Nguy Cơ Khác Biệt Tôn Giáo

04/12/20214:51 CH(Xem: 3039)
Nguy Cơ Khác Biệt Tôn Giáo
NGUY CƠ KHÁC BIỆT TÔN GIÁO
Đào Văn Bình

ReAwaken America 3Mới đây, vào ngày 14/11/2021, trong chuyến du hành mang tên Nước Mỹ Hãy Thức Dậy (ReAwaken America) của nhóm cực hữu, ông tướng bốn sao Michael Flynn- cựu cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Ô. Trump đã nói rằng, “Nếu chúng ta có một quốc gia đặt dưới sự che chở của Thượng Đế thì chúng ta chi có một tôn giáo mà thôi” (If we are going to have one nation under God — which we must — we have to have one religion,” Flynn said in San Antonio at a stop for the far-right “ReAwaken America” tour. “One nation under God, and one religion under God.)

            Lời tuyên bố này gây kích thích cho nhóm Da Trắng cực hữu nhưng gây kinh ngạc cho nhiều người. Nó gây kinh ngạc là vì  nền tảng lập quốc của Hoa Kỳ 200 năm nay là dân chủ, tự do trong đó tự do tôn giáotối thượng. Mười ba tiểu bang tạo nên nước Mỹ ngày hôm nay là những người trốn chạy sự ngược đãi tôn giáo tại Âu Châu. Chính vì sợ sự khống chế của Giáo Hội Ky Tô Giáo lên các chính quyền Âu Châu cho nên các nhà lập quốc Mỹ đã ghi trong Hiến Pháp nguyên tắc “Tách biệt giữa nhà thờ và quốc gia” (Separation of church and state) tức Nhà Thờ và Chính Quyền là hai thực thể biệt lập, không can dự vào chuyện của nhau. Chính quyền không được ủng hộ bất cứ tôn giáo nào và tôn giáo không được phép chen lấn vào chuyện quốc gia. Và trên phương diện đối ngoại, để bảo tồn và giương cao lý tưởng cao đẹp mà mình noi theo, Hoa Kỳ thường lên án, trừng phạt, cấm vận, thậm chỉ lật đổ các quốc gia mà họ cho là đàn áp hoặc ngược đãi tôn giáo.

            Nếu chủ trương đi ngược lại hiến pháp Hoa Kỳ của Ô. Flynn được nhóm Da Trắng Là Thượng Đẳng ủng hộ vì họ có lá phiếu, sẽ tác động lên các nhà lập pháp thì hậu quả sẽ như thế nào? Giả thuyết đó có nghĩa là trong tương lai Hoa Kỳ sẽ chỉ có một tôn giáo mà thôi: Tin Lành sẽ là tôn giáo độc quyền hoặc bộ ba Tin Lành, Ca-tô Giáo La Mã và Do Thái Giáo gọi chung là Christianity sẽ là quốc giáo, còn các tôn giáo khác như  Đạo Phật, Hồi Giáo, Đạo Sikh, Ấn Độ Giáo, Anh Giáo, Chính Thống Giáo sẽ trở nên bất hợp pháp, bị trục xuất hay sẽ bị tiêu diệt.

            Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có ý tưởng kỳ lạ giữa Thế Kỷ XXI như vậy? Xin thưa, ngày nay thế giới đang điên đầu đối phó với vấn nạn khác biệt tôn giáo. Để tìm hiều thêm, xin quý vị đọc lại bài viết đăng trên Nhật Ký Biển Đông ngày 15/9/2017) dưới đây:

            Washington Post ngày 9/9/2017 đưa tin, “Liên Hiệp Quốc nói rằng trong hai tuần qua, số người Rohingya trốn chạy bạo động, vượt biên vào Bangladesh đã lên tới con số báo động là 270,000 người.” Theo AP ngày 11/9/2017, chính phủ Bangladesh đã bằng lòng cung cấp đất để làm trại tạm trú cho 313,000 người tỵ nạn Rohingya đã tới đây từ 25/8/2017. Bà San Suu Kyi- lãnh đạo Miến Điện trên thực tế - sẽ không thadự Đại Hội Đồng LHQ kéo dài từ 13/9/2017 tới 25/9/2017nại lý do an ninh của đất nước. Bà đang bị chỉ trích về cuộc trốn chạy của người Hồi Giáo Rohingya.

            Khác biệt tôn giáo, cùng tôn giáo nhưng khác hệ phái, khác biệt chủng tộc… khó lòng sống chung với nhau đang là vấn nạn toàn cầu. Đông Timor tách ra thành lập một quốc gia riêng năm 2002 vì đa số theo Thiên Chúa Giáo do di sản của Thực Dân Bồ Đào Nha để lại. Nam Sudan tách ra thành lập một quốc gia riêng năm 2011 cũng chỉ vì Nam Sudan đa số theo Thiên Chúa Giáo. Kosovo tách ra khỏi Serbia năm 2008 vì vùng đất này 90% là Hồi Giáo. Ngay khi cùng thờ chung một Thượng Đế cũng không thể chung sống với nhau chẳng hạn như Bắc Ái Nhĩ Lan mà đa số là Ca Tô Giáo La Mã đã tách ra khỏi Ái Nhĩ Lan mà đa sốTin Lành. Nếu vấn đề Rohhingya không được giải quyết bằng phương thức hòa bình, dưới áp lực của các siêu cường, Bang Rakhine có thể sẽ tách ra và trở thành một quốc gia riêng trong lòng Miến Điện. “Kịch bản” để tiến đến mục tiêu này là nhân danh Liên Hiệp Quốc, Mỹ sẽ thiết lập một Vùng Cấm Bay, tiêu diệt tất cả mọi tiềm lực của Miến Điện, Nó giống hệt thời Ô. Bill Clinton đã làm là (lật đổ chính quyền của người Serbia thành lập quốc gia mới Kosovo) sau đó đem lực lượng gìn giữ hòa bình tới đây mà quân Mỹ là chủ lực để thành lập một quốc gia riêng cho người Rohingya.

            Nếu người Hồi Giáo Rohingya sống rải rác trên Miến Điện thì nó không tạo một áp lực chính trị lên chính quyền trung ương. Chính vì họ sống tập trung tại Rakhine cho nên sớm muộn gì họ cũng đòi tự trị và sau đó thành lập quốc gia riêng. Nói mà không sợ sai lầm, chỉ cần nước Mỹ này 30% dân số là người Hồi Giáo sống tập trung, nước Mỹ sẽ bị chia cắt theo lằn ranh tôn giáo. Chính vì thế mà Ô. Trump đã có những biện pháp hạn chế hoặc ngăn cấm người Hồi Giáo nhập cư để tránh một thảm họa không xa. Cho nên đứng ngoài phê phán Miến Điện thì dễ nhưng chính mình “ở trong chăn” mới thấy muôn vàn khó khăn. Tự do đi lại, dang tay chào đón người di dân qua biểu tượng Nữ Thần Tự Do ở Nữu Ươc, nhất là người Hồi Giáo tới nước Mỹ -đã trở thành một nguy cơ tiềm ẩn chứ không còn là một nhu cầu bức thiết của một quốc giađất rộng người thưa” cách đây 200 năm.

            Vấn đề sinh tử là làm thế nào để duy trìtự do tôn giáo” nhưng vẫn có một tôn giáo dòng chính (khoảng 75%) để ổn định chính trị, duy trì bản sắc dân tộc - đang là một bài toán nhức đầu của nhân loại. Theo các nhà quan sát trên thế giới, nước Mỹ và Âu Châu dường như đang lúng túngmâu thuẫn vì vừa muốn bảo vệtự do tôn giáo” cho cả loài người nhưng lại muốn giữ sao cho tôn giáo của mình không trở thành thiểu số chỉ vì lý tưởng “tự do tôn giáo”. Lời phát biểu của Ô. Flynn bộc lộ lo ngại tôn giáo truyền thống của mình lần hồi sẽ không còn là đa số nữa. Xin nhớ cho đa chủng tộc đi liền với đa tôn giáo. Khuynh hướng xa rời tôn giáo truyền thống đang là trào lưu của thế hệ trẻ ở Mỹ.

