VŨ TRỤ ẢO?
Lê Huy Trứ
Mục Lục
Phi Lộ
Trong thuyết ‘khổn tiên thằng’ (sợi dây tiên, string theory,) suy đoán thời gian trước big bang, thuyết sợi dây tiên này đề nghị rằng big bang không phải là khởi đầu của vũ trụ nhưng nó đơn giản chỉ là chuổi nhân quả (cause and effect) của vô lượng kiếp.
“String Theory Predicts a Time Before the Big Bang, String theory suggests that the big bang was not the origin of the universe but simply the outcome of a preexisting state - by Gabriele Veneziano.”
Có phải big bang thật sự là thời gian bắt đầu của vũ trụ sắc tướng được biết đến bởi kiến thức và suy luận của não bộ qua nhục nhãn (kiến giác qua 16 căn trần thức lệch lạc) của con người?
Hay, có phải vũ trụ đã có trước những chuổi big bangs đó rồi?
Những tâm tư trên, từ cổ chí kim, luôn luôn ám ảnh nhân loại và nó đã được gói ghém trong một bức tranh nổi danh, 1897, bởi họa sĩ Paul Gauguin:
Chúng ta từ đâu tới đây? Chúng ta là cái gì đây? Chúng ta đang đi về đâu? Những mảnh đời này miêu tả như là vòng sinh, sống và chết – là nguyên thủy, căn cước (ngã,) duyên kiếp/số phận nghiệt ngã, và khổ đau của riêng mỗi cá nhân – mối quan tâm của những người này là sự quan hệ với những vũ trụ. Chúng ta có thể tìm về nguồn cội qua nhiều thế hệ, qua tới những tổ tiên thú vật của chúng ta, cho đến dạng sớm nhất của sự sống, đến những phân tử tổng hợp trong vũ trụ nguyên thủy, đến những năng lượng vô hình tích lũy trong không gian trước đó.
Có phải tộc gia phả của chúng ta trở về trước là vô lượng? Hay, những nguồn gốc sẽ chấm dứt? Vũ trụ này sẽ không truờng tồn vĩnh viễn nhưng luân hồi vô thường như vô lượng kiếp sống nhân sinh của chúng ta?
It is entwined with a grand set of concerns, one famously encapsulated in an 1897 painting by Paul Gauguin: D'ou venons-nous? Que sommes-nous? Ou allons-nous? “Where do we come from? What are we? Where are we going?” The piece depicts the cycle of birth, life and death—origin, identity and destiny for each individual—and these personal concerns connect directly to cosmic ones. We can trace our lineage back through the generations, back through our animal ancestors, to early forms of life and protolife, to the elements synthesized in the primordial universe, to the amorphous energy deposited in space before that.
Does our family tree extend forever backward? Or do its roots terminate? Is the cosmos as impermanent as we are?
Tôi xin dùng phương tiện triết lý và vật lý của Phật Giáo để giải thích, vũ trụ sinh trụ hoại diệt, hay đúng ra là mở đóng (open and close, close and open) trong vòng luân hồi cực tiểu tới cực đại, cực đại tới cực tiểu, không biết đâu là điểm khởi đầu, đâu là điểm cuối cùng, vô thủy vô chung.
Luân hồi sinh lão bệnh tử của chúng sinh, giống hữu tình lẫn giống vô tình cũng ở trong những định luật của vũ trụ như vậy. Phật Giáo gọi là như thị tri kiến.
Tuy nhiên, cận tử nghiệp, và sau tử môn quan, vẫn luôn luôn là những điều bí ẩn ở ngoài phạm trù hiểu biết của nhân sinh.
Bởi do tâm lý thông thường, loài người lo sợ những hiện tượng huyền bí mà trí thông minh của nhân loại chưa giải thích nổi.
Tôn giáo không phải từ nguyên do thiên nhiên (trời sanh,) hay bởi ‘tiến hóa’ mà có. Mà bởi vì con người có thể đã không được “cấu tạo” hoàn hảo hay chưa tiến hóa hoàn toàn cho nên vẫn bị vô minh che lấp trí tuệ, tâm trí luôn luôn phan duyên, chấp vào sinh tử, tham sinh húy tử. Thêm nữa, bởi thần hồn nhát thần tính, sợ hải lo lắng đưa đến khổ đau. Cho nên, con người mới ‘sáng tạo’ ra những tôn giáo hữu thần, và cầu xin được cứu rổi, mơ ước được trường sinh bất lão, mọi sự như ý, và an toàn sống trên cõi thiên đường vĩnh hằng.
Bát Nhã Tâm Kinh/Vô Thượng Niết Bàn đã đề cập đến những khủng bố uý trong tâm khảm của nhân sinh về luân hồi sinh tử, qua giải pháp vô uý để đạt cứu cánh Niết Bàn như sau:
Phiên âm: Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha. Nam mô bát nhã ba la mật đa.
“Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo, mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn.” Tức là “bởi lòng không có điều ngăn ngại nên không có sợ hãi, xa lìa các sự xáo trộn và mơ màng, rốt cuộc đến Niết Bàn.”
Tuy nhiên, “mộng tưởng tới Niết Bàn,” chấp cứu cánh Niết Bàn cũng là điên đảo mộng tưởng.
Đây chính là những điểm viên diệu, bất khả tư nghị, của Phật Giáo Đại Thừa.