3. Những đoạn trích từ Cuộc Đời của các Đạo Sư Đại Toàn Thiện Dzogpa Chenpo để Minh Giải những Đường Lối Tu Hành trong Đại Toàn Thiện

15/05/20154:46 CH(Xem: 5141)
3. Những đoạn trích từ Cuộc Đời của các Đạo Sư Đại Toàn Thiện Dzogpa Chenpo để Minh Giải những Đường Lối Tu Hành trong Đại Toàn Thiện
PHẬT TÂM 
Một Hợp Tuyển Những Tác Phẩm của Longchen Rabjam về Đại Toàn Thiện 
Nguyên tác: BUDDHA MIND  
An Anthology of Longchen Rabjam’s Writings on Dzogpa Chenpo  
Tulku Thondup Rinpoche – Snow Lion, 1989  
Việt Dịch: Đương Đạo – Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2000

NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỘC ĐỜI CỦA CÁC ĐẠO SƯ ĐẠI TOÀN THIỆN
ĐỂ MINH GIẢI NHỮNG ĐƯỜNG LỐI TU HÀNH TRONG ĐẠI TOÀN THIỆN 
Vài Đạo Sư Đại Toàn Thiện thời xưa:
Sùng mộ gây ra chứng ngộ trong Gyalwa’i Nyuku 
Những đức hạnh khai triển trong những người có kinh nghiệm Đại Toàn Thiện 
Sự chứng ngộ đạt đến tức thời bởi Nyoshul Lungtog 
Patrul đạt chứng ngộ qua năng lực yoga của thầy 
Sự quan trọng của tu hành quyết liệt 
Sự quan trọng cần nương dựa vào những kinh điển chính thống 
Giữ cho không bị thao túng bởi một số kinh nghiệm thần bí 
Tâm thành thật thì tốt hơn nhiều so vớicái gọi là chứng ngộ cao 
Di chúc và sự trao truyền của Dodrup Chen vào lúc ngài chết 
Những dấu hiệu kỳ diệu vào lúc chết của Konme Khenpo 
Thân cầu vồng của Sodnam Namgyal 
Yukhog Chatralwa, một vị thầy Đại Toàn Thiện vĩ đại 
CUỘC ĐỜI CỦA KUNKHYEN LONGCHEN RABJAM

DẪN NHẬP

Những đoạn trích từ Cuộc Đời của các Đạo Sư Đại Toàn Thiện Dzogpa Chenpo để Minh Giải những Đường Lối Tu Hành trong Đại Toàn Thiện

Những đạo sư đạt đến giác ngộ cao nhất của Đại Toàn Thiện và phô bày những điều lạ lùng như một dấu hiệu về sự chứng đắc của các ngài tất cả đều trải qua một tiến trình sôi nổi mãnh liệt tu hành trải qua hàng năm. Điều ấy đúng với những đại đạo sư Đại Toàn Thiện quá khứ, như Prahevajra, Manjusrimitra, Vimala-mitra, Padmasambhava, Longchen Rabjam và Jigmed Lingpa, và nó cũng còn đúng cho nhiều đạo sư gần đây gồm cả một số những vị thầy của chính chúng ta. Trạng thái thiền định, sự chứng ngộ và sự hoàn thiện của kết quả của Đại Toàn Thiện là tức thời, không cố gắng, tự phát và tự nhiên. Nhưng để đạt đến sự chứng ngộ đó và hoàn thiện nó, hầu hết mọi người tu hành phải đi qua những học hỏitu hành từng bước, theo khả năng và tính chất của họ, với sự quy hướng mãnh liệt. Trong lịch sử Đại Toàn Thiện không có trường hợp một người cầu đạo bình thường đã đạt chứng ngộ mà không có những sửa soạn thiết yếu hay đã hoàn thiện sự chứng ngộ mà không cần làm cho tốt hơn và tinh lọc nó qua thiền định về nó. Tuy nhiên sự chứng ngộ thực sự là tức thời và sự hoàn thiện của nó là tự phát. Trong những đạo sư Đại Toàn Thiện vĩ đại này, nhiều vị là những hiện thân của chư Phật và chư Bồ tát, nhưng các vị tái nhập thân như những chúng sanh bình thườngtrải qua sự gian khổ tu hành để chứng tỏ một cách thức tu hành trên đường đạo cho những người khác. Nhiều đạo sư vĩ đại khác là những chúng sanh bình thường đã trở thành những chứng ngộthành tựu qua sự tu hành lâu dài và tha thiết của mình.

VÀI ĐẠO SƯ ĐẠI TOÀN THIỆN THỜI XƯA

Phần sau là một tóm lược cuộc đời của một số đạo sư sơ thời từ Logyu Chenmo và Dzamling Thatru Khyabpa’i Gyen :

Đạo Sư Prahevajra là một vị thầy Phật giáo vĩ đại và ngài là đạo sư đầu tiên trong loài người của Đại Toàn Thiện. Ngài ở trong định ba mươi hai năm trong một lều cỏ. Ngài nhận những quán đảnh truyền pháp và 6.400.000 câu kệ của những tantra Đại Toàn Thiện từ Vajrasattva trong một thị kiến thanh tịnh. Vào lúc chấm dứt cuộc đời, ngài hòa tan thân thể thô của ngài vào một “thân Ánh Sáng” (A’od Phung). Manjusrimitra nhận những giáo lý Đại Toàn Thiện từ Prahevajra trong khoảng thời gian bảy mươi lăm năm và rồi đạt đến “thân Ánh Sáng”. Srisinha của Trung Hoa, sau khi học hỏitu hành nhiều pháp môn Phật giáo trong hàng thập niên, đã nhận những giáo lý Đại Toàn Thiện từ Manjusrimitra và thực hành chúng trong hai mươi lăm năm. Jnanasutra, sau khi trải qua học hỏitu hành nhiều pháp môn Phật giáo đã để hàng thập niên nhận lãnh những giáo lýtruyền pháp của nhiều giai đoạn của Đại Toàn Thiện từ Srisinha, và rồi tu hành chúng. Vimalamitra là một trong những nhà sư học thức uyên bác nhất trong năm trăm học giả sống gần Vajra-sana, nơi đức Phật đã giác ngộ. Để đáp ứng một lời tiên tri ngài nhận được từ Vajrasattva trong một thị kiến thanh tịnh, ngài đến Trung Hoa và trong hai mươi năm nhận những giáo lý của Ba Phạm Trù Đầu Tiên, Ba Phạm Trù Ngoại, Nội, và Bí Mật của Đại Toàn Thiện, từ Srisinha và rồi trở về Ấn Độ. Bấy giờ để đáp ứng một lời tiên tri do một Dakini ban cho, Vimalamitra đến Jnanasutra, cũng là một đệ tử của Srisinha. Ngài đã nhận sự trao truyền những cấp độ khác nhau của những giáo lý và những truyền pháp của Phạm Trù Bí Mật Sâu Nhất của Đại Toàn Thiện, những quán đảnh truyền pháp, những quán đảnh truyền pháp Tạo Tác, Không Tạo Tác, Đơn giản Và Tối Đơn giản, dần dần qua nhiều năm từ Jnanasutra. Rồi ngài hoàn thiện những chứng ngộ tương ứng của những giáo huấntruyền pháp. Giống như Guru Padmasambhava, Vimalamitra đạt được thân “Đại Chuyển Hóa” (Pho-Ba Ch’en Po). người ta tin rằng trong “thân Ánh Sáng” này, ngài vẫn còn sống ở Ngũ Đài Sơn ở Trung Hoa và có thể thấy được đối với người có phước. Longchen Rabjam, sau khi trở thành một đại học giả và một đệ tử của pháp môn phổ thông của Phật giáo, đã nhận những giáo lý và trao truyền Đại Toàn Thiện từ đạo sư vĩ đại Kumaradza. Rồi ngài trải qua tu hành thiền định mãnh liệt trong sáu năm về những giáo lý ấy và trở thành vị thầy và tác giả được kính trọng nhất của Tây Tạng về kinh điểngiáo huấn Đại Toàn Thiện.

