Phật Giáo Và Khoa Học Ngày Nay

08/07/20225:02 SA(Xem: 2486)
Phật Giáo Và Khoa Học Ngày Nay
PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC NGÀY NAY
Truyền Bình

phat giao va khoa hocPhật giáo (PG) ngày nay thì có khác gì với Phật giáo ngày xưa ? Khác lắm chứ ! Ngày trước có quan điểm cho rằng PG thuộc lĩnh vực tâm linh, tinh thần, nó đi một con đường khác. Còn khoa học (KH) kỹ thuật là thuộc lĩnh vực vật chất, đi theo một con đường khác. Đường ai nấy đi không có gặp nhau.

Nhưng ngày nay khoa học đã phát triển tới một mức độ tiệm cận với PG. Hai bên không phải là hai con đường song song không bao giờ gặp nhau, mà đã thấy có những điểm chung, điểm gặp nhau rất quan trọng. Thế điểm chung đó là điểm nào ? Phật giáo từ lâu đã nói Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 Năm 1927 nhà khoa học người Đức Werner Heisenberg cũng khám phá ra nguyên lý bất định. Nguyên lý này tương hợp với thuyết tánh không của nhà Phật. Ý nghĩa sâu xa của nguyên lý này là các hạt cơ bản của vật chất (fundamental particles of matter) như photon, electron… đều có lưỡng tính sóng hạt. Ở dạng sóng thì không có không gian, không có thời gian, không có số lượng, không có đặc trưng, không có gì là thật cả. Còn khi có người quan sát, có tâm niệm nổi lên thì sóng mới biến thành hạt, thành nguyên tử phân tử, thành vũ trụ vạn vật, thành con người, thành cha mẹ, con cái như những khái niệm quen thuộc của chúng ta. Nhưng tuyệt đại đa số mọi người đều thiên lệch một bên mà Phật giáo gọi là chấp thật, đó chính là nguồn gốc của sinh lão bệnh tử và tất cả mọi đau khổ khác như yêu ghét, tranh giành, chiến tranh. Để giải thoát khỏi tất cả mọi đau khổ thì Phật giáo dạy mọi người phải phá chấp thật bằng thuyết lý về tánh không. Chỉ là phá chấp thôi, không chấp Có cũng không chấp Không mới là giác ngộ.

Tuy mục đích của hai bên là khác nhau. PG muốn đưa mọi người tới giác ngộ, giải thoát tất cả mọi đau khổ, kể cả vấn đề sinh tử. Còn KH nhắm mục đích hiểu thế giới là gì, nắm được các quy luật của nó và tìm cách cải thiện đời sống vật chấttinh thần của con người. Thật ra chúng ta thấy rằng mục đích của hai bên cũng không phải hoàn toàn khác nhau, chỉ khác về phương pháp thực hành thôi. PG theo con đường tâm linh, dùng tu tập thiền định để đi tới giác ngộ giải thoát. Còn KH đi theo con đường ứng dụng khoa học kỹ thuật để cải thiện đời sống vật chất rồi cũng cải thiện đời sống tinh thần, từ một nhận thức chung thì sớm muộn gì cũng sẽ đi tới cùng một cứu cánh. Đường đi có khác nhau nhưng đích đến có thể tương đồng.

Vậy điểm nhận thức chung giữa KH và PG là gì ? Đó là nhận thức chung về tánh không. Từ cuộc thí nghiệm về liên kết lượng tử (quantum entanglement) năm 1982 tại Paris do Alain Aspect thực hiện, các nhà khoa học đã rút ra được những kết luận tương đồng với tánh không của PG :

-Hạt cơ bản của vật chất không có thật (non realism)

-Không gian và thời gian không có thật (non locality)

-Số lượng hạt không có thật (non quantity)

Các hạt cơ bản của vật chất khi bị cô lập tức tách rời khỏi sự quan sát của con người hoặc của thiết bị cảm biến thì chỉ là trừu tượng chứ không phải có thật “Isolated material particles are abstractions” (Niels Bohr)

