Bản thể luận - Bồ-tát địa - Mười thắng hành và Mười chân như.
giảng tại khoa Triết học Phật giáo HVPGVN
BUỔI 11. GIAI VỊ TU TẬP
20/9/2019
Trích yếu tài liệu: Thành duy thức luận, TT. Tuệ Sỹ dịch & chú
I. BỒ-TÁT ĐỊA (BODHISATTVA-BHŪMI)
1. Cực hỷ địa, hay Hoan hỷ địa, Skt. pramuditā. Vì đây là tối sơ tiếp nhận Thánh quả, chứng đủ hai không, làm được ích lợi cho mình cho người, sinh đại hoan hỷ.
2. Ly cấu địa, Skt. vimalā. Vì đầy đủ tịnh thi-la, lìa xa cấu bẩn phiền não khiến hủy phạm những điều vi tế.
3. Phát quang địa, Skt. prabhākārī. Vì thành tựu thằng định, đại pháp tổng trì, phát ra ánh sáng vô biên của diệu tuệ.
4. Diệm tuệ địa, Skt. arciṣmatī. Vì an trụ trong pháp bồ-đề phần tối thắng, thiểu rụi cũi phiền não, làm bùng lớn ngọn lửa trí tuệ.
5. Cực nan thắng địa, Skt. sudurjayā. Vì tổng hợp sự mâu thuẫn đối nghịch hành tướng của hai trí chân và tục, khiến cho cùng tương ưng, điều cực kỳ khó thực hiện.
6. Hiện tiền địa, Skt. abhimukhī. Vì trụ nơi trí duyên khởi, dẫn phát bát-nhã tối thắng vô phân biệt khiến cho hiện tiền.
7. Viễn hành địa, Skt. dūraṅgamuā. Vì đã đạt đến giới hạn sau cùng của công dụng an trụ nơi vô tướng, vượt quá con đường thế gian và Nhị thừa.
8. Bất động địa, Skt. acalā. Vì trí vô phân biệt vận hành tiếp nối một cách tự nhiên, tương, dụng phiền não đều không thể làm dao động.
9. Thiện tuệ địa, Skt. sādhumatī. Vì đã thành tựu bốn vô ngại giải vi diệu, có thể thuyết pháp thiện xảo khắp trong mười phương.
10. Pháp vân địa, Skt. dharmameghā. Vì là đám mây lớn đại trí, hàm chứa các nguồn nước công đức, che lấp tất cả thô trọng, như hư không, Pháp thân sung mãn.
Mười địa như vậy có tự tính là tổng nhiếp các công đức hữu vi và vô vi. Nó làm chỗ y tựa đặc sắc cho sự tu hành, khiến cho được sinh trưởng, cho nđên được gọi là địa.
II. MƯỜI THẮNG HÀNH (PĀRAMITĀ)
Mười thắng hành, tức mười ba-la-mật-đa.
1. Thí có ba: tài thí, vô úy thí, pháp thí.
2. Giới có ba: luật nghi giới, nhiếp thiện giới, nhiêu ích hữu tình giới.
3. Nhẫn có ba: nhẫn nại những sự gia hại của kẻ oán ghét mình, an nhẫn thọ khổ, đế nhẫn quán sát pháp một cách chân thật.
4. Tinh tấn có ba: tinh tấn khoác khôi giáp, tinh tấn nhiếp trì thiện, tinh tấn lợi lạc.
5. Tĩnh lự có ba: tĩnh lự an trụ, tĩnh lự dẫn phát, tĩnh lự biện sự.
6. Bát nhã có ba: tuệ vô phân biệt về sinh không, tuệ vô phân biệt về pháp không, tuệ vô phân biệt về cả hai không.
7. Phương tiện thiện xảo có hai: phương tiện thiện xảo về hồi hướng, phương tiện thiện xảo về bạt tế.
8. Nguyện có hai: nguyện cầu bồ-đề, nguyện lợi lạc hữu tình.
9. Lực có hai: lực tư trạch, lực tu tập.
10. Trí có hai: trí thọ dụng pháp lạc, trí thành thục hữu tình.
III. MƯỜI CHÂN NHƯ (TATHATĀ)
1. Biến hành chân như (sarvatragārha). Đây là chân như được hiện thị bởi hai không. Vì không một pháp nào mà trong đó nó không phổ biến.
2. Tối thắng chân như (agrārtha). Đây là chân như có vô biên phẩm đức. Vì nó tối thắng trong hết thảy pháp.
3. Thắng lưu chân như (niṣyandārtha). Đây là chân như mà từ đó giáo pháp tuôn chảy. Vì nó cực tôn thắng đối với các giáo pháp khác.
4. Vô nhiếp thọ chân như (aparigrahārtha). Đây là chân như không hệ thuộc bất cứ cái gì. Vì nó không phải là thủ làm sở y cho ngã chấp.
5. Loại vô biệt chân như (anānātvārtha). Đây là chân như không có sai biệt về loại. Vì không có dị biệt loại như mắt v.v.
6. Vô nhiễm tịnh chân như (niḥsaṃkleśaviśuddhyārtha). Đây là chân như mà bản tính là vô nhiễm. Vì không thể nói về sau mới trở thành tịnh.
7. Pháp vô biệt chân như (anānātvārtha). Đây là chân tuy có nhiều giáo pháp, được an lập qua nhiều phương diện khác nhau, nhưng không có sự dị biệt.
8. Bất tăng giảm chân như (ahītānadhikārtha). Đây là chân như lìa ngoài tăng giảm chấp, vì không tùy theo nhiễm tịnh mà có tăng giảm.
9. Trí tự tại sở y chân như (dhāraṇīsamādhimukhavaśitāśrayārtha) – chân như làm sở y cho sự tự tại của trí. Nếu chứng chân như này thì tùy ý mà tự tại đạt được vô ngại giải.
10. Nghiệp tự tại đẳng sở y chân như (karmavaśitāśrayārtha) – chân như làm sở y cho sự tự tại của nghiệp, v.v. Nếu chứng đắc chân như này thì có thể tự tại khắp tất cả đối với thần thông, tác nghiệp, tổng trì, định môn.
Tuy chân như tính thật sự không có sự sai biệt nhưng tùy theo phẩm đức ưu thắng mà lập thành mười loại.
Trích từ: Thành duy thức luận, Tuệ Sỹ dịch và chú.
Thành Duy Thức Luận (Thích Thiện Siêu)
Dẫn vào duy thức học (Tuệ Sỹ)
Duy Thức Học (Thích Thiện Hoa)
Duy Biểu Học (Thích Nhất Hạnh)
Đại Cương Về Duy Thức Học (Thích Nữ Tuệ Hạnh)
Các sách và bài viết khác về Duy Thức Học
- Từ khóa :
- Thành Duy Thức Luận
- ,
- Duy thức học
- ,
- Bản Thể Luận
- ,
- chân như
- ,
- mười địa
- ,
- Bồ tát đại