SÙNG MỘ GÂY RA CHỨNG NGỘ TRONG GYALWA’I NYUKU

Những tu hành thiện pháp trong đó có sùng mộ là quan trọng nhất trong tu hành thiền định Đại Toàn Thiện. Chúng là những phương tiện cần thiết để đem lại chứng ngộhoàn thiện nó. Trong tiểu sử của mình, Pema Ledrel Tsal (1873-1941) diễn tả đạo sư của ngài là Nyoshul Lungtok dạy ngài như thế nào trong đường lối sau đây :

Trong dòng này, qua sự sùng mộ với đạo sư mà người ta đạt chứng ngộ. Cách thức có một vị thầy không phải là lễ phép mà là sùng mộ. Guru Yoga không phải những cầu nguyện, mà là sùng mộ. Một lần nọ, Jigmed Gyalwa’i Nyuku thực hành thiền định trong nhiều năm ở Tsa-ri với khổ hạnh và gian khổ mãnh liệt. Một hôm ngài đi ra khỏi hang, dưới ánh sáng mặt trời. Ngài nhìn về phía Lhasa, và một sự tưởng nhớ mạnh mẽ về bổn sư của ngài (Jigmed Lingpa) và về những vị thầy trong dòng khởi lên trong tâm. Ngài cầu nguyện đến các vị với sự sùng mộ mạnh mẽ. Trong một lúc như thể ngài mất ý thức. Khi tỉnh lại, ngài thấy rằng không có gì để thấy hay để thiền định, vì tất cả những nắm bắt, quan tâm đến thiền định đã tan biến vào cõi giới tối hậu. Ngài đã (thực sự) đạt đến sự hiện diện tối hậu của tánh giác bổn nhiên, thoát khỏi những dao độngmê lầm. Nhưng ngài (không biết bản chất sự việc là thế nào) và ngài không bằng lòng (với điều mà ngài kinh nghiệm). Ngài nghĩ, “Than ôi ! Nếu ta không đi ra ánh sáng mặt trời thì ta còn có thiền định, bây giờ thì chẳng có gì cả. Ta phải rời đây đi gặp Lama bởi gì bây giờ ngài đã già và ta phải có những soi sáng cho sự thiền định của ta…. Ngài đến gặp thầy là Rigdzin Jimed Lingpa, và trình bày sự chứng ngộ cho thầy nghe. Jimed Lingpa vui lòng và nói : Con à, thế đấy ! Con đã đạt đến giai đoạn “Sự cạn kiệt của những Hiện Hữu Hiện Tượng trong Bản Tánh Tối Hậu….” Và rồi ngài đi đến Thrama trong thung lũng Dza xứ Kham và thiền định ở đó hơn hai mươi năm, và ngài được biết đến như là Lama Thrama. Thế nên, chỉ chứng ngộ thì không đủ, mà người ta bấy giờ phải tiến tới thiền định về nó. Những kinh nghiệm (khai triển qua thiền định) cần được hoàn thiện (Klong-Du Gyur), và sự hoàn thiện cần được làm cho trọn vẹn. Cho đến khi nào sự hoàn thiện được trọn vẹn, người ta cần tu hành nó trong những thời kỳ thiền định. Khi nào với chính mình, nghĩa của dứt tận (cạn kiệt) của những hiện tượng trong Đại Toàn Thiện được hiện tiền, trí huệ phân biệt tất cả những hiện tượng, năng lực của tánh giác bổn nhiên, sẽ bừng phát và những thừa và những giáo nghĩa của các dòng phái có thể phân biệt không sai lầm. Và đối với những người khác, nếu người ta tự nhiên phát sanh đại bi vượt khỏi những ý niệm, thì thời gian cho người ta chỉ dạy, thảo luận và viết lách đã đến.

NHỮNG ĐỨC HẠNH KHAI TRIỂN TRONG NHỮNG NGƯỜI CÓ NHỮNG KINH NGHIỆM ĐẠI TOÀN THIỆN 

Khi người ta tiến bộ qua sự tu hành Đại Toàn Thiện, tất cả những đức hạnh như lòng bi sẽ khai triển và mạnh mẽ. Trong tiểu sử của minh, Pema Ledrel Tsal viết :
(Nyoshul Lungtog) hỏi tôi : “Con có kiêu mạn không ?” Tôi trả lời ngài : “Trong những thời kỳ xuất định, con không có kinh nghiệm nào ngoại trừ sự đơn độc (sKyo Lhang-Lhang), bởi vì tất cả những hiện tượngkhông thật và không quan trọng.” Nyoshul Lungtok nói : “Phải nên như thế. Người ta cần có những kinh nghiệm (về những tư tưởng đức hạnh), như bậc toàn giác (Longchen Rabjam) nói :

Dầu có những kinh nghiệm (trong Đại Toàn Thiện), những kinh nghiệm đức hạnh này sanh khởi :

(Sự chứng ngộ) vô thườnggiảm thiểu giới hạn,
tầm mức của tâm thức, từ chiều sâu lòng mình,
Lòng từ và lòng bi không ngừng và
Tri giác thanh tịnh và sùng mộ không thiên chấp.

