Phật Giáo, Khoa Học Và Giấc Mơ Tâm Hà Lê Công Đa

06/10/201012:00 SA(Xem: 34015)
Phật Giáo, Khoa Học Và Giấc Mơ Tâm Hà Lê Công Đa

PHẬT GIÁO, KHOA HỌC VÀ GIẤC MƠ
Tâm Hà Lê Công Đa

Lịch sử Trúc Lâm tam tổ của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam có kể lại câu chuyện giữa Đệ nhị tổ Pháp Loa và Đệ tam tổ Huyền Quang như sau:

“Một hôm Thiền sư đứng hầu lúc Đệ nhị tổ Pháp Loa bị bệnh, trong lúc Sư đang ngủ, ngài Huyền Quang nghe Sư nói: “Hồng! Hồng!” Huyền Quang liền thưa:
- Tôn giả nói mớ chăng?
Sư đáp:
- Ngủ thì nói mớ, còn không ngủ thì chẳng nói mớ!
Huyền Quang thưa:
- Không thể ngủ với thức là một được?
Sư bảo:
- Ngủ với thức là một!”

Ở đây, tạm thời chúng ta không bàn đến cái triết lý sâu xa, những ý nghĩa thâm trầm chứa đựng trong câu nói của Tổ Pháp Loa qua câu chuyện đượm màu sắc thiền vị này. Điều mà chúng ta muốn nói đến là nỗi ngạc nhiên của Tổ Huyền Quang–và có thể cũng là của tất cả chúng ta—khi thấy một vị tổ đã đắc đạo, đã được ấn chứng của một phái Thiền mà khi ngủ vẫn còn nằm mơ và nói mớ như tất cả con người thế gian trần tục. Như vậy phải chăng câu trả lời của Tổ Pháp Loa, “Ngủ thì nói mớ, còn không ngủ thì chẳng nói mớ!” có thể được diễn giải một cách đơn giản rằng, nếu ta còn mang xác thân tứ đại, ta vẫn có những hoạt động tâm sinh lý của một con người: Hễ còn ngủ là còn nằm mơ?! Phải chăng đó là một chân lý ngàn đời như ca dao Việt Nam đã khẳng định, “Đố ai nằm ngủ không mơ?” và như vậy, một câu hỏi được đặt ra: Những giấc mơ nói lên điều gì, đóng vai trò như thế nào trong đời sống con người? Người thế gian khi ngủ nằm mộng thế còn những bậc chân tu đắc đạo, những bậc giác ngộ, và ngay cả Đức Phật khi ngủ có nằm mộng hay không? 

1. Phật Giáo Và Những Giấc Mơ Nổi Tiếng

Có thể nói không ngoa rằng lịch sử Phật giáo được khởi đi từ một giấc mơ, đó là giấc mơ “con voi trắng sáu ngà” nổi tiếng của Hoàng hậu Ma Gia. Giấc mơ này đã được ghi lại trong rất nhiều các kinh sách Phật giáo như Phổ Diệu Kinh (Lalitvistara), Phật Bản Hạnh Tập Kinh (Abiniskramanasutra), Phật Sở Hành Tán (Buddhacarita), Đại Sự (Mahavastu) và đặc biệt là trong bộ Nhân Duyên Truyện (Nidana Katha) được coi như là bộ tiểu sử chính thức về cuộc đời Đức Phật theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy:

Thành Ca Tỳ La Vệ đang ở vào khoảng giữa của Thánh Lễ Mùa Hè… Hoàng hậu Ma Gia đã tham dự lễ hội này trong suốt bảy ngày trước ngày trăng tròn. Đến ngày thứ bảy, bà thức dậy sớm, tắm rửa bằng nước thơm, bố thí thức ăn cho mọi người… Trang phục bằng y phục đắt tiền, dùng những thức ăn chay tịnh, bà đã dâng lên những lời nguyện của ngày thánh lễ. Xong trở về phòng, bà thiu thiu ngủ và nằm thấy giấc mộng như sau.

Bốn vị thiên vương xuất hiện nâng chiếc giuờng ngủ của bà lên, khiêng đến dãy núi Hy Mã Lạp Sơn và để xuống dưới một tàng cây long thọ lớn… Và rồi các tiên nữ đã đến tắm rửa cho bà, thay trang phục của thiên giới, xức dầu thơm và phủ lên bà những vòng hoa lớn. Họ để bà nằm trên chiếc giường của thiên đình, đầu quay về hướng đông. Bồ Tát (tiền thân của Đức Phật) trong hình dạng của một con voi trắng hiên ngang, xuất hiện từ hướng bắc tiến đến gần bà. Cầm giữ một đoá sen trắng trên chiếc vòi của mình, ngài đi quanh bà ba vòng, xong nhẹ nhàng gõ vào hông phải của bà và nhập thai.”

Con voi trắng này trong một số sách sử khác đã ghi rõ là có sáu ngà. Giấc mộng này dĩ nhiên đã gây xôn xao không ít trong chốn cung đình Ca Tỳ La Vệ và vua Tịnh Phạn đã phải triệu thỉnh những vị thầy Bà la môn đoán mộng giỏi nhất đương thời đến để lý giải giấc mơ. Câu trả lời còn được ghi lại trong sử sách Phật giáo như mọi người đều biết, là Hoàng hậu Ma Gia sẽ sinh ra một vị Hoàng tử mà tương lai sẽ làm vẻ vang giòng họ Thích Ca. Nếu ở lại thế gian ngài sẽ là một vị Chuyển Luân Thánh Vương, còn nếu xuất thế gian, ngài sẽ là một vị Thiên Nhân Đạo Sư, một vị Thầy của khắp ba cõi. Giấc mộng này chắc chắn đã có tác động lên những thao thức, suy nghĩ của Thái tử Tất Đạt Đa sau này, tạo nên một thôi thúc, khát vọng đi tìm chân lý. Giấc mộng này, lành thay, đã được ứng nghiệm, và từ đó một vị Phật đã ra đời làm ngọn đuốc soi sáng thế gian còn mãi đắm chìm trong giấc ngủ dài bất tận. 

phatgiaokhoahocvagiacmo-1 

Giấc Mơ của Hoàng Hậu Ma Gia”, Tượng bằng diệp thạch, thời đại Kushan, Thế kỷ thứ 1 A.D. Tìm thấy tại Hồi quốc (khu vực Càn Đà La trước đây), 6 1/2 x 7 5/8 in. (16.5 x 19.4 cm)

