Tranh Chăn Trâu Ngẫu Hứng - Thích Nữ Thuần Quán

17/05/20158:29 SA(Xem: 17741)
Tranh Chăn Trâu Ngẫu Hứng - Thích Nữ Thuần Quán
 

TRANH CHĂN TRÂU NGẪU HỨNG 
Thích Nữ Thuần Quán
Hội Thiền Học Việt Nam xuất bản

 

PHẦN GIỚI THIỆU

chan trauBài viết chỉ là cảm xúc trong tu tập, không mang tính rộng rãi phổ biến hoặc nghiên cưú hay giảng giải, nên trong phạm vi giới hạn này, có thể nói hợp tình hơn là hợp lý. Tôi cảm xúc với công việc “chăn trâu” của chính mình, dù sao nó vẫn là bổn phận chính yếu của người tu, tôi muốn ghi lại đơn giản, trước là cho chính tôi như lời nhủ thầm, kế là cho các bạn đồng tu, công việc hữu hạn này, tôi dùng nó như lời tri ân bậc Ân Sư dày công un đúc, cha mẹ sanh thành, thí chủ nuôi dưỡng, quốc gia khó đền.

Việc làm này dù hạn hẹp, nhưng dẫu sao tôi cũng bày tỏ được phần nào tâm huyết với Phật pháp, một chút lòng với bạn hữu, và hết cả tấm lòng với chính tôi. Với khả năng giới hạn, trí hiểu biết thì sơ xài, khó tránh khỏi thiếu xót vụng về, ngưỡng nguyện các bậc cao minh phủ chính.

Khắp nguyện chánh pháp trường tồn, đèn tuệ sang soi, cứu độ đêm dài tăm tối.

Thuần Quán

Viết mùa đông 2010

LỜI NGỎ

Mỗi sáng thức dậy, cô công chúa ngây thơ đứng lặng người nơi vườn thượng uyển của vua cha, cô say sưa ngắm nh.n những hạt sương long lanh, mơ màng một xâu chuỗi ngọc bằng những giọt nước tinh khiết của buổi sớm vũ trụ.

công chúa, cô đâu thể chấp nhận chỉ là giấc mơ, đòi vua cha, bằng mọi cách cô phải sở hữu một chuỗi ngọc bằng hạt nước.

Bảng niêm yết được pha màu mưa nắng, điều mà thiên biến vạn hóa cũng không sao thực hiện nỗi, công chúa ngọc ngà không còn màng đến mọi thứ trên đời, vua cha như đứng ngồi trên lửa.

Bổng một cụ già tóc trắng như mây xuất hiện: “Thưa công nương già này có thể giúp cô mãn nguyện, nhưng lại ngặt vì đôi mắt hom hem, vậy muốn xâu được, tôi nhờ cô nhặt từng hạt nước, tôi sẽ xâu thành chuỗi cho cô.”

Từng hạt nước phủ phàng vuột khỏi tầm tay, thời gian trôi nhanh quá, ông mặt trời đã thức dậy, cô công chúa khóc oà giận dỗi.

Ôi giấc mơ trần thế! những giọt nước mong manh ấy, nắm bắt còn chưa được huống là thành chuỗi. Rõ là đầu bò! Cho đến khi u đầu sứt trán, ta mới vỡ lẽ, đầu bò đó là ta.

Nhưng cũng hay cho những đau thương tan tác cùng đường, nếu ai đó hữu duyên với Phật pháp lại là thế lợi tiên phong. Ánh sáng giác ngộ đánh thức giấc ngủ triền miênhành trình tìm đạo tìm tâm diệu kỳ phát khởi; Tìm trâu là thuật ngữ riêng của mười bức họa chăn trâu vậy.

Người ta bảo - Thời đại này chúng ta cần biết càng nhiều càng hay sẽ giúp chúng ta trên mọi lãnh vực khi cần thiết, năm châu bốn bể, trên trời dưới đất, du lịch chiêm bái, đi ra cho thấy mặt trời mặt trăng. Tôi, kẻ phản bội thời đại, “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ”, làm người quê mùa - CHĂN TRÂU.

XEM TIẾP:

pdf_download_2
Tranh Chan Trau Ngau Hung





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/07/2013(Xem: 25424)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :