Lời Nói Đầu & Lời Giới Thiệu

13/10/201012:00 SA(Xem: 14872)
Lời Nói Đầu & Lời Giới Thiệu

LỜI GIỚI THIỆU

Lời nói của các bậc thầy vĩ đại giống như nước cho người khát, như thuốc cho người bệnh và như ngôi sao dẫn đường cho người lạc lối. Giáo lý gieo trồng hạt giống. Hiểu biết và suy ngẫm chúng giống như nuôi dưỡng cây còn non. Chỉ nhờ vào việc kết hợp chặt chẽ tinh hoa của các lời dạy vào cuộc sống hàng ngày có thể gặt hái được nhiều kết quả lành mạnh của sự giác ngộ.

Sự biên dịch các giáo lý ngắn gọn này của các bậc thầy và học giả dòng Sakyapa đã cho tôi nhiều hoan hỷ được giới thiệu. Tôi cảm ơn sự nỗ lực của Lama Migmar Tseten đã đem Giáo Pháp đến người thế tục trong dạng tuyển tập súc tích này.

Tôi chắc chắn nội dung sách này sẽ lợi ích cho những người tìm kiếm chân lý uyên thâm.

Với sự ban phước của tôi dành cho sự thành tựu của mọi nỗ lực hướng đến sự truyền bá học thuyết vô song của Đấng Giác Ngộ. Nhờ công đức này cầu mong tất cả chúng sinh giải thoát khỏi đau khổ.

Pháp Vương Sakya Trizin
Tháng Tư năm 2007

 

LỜI NÓI ĐẦU

khobaucuadongtruyen-sakya-monatery-01Tu viện của dòng Sakya ở Tây Tạng là cơ sở lâu đời nhất đang hoạt động trong số bốn dòng truyền của Phật giáo Tây Tạng ngày nay. Được thành lập bởi Ngài Khon Konchog Gyalpo vào cuối thế kỷ mười một, nó trở thành ngôi nhà đầu tiên cho dòng truyền giáo lý được đem từ Ấn Độ đến Tây Tạng bởi dịch giả nổi tiếng Drogmi Lotsawa và được hệ thống hóa bởi năm bậc thầy sáng lập của phái Sakya. Thông tin chi tiết về học phái, khởi nguyên và học thuyết của Sakya có thể thấy trong chương 25. Giáo lý chính của học phái Sakya, Con Đường và Kết Quả (lamdre), được đặt nền tảng trên sự thực hành về bổn tôn Hevajra, quan điểm luân hồiniết bàn là bất khả phân. (Hình bên: Tu Viện Sakya Monastery 127 km hướng Tây của thị trấn Shigatse, Tây Tạng).

Tuyển tập này bao hàm hàng loạt các chủ đề bao la của đạo Phật trong phạm vi của ba yana (thừa), và tiêu biểu cho phương pháp giới thiệu Giáo Pháp của học phái Sakya.

Phái Sakya đã được biết đến từ lâu về cách tiếp cận cân bằng giữa nghiên cứuthực hành, chưa từng nhấn mạnh cái nào tốt hơn so với cái còn lại. Nét đặc trưng khác của phái Sakya là tận tâm gìn giữ đầy đủ truyền thống Sutra và Tantra của Ấn Độ một cách đầy đủ nhất mà phái này có thể. Các tác phẩm của học giả phái Sakya đã ảnh hưởng sâu sắc trong mọi trường phái Phật giáo Tây Tạngtiếp tục cho đến ngày nay. 

Tuyển tập này quan trọng vì đã mô tả những nét đặc trưng các giáo lý của các bậc thầy thời xưa và đương thời, phô bày dòng truyền liên tục hàng ngàn năm. Các bậc thầy của quá khứ là Jetsun Dragpa Gyaltsen, Sakya Pandita, Chogyal Phagpa, và Ngorchen Kunga Zangpo. Bản văn của Ngài Jetsun Dragpa Gyaltsen được dịch từ một tuyển tập các bài ca huyền diệu được tìm thấy trong các tác phẩm sưu tập của Ngài. Bài ca dài nhất và bao hàm nhất là Đại Doha. Tương tự, các bản văn của Sakya Pandita, Chogyal Phagpa, và Ngorchen Kunga Zangpo được lấy từ các tác phẩm sưu tập của họ.

Các vị thầy đương thời được kể ra ở đây bao gồm His Holiness Sakya Trizin, nguyên His Eminence Chogye Trichen, Khenpo Appey, và Lama Migma Tseten. Bản văn của Pháp Vương Sakya Trizin và Giáo Chủ Chogye Trichen được biên soạn từ những buổi giảng dạy và nói chuyện. Một loạt bản văn của Ngài Khenpo Appey được rút ra từ giáo lý của Ngài về tuyệt tác của Ngài Sakya Pandita, quyển Làm Sáng Tỏ Mục Đích Của Đức Phật. Bản văn của Lama Migma Tseten được rút ra từ bài giảng của Ngài về giáo lý A Tỳ Đàm Câu Xá luận (Abhidharmakosa) của Ngài Thế Thân (Vasubhandu).

Bản văn trong tuyển tập này được tuyển chọn từ bốn sưu tập xuất bản cá nhân trong một chuỗi được gọi là cái thấy.

LỜI CẢM TẠ

Trước tiên, với lòng tôn kính sâu xa, tôi muốn cảm ơn Pháp Vương Sakya Trizin và Giáo Chủ Ludhing Khenchen Rinpoche về những hướng dẫn khai sáng của các Ngài, và cảm ơn Khenpo Appey Rinpoche, Geshe Tashi Namgyal về sự gạn lọc làm dễ hiểu những điểm trọng yếu trong lúc soạn thảo bản văn này.

Kế tiếp với lòng biết ơn tôi nhớ lại lòng tốt của các vị thầy tôi ở Học Viện Tây Tạng tại Varanasi, Ấn Độ đã định hình kiến thức của tôi trong Triết học đạo Phật: Ngài Gen Thupten Tsering (Gaden), Gen Yeshe Thapkhe (Drepung Loseling), Gen Tsultrim Gyatso (Drepung Gomang) và Gen Jampa Dhonyo (Sera) cũng như Ngài Sakya Khenpo Tashi Sangpo và Sakya Tritso Khenpo.

Tôi biết ơn sự hợp tác của tôi với Học viện Tây Tạng và với Ngài Samdhong Rinpoche (vị bộ trưởng xuất sắc hiện nay của chính quyền Tây Tạng lưu vong), người đã gợi cảm hứng cho tôi cống hiến cuộc đời mình cho nền văn hóa trí tuệ Tây Tạng qua sự bảo tồn một học phái riêng biệ của truyền thống Phật giáo Tây Tạng.

Tôi cũng cám ơn Ngài Shabdrung Rinchen Paljor Rinpoche, Thartse Rinpoche, Dzongsar Kyentse, Traleg Khyabgon, Tulku Thondup, Khenpo Gyatso, Lama Pema Wangdak, Lama Kalsang, Lama Jamyang Legshe, Giáo Sư Tashi Shering và Yeshe Jamyang Tsultrim về sự động viên và hỗ trợ của họ.

Với lòng cảm kích sâu sắc, tôi gửi lời cám ơn đến Kunga Namdrol và Ani Jamyang về sự tận tụy của họ trong nhiều giai đoạn chuẩn bị khác nhau về quyển sách này.

Sự tạo thành tác phẩm này sẽ không xảy ra nếu khôngý niệm hình thành ban đầu cho lần xuất bản này của Sam Bercholz, Hazel Bercholz, Sara Bercholz, Emily Bower, Ben Gleason, và Nhà Xuất Bản Shambala. Tôi rất biết ơn họ.

Tôi chân thành cảm ơn Jim Wilton về sự hướng dẫn pháp lý và Tom Hlas đã tạo ra và điều hành website của tôi, w.w.w.lamamigmar.com.

Tôi cảm ơn sự hỗ trợ của đồng nghiệp Raymond A. Kahng, Tiến Sĩ Bernard Steinberg, Greg Epstein và những giáo sĩ khác ở Đại Học Harvard. Làm việc cùng với nhau là một niềm vui thích.

Tôi gửi lòng biết ơn chân thành đến Quỹ Tài Trợ Schaffer về sự giúp đỡ và hỗ trợ liên tục việc phiên dịch và xuất bản.

Với lòng sùng mộ sâu xa, tôi hồi hướng quyển sách này để tưởng nhớ cố Giáo Chủ Chogye Trichen Rinpoche và Khenpo Rinchen đã viên tịch, nếu không có các Ngài tôi đã không tạo được mối nối kết với dòng truyền bao lauyên thâm của truyền thống Sakya.

Cuối cùng, tôi hồi hướng quyển sách này cho sự trường thọ của Pháp Vương Dalai Lama Thứ Mười Bốn.

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 109934)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :