- Mục Lục
- Lời Nói Đầu & Lời Giới Thiệu
- 1 Jetsun Dragpa Gyaltsen (1147 – 1216) Bài Ca Vĩ Đại Của Kinh Nghiệm
- 2 Ngonchen Kunga Zangpo Bài Nguyện Cầu Hạnh Phúc Cho Tất Cả Chúng Sinh Đang Sống
- 3 Cuộc Phỏng Vấn Pháp Vương Sakya Trizin Giáo Lý Cốt Tủy Của Đạo Phật
- 4 Giáo Chủ Chogye Trichen Rinpoche Lịch Sử Phật Giáo
- 5 Khenpo Appey Rinpoche Sự Sản Sinh Niềm Tin
- 6 Jetsun Dragpa Gyaltsen Bài Ca Về Việc Làm Thế Nào Để Dựa Vào Các Giải Độc
- 7 Khenpo Appey Rinpoche Ý Muốn Giác Ngộ
- 8 Pháp Vương Sakya Trizin Bản Tánh Của Tâm
- 9 Cuộc Phỏng Vấn Ngài Sakya Pandita Giáo Lý Cốt Tủy Của Đạo Phật
- 10 Acharya Lama Migmar Tseten Năm Kết Tập
- 11 Khenpo Appey Rinpoche Đánh Thức Phật Tánh
- 12 Khenpo Appey Rinpoche Năm Con Đường Đến Giác Ngộ
- 13 Khenpo Appey Rinpoche Mười Bhumi Đến Giác Ngộ
- 14 Chogyal Phakpa Tặng Phẩm Của Giáo Pháp Cho Kublai Khan
- 15 Khenpo Appey Rinpoche Sự Hoàn Thiện Của Tư Cách Đạo Đức
- 16 Khenpo Appey Rinpoche Sự Hoàn Thiện Của Nhẫn Nhục
- 17 Khenpo Appey Rinpoche Sự Hoàn Thiện Của Tinh Tấn
- 18 Khenpo Appey Rinpoche Sự Hoàn Thiện Của Thiền Định
- 19 Jetsun Rinpoche Dragpa Gyaltsen Bài Ca Thăm Hỏi Về Thể Chất Lành Mạnh
- 20 Jetsun Rinpoche Dragpa Gyaltsen Bài Ca Tán Dương Nhiệm Vụ
- 21 Jetsun Rinpoche Dragpa Gyaltsen Bài Ca Về Tám Thực Hành Của Giấc Mộng
- 22 Từ Sutra Avatamsaka Vua Của Các Bài Nguyện Cao Quý Khao Khát Các Việc Làm Xuất Chúng
- 23 Jetsun Dragpa Gyaltsen Bài Ca Mang Lại Kinh Nghiệm Về Thực Hành
- 24 Kính Lễ Đến Đức Phật Bậc Thực Hiện Mười Hai Việc Làm Giác Ngộ
- 25 Acharya Lama Migmar Tseten Lịch Sử Của Phái Sakya
- Tiểu Sử Các Tác Giả
11
Khenpo Appey Rinpoche
Đánh Thức Phật Tánh
Có nói rằng để thực hành Mahayana, người ta phải thuộc về gotra (dòng truyền) của Mahayana. Theo giáo lý này, tất cả chúng ta tự nhiên đều có một gotra. Quan điểm là hoặc gotra này có được đánh thức trong tâm chúng ta hay không; với một số người đã được đánh thức, trong khi số khác thì không.
Có bốn dấu hiệu cho thấy gotra của chúng ta đã được đánh thức:
Khi chúng ta có
niềm tin vào Tam Bảo – Phật, Pháp, và Tăng Đoàn
Khi chúng ta có
lòng bi cho những chúng sinh khác
Khi chúng ta từ bỏ
làm hại người khác và kiên nhẫn bất chấp những gì xuất hiện
Khi chúng ta có
khao khát to lớn làm việc thiện và hoàn thành đức tính tốt
Chúng ta có thể định nghĩa chữ gotra như “Phật tánh,” hoặc “nguyên nhân của Phật quả.” Nó có nghĩa rằng, tất cả chúng sinh từ thời vô thủy đều có hạt giống giác ngộ. Tuy nhiên, có bốn phạm trù về những hoàn cảnh không thuận lợi hoặc ngăn cản việc đánh thức gotra bên trong chúng ta:
Khi hoàn toàn dưới sức mạnh của nhiễm ô khiến những gì chúng ta làm đều bị sân hận, tham dục điều khiển. Chẳng có suy nghĩ về việc thực hành Giáo Pháp.
Khi chúng ta bị
dưới ảnh hưởng của thầy và bạn xấu, những người này sẽ đưa lời khuyên xấu và là
ảnh hưởng xấu. Dưới những hoàn cảnh như vậy, chúng ta sẽ không thể chuyển tâm
đến Giáo Pháp. Một vị thầy xấu giảng dạy con đường sai lạc dẫn chúng ta xa rời
giáo lý chân chính và ngăn cản chúng ta đến các vị thầy khác giảng dạy Giáo
Pháp chân chính.
Khi chúng ta nghèo
khó, không thực phẩm, quần áo, nơi trú ẩn, và những thứ cần thiết khác. Điều
này sẽ ngăn cản chúng ta đi vào Giáo Pháp.
Khi chúng ta phục tùng dưới sức mạnh của người khác và không có bất cứ sự độc lập nào để tự do suy nghĩ cho chính mình. Một học giả vĩ đại Ấn Độ nói rằng khi người ta trẻ, họ bị cai quản dưới quyền lực của cha mẹ; không được suy nghĩ cho bản thân họ. Khi lớn lên thành thanh niên, họ chịu sự chi phối của người phối ngẫu. Sau này, lúc về già họ chịu sự điều khiển của con hay cháu. Họ chẳng thật sự được tự do làm những gì muốn làm.
Trong tất cả các trường hợp này, bất kể chúng ta là ai, chúng ta đều không có tự do, và điều này ngăn cản việc đánh thức Phật tánh bên trong chúng ta.
Những truyền thống đạo Phật khác nhau thảo luận về quan niệm gotra theo nhiều cách khác biệt. Ví dụ, phái Chittamatra (Duy Thức) dạy rằng có ba hay bốn loại gotra. Chúng ta có thể đi vào gotra của Arhat (A La Hán), Pratyekabuddha (Độc Giác Phật) hoặc chư Phật, Bồ Tát. Ngoài ra, một số nói rằng có gotra lại trống rỗng về gotra, rằng một số sinh linh không có gotra và chúng không thể đi vào bất cứ trong ba con đường này để đạt bất kỳ dạng giác ngộ nào. Tuy nhiên, phái Madhyamaka (Trung Đạo) không chấp nhận quan điểm về người không có gotra. Phái này nói rằng mọi người đều có một gotra. Tạm thời, người ta có gotra của Arhat, Pratyekabuddha, hay Bodhisattva, nhưng cuối cùng, mọi người sẽ đi vào con đường rốt ráo của Phật quả. Tuy nhiên, phái Madhyamaka chấp nhận quan niệm thế gian hiện hữu này là vô tận. Một cách gián tiếp, nó tương đương với việc nói rằng một số người sẽ không bao giờ ra khỏi thế giới hiện hữu này.
Có hai câu chuyện minh họa sự khó khăn về việc đánh thức gotra bên trong chúng ta. Chuyện đầu tiên là về Angulimala, tên gọi này có nghĩa “người đeo vòng cổ bằng những ngón tay.” Chuyện xảy ra vào thời Đức Phật Shakyamuni lúc Ngài ở vương quốc Sarvasti, nhà vua là Kusananji. Ở nơi đó, có một vị đại học giả có nhiều đệ tử. Một ngày nọ, nhà vua mời vị học giả đến cung điện. Vị học giả để lại một đệ tử là Angulimala để giữ nhà và bảo vệ vợ ông ta. Vợ vị học giả rất thèm muốn Angulimala vì cậu đẹp trai, khi vị học giả và các đệ tử rời khỏi nhà, bà ta tiếp cận người học trò trẻ theo cách rất quyến rũ. Tuy nhiên, Angulimala nói với bà rằng chỉ coi bà như người mẹ, và không muốn làm bất cứ điều gì với bà. Để tránh mặt bà, Angulimala bỏ đi.
Người phụ nữ rất đau khổ khi nghe anh ta phản đối. Bà xé quần áo, cào cấu làm xước da nhiều nơi trên thân thể và tự đánh bà bằng gậy. Khi chồng trở về nhà, bà than phiền rằng Angulimala đã làm tất cả những việc này trong khi vị thầy đi vắng. Vị học giả tin bà và quyết định hủy diệt cậu ta. Nhưng ông nghĩ vì Angulimala rất thông minh, phải cần một phương pháp đặc biệt để hủy diệt cậu ta. Do vậy, vị học giả gọi Angulimala trở về và nói rằng qua hành động của cậu ta đã đánh mất đẳng cấp Bà La Môn của cậu và sẽ không bao giờ có thể đạt giải thoát hoặc tái sinh vào cõi trời trừ khi cậu sửa lỗi bằng việc giết một ngàn người. Thoạt tiên Angulimala từ chối vì cậu cảm thấy điều này có thể không đúng. Nhưng vị học giả thuyết phục rằng cậu phải tin người đang dạy cậu trong việc làm thế nào để đạt được hiểu biết đúng đắn về những sự việc thế gian.
Tin tưởng vào những gì thầy nói, cậu ra ngoài và giết một ngàn người. Angulimala trở lại nói với vị thầy những gì cậu đã làm, nhưng vị học giả trả lời rằng cậu phải đưa ra bằng chứng bằng việc cắt đứt một ngón tay của mỗi người bị giết, xâu những ngón tay lại thành chuỗi và mang vào cổ. Angulimala lại ra ngoài và giết 999 người khác.
Vào lúc đó, mẹ của Angulimala lo lắng vì cậu đã vắng mặt nhiều ngày nên đi tìm con. Khi Angulimala thấy mẹ đến, cậu nghĩ mình có thể giết mẹ và bà thành nạn nhân thứ một ngàn. Cậu tin rằng có thể tái sinh vào cõi trời và cũng đưa mẹ cậu vào cõi trời bằng việc giết bà. Do vậy, cậu rút dao ra và tiến gần mẹ.
Đức Phật Shakyamuni ở gần đó, Ngài đã thấy những gì đang xảy ra qua sự toàn giác của Ngài. Ngài thấy rằng đây đúng là lúc đặt cậu ta trên Con Đường Giáo Pháp và đánh thức ý muốn giác ngộ của cậu. Do đó, Đức Phật đến gần Angulimala và bắt đầu đi phía trước cậu. Angulimala thấy vẻ ngoài của Đức Phật rất kỳ diệu và gọi Ngài dừng lại. Cậu hỏi Đức Phật là ai và sao dám cả gan đi trước cậu ta. Đức Phật trả lời Ngài là bậc đã hoàn toàn tỉnh giác. Ngài tiếp tục đi về phía trước, Angulimala yêu cầu Ngài dừng lại; bây giờ cậu có ý định giết Đức Phật. Phật Shakyamuni nói rằng Ngài vẫn đứng yên và chẳng đi đâu; Ngài luôn ở nơi chẳng có người nào làm hại người khác. Đó là nơi Ngài ở và Angulimala phải đến và ở một nơi như vậy. Đó là nơi cậu sẽ có kiên nhẫn không bao giờ làm hại bất cứ chúng sinh đang sống nào. đức Phật nói với Angulimala rằng cậu nên hiểu rõ vì đã bị lừa gạt đi vào con đường sai lầm, sẽ dẫn đến đau khổ to lớn, vì cậu sắp giết mẹ, Ngài vì lòng đại từ bi nên đến giúp.
Nói như thế, Ngài đã thuần phục tâm Angulimala và làm cho cậu ta thấy đang ở trên con đường sai. Angulimala thọ quy y nơi Đức Phật và khẩn cầu trở thành tăng sĩ, Đức Phật đồng ý. Qua giáo lý của Đức Phật làm đánh thức hạt giống công đức của Angulimala, Angulimala trở thành A La Hán vào lúc đó. Cậu bay lên bầu trời và đến thành phố Sarvasti.
Lúc đó nhà vua đang chuẩn bị quân đội để giết Angulimala vì những gì cậu ta làm. Khi những người lính thấy Angulimala hạ xuống đất từ trên trời, họ sợ hãi và bỏ chạy. Họ báo với nhà vua là Angulimala đến. Nhà vua quyết định xin lời khuyên của Đức Phật liên quan đến kẻ sát nhân. Đức Phật nói với nhà vua rằng Angulimala đã đạt giác ngộ của một vị A La Hán và nhà vua chẳng cần sợ Angulimala nữa. Vị vua tự hỏi, nếu Đức Phật có quyền năng to lớn giúp Angulimala đạt trạng thái A La Hán quả tại sao không làm trước khi Angulimala giết tất cả những người đó.
Đức Phật giải thích bằng việc hỏi về năm trăm người làm việc cho nhà vua như những thợ săn chim. Ngài hỏi tại sao không ngăn họ giết hại khi nhà vua có quyền lực làm như vậy. Nhà vua nghĩ nhận xét đó hoàn toàn đúng và nói với tất cả thợ săn của mình từ giờ trở đi ngưng việc giết chim; vi phạm mệnh lệnh của nhà vua sẽ bị xử tội chết.
Năm trăm người thợ săn tụ họp nhau lại và quyết định rằng mệnh lệnh không áp dụng cho con của họ. Do đó họ ra lệnh cho các con đi ra ngoài giết chim. Vì họ thuộc về gotra của những đồ tể, họ không thể từ bỏ ý niệm bất thiện. Họ ép buộc con cháu đi giết khi họ không thể làm như vậy. Câu chuyện này cho thấy họ bị chìm đắm trong sự bất thiện khiến chẳng thể làm được điều gì cho họ, không ai có thể ngưng hành động bất thiện và đánh thức gotra của họ. Tuy nhiên, có nói rằng sau đó Đức Phật thực hiện một biểu hiện kỳ diệu trước họ và ban giáo lý, và vì vậy họ và con cháu có khả năng sửa lại suy nghĩ và ngưng lại việc giết hại. Như vậy, chúng ta có thể thấy qua sự từ bi của Đức Phật có thể đánh thức gotra. Điều này minh họa quan niệm là có nhiều người vào lúc này không có năng lực đánh thức gotra giác ngộ bên trong họ.
Câu chuyện thứ hai về một thiếu niên Trung Quốc mà gia đình quyết định gởi cậu vào chùa. Họ nói với cậu ta rằng đi vào chùa có nhiều hình chư Phật, Avalokiteshvara, và những vị khác, cậu phải nhìn và học kỹ lưỡng để nhận ra các Ngài. Tuy nhiên cậu thiếu niên không thích làm điều đó. Trong thực tế cậu ta rất ghét bất cứ hình ảnh nào của chư Phật và Bồ Tát. Do vậy, trước khi vào chùa cậu tự bịt mắt để chắc rằng không bao giờ thấy bất kỳ hình ảnh nào khi bước vào trong. Bất chấp gia đình ép buộc cậu ta bao nhiêu, cậu vẫn từ chối nhìn.
Về sau, họ nghĩ về một cách để vượt qua điều này. Họ đặt hình Bồ Tát Avalokiteshvara vào trong ống, đậy lại và để phía trước cậu ta. Họ nói với cậu phải mở ống và nhìn hình Đức Avalokiteshvara; cậu nên lấy ra và nhìn. Cậu rất giận, lấy một tấm vải cột quanh mắt và tai nên không thể nghe hay thấy. Quấn hai tay với một tấm vải khác, cậu lấy ống hình liệng đi. Cậu ta rất ghét Đức Phật và giáo lý của Ngài nên sẽ làm bất cứ điều gì có thể để tránh xa, ngay cả việc nhìn hình ảnh Phật. Điều này minh họa sự khó đánh thức gotra bên trong của bản thân mình.