SỰ CHỨNG NGỘ ĐẠT ĐẾN TỨC THỜI BỞI NYOSHUL LUNGTOG

Dù người ta phải trải qua những chuẩn bị học hỏi, nghiên cứuthiền định mãnh liệt để có được sự đưa vào chứng ngộhoàn thiện nó, chứng ngộ thực sự thì tức thời khoảnh khắc khi thiền định đã chín muồi, và không cần gì đến những ý niệm trí thức hay tinh thần. Khi đệ tử đã sẵn sàng, qua nhiều phương tiện khác nhau vị thầy đưa vào, giới thiệu đệ tử vào trạng thái chứng ngộ. Ngày nay, thông thường những vị thầy ban cho sự trao truyền chứng ngộ Đại Toàn Thiện qua tập trung thiền định, tán ca sùng mộ, và những cử hành nghi lễ. Nếu đệ tử đã sẵn sàng, y sẽ đạt chứng ngộ, còn không thì nó chỉ tác động như một ban phước đặc biệt từ đạo sư. Nhưng nếu đệ tử đang sẵn sàng và đạo sư là một bậc tinh thông đã chứng ngộ, bấy giờ ngay cả một chỉ bày đơn giản nhất cũng đem lại chứng ngộ cao nhất. Sau đây là một đoạn chỉ dạy mà Nyoshul Lungtog đã nói cho Pema Ledrel Tsal về việc Patrul Rinpoche (1808-1897) đã đưa Nyoshul Lungtog vào sự chứng ngộ Đại Toàn Thiện như thế nào. Nyoshul Lungtog đã trở thành một đại học giả và đã dùng nhiều năm thực hành sơ bộ và thực sự tantra và Đại Toàn Thiện, và khi ngài nhận sự trao truyền sau đây từ thầy của mình, bởi vì ngài đã sẵn sàng, sự chứng ngộ của ngài xảy ra trong một cách rất đơn giản. Nyoshul Lungtog kể lại câu chuyện cho Pema Ledrel Tsal :

Nếu không có những phương tiện quyết định của giáo lý do những giáo huấn truyền miệng, thì những lời nói trí thức, dù là thuộc về một sự chứng ngộ cao từ một Lama cũng chẳng đi đến đâu. Ngày nay những vị thầy (chỉ) nhảy múa theo âm điệu của những bản văn. Điều đó không đủ. Một lần Abu (Patrul Rinpoche) đang sống với đám đệ tử bọn thầy trong một cánh đồng trên triền Nagchungma này…. Mỗi ngày, lúc hoàng hôn, Abu làm một thời thiền định về tu hành Namkha Sumthrug, nằm thẳng lưng trên một thảm len mới cỡ bằng ngài trên đám cỏ. Một buổi chiều, khi nằm đó như thường lệ, ngài nói với ta : “Lungtog thân yêu ! Con đã nói rằng con không biết tinh túy của tâm ư ?” Ta trả lời : “Vâng, thưa thầy, con không biết.” Abu nói : “Ồ, không có cái gì mà không thể biết. Đến đây.” Rồi ta đến với ngài. Ngài nói : “Hãy nằm xuống, như ta đang nằm, và nhìn vào bầu trời.” Khi ta làm như thế, (câu chuyện tiếp tục như sau 

“Con có thấy nhiều sao trên trời không ?”
“Dạ có.”
“Con có nghe chó sủa trong tu viện Dzogchen không ?”
“Dạ có.”
“Tốt lắm, đó là thiền định !”

Vào lúc đó, ta đạt đến một xác tín (về chứng ngộ) từ bên trong. Ta đã giải thoát khỏi những ràng buộc của “có” và “không”. Ta đã chứng ngộ trí huệ bổn nguyên, sự hợp nhất không che đậy của tánh không và tánh giác bổn nhiên sẵn đủ. Ta đã được sự ban phước của thầy đưa vào sự chứng ngộ này, như Saraha nói :

“Người nào trong lòng họ những lời đạo sư truyền vào
Thấy (chân lý) như một kho tàng trong lòng tay y.”

Về sau, khi những lời của Patrul Rinpoche được khảo sát theo cách trí thức lý tính, thì chẳng có gì nhiều, mà ngài chỉ nói rằng nhãn thứcnhĩ thức chính là tánh giác bổn nhiên. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng sự đưa vào Đại Toàn Thiện xảy ra (qua những lời ấy) là do nhờ sự trao truyền ban phước gia hộ, sự trao truyền tuyệt đối của sự chứng ngộ nghĩa của Tâm Yếu (sNying-Thig).

PATRUL ĐẠT CHỨNG NGỘ QUA NĂNG LỰC YOGA CỦA THẦY

Đôi khi những đại Yogi (thiền giả) ban cho những trao truyền như sự trao truyền chứng ngộ Đại Toàn Thiện qua nhiều phương tiệnchỉ thẳng khác nhau, và đệ tử đã sẵn sàng sẽ nhận sự đưa vào một cách thần diệu. Không có những lý lẽ hợp luận lý và trí thức hay những cử hành nghi lễ, mà chỉ là một sự phô diễn thiện xảo cái gì là thích hợp. Dodrup Chen Jigmed Tenpa’i Nyima viết ngài Patrul Rinpoche được Khyentse Yeshey Dorje (1800-?) đưa vào chứng ngộ Đại Toàn Thiện như thế nào :

Khi Jigmed Yeshey Dorje, Hiện Thân Quý Báu Tuyệt Hảo của Bậc Toàn Giác (Jigmed Lingpa), đang lang thang để thực hiện những pháp khổ hạnh, một hôm ngài đến chỗ Patrul Rinpoche đang ở và kêu lên : “Ô Palge (tên của Patrul Rinpoche trong dòng tu) ! Ngươi có gan chăng ? Nếu có gan, hãy lại đây !” Khi Patrul Rinpoche đến, ngài nắm tóc Patrul ném ngã xuống đất và kéo lê vòng vòng trên mặt đất. Một chút sau, một mùi rượu phát ra và Patrul Rinpoche nghĩ thầm : “Ôi, ngài ấy uống rượu. Dù một bậc lỗi lạc vĩ đại như ngài mà có thể có loại xử sự này cũng do say. Đây là lỗi của rượu như đức Thế Tôn đã nói.” Ngay lúc đó, Khyentse Yeshey Dorje thả Patrul ra và la lên : “Than ôi ! Ngươi được gọi là những người trí thức, tại sao có thể có một tư tưởng xấu như vậy khởi lên trong ngươi ? Đồ chó già.” Ngài nhổ nước miếng vào mặt Patrul và đưa ngón tay út cho Patrul xem (cử chỉ nhục mạ tệ hại nhất) và rồi bỏ đi. Thình lình Patrul thấu hiểu tất cả, “Ôi ! Ta đã mê lầm.” Đó là một sự đưa vào. Và ngài tiếp tục tư thế thiền định. (Ngay lúc đó) Patrul chứng ngộ tánh giác bổn nhiên vô ngại, trong sáng như bầu trời không mây. Sự đưa vào do Jigmed Gyalwa’i Nyugu ban cho thì trong sáng như lúc bình minh giờ đây trở thành sáng rỡ mặt trời đang lên. Về sau, Patrul Rinpoche hay nói đùa, “Chó Già” là tên bí truyền của tôi do Kushog Khyentse ban cho.”