Tôn giáo gắn liền với lịch sử, chính trị, văn hóa, phong tục tập quán của một dân tộc. Nếu tôn giáo đổi thì tất cả những thứ đó phải đổi theo. Thí dụ: Một tôn giáo không chấp nhận thờ cúng ông bà tổ tiên thì một người cải đạo theo tôn giáo ấy, chắc chắn sẽ quăng bàn thờ, hình ảnh của tổ tiên mình ra ngoài đường. Rồi các lăng mộ, đền đài, miếu mạo thờ phượng các vị anh hùng hay các vị Thánh của dân tộc đó cũng có thể trở thành hoang phế hay đập bỏ. Rồi lịch sử của dân tộc cũng có thể phải viết lại. Nói tóm lại, toàn là những thứ linh thiêng, thần thánh nhất của một dân tộc sẽ bị hủy diệt.

Khác biệt tôn giáo đang từ từ trở thành thảm họa cho nhân loại. Do đó đã có người nghĩ rằng, nếu như nhân loại này không có tôn giáo và sống bằng các nguyên tắc của luân lýđạo đức, có lẽ con người hiểu nhau hơn và không giết nhau. Bởi vì các nguyên tắc về luân lýđạo đức đặt trên nền tàng trí tuệ và từ cuộc sống này đi lên. Còn tôn giáo phần lớn phát xuất từ thần linh và đặt trên nền tảng niềm tin. Trí tuệ thì có thể hiểu được còn niềm tin thì có thể đúng có thể sai và đôi khi phải chấp nhận chứ không thể chứng minh. Làm sao chúng ta có thể chứng minh được là sau khi chết đi sẽ có một thế giới khác mà chúng ta sẽ sống đời đời, vô cùng hạnh phúc? Vì không thể chứng minh cho nên buộc lòng phải “tin”. Và niềm tin cực mạnh gọi là “đức tin”.

Khác biệt tôn giáo chứ không phải bom nguyên tử có thể sẽ hủy diệt loài người. Chỉ là một giả tưởng, trong tương lai loài người may mắn còn tồn tại có thể là nhờ:

-Một tôn giáo nào đó do một siêu cường áp đặt lên toàn thể loài người, các “dị giáo” đều bị tiêu diệt cho nên không còn sự khác biệt tôn giáo nữa. Và loài người sẽ sống dưới mái nhà hạnh phúc hay địa ngục của một “tôn giáo toàn cầu”.

-Do sự giác ngộ, con người nhận ra rằng chỉ có luân lýđạo đứccần thiết, tôn giáo là thảm họa cho nên mọi tôn giáo đều từ từ suy tàn. Dù vậy, con người vẫn còn giết nhau vì gốc Tham-Sân-Si, nhưng sẽ không giết nhau vì khác biệt tôn giáo nữa. Tuy nhiên ý nghĩ này chỉ là không tưởng. Thế giới này là thế giới đa chủng tộc, đa văn hóa. loài người vẫn còn phải đối đầu với khổ đau và cái chết cho nên vẫn còn tôn giáo. Tôn giáo cho người ta hy vọng sau khi chết được sống hạnh phúc ở một cung trời nào đó và tôn giáo cũng có tác dụng làm vơi bớt khổ cho nên tôn giáo vẫn còn tồn tại cho tới ngày tận thế. Cuối cùng, vấn đề sinh tử là làm sao các tôn giáo cỏ thể hòa đồng với nhau, bớt cực đoan và bớt tham vọng bành trướng thì nhân loại mới có thể tạm thời sống yên.

Đào Văn Bình

(California ngảy 3/12/2021)





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/01/2019(Xem: 9699)
04/12/2020(Xem: 5947)
11/01/2013(Xem: 20183)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :