Phần Iv Những Tư Liệu Địa Hình Trong Phật Quốc Ký Của Pháp Hiển

10/10/201012:00 SA(Xem: 19569)
Phần Iv Những Tư Liệu Địa Hình Trong Phật Quốc Ký Của Pháp Hiển

PHÁP HIỂN, NHÀ CHIÊM BÁI
Thích Minh Châu (1963) Thích Nữ Trí Hải dịch Việt (1997)
Nguyên tác: Thich Minh Chau (1963), "Fa-Hsien, The Unassuming Pilgrim", Nalanda, India Bản dịch Việt ngữ: "Pháp Hiển, Nhà Chiêm Bái",
Thích Nữ Trí Hải dịch Việt (1997), Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Thiền viện Vạn Hạnh, Phú Nhuận, Sài Gòn.

Phần IV

Những tư liệu địa hình trong Phật Quốc Ký của Pháp Hiển


Pháp Hiển không quan tâm gì khác ngoài ra để ý tín ngưỡng Phật giáo được thực hành như thế nào tại những xứ sở Ngài đã viếng thăm. Bởi thế ta không lấy làm lạ khi ký sự của Ngài không ghi nhiều dữ kiện liên hệ đến địa hình và dân tộc học như ta tìm thấy trong Tây Du Ký của Huyền Trang. Tuy thế sự đóng góp của ngài về lãnh vực này cũng đáng kể, vì nó gợi cảm hứng cho Huyền Trang về sau để có những tường thuật kỳ diệu trong Tây Du Ký. Mặc dù không hoàn toàn chính xác, tài liệu của Pháp Hiển cũng cho ta một bức tranh khá rõ về một số quốc gia ngài đã đi qua: khía cạnh địa hình, cư dân, khí hậu và rau cỏ.

I - Khía cạnh địa hình

1. Đôn Hoàng:

"Họ đi đến Đôn Hoàng ở đấy có những thành lũy dài khoảng 80 dặm từ Đông sang Tây, 40 dặm Bắc Nam" (c: 7a, 5) "Trong sa mạc này có nhiều Ác ma và gió nóng, gặp phải thì không ai toàn mạng. Trên trời không có chim bay, dưới đất không có thú chạy. Sa mạc trải dài vô tận; muốn vượt qua không biết lấy gì làm dấu ngoại trừ những bộ xương người đã chết trên đường" (c: 1a, 6-7).

2. Xứ Thiện Thiện:

"Đất này gồ ghề không có rau cỏ" (c: 1a, 8).

3. Xứ Cao Xương:

"Xứ này ở giữa dãy núi Tuyết: (c: 1b, 10-11).

4. Dãy Núi Tuyết (Pamirs)

"Họ đi về Tây Nam rặng Núi Tuyết trong 15 ngày. Đường đi rất hiểm nguy, viền quanh toàn vực thẳm. Những rặng núi giống như những bức tường đá dựng có hàng ngàn đỉnh nhọn, nhìn đến hoa cả mắt. Bước thêm một bước là người ta sẽ rớt xuống vực vì không có chỗ nào để đặt chân bám. Bên dưới có con sông tên gọi là Indus. Người trước đã đẽo một con đường đi trong đá, trông giống như một bực thang có 700 cấp. Sau khi qua hết những bực cấp này, họ đi qua sông bằng một cái cầu dây. Khoảng cách giữa hai bờ sông chừng 80 bước. Sử chép rằng ngay cả hai sứ thần Trung Quốc ngày xưa cũng không đi xa đến mức ấy (c: 1b, 15-16).

5. Ô trường [Udyàna]:

"Đây là vùng đất xa nhất về phía Bắc Ấn" (c: 1b, 19-20).

6. Kiền-đà-vệ [Gandhàra]:

"Sau khi đi về phía Đông 5 ngày, họ đến quốc gia Gandhara, ngày xưa là vương đô của con trai vua A-dục" (c: 2a, 4-5).

7. Xứ Uchcha:

"Từ đây - xứ Harana - họ đi về phía Đông 3 ngày, và lại qua sông Indus nơi hai bờ ngang nhau" (c: 2b, 12).

8. Phía Nam Trung Thổ (Ấn Độ):

"Sau khi qua sông Indus thì đến phía Nam Diêm-phù-đề và cho đến biển nam hải cách đó 40.000 - 50.000 dặm, đất toàn bằng phẳng, không có núi lớn và thung lũng, chỉ có sông lớn sông nhỏ" (c: 3a, 7-8).

9. Thành Kanyàkubja:

"Thành này ở trên bờ sông Hằng" (c: 3b, 8).

10. Thành Ba-liên-phất:

"Sau khi qua sông đi về phía Nam một do-tuần họ đến thành Ba-liên-phất phía Nam Ma-kiệt-đà. Ba-liên-phất là đô thị dưới quyền cai trị của vua A-dục ngày xưa. Trong thành này vua đã ra lệnh cho phi nhân xây cung điện và chồng chất những tảng đá làm tường. Những chạm trổ điêu khắc đều không thuộc thế gian này. Phế tích những nơi ấy đến nay vẫn còn" (c: 5a, 9-11). "Trong toàn thể Ấn Độ, thành Ba-liên-phất này lớn nhất" (c: 5a, 17).

11. Đô thành cũ của vua Bình-sa:

"Sau khi rời thành Vương Xá mới, đi về hướng Nam 4 dặm, họ vào trong một thung lũng có 5 ngọn đồi vây quanh như thành lũy. Đây là thành cũ của vua Bình-sa. Thành dài từ Đông sang Tây 5-6 dặm, Nam-Bắc 5-8 dặm" (c: 5b, 8-9)

12. Đại quốc Champà:

"Xuôi dòng sông Hằng đi về hướng Đông 18 do-tuần, họ đến đại quốc Champà ở về phía bờ Nam" (c: 7a, 9-10).

13. Tàmralipti:

"Từ đây đi về hướng Đông chừng 50 do-tuần, họ đến nước Tamralipti nằm trên bờ biển' (c: 7a, 11).

14. Nước Sư Tử:

"Họ đi thuyền 14 ngày đêm đến nước Sư Tử. Theo người địa phương, khoảng cách chừng 700 do-tuần. Nước này nằm trên một đảo lớn Đông Tây 50 do-tuần, Nam Bắc 30 do-tuần. Hai bên phải trái có khoảng 100 hòn đảo nhỏ cách nhau 10, 20 hoặc 200 dặm. Tất cả những đảo này đều tùy thuộc vào đảo lớn. Có một vùng vuông vức 10 dặm sản xuất ngọc ma-ni. Quốc vương đặt người canh gác vùng này và đánh thuế 3/10 những châu ngọc kiếm được" (c: 7a, 12-14).

 

II. Dân cư

1. Xứ Thiện Thiện:

"Dân cư ở đây mặc y phục hơi giống người Hán, chỉ khác là dùng vải làm bằng dạ". (c: 1a,8) "Cư sĩ và Tăng già đều tuân theo những tập quán phong tục thực hành ở Diêm-phù-đề, một số người tuân hành chặt chẽ, một số không chặt chẽ. Tình trạng tương tự thịnh hành khắp các nước mà họ đã đi qua trên đường tiến về phía Tây. Chỉ có ngôn ngữ các xứ này là không giống nhau. Nhưng những người có đạo thì học sách Ấn Độ và nói ngôn ngữ Ấn Độ (Diêm-phù-đề)" (c: 1a, 8-9).

2. Xứ Agni [Ô-di]:

"Người nước Ô-di không tuân giữ phép lịch sự và chỉ đãi khách qua loa" (c: 1a, 11) "Vì suốt lộ trình không có cư dân nên cuộc hành trình hết sức gian khổ". Những vất vả trên đường vượt qua dãi đất này thật không bút nào tả xiết" (c: 1a, 12).

3. Xứ Vu Điền [Khotan].

"Nước này rất giàu có hạnh phúc. Cư dân có đời sống thịnh vượng và đều là những tín đồ Phật giáo. Họ sung sướng thực hành Pháp".

4. Xứ Cao Xương:

"Về phía Đông dãy núi, cư dân mặc một thứ vải thô như ở Trung Quốc, nhưng nỉ dạ của họ thì khác" (c: 1b, 10).

5. Dãy Tuyết Sơn - Parmirs:

"Cư dân đất này được gọi là người Núi Tuyết" (c: 1b, 12).

6. Xứ Udyàna [Ô-trường]:

"Xứ này là vùng đất xa nhất về phía Bắc của Diêm phù-đề. Tất cả mọi người đều nói ngôn ngữ của Diêm phù đề gọi là Kinh đô Trung Thổ. Y phụcthực phẩm cũng giống như Trung Thổ" (c: 1b, 19-20).

7. Trung Thổ:

"Dân chúng giàu có hạnh phúc, không bị gánh nặng của thuế má và quan lại. Chỉ những người cày đất của vua mới phải nộp thuế. Họ muốn đi đâu ở đâu tùy ý. Quốc vương cai trị không cần dùng đến tra tấn và tử hình. Những người có tội chỉ phải phạt vạ bằng tiền, nhiều ít tùy theo tội nặng nhẹ. Những kẻ âm mưu chống lại triều đình chỉ có bị chặt tay phải. Những người hầu cận vua được lương bổng và tiền hưu trí. Dân xứ này chừa bỏ sát sanh, uống rượu và ăn hành tỏi. Chỉ có những người làm nghề ác được gọi là Chiên đà la thì sống cách biệt mọi người. Mỗi khi bước vào thành thị, họ gõ một mảnh gỗ để báo trước sự hiện diện của họ cho người khác biết để tránh. Trong xứ này không ai nuôi heo gà, cũng không buôn bán sinh vật. Không có những người đồ tể hay người bán rượu trong các chợ búa. Trong giao dịch thương mại họ dùng vỏ ốc làm tiền. Chỉ có những người Chiên-đà-la làm nghề săn bắn chài lưới mới bán thịt cá" (2b, 16-20).

8. Xứ Tăng-già-thi [Sankàsya]:

"Xứ này phì nhiêu, dân cư đông đúc thịnh vượnghạnh phúc vô song. Khách từ phương xa đến đều được chào đón, cung cấp đủ thứ cần dùng" (c: 3b, 2).

9. Xứ Ca-tỳ-la-vệ:

"Xứ này trống rỗng hoang tàn, rất ít dân cư. Đưòng xá mất an ninh vì có nhiều voi trắng và sư tử. Người ta không thể du hành nếu không đề phòng cẩn thận" (c: 4b, 5)

10. Thành Xá vệ:

"Trong thành này dân không đông lắm chỉ có khoảng 200 gia đình" (c: 3b, 11-12).

11. Thành Câu-thi-na:

"Thành này cũng rất ít dân, chỉ có một số Tăng và cư sĩ" (c: 1b, 14).

12. Thành Ba-liên-phất:

"Dân chúng giàu có thịnh vượng và tranh nhau làm các công đức... Trưởng giảcư sĩ trong xứ này đã xây dựng những bệnh viện thí trong thành. Người nghèo, cô nhi, tàn tật, ốm đau đều đến những cơ sở từ thiện này, được cung cấp những thứ cần dùng, có y sĩ săn sóc, cho thực phẩm và dược phẩm thích hợp để phục hồi sức khoẻ. Khi lành mạnh họ tự động rời khỏi nơi này". (c: 5b, 1-2).

13. Thành Vương Xá mới:

"Thành này trống rỗng hoang phế, không có cư dân" (c: 2a...)

14. Đô thành Gaya:

"Thành này cũng hoang tàn vắng vẻ" (c: 6a, 2).

15. Xứ Dakshinà:

"Đất này trơ trụi hoang vu không người ở" (c: 6b, 20).

16. Xứ Sư tử:

"Ngày trước tại xứ này không có dân cư, chỉ có phi nhân và rồng cư trú. Những thương gia từ các xứ khác đến buôn bán. Lúc giao dịch, phi nhân không xuất hiên, chỉ bày ra kho báu và đề giá cả, người buôn trả đủ số rồi đem hàng đi. Vì các thương gia thưòng lui tới nơi này, người các xứ nghe nói cũng đến và cuối cùng một vương quốc lớn được thiết lập". (c: 7a, 14-15).

 

III. Khí hậu và thảo mộc

1. Xứ Thiện Thiện.

"Đất ở đây gồ ghề không có thảo mộc" (c: 7a, 8).

2. Trung thổ - Ấn Độ:

"Khí hậu ở Trung Thổ điều hòa, không có sương tuyết" (c: 2b, 16).

3. Xứ Cao Xương:

"Xứ này có nhiều núi và thời tiết rất lạnh, ngũ cốc không mọc được trừ lúa mạch. Sau khi chư Tăng đã thọ tuế (sau an cư mùa mưa) thời tiết thường trở lạnh giá. Bởi thế Quốc vương yêu cầu chư Tăng thọ tuế sau mùa lúa". "... Xứ này ở giữa rặng núi Tuyết. Từ đây trở đi, cây trái đều khác. Trừ tre, mía, những cây cối và trái ở đây đều khác Trung Quốc" (c: 1b, 8-11).

4. Núi Tuyết:

"Trong dãy Núi Tuyết, luôn luôn có tuyết về mùa đông cũng như mùa hè. Lại có những con rồng độc mỗi khi phật ý thì phun gió độc, mưa tuyết và bão cát. Trong vạn ngưòi không có một ngưòi nào toàn mạng khi vượt qua núi này" (c: 1b, 11).

5. Núi Tuyết Nhỏ (Tiểu Hy-mã-lạp sơn):

"Sau khi ở lại Nagarahara ba tháng mùa đông. Pháp Hiển cùng hai bạn đồng hành đi về hướng Nam vượt qua dãy Núi Tuyết Nhỏ. Núi này cũng phủ tuyết cả mùa đông lẫn mùa hè" (c: 2b, 9).

6. Xứ Tăng-già-thi [Sankàsya]:

"Xứ này giàu có phì nhiêu" (c: 3b, 2).

7. Xứ Sư Tử:

"Xứ này khí hậu điều hòa, mùa đông mùa hè không khác, quanh năm cây cối xanh tốt; muốn cày ruộng lúc nào cũng được không định mùa" (c: 7a, 15-16)

-- Hết --


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/07/2013(Xem: 13033)
21/07/2013(Xem: 13007)
21/07/2013(Xem: 13853)
08/12/2010(Xem: 43362)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.