Các kết luận cơ bản ở trên dẫn tới một nhận thứcthế giới vật chấtchúng ta đang sống trong đó không phải hoàn toàn có thật. Vật chất không có thực thể bởi vì những hạt cơ bản cấu tạo nên vật chất chỉ là hạt ảo, trừu tượng, không có thật. Đến đây thì các nhà khoa học đã hiểu tại sao PG nói Nhất thiết duy tâm tạo, Tất là do tâm tưởng tượng ra thôi. Sự tưởng tượng này đã trải qua vô lượng kiếp nên đã trở thành phổ biến, kiên cố, không dễ gì trừ bỏ được, Phật, Bồ Tát, bậc thánh cũng có tưởng tượng như vậy, kinh điển gọi là thế lưu bố tưởng 世流布想 đó là điều bình thường nhưng bậc thánh không cho là thật nên không bị rơi vào điên đảo tưởng tức là cái tưởng tượng trái ngược với sự thật nhưng mình vẫn tưởng là thật. Nhưng chúng sinh thì cho là cảnh giới ảo hóa của thế gian là thật nên rơi vào điên đảo tưởng PG gọi là chấp trước tưởng 执著想 Chính cái chấp trước tưởng này mới là nguồn gốc của tất cả mọi đau khổ trên đời.

Tóm lại như Kinh Kim Cang của PG nói về Vô sở trụ, KH ngày nay đã ứng dụng được phần nào vô sở trụ đem lại tiện ích trong cuộc sống hàng ngày của con người, đại khái như sau :

Đa số Phật tử đều biết câu nói trong Kinh Kim Cang : Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm 應 無 所 住 而 生 其 心 Vô sở trụ là không có chỗ trụ (non locality). Tại sao ? Bởi vì không  gian, thời gian, số lượng vật chất không tuyệt đối có thật nên không có chỗ trụ. Ưng 應điều kiện cách (conditional mood) của câu nói. Nhi 而 là liên từ (conjunction) có nghĩa là thì, mà. Sinh 生 ở đây chúng ta phải hiểu theo nghĩa thoáng là xuất hiện. Kỳ tâm 其 心 là cái tâm ấy. Cái tâm ấy đã có sẵn rồi chứ không phải do cái gì sinh ra, chỉ là bị che khuất, ví dụ đám mây đen che khuất mặt trời, khi mây tan thì mặt trời xuất hiện chứ không phải mặt trời mới được sinh ra. Cái tâm ấy là vô sinh pháp nhẫn 無生法忍 dịch từ tiếng Phạn anutpattika-dharma-kṣānti  để hình dung cái tâm bản nguyên, là tánh giác, tánh biết của ta, của tất cả mọi chúng sinh. Cái tâm ấy vô hình, vô thể, bất biến, bất nhị, bất sinh bất diệt.

Huệ Năng nghe được câu ấy thì giác ngộ và xin được ở lại phương trượng của ngũ tổ Hoằng Nhẫn tu tập. Cuối cùng được ngũ tổ Hoằng Nhẫn 弘忍 trụ trì tại núi Đông Sơn 東山 thuộc huyện Hoàng Mai 黄梅 Kỳ Châu 蕲州 tỉnh Hồ Bắc truyền y bát làm Tổ thứ sáu của Thiền tông TQ.   

Các bậc giác ngộ thời xưa ngộ vô sở trụ đạt được sinh tử tự do. Ví dụ trong Ngũ Đăng Hội Nguyên 五灯会元 quyển 7 kể về Ngộ An thiền sư 遇安禅师 ở chùa Thụy Lộc 瑞鹿寺 chuyện xảy ra vào đời Bắc Tống năm 995 Công nguyên.

Ngộ An thiền sư trước khi lâm chung tự mình tắm rửa thật sạch sẽ, thay quần áo sạch. Sau khi tĩnh tọa một hồi bèn tự mình vào nằm trong quan tài, đậy nắp lại. Qua ba ngày, các đệ tử muốn tưởng niệm sư phụ bèn mở nắp áo quan, thấy sư phụ đã chết rồi, mọi người đau buồn khóc lên thống thiết. Lúc đó bỗng nhiên sư phụ ngồi dậy rồi thăng đường nói với đại chúng : “ Nếu lần sau mà có người nào còn lén mở nắp áo quan thì không phải là đệ tử của ta” Nói xong lại tự vào trong áo quan nằm và lần này thì viên tịch thật. Sư Ngộ An không chỉ đạt được sinh tử tự tại, tức muốn đi lúc nào thì đi, mà còn có khả năng sau khi nhập quan ba ngày, vẫn có thể tùy ý sống lại, điều đó chứng tỏ sống chết chỉ là hiện tượng giả tạo không phải có thật.

Câu chuyện nổi tiếng về gia đình Bàng Uẩn (龐蘊 740-808 đời Đường) người ở Tương Châu 襄州 nay  là thành phố Tương Dương  襄陽 tỉnh Hồ Bắc 湖北 cũng chứng tỏ sinh tử tự do, không bị trói buộc. Sự trói buộc chỉ là thế lưu bố tưởng (thói quen tưởng tượng đã phổ biến qua nhiều đời) chứ không phải tuyệt đối chân thật

Các bậc giác ngộ đời xưa ứng dụng được vô sở trụ đạt được sinh tử tự do, đạt được về chiều sâu nhưng lại không có thói quen phân tích khoa học, chưa chế tạo được chip bán dẫn nên chưa giúp cho lý vô sở trụ được phổ biến trên diện rộng, điều mà khoa học ngày nay ứng dụng được.

Năm 1927 Werner Karl Heisenberg (1901-1976) người Đức, khám phá ra nguyên lý bất định, các nhà khoa học hiểu chưa đủ sâu nên mô tả còn bị hạn chế chỉ nói rằng“Ta không bao giờ có thể xác định chính xác cả vị trí lẫn vận tốc (hay động lượng, hoặc xung lượng) của một hạt vào cùng một lúc. Nếu ta biết một đại lượng càng chính xác thì ta biết đại lượng kia càng kém chính xác”.  

Thật ra đó chính là vô sở trụ, không gian, thời gian, số lượng của hạt không phải tuyệt đối có thật. Sau này nhiều nhà khoa học đã làm thí nghiệm cho thấy có hiện tượng liên kết lượng tử (quantum entanglement). Hiện tượng này về sau được khoa học xác định rõ ràng chính xác hơn thời của Einstein nhờ vào những công cụ hiện đại hơn:  Năm 1967 John Clauser người Mỹ chế tạo được cái máy nó có thể làm cho một photon xuất hiện đồng thời ở hai vị trí khác nhau với khoảng cách xa. Năm 1982 Alain Aspect dùng cái máy đó làm thí nghiệm tại Paris, ứng dụng bất đẳng thức của John Bell, người Ireland, đã chứng minh hiện tượng liên kết lượng tử là có xảy ra thật. Năm 2008 Nicolas Gisin ở tại đại học Geneva Thụy Sĩ làm lại thí nghiệm với hai photon cách xa nhau 18km, kết quả vẫn đúng. Năm 2016, TQ đã phóng vệ tinh lượng tử đầu tiên trên thế giới mang tên Mặc Tử (Micius)và năm 2017 họ làm lại thí nghiệm này với hai hạt photon cách xa nhau 1200km, kết quả vẫn đúng như vậy. Hiện tượng này cho thấy rõ không gian, thời gian, số lượng, đều không phải tuyệt đối chân thật.       

Và khoa học đã ứng dụng nguyên lý này để chế tạo ra máy vi tính, mạng internet, điện thoại thông minh (smartphone). Các công cụ này giúp chúng ta triệt tiêu được khoảng cách không gian, không bị hạn chế về thời gian và số lượng . Nghĩa là thế nào ?

Tôi có thể nhìn thấy và nói chuyện được với các con tôi ở bên Anh bất cứ lúc nào miễn làthời gian rảnh để trò chuyện. Những cuộc hội họp trực tuyến, nhiều người có thể đồng thời giao tiếp với nhau, không bị hạn chế về số lượng, không có khoảng cách không gian, mọi người ở đâu không thành vấn đề . Một bài viết của tôi, có thể hàng trăm, hàng ngàn người trên thế giới cùng xem một lúc không bị hạn chế về số lượng. Và họ có thể xem vào bất cứ lúc nào không hạn chế về thời gian.       

Khoa học chỉ mới ứng dụng một phần rất nhỏ của vô sở trụ nhưng đem lại hiệu quả cũng khá lớn. Ví dụ chúng ta chỉ ở nhà thôi nhưng có thể đi khắp thế giới giải trí. Chẳng hạn bây giờ nhiều người chơi Tiktok có thể xem những video clip ngắn có tính hài hước như thế này :

So sánh giữa vợ và bồ

Hoặc xem một video ca nhạc trên nền tảng Youtube, thả hồn vào cõi thiên thai :

Hoặc chúng ta có thể tình cờ đi vào một cảnh giới xa lạ ở nước ngoài nghe những ca sĩ ngoại quốc hát nhưng chúng ta có thể đã quen biết họ trong những thập niên trước đây, bây giờ bỗng nhiên nghe thấy tiếng họ hát