Nói lịch sử Phật giáo khởi đi từ một giấc mơ là như thế. Bởi vì nếu không có giấc mơ của Hoàng Hậu Ma Gia thì đã không có Đức Phật ra đời và dĩ nhiên, không có Phật giáo. Trên một bình diện khác, khi truyện tích này đã được lưu lại trong những bộ kinh sách quan trọng của Phật giáo, nó cho chúng ta thấy thêm một điều rằng, Phật giáo đã chia xẻ một số niềm tin của các truyền thống tín ngưỡng đương thời và trước đó, đặc biệt là giáo thuyết Bà La Môn, vốn tin rằng giấc mộng đến với con người như một điềm báo trước. Điềm báo trước này như chúng ta sẽ thấy, không phải chỉ là điềm lành như đã xảy ra trong giấc mơ của Hoàng Hậu Ma Gia mà còn là những điềm dữ báo trước những chuyện bất tường cho những người thân cận nhất của Đức Phật trong đó có phụ vương Tịnh Phạn và người vợ thân yêu của ngài, Công chúa Da Du Đà La

Bộ Phật Bản Hạnh Tập Kinh kể lại rằng, ngày mà Thái Tử Tất Đạt Đa khởi sự chuyến du hành lần đầu tiên ra khỏi hoàng cung, ngay đêm hôm đó vua Tịnh Phạn đã nằm mộng thấy bảy giấc mơ liên tiếp: “Ngài thấy ngọn cờ biểu tượng của hoàng gia bị mang ra khỏi cửa đông thành; rồi thái tử cởi ngựa đi ra cửa nam thành; thái tử cởi ngựa ra khỏi cửa tây thành; môt chiếc dĩa bay ra khỏi cửa bắc thành; Thái tử đang ngồi ở giữa đường đánh một chiếc trống lớn; Thái tử đang ngồi trong một toà tháp và liệng bỏ ngọc ngà châu báu xuống cho mọi loài sinh vật; và cuối cùng, sáu người đàn ông đang đứng ở ngoài cửa thành bứt tóc, than khóc.” Trong một lần khác, vua Tịnh Phạn đã nằm mơ thấy một con voi phủ đầy trang sức ngọc ngà châu báu bỏ chạy ra khỏi kinh thành. Voi như ta biết là một biểu hiệu của sức mạnh, vương quyền. Tất cả những giấc mơ này của vua Tịnh Phạn đều đã báo trước sự chia lìa, mất mát.

Còn Công chúa Da Du Đà La, vào đêm mà Thái tử chuẩn bị để trốn khỏi hoàng cung lên đường tìm đạo, bà đã nằm mơ thấy cả một cơn ác mộng dài:

Bà thấy mặt đất, biển cả và núi non đều rúng động và cây cối đổ ngã trong một cơn gió lớn. Rồi mặt trời, trăng sao đều rơi rụng khỏi bầu trời. Kế đến bà thấy mình dùng bàn tay trái cắt đi mái tóc, chiếc vương miện rơi xuống đất và cả tứ chi cũng bị cắt lìa. Bà thấy mình bị trần truồng, chuỗi ngọc trai và châu báu trang sức bị bể vỡ, rơi vung vãi.

Rồi thì chiếc giường ngủ của hai người gãy đổ sụm xuống nền nhà, chiếc lọng che của vua cha cũng vỡ tan ra, các vật trang hoàng trên chiếc lọng rơi lả tả xuống dòng sông và bị nước cuốn trôi đi. Những đồ trang sức của chồng, y phục, vương miện nằm vung vãi trên chiếc giường ngủ.

Kế đến bà thấy ánh sáng rời khỏi hoàng cung, tất cả chìm dần vào bóng tối. Chiếc màn ngủ làm bằng vải quý rách tả tơi cùng với chuỗi ngọc trai rơi xuống. Cả đại dương đang trong cơn biển động và núi Tu Di rúng động đến tận chân.” (1)

Công chúa Da Du Đà La kinh hoàng thức giấc, đem nội dung của giấc mộng này kể lại cho chồng nghe. Mặc dù Thái tử Tất Đạt đã dùng mọi lời lẽ rất lạc quan để trấn an vợ, giải thích rằng đó là một giấc mộng lành, nhưng theo niềm tin của truyền thống Ấn giáo, giấc mơ này đã báo trước rằng rồi bà sẽ mất chồng, bởi vì theo phong tục của Ấn Độ vào thời đó, những người góa phụ thường không để tóc và không mang đồ trang sức. Giấc mơ này là một điềm báo trước cho thấy rằng Thái Tử Tất Đạt Đa sẽ từ bỏ gia đình, vợ con, ngôi báu để lên đường tìm đạo, điều mà ngài luôn ấp ủ trong lòng nhưng vẫn luôn giấu kín ngay cả đối với những người thân.

Giấc mơ như một điềm báo trước là một niềm tin của con người kể từ thời cổ đại cho đến nay, được chia xẻ bởi mọi nền văn minh từ Hy Lạp, La Mã cho đến Ấn Độ, Trung Hoa… Lịch sử đã ghi lại không biết bao nhiêu những giấc mơ nổi tiếng đã làm thay đổi cục diện thế giới của những vĩ nhân, danh tướng. A Lịch Sơn Đại Đế chiến thắng thành Tyre, Caesar chiếm thành La Mã, Thành Cát Tư Hãn lập nên đế nghiệp đều có những điềm mộng báo trước. Và gần đây nhất là những cơn ác mộng của Tổng Thống Lyndon Johnson, một vị tổng thống mà tên tuổi hầu như đã gắn liền với cuộc chiến Việt Nam.

Tổng Thống Johnson luôn luôn nằm mơ thấy mình bị tê liệt, hoặc bị trở ngại không thể cử động được theo ý muốn. Năm 1961, khi trở thành Phó Tổng Thống, ông nằm mơ thấy mình đang ngồi ký giấy tờ trước bàn làm việc, khi công việc hoàn tất ông định trở về nhà thì không thể nào di chuyển được vì đôi chân của mình đã bị xiềng vào ghế bởi một sợi dây xích nặng. Giấc mơ loại này càng gia tăng cường độ sau khi ông trở thành Tổng Thống, đặc biệt là sau trận chiến Mậu Thân 1968. Có một lần ông mơ thấy mình nằm tê liệt, bất động trên chiếc giường ngủ tại Tòa Bạch Ốc, ngay cả không thể nói ra lời. Trong mơ ông thấy chiếc đầu là đầu của mình, nhưng thân thể là lại là thân thể ốm o của vị Tổng Thống bán thân bất toại Woodrow Wilson trước đây. Thức dậy trong đêm, để thóat khỏi cơn ám ảnh của giấc mộng này, ông đã cầm chiếc đèn bấm đi dọc theo hành lang của Tòa Bạch Ốc, tìm đến nơi treo bức chân dung của TT Wilson, sờ vào đó, để tin chắc rằng mình không phải là TT Wilson. 

