13 Khenpo Appey Rinpoche Mười Bhumi Đến Giác Ngộ

13/10/201012:00 SA(Xem: 14468)
13 Khenpo Appey Rinpoche Mười Bhumi Đến Giác Ngộ

13

Khenpo Appey Rinpoche 
Mười Bhumi Đến Giác Ngộ

Chữ giai đoạn, hay bhumi, có nghĩa mức độ thành tựu. Giáo lý về các bhumi được trình bày khác nhau trong truyền thống Hinayana và Mahayana. Hinayana nói tám mức độ của bhumi có thể đạt được. Tuy nhiên trong Mahayana, các giai đoạn của bhumi được chia thành hai phần: phần của những người thế gian thông thường và phần của các bậc giác ngộ, bao gồm mười giai đoạn của Bồ tát đạo.

Lý do Bồ tát đạo chỉ có mười giai đoạn là cho dù sự thấu suốt thực tại tối hậu xuất hiện từ mỗi giai đoạn đều như nhau, nhưng phẩm tính xuất hiện từ các thực hành sau đó đều đa dạng khác nhau. Để đạt được các phẩm tính từ những thực hành này, hành giả phải thực hiện mười hoàn thiện, liên quan đến mười giai đoạn của Bồ tát đạo. Ngoài raBồ tát phải thọ sinh khác nhau và dấn thân vào những thực hành khác biệt, có mười phẩm tính để đạt và mười điều để từ bỏ.

Mỗi giai đoạn trong thập địa đều có điều cần từ bỏ và điều phải đạt. Chẳng hạn, nhờ đạt được sơ địa của Bồ tát đạo, hành giả luôn thoát khỏi mọi đau khổ như tuổi già, bệnh tật, đau yếu, và nhất là năm loại sợ hãi:

Sợ nơi hành giả đi kiếm thực phẩm cho mình
Sợ chết
Sợ sinh vào các cõi thấp
Sợ bị chỉ trích hay khiển trách
Sợ người ta nói về những điều khác nhau

Có nhiều phẩm tính khác nhau đạt được vào những giai đoạn khác nhau, và có thể phân loại thành mười hai thành tựu khác biệt. Ở giai đoạn sơ địa, mỗi thành tựu được gia tăng một trăm lần. Ví dụ, một người đạt thành tựu có một trăm dạng thân đặc biệt, và với thân đó có thể lưu xuất cùng lúc một trăm thân khác nhau. Ngoài ra, mỗi thân trong một trăm thân này có một trăm đệ tử lắng nghe giáo lý; hành giả có thể thấy cùng lúc một trăm vị Phật. Thậm chí người đó có thể thực hiện điều huyền diệu trong một trăm cõi khác nhau cùng lúc.

Với nhị địa, sự thành tựu cũng tương tự, nhưng số lượng tăng lên một ngàn, và với tam địa lại tăng lên mười ngàn. Do đó, có sự phát triển về số người hành giả có thể khiến họ được giải thoát, hoặc bao nhiêu thân có thể hóa hiện ở mỗi giai đoạn.

Chữ bhumi nghĩa đen là “đất” hay “nền tảng”. Thỉnh thoảng được phiên dịch như thập địa, mười giai đoạn, hay mười nền tảng. Nó được dùng để minh họa các giai đoạn của Bồ tát đạo vì giống như mặt đất có thể hỗ trợ và giữ gìn nhiều sự vật hữu tình và vô tình, thập địa đều có thể duy trì nhiều phẩm tính có được bởi người đạt tới những giai đoạn giác ngộ khác nhau.

Từ quan điểm Giáo Pháp, tinh hoa của chữ bhumi có nghĩa các giai đoạn của sự thấu suốt, khiến kết hợp việc hiểu rõ thật tánh của mọi hiện tượng với lòng bi cho tất cả chúng sinh. Nói khác đi, khi trí tuệ của sự thấu suốt về tánh không và lòng bi được hòa nhập, đây là giai đoạn giác ngộ.

Bhumi đầu tiên được biết như “hoan hỷ địa”, vì người có được sự thấu suốt này biết chắc họ sẽ có khả năng đạt giác ngộ đầy đủ và trọn vẹn. Họ biết sẽ có được lợi ích to lớn cho chính họ và cũng có thể giúp đỡ nhiều chúng sinh qua sự thấu suốt của họ. Vì thế tâm họ trở nên rất hạnh phúchoan hỷ.

Bhumi thứ hai được gọi là “Ly Cấu Địa,” hay thoát khỏi hành vi đạo đức bất tịnh. Sự nhấn mạnh vào lúc này là hoàn thiện tư cách đạo đức, qua đó hành giả có khả năng đạt được việc thoát khỏi lầm lỗi.

Bhumi thứ ba được biết như “Phát Quang Địa,” ám chỉ có khả năng giảng dạy Giáo Pháp cho nhiều người. Giáo lý như vậy giống như ánh sáng chiếu khắp thế gian.

Bhumi thứ tư được gọi là “Diệm Tuệ Địa,” ám chỉ sự gia tăng thấu suốt về Trí tuệ Siêu việt của hành giả. Mặc dù giai đoạn này căn bản giống như bhumi thứ ba, sự thấu suốt về trí tuệ tối hậu của hành giả triệt để hơn.

Bhumi thứ năm được biết như “sự tịnh hóa những khó khăn – Nan Thắng Địa,” có nghĩa khi hành giả làm việc vì lợi ích chúng sinh, thường rất khó khăn vì bất cứ khi nào làm điều tốt cho người khác, hành giả luôn nhận lại những điều xấu. Khi cố siêng năng làm việc cho chúng sinh khác, hành giả phải đối mặt với nhiều vấn đề. Tuy nhiên, Bồ tát đạt được giai đoạn này dễ dàng, các hoạt động được tịnh hóa không gặp bất cứ khó khăn nào khi làm việc cho chúng sinh.

Bhumi thứ sáu gọi là “Hiện Tiền Địa.” Điều này ám chỉ giai đoạn trí tuệ thực sự hoàn thiện. Hành giả thực sự đối mặt với trí tuệ vào lúc này và trực tiếp nhận thức trí tuệtâm hành giả hòa nhập.

Bhumi thứ bảy được biết như “Viễn Hành Địa,” có nghĩa hành giả đã vượt qua mọi bám chấp nhị nguyên, vượt qua tâm phân biệt luôn đánh giá những sự việc khác nhau như nam, nữ, màu trắng, màu xanh, và còn nữa. Tại giai đoạn này, hành giả vượt lên mọi phân biệt và tâm chẳng còn bám chấp tính nhị nguyên của chủ thể và đối tượng, do vậy được gọi là đi được một khoảng rất xa.

Bảy giai đoạn đầu được gọi là các giai đoạn bất tịnh của Bồ Tát vì vẫn còn dạng bám chấp trong tâm trong mỗi giai đoạn.

Bhumi thứ tám được biết như “Bất Động Địa.” Có nghĩa tâm giác ngộ chẳng còn cần khái niệm hóa hoặc tạo tác những tư duy tâm thức. Khi ý niệm của sự nhận thức hóa được vượt qua, tâm được đặt trong trạng thái bất động.

Bhumi thứ chín là “Thiện Tuệ Địa,” có nghĩa tâm đã đạt được trạng thái thanh tịnh của sự thấu suốt hay thông tuệ. Bốn phẩm tính siêu việt của trí tuệ siêu việt xuất hiện vào lúc này.

Bhumi thứ mười được biết như “Pháp Vân Địa.” Giống như đám mây lớn đầy nước có thể mưa trên một vùng rộng lớn, người đạt được giai đoạn này có khả năng nhớ lại mọi sự về Giáo Pháp. Tâm họ giống như đám mây to lớn chứa tất cả Giáo Pháp và mọi loại samadhi khác nhau.

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 110048)
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ đã đến thăm Orange County và tổ chức buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach....Kiều Mỹ Duyên có buổi phỏng vấn Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Thông Triết vào thứ hai ngày 7/10/2024 trên đài truyền hình VBS 57.6 cùng cô Thu Anh, chuyên viên địa ốc.
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.