SỰ QUAN TRỌNG CỦA TU HÀNH QUYẾT LIỆT

Rất quan trọng là phải học hỏithực hành mãnh liệt. Nếu không thế, chỉ có một vị thầy tốt nhất, con đường sâu thẳm nhất, hay là một đệ tử thông thái cũng chẳng làm được gì và chỉ tạo thêm kiêu mạn trong chính mình và coi thường người khác. Đại thiền giả Milarepa, trước khi gặp gỡ đại dịch giả Marpa, đã nhận những giáo lý Đại Toàn Thiện, nhưng ngài không có tiến bộ nào trong con đường thiền định vì ngài không thực hành chúng. Tiểu sử của Milarepa thuật lại :

Milarepa đến Rongton Lhaga, một đạo sư Đại Toàn Thiện và nói : “Con là một người từ vùng Latod. Con đã phạm những hành vi cực kỳ xấu xa. Xin ngài ban cho con một giáo lý dẫn con đến giải thoát ngay trong kiếp này.” Vị Lama nói : “Giáo lý thiêng liêng của ta, Đại Toàn Thiện, là thắng lợi ở gốc, thắng lợi ở ngọn và thắng lợi ở quả. Nếu ngươi thiền định nó ban ngày, ngươi sẽ thành Phật ngày đó. Nếu ngươi thiền định nó ban đêm, ngươi sẽ thành Phật đêm đó. Đối với người phước đức đã chín muồi những liên kết nghiệp quả, thì thậm chí không cần thiền định, chỉ nghe cái ấy là đạt giải thoát. Nó là Pháp phần cho những ai thiện căn. Ta sẽ cho ngươi giáo lý ấy.” Ngài ban cho thầy những truyền phápgiáo huấn. Bấy giờ thầy nghĩ : “Trong quá khứ khi mình thực hành bùa chú, mình đã tạo ra những biểu hiện lớn lao trong vòng mười bốn ngày. Bảy ngày đủ để làm mưa đá. Bây giờ mình đã gặp một Pháp còn dễ hơn bùa chú và mưa đá, đến độ mình thiền định nó ban ngày, mình sẽ thành Phật ngày đó, và nếu mình thiền định nó ban đêm, mình sẽ thành Phật đêm đó. Đối với người phước đức đã chín muồi những liên kết nghiệp quả, thì không cần cả thiền định. Thế thì mình phải là một người đã chín muồi những liên kết nghiệp quả.” Với sự kiêu mạn này, thầy đã dành thì giờ để ngủ mà không thiền định gì cả, và Pháp và bản thân thầy mỗi cái đi mỗi ngã.

SỰ QUAN TRỌNG CẦN NƯƠNG DỰA VÀO NHỮNG 
KINH ĐIỂN CHÍNH THỐNG

Rất quan trọng là phải nương dựa vào những kinh điển chính thức như những tantra và những tác phẩm của Longchen Rabjam như là căn cứ và phải có những giáo huấn của thầy như là những chìa khóa. Nhưng có một số người nương dựa vào những giáo huấn từ một vị thầy và không biết gì về kinh điển, những nguồn gốc của những giáo lý. Thêm vào sự ban phước của dòng truyền chư Phật, những Vidyadhara và đạo sư, thì những kinh điển này chứa đựng nhiều cấp độ và phương tiện khác nhau của sự thực hành vừa chi tiết vừa cô đọng. Nyoshul Lungtog dạy Pema Ledrel Tsal :

Từ giờ trở đi hãy tinh lọc (những chứng ngộ của) tự tâm con bằng (cách so sánh chúng với) nghĩa của những kinh điển vĩ đại : Bảy Kho Tàng của Bậc Giác Ngộ (Longchen Rabjam) cũng như Những Tâm Yếu Của Mẹ Và Con. Có những người chỉ nghe lời của một Lama trưởng lão, bỏ qua một bên Bảy Kho Tàng và Bốn Bộ và nói “Những sách này là những trình bày văn bản. Sự trao truyền miệng không gì sánh đã được Lama này, Lama kia ban cho tôi”, và họ thêm những ý niệm mới vào cho thiền định như là, “Ở yên, chuyển động và biết”, cho sự an định với hoặc không với những tính cách. Những khuynh hướng này làm mê lầm những hành giả cao lẫn thấp là những giáo lý bị xuyên tạc do những thế lực Ma.

GIỮ CHO KHÔNG BỊ THAO TÚNG BỞI MỘT SỐ 
KINH NGHIỆM THẦN BÍ

Khi người ta tu hành thiền định Đại Toàn Thiện, quan trọng là không bị bất kỳ loại kinh nghiệm nào thao túng, dù nó có vẻ là một dấu hiệu kỳ diệu và quan trọng, mà phải ở trong con đường thiền định không dao động, vì những kinh nghiệm ấy có thể không phải là sự chứng ngộ Đại Toàn Thiện chân thật và những đức hạnh của nó. Nyoshul Lungtog kể cho Pema Ledrel Tsal :

Một lần Patrul Rinpoche cho các huynh đệ thầy những giáo lý Ba Chu Trình về Thư Giãn và những giáo huấn kinh nghiệm về Đại Toàn Thiện, và chúng ta thực hành những thiền định về chúng trong rừng Ari ở thung lũng Do (gần tu viện Dodrup Chen). Thời gian đó tất cả những hang ổ giả dối trong nhận thức chấp thật (về ngã và pháp) của thầy sụp đổ. Mọi hiện tượng khởi lên như những pha đoạn huyễn mộng. Pema hỏi ngài : “Đó có là một chứng ngộ không ?” Ngài Lungtog trả lời : “Không phải, đó là một kinh nghiệm tốt.”

TÂM THÀNH THẬT THÌ TỐT HƠN NHIỀU SO VỚI 
CÁI GỌI LÀ CHỨNG NGỘ CAO

Nhiều vị gọi là đại thiền giả, họ tin tưởng một cách mê mờ, nhanh nhạy cho là hoặc khoe khoang ngạo mạn rằng họ đã thành tựu những chứng ngộ cao. Nhưng thật ra chỉ có cái ngã và những phiền não của họ là tăng trưởng. Đây là bằng chứng rằng những người ấy thậm chí không làm một thực hành nào của Đại Toàn Thiện như nó được dạy mà chỉ lạm dụng nó để đánh lừa chính họ và người khác. Pema Ledrel Tsal hỏi Nyoshul Lungtog :

“Ngày nay có người nói rằng họ đã chứng ngộ tánh Không, nhưng những cảm xúc phiền não của họ không giảm. Điều đó là sao, thưa Ngài ?” Ngài trả lời : “Đấy là những tuyên bố trống rỗng. Trong thời đen tối này, có người nói, ‘Tôi đã chứng ngộ tánh không hay bản tánh của tâm và (sự chứng ngộ) cái thấy của tôi là cao.’ Nhưng thật sự họ đã tăng trưởng niềm tin của họ vào những hạnh xấu, và xúc cảm phiền não của họ thô lỗ dữ dội hơn. Họ chỉ tập chú vào truyền thống ngôn ngữ. Khi họ đối mặt với những mối nối quyết định của sanh, chết và trạng thái trung ấm, (sự tin tưởng của họ vào cái gọi là chứng ngộ cao) hóa ra còn thấp hơn sự chứng ngộ của một người (chỉ) có một tâm tốt.”