Khi cuộc chiến Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt, ông nằm mơ thấy mình đang chơi vơi ở giữa dòng sông, cố gắng vùng vẫy để bơi về phía bờ bên kia nhưng thất bại. Ông cố gắng một lần nữa để lội trở ngược về phía bờ khác nhưng cũng không thành công, và cứ mãi loay hoay ở giữa giòng. Giấc mơ này đã phản ảnh đúng tình trạng tấn thối lưỡng nan của TT Johnson lúc đó và ít lâu sau, ông quyết định rút lui không tái tranh cử vào nhiệm kỳ mới, dù ông có rất nhiều cơ may để thắng cử. Quyết định rút lui của TT Johnson đã ảnh hưởng không ít đến cuộc rút lui của Mỹ không can dự vào cuộc chiến Việt Nam sau này.

2. Tâm Lý Học Phương Tây 
Phật Giáo Trong Vấn Đề Lý Giải Giấc Mơ

Nếu con người ai ngủ cũng đều nằm mơ thì tính trung bình–theo khuyến cáo của giới y khoa—mỗi ngày một người cần phải ngủ đủ tám giờ đồng hồ cơ thể mới có thể hồi sức để tiếp tục chức năng làm việc. Như vậy, không cần phải giỏi tính toán cho lắm, ta cũng thấy được rằng, một người đã dành suốt cả một phần ba đời người của mình để ngủ, có nghĩa là để sống trong những giấc mơ. Giấc mơ đã tác động đến đời sống con người một cách sâu đậm như thế cho nên từ xưa đến nay đã có rất nhiều lý thuyết được đưa ra để lý giải, trong đó Phật giáo có những đóng góp nổi bật, đặc biệt không những đã đưa ra những lý thuyết nhằm lý giải giấc mơ mà còn có khả năng vận dụng giấc mơ vào đời sống tâm linh, tu tập. Sau đây, chúng ta sẽ thử tìm hiểu xem khoa học và Phật giáo đã lý giải về giấc mơ như thế nào.

2a. Tâm Lý Học Phương Tây Nói Gì Về Giấc Mộng?

Giấc mơ đã được các triết gia phương Tây đề cập đến từ lâu với những tên tuổi nổi tiếng như: Hippocrates (469-309 B.C.), Plato (427-347 B.C), Aristotle (384-322 B.C)… nhưng mãi cho đến thế kỷ thứ 19, song song với sự phát triển của khoa học, ngành Tâm lý học mới bắt đầu có những bước đi chuyên sâu vào lãnh vực này với hai nhân vật kiệt xuất là Sigmund Freud (1856-1939) và Carl Jung (1875–1961). Ở đây, chúng ta sẽ đặc biệt chú ý đến Freud bởi vì ông được xem như là một nhân vật tiêu biểu cho ngành Tâm lý học phương Tây đương đại, là người đầu tiên đã có những khám phá sâu sắc về lãnh vực vô thức, đã sử dụng những gì liên đới đến người nằm mơ để lý giải giấc mơ một cách có hệ thống, và đồng thời cũng là cha đẻ của bộ môn Phân tâm học, một ngành tâm lý trị liệu những chứng bệnh tâm thần đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay. 

Tâm lý học và đặc biệt ngành Phân tâm học trước tiên là một khoa học nghiên cứu về tâm, thế nên trước khi đi vào việc tìm hiểu lý thuyết của Freud về giấc mơ, chúng ta không thể không biết đến quan niệm của Freud trong việc phân chia khu vực sinh hoạt tinh thần, tức tâm thức của con người như thế nào. Cấu trúc tâm thức của con người, theo Freud, bao gồm ba tầng: ý thức, tiền ý thứcvô thức. Tiền ý thức là tầng lưu trữ những chất liệu tuy không còn ở trong khu vực ý thức nhưng chưa chìm khuất hẳn vào tầng vô thức, nghĩa là nơi chứa đựng những ký ức có thể gợi nhớ lại. Còn vô thức là một khu vực bao la, bí hiểm mà ta không thể biết được một cách trực tiếp. Nó bao gồm tất cả những gì thuộc về bẩm sinh, di truyền, và bản năng, đặc biệtbản năng tình dục–libido, danh từ của Freud—trong mỗi con người nhưng đồng thời cũng là những tác động của môi trường xã hội bên ngoài lên hoàn cảnh sống, cùng với những biến cố, kỷ niệm và những ước muốn, khát vọng chưa thành tựu của họ. Nó cũng bao gồm luôn cả những dồn nén, ẩn ức vốn thuộc tầng ý thức nhưng đã bị dồn đẩy vào tầng vô thứccon người không hề hay biết. Hiểu được khái niệm phân chia này ta có thể dễ dàng đi vào lý thuyết của Freud trong việc lý giải giấc mơ.

Nền tảng của lý thuyết Freud được đặt cơ sở trên sự phân biệt hai cấp độ của giấc mộng do người nằm mơ có thể nhớ lại được nội dung của nó hay không. Ông gọi là nội dung biểu hiện (manifest content) là loại giấc mơ mà ta có thể nhớ và kể lại nội dung cho người khác và ngược lại là nội dung ẩn tàng (latent content) tức là những sự thực nằm ở phía sau hậu trường. Theo Freud, loại nội dung biểu hiện này không mang một ý nghĩa quan trọng nào vì chỉ là bề mặt ngụy trang của những ý nghĩ trung thực ẩn chứa trong giấc mơ. Chính những ý nghĩ này đã tạo thành cái nội dung ẩn tàng bao gồm những ước mơ, hay là những hoang tưởng mà một người đã không bao giờ thoả mãn, vươn tới được. Đây chính là phần vô thức, bao gồm những chất liệu bẩm sinh, và những gì thuộc về bản năngý thức không thể nhận biết. Thế rồi chúng phải tìm lối thóat, tìm phương cách xì hơi bằng cách hóa thân, biến dạng thành những dạng thù khó nhận raxuất hiện trong những giấc mơ có nội dung biểu hiện. Biên giới giữa ý thứcvô thức, theo Freud, được duy trì bởi một “nhân viên kiểm duyệt” có chức năng như một người lính biên phòng, với nhiệm vụ trấn áp không cho các thành phần thuộc bản năng vô thức tràn vào khu vực ý thức, đồng thời tống xuất các thành phần “bất hảo”—những ý tưởng được xem là không lành mạnh sản sinh ra trong khu vực ý thức—vào vô thức. Tuy nhiên vào ban đêm, trong giấc ngủ, người lính biên phòng này đôi lúc bị mất cảnh giác, mất khả năng phân biệt, thế nên đã để cho bộ phận vô thức mang “thông hành giả” lọt qua biên giới. Tiến trình mà phần vô thức, cũng như phần không được ý thức chấp nhận của nội dung ẩn tàng chuyển hóa biến dạng thành nội dung biểu hiện được Freud gọi là sự vận hành của giấc mơ (dream work).

Khi đưa ra quan niệm về sự vận hành và hình thành của giấc mơ như thế, theo Freud, việc lý giải giấc mơ phải được đi theo một tiến trình đảo ngược, có nghĩa là người phân tích phải dùng nội dung biểu hiện như là điểm khởi đầu để từ những hình ảnh méo mó, mơ hồ không rõ nét này đi ngược trở lại, truy tìm dấu vết cội nguồn của những ý tưởng được cất dấu trong nội dung ẩn tàng, tức là từ ý thức đi trở ngược lại vô thức. Kỹ thuật này được Freud gọi là liên tưởng tự do (free association)—tức là để cho người nằm mơ nói ra bất cứ cái gì chợt đến với họ một cách tự phát liên quan đến bất kỳ yếu tố nào xảy ra trong giấc mơ—, mà ông đề cao như là một “nguyên tắc thiêng liêng” và xem đó là nguyên tắc cơ bản của ngành Phân Tâm Học. Vì xem giấc mơ như là một thể thống nhất gói ghém một ý nghĩa, thông điệp nào đó, trong cuốn “Lý Giải Giấc Mơ” Freud cũng đã đề cập đến hai phương cách cổ điển đã từng được người xưa sử dụng trong việc giải mộng, thứ nhất là lý giải tính cách biểu trưng của hình tượng được thấy trong giấc mơ và thứ hai là dùng phương pháp giải mã, căn cứ trên một chìa khóa với lời giải đáp nhất định (2). Freud phủ nhận cả hai phương pháp này, cho rằng đó không phải là phương cách tiếp cận khoa học trong việc trị liệu

Một cách tóm tắt, Freud cho rằng giấc mơ chỉ đóng vai trò thuần túy như là một kẻ bảo vệ giấc ngủ, để cho giấc ngủ không bị gián đoạn, thế nên đừng nên tìm kiếm ở giấc mơ như một lời giải đáp cho một vấn nạn nào đó. Động lực chính tạo nên giấc mơ, theo Freud, chỉ là để giải toả, làm thoả mãn những ước mơ chưa thành tựu. Những ước mơ đó có thể là những ước mơ được khởi dậy ở trong ngày mà chưa hoàn tất được, hoặc vì thuộc lãnh vực “cấm kỵ” nên bị dồn nén vào vô thức; cũng có thể là những ước mơ khởi dậy trong đêm do nhu cầu của thể xác (như đói bụng, buồn tiểu chẳng hạn,…), hay là những ước mơ bắt nguồn từ vô thức mà không có khả năng vượt qua được bức tường kiểm duyệt để chen vào khu vực ý thức. Với cách nhìn này của Freud, giấc mơ một phần nào cũng là bộ mặt cải trang của những ước mơ, những dồn nén tình dục được dấu kín. Như vậy nói chung, ngành Tâm lý học phương Tây mà Freud là đại biểu đã xem giấc mộng như là một phản ứng tâm-sinh-lý của con người, không những phản ảnh những khát vọng che giấu mà còn là một hình thức giải tỏa những ẩn ức tâm sinh lý đã chìm sâu trong vô thức (3). Lý thuyết của Freud tuy có thể được xem là mới mẻ nhưng thực ra cũng chỉ là sản phẩm mang tính thời đại của xã hội phương Tây lúc bấy giờ, và sự xuất hiện của ông như là một con chim báo bão về một cuộc cách mạng tình dục đang manh nha hình thành vào đầu thế kỷ hai mươi. 

Khi nghiên cứu về giấc mơ, Freud đã cố ý hay vô tình quên đi hai loại giấc mộng vốn có ảnh hưởng, tác động lớn lao đến đời sống con người, đó là loại giấc mộng xảy ra như một điềm báo trước và loại giấc mộng trong đó một số người với năng lực tâm linh đặc biệt có khả năng tiếp xúc với các cảnh giới khác (4). Với cái nhìn phiến diện như thế, các nhà tâm lý học phương Tây cho đến nay cũng vẫn chưa cho ta những giải đáp thỏa đáng liên quan đến giấc mộng. Đó là lý do mà hiện nay họ đang tìm về với phương Đông để học hỏi, làm giàu có thêm ngành tâm lý trị liệu của mình.

2b. Phật GiáoVấn Đề Lý Giải Giấc Mơ

Không ai có thể phủ nhận rằng giấc mơ đã gắn liền với con người và qua đó với cộng đồng xã hội từ thời nguyên thủy. Chắc chắncon người thời xưa cũng như thời nay mỗi lúc gặp nhau, nếu có đủ thân tình, sẽ rất sẵn sàng để chia xẻ với nhau những giấc mơ mà họ đã gặp. Và bởi vì, “đố ai nằm ngủ không mơ”, nên giấc mơ cũng đã tác động đến cả đời sống của những người xuất gia, tu hành, cụ thể như cái cộng đồng Phật giáo nhỏ bé lúc vừa mới hình thành. Một vấn đề đã từng gây thắc mắc không ít cho cộng đồng tăng già vào thời đó là vấn đề liên quan giữa mộng và nghiệp, hay nói một cách cụ thể hơn, người tăng sĩ có chịu trách nhiệm đạo đức về những gì đã xảy ra trong giấc mơ không? Thắc mắc này chắc chắn không phải là chuyện nhỏ, vì Đức Phật đã phải nhúng tay vào can thiệp, được phản ảnh đầy đủ trong tạng Luật Pali.

Thí dụ điển hình nhất là trường hợp của một tăng sĩ nằm mơ và xuất tinh trong giấc mơ. Vấn đề này bị xem là hành vi cố ý xuất tinh và đã được đưa ra trước cộng đồng Tăng già để phán xét mà kết quả là vị Tăng sĩ này đã bị phạt tội. Thế rồi Đức Phật đã can thiệp vào nội vụ, cho rằng vị tăng này không phạm tộicâu chuyện chỉ xảy ra trong giấc mơ. Theo cách giải thích này chúng ta cũng có thể hiểu được rằng, không ai có thể tạo ra được giấc mộng, thế nên trong cơn mộng chúng ta không trách nhiệm về những gì đã xảy ra và do đó, không tạo nghiệp, vì như ta biết nghiệp phải do tác ý tạo nên. Tuy nhiên sau này, một trường hợp tương tự lại tái diễn với một tăng sĩ khác, điều này đã làm cho Đức Phật quan tâm sâu xa hơn về vấn đề giấc ngủ và nằm mơ nên nhân đó đã ban một thời pháp đặc biệt cho cộng đồng tăng già về năm điều lợi, hại của một người biết thế nào là ngủ trong tỉnh thứcchánh niệm hay không.

Thế nhưng phải đợi đến thế kỷ thứ năm, khi ngài Phật Hộ (Buddhaghosa), một luận sư và cũng là nhà học giả lừng danh của Phật giáo xuất hiện thì việc nghiên cứu và lý giải giấc mơ mới trở thànhhệ thống. Trong hai tác phẩm nổi tiếng của mình, “Luận về Giới Luật” (Samantapasadika) và “Luận Về Tăng Nhất Bộ Kinh” (Manorathapurani), ngài Phật Hộ đã nêu ra bốn nhân duyên chính tạo thành giấc mơ, đó là: những xáo trộn của các yếu tố, bộ phận trong cơ thể; những kinh nghiệm đã trải qua; những ảnh hưởng của thần thánh, chư thiên, và cuối cùng, đó là điềm báo trước

Ngài Phật Hộ giải thích rằng, những người có tính tình cáu gắt thường hay nằm mộng những giấc mơ đại loại như thấy mình đang bay trên không, bị rơi xuống từ núi cao, hay bị thú dữ tấn công… Ngài cho rằng những giấc mơ loại này là không thật và không ảnh hưởng gì đến đời sống của người nằm mộng. Loại giấc mơ thứ hai gây ra bởi những kinh nghiệm hay biến cố xảy ra trong quá khứ—chẳng hạn như chúng ta được nghe những thuyền nhân vượt biên sau đó thường hay nằm mơ thấy tàu chìm hoặc bị công an rượt đuổi…—loại giấc mơ này theo ngài Phật Hộ, cũng không thật và không có tác dụng. Loại thứ ba là do thần thánh, chư thiên tạo ra. Giấc mơ loại này có thể thật mà cũng có thể giả và có ảnh hưởng tốt hay xấu đối với con người tùy thuộc vào ý muốn của những chư thiên đã tạo ra giấc mơ. Về giấc mơ loại này, kinh điển Phật giáo đã kể lại câu chuyện như sau:

Cách thức chư thiên gây ra những ảnh hưởng xấu vì sự thù ghét .

Vào thời xưa ở Celon (Srilanka), một thượng tọa già trú trong tu viện Nāga ở Rohana đã ra lệnh hạ một cội cây tên là Thiết mộc thuộc giống Ấn độ không có xin phép chư Tăng trước. Vị chư thiên hộ trì cội cây đó nổi giận với vị thượng tọa già và cho một giấc mơ có thực lần đầu để khiến cho vị thượng tọa tin tưởng những giấc mơ.

Lần thứ hai vị chư thiên cho một giấc mơ khiến cho vị tỳ khưu già này bất an, "Bảy ngày từ hôm nay, thí chủ ủng hộ của ngài là đức vua sẽ chết". Vị thượng tọa già được báo trong giấc mơ, nghĩ rằng việc ấy sẽ xảy ra nên kể tin này cho những cận thần, tất cả đều rất lo lắng cho vua và than khóc.

Khi vua yêu cầu họ cho biết lý do ưu bi, họ trả lời rằng theo vị thượng tọa già, vua sẽ qua đời vào ngày thứ bảy từ đây. Và đó là lý do họ than khóc. Vua tính các ngày trôi qua cho đến ngày thứ bảy không có qua đời, vua nói rằng vị thượng tọa đã tiên đoán sai và làm mọi người kinh sợ. Nhà vua liền truyền lệnh chặt tay chân của vị thượng tọa. Do vậy, vì giấc mơ vị chư thiên cho thấy là giả nên vị tỳ khưu phải chuốc lấy họa.” (5) 

Loại giấc mơ thứ tư, điềm báo trước, theo ngài Phật Hộ là do công đức hay ác nghiệp của mỗi cá nhân tạo ra ở trong đời sống này hay từ những kiếp trước. Giấc mơ loại này là thật và thường có tác dụng tốt, chẳng hạn như giấc mơ của Hoàng hậu Ma-Gia hay là mười sáu giấc mơ của vua Kiều Tất La (Kosala) đã được Đức Phật giải thích trong “Bản Sinh Kinh”. Những giấc mơ loại này, theo ngài Phật Hộ, chính là sự tiên báo trước của những cái quả đã chín muồi sẽ được biểu hiện ra trong đời sống thật trên cơ sở của luật nhân quảnghiệp báo. Và ngài đi đến kết luận, “Bốn loại giấc mơ này chỉ xảy ra với những con người bình thường; những người đã chứng ngộ thì không còn thấy bất cứ mộng mị nào nữa.” (6) Niềm tin này được lưu truyền cho đến nay trong cả hai truyền thống Nguyên ThủyĐại Thừa.

Nằm mơ thấy ác mộng là một kinh nghiệm không mấy thích thú cho con người, thế nên trong rất nhiều kinh điển Đại thừa đều có lời hứa khả rằng, nếu hành giả chuyên trì tụng một bộ kinh nào đó thì đêm ngủ sẽ không còn nằm mơ thấy ác mộng nữa. Như vậy, giấc mơ một phần đã được Phật giáo lý giải dưới lăng kính của luật nhân quảnghiệp báo. Niềm tin này đã được khẳng định, củng cố trong một số kinh sách Đại Thừa, cụ thể như Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện:

Như những chúng sanh đời sau, hoặc trong giấc ngủ, hoặc trong chiêm bao thấy các hạng Quỷ, Thần nhẫn đến các hình lạ, rồi hoặc buồn bã, hoặc khóc lóc, hoặc rầu rĩ, hoặc than thở, hoặc hãi hùng, hoặc sợ sệt…

 Đó đều là vì hoặc cha mẹ, con em, hoặc chồng vợ, quyến thuộc trong một đời, mười đời, hay trăm đời nhìn đời về thuở quá khứ bị đọa lạc vào ác đạo chưa được ra khỏi, không biết trông mong vào phước lực nơi nào để cứu vớt nỗi khổ não, nên mới về mách bảo với người có tình cốt nhục trong đời trước cầu mong làm phương tiện gì để hầu được thóat khỏi ác đạo.” (7) 

Tóm lại, gần một ngàn năm trăm năm trước đây, Phật giáo đã đưa ra những lý giải về giấc mơ vừa mang tính khoa học vừa phản ảnh những thực tế tâm linh vẫn còn giá trị trong thời đại ngày nay. Ngài Phật Hộ phải có một cái nhìn tuệ giác mới thấy được rằng những xáo trộn trong cơ thể cũng như những biến cố để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm thức con người đã tạo nên những giấc mơ; đồng thời cũng phải có những thực chứng tâm linh mới có thể lý giải được nguyên nhân gây ra những giấc mơ xảy ra như một điềm báo trước. Như thế, trên một số lãnh vực, cho đến bây giờ khoa học phương Tây vẫn đã phải nhường bước cho minh triết phương Đông. Từ nhận định này, ta không khỏi suy nghĩ rằng, nếu Freud có đôi chút hiểu biết về Phật giáo chắc có lẽ ông đã không tự hào và đại ngôn, khi duyệt xét lại những thành tựu của khoa học về lãnh vực này, cho rằng mình là người duy nhất nghiên cứu về giấc mơ một cách thấu đáo, như đã viết trong phần mở đầu của tác phẩm quan trọng, “Lý Giải Giấc Mơ” (The Interpretation of Dreams) của ông: “Mặc dầu trải qua hàng ngàn năm nỗ lực, những hiểu biết mang tính khoa học về giấc mơ chỉ đạt được những tiến bộ rất mực khiêm nhượng… rất ít oi hoặc chẳng bao giờ đụng đến cái bản chất cốt lõi của giấc mơ.” 

3. Trở Về Với Bài Kệ Nổi Tiếng 
của Kinh Kim Cang

Ở trên chúng ta biết được rằng con người đã dành hết một phần ba đời mình để ngủ, tức là để sống trong những giấc mơ. Thế nhưng hai phần ba còn lại của đời người, dưới mắt nhìn của các bậc giác ngộ, con người cũng chỉ sống trong một cơn mộng dài! Như thế, cái mà chúng ta gọi là “thức” thật ra cũng chỉ là một giấc ngủ ngày tiếp nối và trong cơn mộng du này, thế gian bao gồm những con người đang xây mộng, dệt mộng, mua mộng và bán mộng! Giấc mơ vì thế cũng là một hình tượng tiêu biểu cho cuộc đời, thường được nêu lên trong văn chương đời thường cũng như trong triết học, tôn giáo

Về những giấc mơ đời thường, chúng ta chắc đã từng nghe qua câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng của nhà thơ Pháp La Fontaine: Chuyện “Cô Bê-Rét.” Cô Bê-Rét là một cô bé nhà nghèo, làm công, đang đội một liễn sữa trên đầu mang ra chợ bán. Trên đường đi, cô bắt đầu tính toán, xây mộng: Với số tiền công bán sữa ít oi này cô có thể mua được một lố trứng gà. Từ lố trứng này chúng sẽ nở ra cho cô cả một đàn gà. Rồi bầy gà này sẽ sinh sôi nẩy nở cho đến một lúc nào đó cô có thể bán đi và mua được một con bê con. Nuôi nấng chăm sóc con bê con này đến lúc khôn lớn, cô tha hồ vắt sữa của nó mang ra chợ bán mà không cần phải đi làm công cho ai nữa. Thích thú trước viễn tượng này, cô Bê-Rét đã nhẩy cẫng lên và vấp chân té, làm đổ luôn cả liễn sữa đang đội trên đầu! Thật tội nghiệp cho cô bé Bê-Rét của chúng ta, giấc mộng vàng đã hoàn toàn sụp đổ.

Một giấc mơ nổi tiếng khác của Trung Hoa cũng được nhiều người biết đến là “Giấc Mộng Nam Kha”. Chuyện kể rằng một nho sinh đang trên đường về kinh ứng thí. Dọc đường khi đi ngang qua trấn Nam Kha, gặp lúc tuyết đổ, vì đói và lạnh chàng đã xin vào tá túc ở một cái am của một vị đạo sĩ. Thương tình, vị đạo sĩ này đã cho chàng ngồi sưởi ấm bên bếp lửa và bắc lên một nồi cháo kê để đãi khách. Chàng nho sinh trong lúc ngồi canh thức chờ nồi cháo chín đã thiu thiu đi vào giấc ngủ lúc nào không hay. Và rồi một giấc mơ đã đến với chàng: Chàng thấy mình thi đỗ Trạng Nguyên, được vua yêu quý gả công chúa cho, rồi danh vọng quyền uy của chàng lên đến tuyệt đỉnh khi được vua trao cho chức tể tướng trong tay. Nhưng rồi không bao lâu sau đó, triều thần ganh ghét đã vu cáo chàng dính líu vào âm mưu phản loạn và chàng bị kết tội tử hình. Trên đường đi ra pháp trường thọ án, chàng kinh hoàng thức giấc, để rồi thấy mình vẫn còn là chàng nho sinh nghèo ngồi bên bếp lửa, cạnh đó. Vị đạo sĩ nhìn chàng nở một nụ cười tinh quái và trên bếp, nồi cháo kê vẫn còn chưa chín:

Giấc Nam Kha khéo bất bình,
Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không!

Từ giã những giấc mơ đời thường, chúng ta quay trở về với câu chuyện của Đệ nhị tổ Pháp Loa. Lúc bấy giờ Tổ đang lâm trọng bệnh và biết rằng mình sắp từ giã cõi đời. Trong truyền thống thiền môn, một vị thiền sư trước giờ lâm tử thường lưu lại những lời nói sau cùng dưới hình thức một bài kệ. Đó là một tác phẩm xuất thần, rất mực ý nghĩa. Cái chết trở nên đẹp đẽ như một bài thơ, một lời chúc tụng, một bài ca tuyệt vời. Khi một vị Thiền sư sắp ra đi, khi ông ta nói lời từ giã với tất cả những người quen biết, những người đã từng làm việc cùng nhau, những người đã được ông giáo huấn—tất cả những môn đồ pháp quyến—ông ta để lại một di sản cuối cùng như một bài ca. Có thể nó chỉ gồm hai câu, có thể bốn câu nhưng đấy là món quà tặng quý giá của vị thầy trước giờ chia tay. Các môn nhân đệ tử của Tổ Pháp Loa cũng không đi ra ngoài thông lệ này:

Đệ tử đồng đến thỉnh:
- Người xưa lúc sắp tịch đều có để kệ dạy đệ tử sao riêng Thầy không có?
quở trách họ. Giây lâu bèn ngồi dậy bảo đem giấy viết lại. Sư viết một bài kệ
 Muôn duyên cắt đứt, một thân nhàn 
 Hơn bốn mươi năm giấc mộng tràng 
 Nhắn bảo mọi người thôi chớ hỏi 
 Bên kia trăng gió rộng thênh thang.
 (Vạn duyên tài đoạn nhất thân nhàn 
 Tứ thập dư niên mộng huyễn gian 
 Trân trọng chư nhơn hưu tá vấn 
 Na biên phong nguyệt cánh man khoan.) 
 Viết xong, Sư ném bút, an nhiên thị tịch, thọ 47 tuổi.” 

