến thời Pháp Hiển vẫn còn.

13. Xá Vệ:

Những tháp đã được xây lên tại di tích tu viện hoang phế của bà Mahàpajàpatì [Đại Ái Đạo], nhà ông Cấp Cô Độc, nơi Vô Não [thay được hỏa táng sau khi nhập Niết Bàn. Những tháp này bị ngoại đạo phá, nhưng trời giáng sấm chớp làm họ kinh hãi bỏ đi. Có những tháp có tên riêng, được xây tại chỗ Đức Phật thuyết pháp, kinh hànhngồi Thiền. Bốn dặm về phía Tây Bắc Xá-vệ là nơi vua Virudhaka [Lưu Ly] tấn công dòng họ Thích-Ca, một ngôi tháp được xây tại chỗ này. Lại có những tháp được dựng để đánh dấu chỗ Phật Ca-diếp đản sanh chỗ Ngài gặp thân phụ, chỗ Ngài nhập Niết bàn. Một ngôi tháp lớn được xây trên những di hài của Phật Ca-diếp.

14. Thành Napika:

Những ngôi tháp được dựng tại chỗ Phật Krakucchand [Câu-lưu-tôn] đản sanh, gặp thân phụnhập Niết bàn. Chưa đầy một do-tuần về phía Bắc, có một tháp khác xây trên di tích Phật Kanakamuni [Câu-na-hàm-mâu-ni] đản sanh, gặp thân phụnhập Niết Bàn.

15. Ca-tỳ-la-vệ:

Những ngôi tháp được xây tại những địa điểm Thái tử ra cổng thành phía Đông thấy một người bệnh và cho xe quay về, nơi A-tư-đà xem tướng Thái Tử, nơi Thái Tử cùng Ananda và những người khác vật ngã một con voi, nơi thái tử bắn một mũi tên xuyên qua đất vè phía Đông Nam 30 dặm, làm cho một dòng nướt vọt lên. Lại có những ngôi tháp xây để kỷ niệm những nơi đức Phật trở về thăm thân phụ sau khi thành đạo, nơi Phật thuyết pháp cho chư Thiên, có Tứ thiên vương gác bốn cổng; nơi đức Phật ngồi dưới cây Nigrodha [Ni-câu-luật] để nhận một cái y do bà Đại Ái Đạo cúng, nơi có di tích ngôi chùa của bà, nơi vua Lưu Ly tàn sát dòng họ Thích.

16. Ramagràma:

Quốc vương nước này đã được chia một phần Xá-Lợi của Phật, và khi về nước đã dựng một cái tháp tên Ramagràma. Phía Đông tháp này cách 8 do-tuần là chỗ Thái Tử từ giã người hầu Xa-nặc và con ngựa trắng của Ngài. Cách ngôi chùa 100 dặm về phía Đông có một tháp do vua A-dục xây cất. Cách nơi này 4 do-tuần về phía Đông là Tháp thờ Tro.

17. Câu-thi-na:

Có những ngôi tháp được xây trên những chỗ kỷ niệm đệ tử cuối cùng của Phật là Subhadra [Tu-bạt-đà-la] gia nhập Tăng đoàn; chỗ đức Thế Tôn nằm trong một chiếc quan tài bằng vàng, nhận sự kính lễ trong 7 ngày, chỗ Vajrapàni [Kim Cương Thủ] buông khí giới bằng vàng, chỗ 8 ông vua chia nhau Xá Lợi của Phật.

18. Tỳ-xá-ly:

Một ngôi tháp được xây trên nửa phần Xá-lợi của Tôn giả A-nan. Trong thành này có bà Amrapali người đã xây cho Phật một ngôi tháp, di tích vẫn còn được thấy vào bởi thời Pháp Hiển chiêm bái. Khi đức Phật sắp nhập Niết bàn. Ngài cùng các đệ tử rời Tỳ-xá-ly bằng cổng Tây thành, và quay về bên phải ngoài nhìn đô thị mà nói, đây là nơi cuối cùng Như Lai đã viếng thăm. Một ngôi tháp cũng đã được dựng tại chỗ ấy. Cách thành này 300 dặm về phía Tây Bắc là ngôi tháp Buông Cung Gậy. Hai ngôi tháp được dựng để kỷ niệm hai vị vua tư thành Độc giác. Ở đây một ngôi tháp được xây tại chỗ triệu tập đại hội Kết tập lần hai.

19. Ba-liên-phất:

Sau khi phá 7 ngôi tháp cũ, vua A-dục đã xây 84000 tháp mới, ngôi tháp đầu tiên được xây cách thành này 300 dặm về phía Nam.

20. Kàlapinàka:

Cách một do tuần về phía Tây Nam đỉnh núi cô đơn, Pháp Hiển đi đến làng Kàlapinàka. Đây chính là nơi sinh của Tôn giả Xá-lợi-phất, ngài cũng đã trở về đấy để nhập Niết Bàn. Một ngôi tháp được dựng lên ở đây, đến thời Pháp Hiển chiêm bái vẫn còn.

21. Vương Xá:

Cách cổng Tây Thành 300 bước có một ngôi tháp lớn do vua A-xà-thế xây để thờ phần Xá-lợi của Phật mà vua nhận được.

22. Buddhagayà (Bồ đề tràng)

Tại những nơi mà khi còn tu khổ hạnh đức Phật đã đến, và tại một nơi được kể sau đây, những người sau đã xây những ngôi tháp và dựng tường Phật còn tồn tại đến ngày nay: tháp kỷ niệm chỗ Ngài thưởng thức đại lạc giải thoát trong 7 ngày sau khi giác ngộ, chỗ Ngài kinh hành từ Đông sang Tây trong 7 ngày dưới cây Bồ Đề, chỗ chư Thiên cúng dường Ngài trong 7 ngày một đài làm bằng 7 báu; chỗ con rồng mù Muchlinda quấn quanh Phật 7 ngày, chỗ Phật ngồi dưới cây ni-câu-luật xây mặt về hướng Đông, khi Phạm thiên thỉnh Ngài thuyết pháp; chỗ bốn vua Trời cúng Ngài cái bát khất thực; chỗ 500 người buôn dâng cúng Ngài bột và mật; và chỗ Ngài thâu nhận ba anh em Ca-diếp và một ngàn đồ đệ của họ.

23. Vàrànasi (Ba-la-nại):

Những ngôi tháp được xây dựng tại những nơi đức Phật độ cho nhóm ông Kaundinna [năm anh em Kiều-trần-Như]; nơi Đức Phật tiên đoán sự ra đời của Phật Di-lặc; nơi con rồng Y-bát-la hỏi Phật đến lúc nào nó mới thoát khỏi thân rồng.

24. Kausàmbi (Câu-diệm-bì):

Cách 8 do tuần phía Đông vườn Ghoshira [Cù-sư-la] là nơi Phật đã cảm hóa một Ác quỷ. Một ngôi tháp cũng đánh dấu những nơi Ngài đã từng sống, kinh hànhngồi Thiền.

25. Champà:

Những ngôi tháp được xây tại nơi đức Phật cư trú, kinh hành, và nơi cả 4 đức Phật đã từng ngồi thiền.

26. Nước Sư Tử:

Phía Bắc vương đô này, một ngôi bảo tháp lớn cao 400 bộ, trang hoàng vàng bạc và đủ thứ châu báu, được xây trên một dấu chân của Phật.

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/07/2013(Xem: 13472)
21/07/2013(Xem: 13470)
21/07/2013(Xem: 14590)
08/12/2010(Xem: 45707)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.