DI CHÚC VÀ SỰ TRAO TRUYỀN CỦA DODRUP CHEN 
VÀO LÚC NGÀI CHẾT

Vào thời xưa, khi một thiền giả Đại Toàn Thiện chết hay tan biến thân thể ngài, ngài để lại chúc thư (kệ thị tịch) cho đệ tử trưởng, đệ tử đã không tách lìa với đạo sư trong chứng ngộđệ tử ấy trở thành người giữ dòng chính yếu. Manjusrimitra nhận di chúc của Prahevajra, Ba Lời Thấu Nhập Cái Tinh Túy, Srisinha nhận di chúc của Manjusrimitra, Sáu Kinh Nghiệm Thiền Định, Jnanasutra nhận chúc thư của Srisinha, Bảy Điểm Cốt Yếu, và Vimalamitra nhận chúc thư của Jnanasutra, Bốn Phương Pháp Tham Thiền. Nhưng ngay trong những thế kỷ mới đây, nhiều đạo sư đã để lại những chúc thư cho những đệ tử chính yếu, đôi khi trực tiếp và đôi khi trong những thị kiến thanh tịnh. Vào lúc Dodrup Chen Rinpoche Đệ Nhất chết, một trong những đệ tử chánh yếu của ngài là Do Khyentse Yeshey Dorje đang ở xa thầy khoảng vài tuần đi ngựa và không được trực tiếp thông báo. Nhưng vào ngày Dodrup Chen chết, Do Khyentse nhận một thị kiến thanh tịnh và di chúc như sau :

Lúc bình minh ngày mười ba tháng giêng năm con Rắn Kim (1821), tôi thấy bậc vô tỷ, vua của Pháp, bậc nhân từ của ba cõi trong hình thức một thân ánh sáng mặc áo lục năm màu ngời sáng trong một cỗ xe thêu kim tuyến do bốn Dakini mang đi giữa những ánh sáng cầu vồng trên trời. Bằng một giọng làm say mê, ngài nói :

Ta đang đi đến cõi bao la của Trí Huệ Bổn Nguyên của Cõi Giới Tối Hậu,
Trí huệ bổn nguyên của cõi giới tối hậu thì không thể diễn tả và không thể quan niệm.
Ta đang đi đến trạng thái của Trí Huệ Bổn Nguyên như Tấm Gương,
Nó là vầng sáng của sự sáng tỏ sống động và không dứt.
Ta đang đi đến cảnh giới của Trí Huệ Bổn Nguyên của Bình Đẳng,
Nó là sự tan biến của những ý niệm nắm hiểu của sanh tửniết bàn vào trong cõi giới tối hậu.
Ta đang đi đến trạng thái Trí Huệ Bổn Nguyên của Phân Biệt,
Nó là phương tiện cho sự sanh khởi trong sáng sáu thông.
Ta đang đi đến trạng thái Trí Huệ Bổn Nguyên của Thành Tựu,
Nó phô diễn nhiều biểu lộ khác nhau phù hợp với ước muốn của những người tu hành.
Ta đang đi đến Ngọn Núi Vinh Quang Màu Đồng,
cõi Phật của những vị nắm giữ hiểu biết ;
Khi ta đạt chứng ngộ bình đẳng với Heruka,
Ba hiện thân sẽ xuất hiện để giúp đỡ con.
Di chúc, xuất hiện rõ ràng trong chữ tượng trưng của
các Dakini,
Cho đến khi nào đúng thời,
Hãy giữ gìn nó kín đáo và bí mật, như một nấm mộ,
Dấu hiệu biểu tượng sẽ không biến mất. Nguyện rằng nó vững bền !
Con ta, hãy ở lại khỏe mạnh.
Bây giờ con đã thắng những ngăn chướng trong đời con.
Cho đến lúc những hiện hữu hiện tượng được giải thoát theo những chỉ bày và những bản văn,
Hãy thấy sanh tửniết bàn là mộng và huyễn.
Hãy hiến trọn mình để đem tất cả vào con đường giải thoát khỏi những tư tưởng chấp có đối tượng.
Đây là sự quán đảnh truyền pháp của nguyện vọng và trao truyền trọn vẹn.
Đây là quán đảnh truyền pháp thống lĩnh mọi quán đảnh.”

Rồi từ chữ ‘Ah’ màu trắng trong sáng như bình pha lê chứa nước nơi tim ngài, một ánh sáng năm màu phát ra và tan vào trong tôi. Tức thời tôi mất ý thức và ở trong những làn sóng Kim cương vĩ đại. Bấy giờ Lama biến mất đi đâu không dấu vết. Vào lúc mặt trời lên, tôi ra khỏi tình trạng vô thức, nhưng tất cả ý niệm thô và tế đã được giải thoát vì “không có sự nắm bắt ngay khi khởi sanh.” Tôi thấy tánh giác bổn nguyên tự-nhiên-sanh-khởi một cách trần truồng và sống động. Trong ba ngày tôi ở trong trạng thái không sửa sang và triệt suốt, không dơ nhiễm bởi những nghi ngờ hay tự tin. Tôi tự do đối với những quan điểm phân tích “có” và “không”. Bấy giờ trong tâm tôi, tôi thấu hiểu rằng tâm của bậc Pháp vương, bậc nhân từ của ba cõi, đức Phật thứ hai, đã tan biến vào trong cõi giới tối hậu, và tôi ở lại một lát trong bóng tối của buồn rầu, bởi vì những đứa con mồ côi, tôi và các đệ tử khác, đã phải ở lại, lang thang trên cánh đồng mịt mù của sanh tử.

NHỮNG DẤU HIỆU KỲ DIỆU VÀO LÚC CHẾT CỦA KONME KHENPO

Nhiều thiền giả Đại Toàn Thiện thành tựu phô diễn nhiều dấu hiệu của những thành tựu của các ngài vào lúc chết. Một số có những thị kiến thanh tịnh về chư Phật, chư Bồ tát và những môn đồ, và nhận được những cảm ứng, truyền pháp và đưa vào. Nhiều vị ở trong trạng thái định nhiều giờ hay nhiều ngày, thậm chí sau khi những năng lực của những nguyên tố đã tan biến, hơi thở đã dứt, và tâm chìm ngập vào sự sáng tỏ bên trong (định quang minh), nhưng tâm các vị chưa rời khỏi thân. Một dấu hiệu bên ngoài khi thiền giả còn ở trong trạng thái thiền địnhthân thể ấm áp nơi trái tim và đầu vẫn giữ thẳng. Nhiều vị để lại những dấu hiệu trong tro khi hỏa thiêu. Chúng gồm những ảnh tượng, di vật trong hình thức những viên nhỏ màu trắng gọi là Ringsel và những viên đặc biệt lớn hơn, cứng chắc là Ringsel nhiều màu được gọi là Dung (những xá lợi). Vào lúc chết hay hỏa thiêu, nhiều dấu hiệu kỳ diệu như những tia sáng cầu vồng, âm thanh, mùi hương dịu dàng và những chấn động của đất. Sau đây là một tường thuật ngắn vào lúc chết của Khenpo Konchog Dronme, hiệu là Lobzang Kunkhyab, được dân chúng biết nhiều với tên Konme Khenpo (1859-1936) ở tu viện Dodrup Chen. Ngay trước lúc chết, Khenpo nhận từ một Dakini một sự đưa vào đặc biệt trong sự sáng tỏ bên trong (định quang minh) như là năm trí huệ bổn nguyên. Một trang ghi chú của những đệ tử có mặt nói :

Ngay trước lúc chết, vào đầu hôm ngày 28 tháng 12 năm con Heo Mộc (1936), ngài nói với những đệ tử có mặt :

“Thầy có một giấc mộng (dù những đệ tử đã chắc chắn là ngài đã không ngủ). Một phụ nữ nói với ta : ‘Sokhe Chomo nói : ‘Định quang minh hiện tiền này là sự chứng ngộ tánh không. Bởi vì nếu cái này không phải là tánh không, vốn là bản tánh của hiểu biết bổn nguyên, thì bấy giờ Trí Huệ Bổn Nguyên của Cõi Giới Tối Hậu của Phật quả và định quang minh hiện tiền sẽ không thể được xác định là không phân biệt. Cái định quang minh hiện tiền này là Đức Hạnh Hùng Vĩ Quý Báu. Bởi vì, nếu tất cả mọi đức hạnh của quả không tự nhiên hiện diện (trong nó) mà không phải tìm kiếm, thì bấy giờ trí huệ bổn nguyên của chư Phật và định quang minh hiện tiền sẽ không thể được xác định là không khác biệt.’ Thầy nói với người phụ nữ : ‘Vâng, đó là một cái hiểu hoàn hảo. Bất luận thế nào, nếu người ta mở rộng nó hơn nữa bằng cách thiền định về nó qua con đường của Tham Thiền Tự Nhiên Không Sửa Sang và nếu người ta thấu hiểu sự toàn thiện trọn vẹn của tánh giác bổn nhiên, bấy giờ (định quang minh) này là năm Trí Huệ Bổn Nguyên. Sự sáng tỏvô niệm không sanh khởi từ hai che chướng chính là Trí Huệ Bổn Nguyên như Tấm Gương. Sự tự do không rơi vào những thiên chấp và chiều kích là Trí Huệ Bổn Nguyên của Bình Đẳng. Biết tất cả những hiện hữu hiện tượng không mê mờ là Trí Huệ Bổn Nguyên Phân Biệt.’ ”

Rồi Khenpo ngồi trong tư thế Thư Giãn trong Trạng Thái Tự Nhiên của Tâm và ra đi.

Ngài ở trong định mà không bỏ thân trong hai ngày. Theo truyền thống, sau hai tuần, với một nghi lễ trọng thể ngài được thiêu trong một cái tháp đặc biệt, giữa những dấu hiệu những tia sáng cầu vồng trên bầu trời, và rồi cái tháp được niêm lại. Sau hai ngày, khi tháp được mở ra để gom tro, những đệ tử của ngài thấy hàng trăm hạt xá lợi trắng, đỏ, vàng, xanh từ xương đã cháy. Về sau, họ xây một tháp bằng vàng và giữ gìn hầu hết xá lợi ở trong đó. Tôi có bốn hạt xá lợi bốn màu này trong một cái hộp nhỏ, nhưng vào khoảng cùng thời gian khi cái tháp bằng vàng ở tu viện Dodrup Chen ở Tây Tạng bị hủy hoại, tôi cũng mất cái hộp nhỏ ấy ở Ấn Độ. Có vẻ như khi thời điểm đến, mọi sự đã giả định ra đi sẽ ra đi, bằng cách này hay cách khác, dù chúng ở đâu.

THÂN CẦU VỒNG CỦA SODNAM NAMGYAL

Như đã đề cập ở trước, có hai chứng đắc tối thượng về thân thể của những đạo sư Đại Toàn Thiện thành tựu cao nhất. Cái thứ nhất là sự chứng đắc Đại Chuyển Hóa (Pho-Ba Ch’en-Po) thành tựu bởi rất ít những vị lỗi lạc được biết đến như Vimalamitra, Padmasambhava, và Chetsun Senge Wangchug, những vị đã chuyển hóa thân xác thành thân ánh sáng vi tế và sống chứ không chết, xuất hiện bất cứ khi nào thích hợp. Cái thứ hai là sự chứng đắc Thân Thể Cầu Vồng (Ja-lus) của nhiều thiền giả Đại Toàn Thiện suốt thời đại của pháp Đại Toàn Thiện ở Ấn Độ và ở Tây Tạng cho đến giữa thế kỷ hai mươi. Khi chết những thiền sư này, do đã đạt được bản tánh tối hậu qua thực hành Đại Toàn Thiện, làm tan biến thân xác với một sự phô diễn những ánh sáng và chỉ để lại móng tay chân và tóc. Thiền giả sau cùng đạt được Thân Thể Cầu Vồng có sự chứng kiến rõ ràng gây nhiều chú ý vào năm 1952. Ngài là Sodnam Namgyal (1874?-1952) thuộc bộ tộc Tag-rong trong thung lũng Yidlhung ở Kham, miền Đông Tây Tạng. Ngài là cha của Lama quá cố Gyurtrag (mất 1975), một bạn Pháp thân thiết của tôi. Sau đây là biến cố được Lama Gyurtrag kể lại cho tôi, và cũng có vài thông tin rút từ những lời cầu nguyện cho cha bởi Lama Gyurtrag :