Những bài kệ của những Thiền sư Việt Nam thời Lý Trần luôn luôn là những áng văn chương tuyệt tác mà ngay cả Thiền Tông Trung Hoa và Nhật Bản cũng không thể nào sánh kịp. Nó không những đã trình bày một cách trung thựcsáng tỏ nội dung của giáo lý Phật đà mà còn phản ảnh được tinh thần lạc quan của thời đại lồng trong mặt tích cực của giáo lý này. Tứ thập dư niên mộng huyễn gian –Hơn bốn mươi năm giấc mộng tràng. Tổ Pháp Loa muốn nói với chúng ta điều gì đây? Phải chăng cuộc đời chỉ là một cơn trường mộng? Cái nhìn như thế phải chăng đã phản ản một nhân sinh quan tiêu cực của Phật giáo?

Bây giờ chúng ta xem một bài kệ của một vị Thiền sư lỗi lạc khác của Phật giáo Nhật Bản, Đại sư Trạch Am (1573-1645). Ngài sắp lìa trần, và bởi vì là một vị thầy rất được môn đệ yêu mến yêu, thế nên đồ chúng cũng đã thỉnh cầu Thiền sư Trạch Am để lại cho họ một bài kệ. Ngài đã từ chối. Nhưng rồi trước sự khẩn khoản của môn đệ, cuối cùng ngài đã viết lên một chữ duy nhất, yume –có nghĩa là “giấc mơ”—rồi qua đời. Đã có không biết bao nhiêu bài kệ đã được viết lên trước giờ lâm tử, nhưng không có bài nào có thể so sánh được với bài kệ một chữ của Thiền sư Trạch Am: yume –giấc mơ. Tất cả đều chỉ là giấc mơ. Sống và chết đều chỉ là những giấc mơ: đó là nhận định cuối cùng của Thiền sư Trạch Am. Rất mực dứt khóat. Nói theo Duy Thức, vạn pháp do tâm tạo, nó không hề có ở đó, nó có ở đó là vì ta muốn nó có mặt. và bởi vì cái tâm rất mực sáng tạo, nó không ngừng dựng lên, tiếp tục dựng lên bất cứ cái gì mà ta muốn, nó tạo ra mọi chuyện trong tầm tay với của ta. Ta chỉ cần đi vào giấc mơ thôi, thế là thực tại chung quanh bắt đầu thay đổi.

Cũng chẳng khác gì ta đi xem chiếu bóng và trông thấy một giấc mơ hư cấu được phóng chiếu lên màn ảnh. Màn ảnh trống trơn, không có gì cả—chỉ có ánh đèn và bóng tối. Thế nhưng ta đã bị dính mắc, bị cuốn hút vào đó không rời. Đôi lúc ta chảy nước mắt ra, đôi lúc tim đập loạn xạ. Có lúc ta cười ngất, có lúc ta cảm thấy rất mực căng thẳng, nhưng cũng có lúc rất thoải mái thư giãn. Ta biến chuyển theo câu chuyệntrở thành một bộ phận của câu chuyện. Ta biết rất rõ rằng tất cả chỉ là chuyện hư cấu nhưng rồi lại tiếp tục quên đi để đắm chìm vào đó. Một cuốn phim hay là cuốn phim không tạo cho người xem bất cứ ấn tượng nào rằng đó là chuyện giả tạo. Người viết chuyện, người kể chuyện hay là người mà câu chuyện của y khi được kể ra, giống y như thật–nó làm cho ta hồi hộp theo dõi, sống theo với câu chuyện. Nếu khi xem phim mà ta vẫn giữ mình ở vị trí của một khán giả, ta sẽ không hề bị cuốn phim tác động, bởi vì người khán giả sẽ tiếp tục biết rằng đó chẳng là gì cả, chỉ là hư cấu, sẽ không bao giờ xảy ra trong đời sống thực. Tuy nhiên bất cứ khoảnh khắc nào khi ta trở thành một kẻ tham dự, có nghĩa là ta không còn tỉnh thức, trên màn hình giấc mơ hư cấu trở thành hiện thực. Rồi đến khi ta sực tỉnh trở lại thì trên màn hình giấc mơ hư cấu lại trở thành giấc mơ hư cấu!

Cuộc sống này cũng vậy, thế nên câu hỏi nguyên vẹn được đặt ra là: Ta đang làm gì trên thế gian này? Tham dự vào đó hay chỉ đóng vai trò một khán giả? Nếu ta là người tham dự, ta trở thành người mang thực tại vào thế gian này và rồi thế giới này biến thành thực, nhưng rồi ta cũng có thể thu hồi nó lại, lúc đó ta trở nên tỉnh giác, và rồi thế giới bắt đầu trở nên hư vọng. Thực tại của thế gian hoàn toàn tùy thuộc vào vị trí của ta, bao nhiêu phần ta là người tham dự và bao nhiêu phần ta là kẻ chứng nhân. Trong những khoảnh khắc hiếm hoi của một chứng nhân đó, ta sẽ thấy Thiền sư Trạch Am đã rất đúng khi bảo rằng tất cả chỉ là giấc mộng, là bào ảnh nhấp nhô—sự sống và nỗi chết. Thông điệp cuối cùng của Thiền sư Trạch Am cũng là thông điệp đầu tiên.

Hai bài kệ của Tổ Pháp LoaThiền sư Trạch Am là hai lời chú giải tuyệt vời của bài kệ nổi tiếng trong Kinh Kim Cang mà nhiều người đã biết:

Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.

TẤT CẢ PHÁP HỮU VI
NHƯ MỘNG, HUYỄN, BỌT, BÓNG
NHƯ SƯƠNG CŨNG NHƯ ĐIỆN
NÊN KHỞI QUÁN NHƯ THẾ!

Giáo lý nhà Phật trên bình diện Chân Đế, như bài kệ trong kinh Kim Cang xem mọi pháp hữu vi đều là huyễn mộng, bởi vì đều do năm uẩn cấu thành, cho nên tất cả kinh nghiệm của ta trong cõi thế này hay sau khi chết trong dòng sinh tử luân hồi bất tận do lôi cuốn của nghiệp lực đều là giấc chiêm bao. Nhận thức như thế mà một vị Tổ sư lừng lẫy vào bậc nhất của Mật Tông Tây Tạng, Thánh Sư Naropa của Bố Y phái,—vị thầy của thánh sư Marpa người sau này đã đào tạo nên một vị Thánh sư lừng lẫy khác, ngài Milarepa—đã chỉ ra một phương pháp được gọi là “thiền quán về mộng”, bao gồm các kỹ thuật về quán tưởng, thiền định và thở. 

Phương pháp “thiền quán về mộng” được đặt trên một căn bản nhận thức rằng, mọi sự vật mà ta nhận thức bằng cảm quan đều là không thực và như thế, cuộc sống mà ta xem là thực và giấc mơ chẳng qua cũng chỉ là một giấc mộng nối dài. Chỉ có những bậc đại giác như Phật hay Bồ Tát mới hoàn toàn tỉnh thức và thóat ra khỏi giấc mơ đó. Ngài Naropa sau đó cũng hướng dẫn cách thở, cách nằm trong khi ngủ, và cách quán tưởng để hành giả có thể kiểm soát được tâm thức. Với phương pháp này, khi ta ngủ mơ thấy ác mộng, ví dụ như nằm thấy mình bị hỏa tai, hành giả có thể đi vào quán tưởng biến lửa thành nước, v.v... Như vậy, tuy rằng ta không làm chủ được giấc mộng, không có khả năng sáng tạo ra giấc mộng, giấc mộng đến với ta một cách tự nhiên trong giấc ngủ, thế nhưng đối với những bậc đạo sư, hoặc những người tu tập thiền định đến một mức nào đó khi hành trì theo phương pháp này, hành giả lần hồi sẽ tiến đến một trình độ cao hơn, có khả năng điều khiển, chuyển hóa được giấc mộng, biến mộng dữ thành mộng lành. Khả năng này rất quan trọng đối với người tu vì nó giúp ta làm chủ được thần thức và nhờ vậy trong giờ lâm tử ta có thể đưa thần thức của mình đến các cảnh giới mong cầu. Điều này chẳng có gì là bí mật đối với những vị đã đạt đạo, ví dụ như các vị Đạt Lai Lạt Ma, trước khi viên tịch thường để lại những lời hướng dẫn cho người sau biết mình sẽ thác sanh về đâu. Họ cũng có cả khả năng đưa tâm thức của mình đến được các cảnh giới Tây phương của Phật A Di Đà, hay Đâu Suất của Phật Di Lặc, nghe Phật giảng thuyết và ghi lại những lời giảng trong các bộ kinh còn được lưu truyền

Cách nhìn và phương pháp tu tập của Thánh sư Naropa cho ta thêm một cái nhìn về bài kệ của Kim Cang: Nhìn các pháp hữu vi đều LÀ mộng hay NHƯ mộng đều đúng. Nhìn LÀ mộng là nhìn theo Chân Đế, như cách nhìn của Ngài Naropa. Nhìn NHƯ mộng là nhìn thấy tính cách vô thường của vạn hữu, có đó rồi mất đó theo qui luật thành, trụ, hoại không. Nhưng cả hai cách nhìn, kể cả của Kim Cang xem các pháp hữu vi như huyễn mộng đều là cái nhìn đưa ta đến TRUNG ĐẠO. Điều này khác xa một trời một vực với tư tưởng Lão Trang mà một thí dụ khá nổi tiếnggiấc mộng Nam Kha như đã nói ở trên. Tư tưởng Lão Trang cũng xem cuộc đời chỉ là hư ảo, như một giấc chiêm bao. Cụ thểTrang Tử, người được coi như là nhân vật tiếp nối tư tưởng Lão Tử, sau này còn nâng tính cách hư ảo cuộc đời lên một mức cao hơn qua chuyện Trang Chu hóa bướm. Ông nằm mơ thấy mình hóa bướm và khi thức giấc băn khoăn tự hỏi, không biết là mình nằm mơ hóa bướm hay là bướm nằm mơ hóa ra mình? 

Tuy nhiên khi đã nhìn cuộc đời như vậy, thái độ của người theo khuynh hướng Lão Trang là xuất thế, hưởng nhàn, theo đuổi một triết lý sống tiêu cực, bi quan:

xử thế nhược đại mộng
 hồ vi lao kỳ sinh?”
(Đã xem cuộc đời như một giấc mộng lớn thì tội gì phải lao nhọc cho khổ thân?)

Tinh thần xuất thế của Lão Trang như thế, mang nặng màu sắc bi quan, tiêu cực, yếm thế trong khi cái nhìn của Phật giáo là cái nhìn xuyên suốt bản chất của hiện tượng, đưa con người vào TRUNG ĐẠO, do đó tinh thần xuất thế của Phật giáo mang nặng tính chất tích cực, và năng động được thể hiện qua tinh thần Bồ Tát đạo của Phật giáo Đại Thừa, có ly gia xuất thế thì cũng với tâm nguyện được trọn thành Phật đạo để rồi lăn xả vào đời sống, kể cả địa ngục, nhằm cứu độ chúng sinh thóat khỏi những khổ đau, đưa chúng sanh ra khỏi cơn mê dài đến bến bờ giác ngộ.

GHI CHÚ:
1. Phổ Diệu Kinh (Lalitvistara) ed P. L. Vaidya. 140.16-141.2. Mivhila Institute. 1958. Theo bộ kinh này người vợ của Thái tử Tất Đạt Đa nằm mộng thấy giấc mơ nói trên mang tên là Gopa. Chúng tôi cho rằng đây có thể là một tên gọi khác của Công chúa Da Du Đà La, vì trong lịch sử chính truyền về cuộc đời của Đức Phật được ghi lại một cách chính thức thì chỉ có Công Chúa Da Du Đà La là vợ Thái tử Tất Đạt Đa, thân mẫu của La Hầu La, và sau này xuất gia tu hành theo Ni bộ.
2. Cụ thể như những người đánh số đề ở Việt Nam nằm mơ thấy một con vật nào đó tương ứng với một con số nhất định.
3. Cũng cần mở một dấu ngoặc ở đây, vô thức theo quan niệm của Freud không phải là vô minh theo quan niệm Phật giáo hay là Tàng Thức của Duy Thức Học Phật giáo.
4. Cụ thể như giấc mơ của Giáo chủ Mohammed đạo Hồi ghi chép lại kinh Koran. Cũng có thể kể đến những trường hợp ngoại cảm nổi tiếng tại Việt Nam như cô Phương tại Hà Nội và ông Năm Chiến tại Đà Nẵng.
5. Ashin Kuṇḍalābhivaṃsa. "Dreams and their Causes" (Dhamma Padetha II). Tỳ Khưu Giác Lộc dịch.
6. Buddhaghosa. “Luận Về Tăng Nhất Bộ Kinh” (Manorathapurani), v.xx.6, p.317.
7. Xem kinh Địa Tạng Bổn Nguyện. Phẩm Thứ Sáu. Như Lai Tán Thán. Thích Trí Tịnh dịch.

SÁCH THAM KHẢO:

- Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện. Phẩm Thứ Sáu.Như Lai Tán Thán. Thích Trí Tịnh dịch.
- Carl Jung. Dreams. MJF Books. 1974.
- Francisco J. Varela, Ph.D. Sleeping, Dreaming, and Dying –An exploration of Consciousness with The Dalai Lama. Wisdom Publications. 1997.
- Osho. Zen, the path of paradox. Vol. II. India. 1979. 
- Robert Van DeCastle, Ph. D. Our Dreaming Mind. Ballantine Publications. 1994.
- Serenity Young. Dreamming in the Lotus. Wisdom Publications. 1999.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
05/09/2013(Xem: 12207)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.