Enrico Macias và Julie Zenatti- Adieu Mon Pays- Hiển thị lời ca

Thời trước, khi chúng ta muốn nghe nhạc, phải mua băng cassette về nhà và dùng máy thường có dạng Radio Cassette để phát. Sau đó tới thời của đĩa CD và DVD. Nhưng bây giờ phần lớn người ta nghe nhạc trên mạng, trên Youtube hoặc các Music Player lớn, nó quản lý âm nhạc gần như của toàn thế giới, ví dụ Zing mp3, Nhaccuatui của VN, Spotify của Thụy Điển, Apple Music của Mỹ. QQMusic của TQ, Tidal của Na Uy chuyên về âm nhạc lossless (không bị giảm chất lượng)…   

Chúng ta có thể vừa nghe nhạc vừa theo dõi lời ca, điều này hữu ích khi nghe nhạc ngoại. Khi mở nhạc, dù là bài hát nằm trong điện thoại của mình, music player sẽ tự tìm ca từ để hiển thị với điều kiện là trong file nhạc đó có chèn sẵn thông tin về tên bài hát, tên ca sĩ bằng tên gốc thì nhiều khả năng nó sẽ tìm được ca từ để hiển thị. Tên đó không hẳn là tên file mà là thông tin được tích hợp luôn vào file âm thanh (mp3 hoặc flac) có thể bằng app mp3tag. Chẳng hạn chúng ta có thể biên tập thông tin về bài hát bằng Mp3tag như thế này :

Khi đưa một bài hát đã có chứa thông tin vào điện thoại và dùng một music player để mở chẳng hạn dùng QQMusic thì nó sẽ phát bài hát đồng thời tự tìm lời ca và hiển thị đồng thời với tiếng hát, ví dụ bài Tilll All The Rivers Run Dry do Nana Mouskouri thể hiện.  

Nana Mouskouri- Till All The Rivers Run Dry                 

Chúng ta sẽ có cảm giác thích thú khi mở một music player trên điện thoại chẳng hạn QQMusic để nghe nhạc Hoa và nhìn thấy một ca sĩ ưa thích chẳng hạn Đặng Lệ Quân và tìm thấy cả bài hát ưa thích là Đãn Nguyện Nhân Trường Cửu. Bài hát này vốn là một bài thơ của một đại văn gia đời Tống là Tô Thức được phổ nhạc. Tôi quay video màn hình trên điện thoại Xiaomi thể hiện bài hát có lời ca đi kèm, có vài câu dài hơi bị mất chữ chút xíu. Còn quay video màn hình trên điện thoại Huawei thì không bị mất chữ.

Đặng Lệ Quân- Đãn Nguyện Nhân Trường Cửu- Xiaomi

Đặng Lệ Quân- Đãn Nguyện Nhân Trường Cửu- Huawei

Hoặc chúng ta có thể nghe thuyết pháp về Tổ Sư Thiền của thầy Duy Lực

Không gian, thời gian, số lượng, không có bản thể

Chúng ta gần như có thể tìm thấy mọi thứ trên internet : thông tin về thời sự chính trị, kinh tế văn hóa, thể thao du lịch, phim ảnh, ca nhạc, mỹ nữ, mỹ nam…Chúng ta có thể không rời khỏi nhà mà hiểu biết cả thế giới. Trong tương lai khi khoa học phát triển hơn nữa, có thể không phải chỉ có tín hiệu thông tin được truyền đi xa mà kể cả vật thể, con người, cũng có thể truyền đi xa với tốc độ của ý niệm. Từ Địa Cầu tới Hỏa Tinh thay vì phải đi bằng phi thuyền mất 7 tháng, ứng dụng vô sở trụ, cái mà khoa học mô tảliên kết lượng tử (quantum entanglement) chỉ cần một niệm, một tích-tắc là tới. Như mô tả của video sau đây gọi là viễn tải lượng tử (quantum teleportation) :

Tóm lại vô sở trụ là một đạo lý mà người xưa đã tìm thấy và đã sống với nó hàng ngàn năm. Đạo lý vô sở trụ ngày nay lại được khoa học ứng dụng trong đời sống hàng ngày dành cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ có bậc tài giỏi xuất chúng mới đạt tới. Chúng ta phải hiểu đạo lý vô sở trụ, ngũ uẩn giai khôngứng dụng trong cuộc sống hàng ngày đem lại hạnh phúc cho chính mình và mọi người chung quanh, tránh những chuyện tranh giành cố chấp ngu muội dẫn đến chiến tranh loạn lạc như đang diễn ra tại Châu Âu hiện nay.

Có nhiều người ngộ nhận cho rằng PG có khuynh hướng xuất thế gian, ví dụ cửa Phật gọi là Không Môn (cửa không). PG khuyên mọi người tu đạo lìa bỏ thế gian, hướng về tánh không khiến nhiều người chỉ muốn ăn chay niệm Phật, không lấy vợ lấy chồng, không sinh con đẻ cái, hướng về sự tịch diệt, khiến cho xã hội không phát triển, lấy mô hình của bộ lạc Kogi làm chuẩn. Sự thật không phải như vậy. PG có nhiều mức độ, có Ngũ thừa thể hiện sự tu tập tùy theo khả năng nhận thức của hành giả, thích hợp với căn cơ của từng người. Ngũ thừa từ thấp lên cao như sau :

-Nhân thừa dành cho hành giả phổ thông, dạy làm lành lánh dữ, giữ 5 giới cơ bản, tích lũy phước đức để kiếp sau tiếp tục làm người có phước báo.

-Thiên thừa dành cho người muốn được trường thọ sống hàng ngàn năm, mục đích hơi giống người tu tiên bên Đạo giáo (Lão giáo), chỉ khác về phương pháp tu tập. Bên PG tu thập thiện để đạt mục đích. Còn bên Đạo giáo tập luyện khí : luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư. Tinh là cái tinh hoa tinh túy trong nhân thể. Khí là một dạng năng lượng vô hình, khi tập trung được thì có sức mạnh lớn, có thể đánh ngã một đối thủ ở khoảng cách vài mét. Luyện thần hoàn hư là trở về với Đạo vốn là vô hình vô thể giống như hư không.

Thi đấu khí công giữa nhà khí công TQ và võ sư Nhật Bản     

Nhà khí công TQ Ngộ Lạc 悟乐 dùng khí công đánh ngã một võ sư Nhật Bản. Đoạn video này là của thầy giáo Tạ Vi Tập 謝為集 dạy tiếng Hoa tại Nhật ghi lại khoảng năm 2011 trong một show truyền hình của Nhật Bản.

-Thanh Văn, Duyên Giác thừa, đây là kết quả của những người tu tập theo Tứ Diệu ĐếThập Nhị Nhân Duyên mà phá được ngã chấp, thoát khỏi sinh tử luân hồi. Ngoài ra còn một loại người không biết Phật pháp nhưng tự mình khải ngộ, phá được ngã chấp gọi là Độc giác.

-Bồ Tát thừa, những người tu Lục độ Ba la mật, phát đại nguyện cứu độ tất cả chúng sinh không chừa một chúng sinh nào, trải qua thập địa tức 10 cấp bậc mới đạt tới cứu cánh thành Phật.

-Phật thừa. Không phân biệt cấp bậc, bởi vì mọi cấp bậc cũng chỉ là tương đối. Bất cứ hành giả nào phá được ngã chấppháp chấp, ngộ được vô sinh pháp nhẫn 無生法忍(Sanskrit:anutpattika- dharma- kṣānti)là kiến tánh thành Phật, giải thoát tất cả mọi khổ ách, thoát khỏi sinh tử luân hồi. Giải thoát vì ngộ tất cả mọi cảnh giới chỉ là huyễn ảo do tâm tạo chứ không phải có thật 100% , mọi cảnh giới đều do tập khí, thói quen nhận thức do nghiệp lực tạo ra chứ không phải chân thật. Khi đã ngộ thì chỉ cần một thời gian hữu hạn để điều chỉnh tập khí gọi là bảo nhậm 保任 Ví dụ Huệ Năng cần 15 năm bảo nhậm trước khi thực sự truyền pháp Tổ Sư Thiền.

Chúng ta xem qua ngũ thừa PG thì thấy cứu cánh thật sự của Phật phápgiác ngộ, giải thoát khỏi những tập khí mê muội để sống bình thường tâm thị đạo, hoàn toàn tự do, kể cả sinh tử luân hồi cũng không bị trói buộc. Sinh tử là cái mà người đời cho rằng là quy luật tuyệt đối không ai thoát khỏi. Còn bậc giác ngộ thì biết rằng sinh tử cũng chỉ là ảo chứ không phải thật.

Người giác ngộ không bị cái gì ràng buộc, sống cuộc sống bình thường tùy duyên chứ không nhất thiết phải sống như tu sĩ, không nhất thiết phải sống đơn độc một mình, không vợ chồng không con cái. Họ vẫn có thể tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt động kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Họ vẫn sống như người bình thường chỉ là không còn quá chấp thật một cách kiên cố mà thôi.               

Truyền Bình





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
05/09/2013(Xem: 12268)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.