Cha tôi là một người thợ săn vào thời tuổi trẻ. Nhưng về sau ông trở nên rất tín ngưỡng và có thực hành nhiều. Nhưng chúng tôi không biết ông là một thiền giả Đại Toàn Thiện đã thành tựu. Ông dấu rất kín về việc thiền định của ông. Ông đã làm tròn 100.000 thực hành Sơ Bộ Năm Phần trong mười ba lần. Ông đã nhận những giáo huấn thiền định Đại Toàn Thiện từ thiền sư Jinpa Zangpo, một đệ tử của Khyentse Yeshe Dorje (1800-?). Hầu hết cuộc đời mình, cha tôi dùng thời gian để tạc những hình tượng, những thần chúkinh điển vào đá ở nhiều nơi, chủ yếu ở Mani Kedgo trong thung lũng Yidl-hung. Ngài rất tầm thường và không ai mong đợi ngài thành một người đặc biệt, như một yogi chân thật phải như vậy. Một lần tôi đang nhập thất. Anh tôi đến và nói với tôi : “Cha hơi bệnh. Anh thấy không có gì trầm trọng, nhưng ông bảo ông sắp chết.” Rồi sau hai ngày, vào chiều tối ngày bảy tháng tư năm con Rồng Thủy (1952) Cha chết vào lúc 79 tuổi. Một lama đã khuyên anh tôi rằng họ cần chăm sóc đặc biệt thân xác cha tôi khi ông chết, nhưng những bà con của tôi không hiểu điều đó có nghĩa là gì. Thế nên, sau cái chết của người, họ vội sắp xếp cho cái xác theo cách đối với người thường. Nhưng họ bắt đầu nhận thấy những ánh sáng cầu vồng và những màn cầu vồng chung quanh chỗ họ, và cái xác bắt đầu giảm kích thước. Bấy giờ họ hiểu rằng cha họ đã đạt giác ngộ trong bản tánh tối hậu nhờ thiền định Đại Toàn Thiện và rằng thân thể thô của người đang tan biến vào cái thường được biết như là “Sự Tan Biến Vào Thân Thể Cầu Vồng.” Sau hai ngày (Tôi không nhớ anh ấy nói với tôi bao nhiêu ngày), toàn bộ xác chết đã tan biến. Tôi vội vã chấm dứt kỳ nhập thất và về nhà. Bấy giờ mọi thứ đã biến mất và chỉ còn hai mươi móng tay chân và tóc còn để lại trên chỗ đặt xác trước kia. Chúng tôi thu góp những cái còn lại này và chỉ trừ vài mảnh nhỏ mà chúng tôi giữ cho riêng chúng tôi, chúng tôi cúng tất cả móng tay chân và tóc cho Jamyang Khyentse Chokyi Lotro (1893-1959), vì ngài muốn có chúng. Mọi người trong thung lũng đều nói về cái chết của cha tôi. Nếu một Lama nổi tiếng chết theo kiểu ấy, sẽ không gây ngạc nhiên, nhưng khi một người cư sĩ tầm thường bày lộ một thành tựu lớn lao như vậy, tất cả chúng tôi đều sửng sốt. Thật ra, dĩ nhiênmột đời sống tầm thường là một hỗ trợ lớn lao cho thiền địnhthành tựu. Tên tuổi, danh tiếnggiàu có có thể dễ dàng trở thành những chướng ngại. Tầm thường khiêm hạ là một ưu thế lớn lao cho một thiền giả Đại Toàn Thiện, nhưng người bình thường không thấy sự việc theo cách đó. Họ chỉ bị hấp dẫn và tin vào những tên tuổi trống rỗng, sự giàu có lừa gạt và những lý luận trí thức kiêu ngạo.

Lama Gyurtrag có một mảnh nhỏ móng chân của cha mình như là một di vật và ông đã cho tôi một phần rất nhỏ của cái đó.

YUKHOG CHATRALWA, MỘT VỊ THẦY ĐẠI TOÀN THIỆN

Đa số người thường đánh giá quá cao khả năng, trí thông minhtính chất của họ bởi vì họ bị bao bọc trong bóng tối vô minh của những cái bóng ích kỷ của chính họ. Những tham vọngmong mỏi của họ vượt quá mức khả năng thực sự của họ có thể cung cấp cho họ. Quan trọng là thấu hiểu phạm vi khả năng của mình và theo đuổi mục tiêu phù hợp. Sau đây là tường thuật sự thăm viếng của chúng tôi ở một đạo sư Đại Toàn Thiện rất nổi tiếng, ngài Yukhod Chatralwa, nhà ẩn sĩ hay khổ hạnh tên là Choying Rangtrol từ thung lũng Yu. Vị thầy phụ đạo của tôi là Kyala Khenpo, Chochog (1893-1957) và tôi đến gặp Chatralwa cùng với người em trai của Khenpo, Kyali Loli và vài người khác.

Năm 1951 chúng tôi đến chỗ ẩn cư gọi là Yagegar, trang trại đẹp đẽ, để diện kiến Chatralwa, nhà khổ hạnh. Ngài có khoảng hai trăm đệ tử, hầu hết là nhà sư. Phần đông các đệ tử sống trong những lều và hang nhỏ vừa với một giường để ngồi và ngủ, trên đó họ có thể ngủ, ngồi, và thiền định. Gần giường có những lò để nấu trà, một bàn thờ nhỏ với vài cuốn sách. Nhiều người khó đứng thẳng trong thất của họ. Nhiều đệ tử đang hành thiền định Đại Toàn Thiện, nhưng đa số vẫn còn trong nghiên cứuthực hành chung của kinh và tantra và những sơ bộ của Đại Toàn Thiện, họ được các đệ tử trưởng của Chatralwa dạy. Phần lớn Chatralwa chỉ đưa cho những chỉ dạy và soi sáng về thiền địnhtriết học của Đại Toàn Thiện và chỉ gặp riêng đệ tử, ban cho giáo huấn thiền định theo những kinh nghiệm của đệ tử. Ngài không thuyết pháp với những đám đông vì những đệ tử có những nhu cầu thiền định khác nhau. Điều ấn tượng nhất về nơi ẩn tu này là trong khi mọi đệ tử sống bằng những nhu cầu đủ sống, nhưng sự bình an, vui tươi, tĩnh lặng, bi mẫn, hài lòngnăng lực của họ, và những nụ cười trên mặt họ nói lên toàn bộ chuyện đời và những thành công của họ. Thường thường trừ phi bạn ở lại một thời gian lâu, Chatralwa sẽ không gặp bạn. Nhưng ngài rất yêu trẻ nhỏ, và chúng có thể đi vào nhà bất kỳ lúc nào ngài rảnh. Ngài chơi đùa với chúng và kể chuyện. Ngài đã rất già, có lẽ hơn 80 hay khoảng 90, nhưng không ai biết tuổi thật của ngài. Thường người ta phải giúp ngài đứng hay đi vì đầu gối ngài đã yếu ; nhưng có những bất ngờ như một lần ngài chạy theo những trang sách bị gió thổi tung, và không có ai thấy để trả lời tiếng gọi của ngài. Người ta tin rằng ngài có thể đọc tâm thức của người khác và ai cũng luôn luôn sợ về tư tưởng của họ khi họ ở gần ngài. Sau ngày đầu phỏng vấn của thầy phụ đạo Kyala Khenpo và tôi, Khenpo nói với người em Kyali Loli một số minh giải về thiền định Đại Toàn Thiện mà thầy đã nhận từ Chatralwa. Hôm sau, trước khi cáo từ sau buổi phỏng vấn thứ hai, Chatralwa bất ngờ nói với Khenpo : “Chớ cố gắng tìm ngay người nào để huyên thiên môi miệng.” Điều này làm mạnh thêm sự tin tưởng và cả e sợ rằng ngài có thấu thị. Và dĩ nhiên Khenpo hết dám nói những minh giải cho em mình.

Chatralwa sống như một thiền giả độc thân. Ngài có bộ tóc xám thưa ; tóc dài và hơi đóng thành lọn. Tôi nhớ lời ngài : “Thầy tôi, Adzom Drupa (1842-1924) nói với tôi rằng tôi nên sống một cuộc đời của hành giả mật thừa, và ngài tiên tri tôi sẽ trở thành một Terton, một người khám phá kho tàng. Nhưng tôi không muốn lấy vợ, vì nó có thể dẫn đến một cuộc sống tranh đấu, nhưng cũng không khám phá một Kho Tàng Giáo Lý mới nào. Thế nên, như một tượng trưng cho sự tuân thủ lời thầy, tôi giữ bộ tóc dài này như trang phục của một hành giả mật thừa.”

Vì rất khó cho bất kỳ ai để gặp Dodrup Chen Rinpoche Đệ Tam và bởi vì Chatralwa cũng không bao giờ có dịp may nào để gặp người, ngài đã nhận những minh giải từ Rinpoche qua Terton Sogyal (1856-1926) mà ngài đã ở lại một thời gian lâu. Chatralwa nói với chúng tôi : “Dĩ nhiên tôi không bao giờ có dịp may gặp Rinpoche, nhưng tôi đã nhận nhiều minh giải kỳ diệu từ ngài. Khi tôi ở chỗ của Terton Sogyal, khi nào Terton trở về sau khi gặp Rinpoche, ngài luôn luôn gọi tôi và chuyển cho tôi tất cả những giáo phápthiền định đã nhận được từ Rinpoche, hay bất cứ điều gì họ đã bàn luận về những điểm cốt lõi.” Cất cao giọng, ngài tiếp tục : “Các huynh ! Làm sao tôi có thể quên những chỉ dạy vàng ngọc đó chứ ? Tôi đâu có điên !”

Chatralwa có một ngôi nhà lớn tiện nghi với nhiều sách và vài thị giả. Nếu bạn cho ngài quà tặng hay vật cúng dường, đôi khi ngài nhận hay gởi chúng cho những công việc tôn giáo, nhưng đôi khi ngài biểu lộ giận dữ và ném chúng đi. Nhưng nếu bạn đem đến cho ngài một bữa ăn ngon, đặc biệt là Zhemog, ngài sẽ luôn luôn dùng nó với sự thích thú lớn lao và sẽ nói ra câu nói nổi tiếng của ngài : “Ồ, cái này xứng đáng bằng hàng trăm con ngựa và bò.”

Có một câu chuyện tức cười về ngôi nhà lớn của Chatralwa. Một hôm có một Lama có tiếng tên là Rinchen Targye, đã được Dodrup Chen Đệ Nhất tiên tri là một môn đồ lớn, có một cuộc tham hỏi Chatralwa. Vị Lama này vào phòng Chatralwa và nhìn chung quanh thay vì ngồi xuống nói chuyện với Chatralwa. Chatralwa gay gắt hỏi : “Ông mất cái gì ?” Vị Lama trả lời : “Tôi nghe ngài là một Chatralwa, một nhà khổ hạnh. Nhưng ngài có đủ để có thể gọi là một người giàu có. Làm sao người ta có thể gọi ngài là một Chatralwa ?” Chatralwa trả lời : “Chatralwa nghĩa là người nào đã cắt đứt những tham luyến xúc tình vào những sự vật thế gian hay vào đời sống. Nó không có nghĩa là nghèo và khao khát chúng như nhiều người vẫn làm.” Chatralwa luôn luôn thích người thẳng thắn và táo bạo.

Chúng tôi ở Yagegar mười tám ngày. Kyala Khenpo và tôi gặp Chatralwa nhiều lần. Chatralwa cho Khenpo những trả lời rất chi tiết, và sau mỗi câu trả lời ngài kể một câu chuyện lý thú thời quá khứ trước khi tiếp tục câu hỏi khác. Tôi không hiểu nhiều những giáo lý chính yếu nhưng thích thú những câu chuyện. Nhìn vào ngài cho người ta cảm giác ngài rất xưa cổ, không tuổi tác, thông thái, tự nhiênbao la. Tôi cứ nghĩ đi nghĩ lại : “Ồ, Kun-khyen Jigmed Lingpa phải giống như vị Lama này.” Vào lúc đó tôi không nghĩ nhiều về ý nghĩa khác thường của nó, nhưng về sau, và đến bây giờ khi nào tôi cố gắng hiểu, tôi cũng không tìm ra câu trả lời nào là tại sao ngài đã để cho tôi tham dự những cuộc tham hỏi rất bí truyền ấy. Vì tôi đã được công nhận như một Tulku của một đại Lama mà Chatralwa rất kính trọng, hay vì tôi chỉ là một đứa trẻ mười hai tuổi ? Tôi nghĩ lý do không phải là hai chuyện ấy. Bất cứ khi nào tôi nghĩ về ngài và sự hiện diện của ngài, nó vẫn còn đem lại một bình an lớn lao trong tôi. Đấy ắt là lý do thật sự để vị đại Lama có thấu thị này cho phép tôi có mặt.

Hai ngày trước khi chúng tôi ra đi, Khenpo thu xếp cho người em, Kyali Loli, có một cuộc tham hỏi với Chatralwa. Loli không phải là một học giả cũng không phải là một thiền giả đã hoàn thành. Dầu sao, ông cũng đã nhận những giáo lý Đại Toàn Thiện và đã thực hành chúng sau khi làm tròn những thực hành và những sơ bộ chung. Nhưng khi ông gặp Chatralwa, có sự thất vọng cho ông. Không phải vì ông không làm tốt sự thiền định Đại Toàn Thiện của mình, mà thậm chí ông không thể sẵn sàng bắt đầu nó.

Vào ngày đó, một trong những ngày quan trọng nhất của đời mình, Kyali Loli đến gặp Chatralwa. Loli là một người rất can đảm và không có gì làm ông bối rối. Thế nên Loli giải thích sự thực hành của mình, đặc biệt liên quan đến những kinh nghiệm Đại Toàn Thiện của mình, và ông cầu thỉnh những giáo huấnminh giải. Chatralwa không có nhận xét nào về sự trình bày của Loli, nói rằng :

Trước hết anh cần phải niệm với lòng sùng mộ danh hiệu Phật A Di Đà 100 lần mỗi ngày, rồi tăng lên 200 và v.v…. Một ngày nào tới lúc mà anh làm bất cứ việc gì, anh sẽ luôn luôn được hợp nhất với sự biểu lộ của danh hiệu Phật và với cảm giác sự hiện diện của Phật. Nếu điều đó xảy ra, khi anh chết, anh sẽ chết với sự biểu lộ của danh hiệu Phật và những cảm giác có sự hiện diện của Phật. Bấy giờ do công đức của anh và những ban phước của Phật, những tri giác sẽ biểu lộ như là cõi Phật, và tương lai của anh sẽ bình anhạnh phúc. Rồi anh sẽ được trang bị để phụng sự những người khác.

Rồi ngài viết ra vài dòng, một trích dẫn từ một kinh mở bày những công đứclợi lạc của sự tụng niệm danh hiệu Phật A Di Đà.

Kyali thất vọng vì ông không có giáo lý Đại Toàn Thiện nào, và điều đó làm tan vỡ trái tim kiêu hãnh của ông. Nhưng giờ đây nghĩ lại, tôi có thể hiểu những giáo lý này hoàn hảo cho ông như thế nào, và sẽ lợi lạc cho ông hay bất kỳ ai dùng những giáo huấn này như thế nào. Quan trọng cho vị thầy là tốt lòng, thẳng thắn, chắc chắnsáng tỏ và cho đệ tửthực tiễn, cẩn thận, nhẫn nại và rộng mở, như một câu nói :

Đại Toàn Thiện như những giáo lý thì chưa đủ,
Người ấy cần trở thành Đại Toàn Thiện.”





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 109934)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :