- Mục Lục
- Lời Nói Đầu & Lời Giới Thiệu
- 1 Jetsun Dragpa Gyaltsen (1147 – 1216) Bài Ca Vĩ Đại Của Kinh Nghiệm
- 2 Ngonchen Kunga Zangpo Bài Nguyện Cầu Hạnh Phúc Cho Tất Cả Chúng Sinh Đang Sống
- 3 Cuộc Phỏng Vấn Pháp Vương Sakya Trizin Giáo Lý Cốt Tủy Của Đạo Phật
- 4 Giáo Chủ Chogye Trichen Rinpoche Lịch Sử Phật Giáo
- 5 Khenpo Appey Rinpoche Sự Sản Sinh Niềm Tin
- 6 Jetsun Dragpa Gyaltsen Bài Ca Về Việc Làm Thế Nào Để Dựa Vào Các Giải Độc
- 7 Khenpo Appey Rinpoche Ý Muốn Giác Ngộ
- 8 Pháp Vương Sakya Trizin Bản Tánh Của Tâm
- 9 Cuộc Phỏng Vấn Ngài Sakya Pandita Giáo Lý Cốt Tủy Của Đạo Phật
- 10 Acharya Lama Migmar Tseten Năm Kết Tập
- 11 Khenpo Appey Rinpoche Đánh Thức Phật Tánh
- 12 Khenpo Appey Rinpoche Năm Con Đường Đến Giác Ngộ
- 13 Khenpo Appey Rinpoche Mười Bhumi Đến Giác Ngộ
- 14 Chogyal Phakpa Tặng Phẩm Của Giáo Pháp Cho Kublai Khan
- 15 Khenpo Appey Rinpoche Sự Hoàn Thiện Của Tư Cách Đạo Đức
- 16 Khenpo Appey Rinpoche Sự Hoàn Thiện Của Nhẫn Nhục
- 17 Khenpo Appey Rinpoche Sự Hoàn Thiện Của Tinh Tấn
- 18 Khenpo Appey Rinpoche Sự Hoàn Thiện Của Thiền Định
- 19 Jetsun Rinpoche Dragpa Gyaltsen Bài Ca Thăm Hỏi Về Thể Chất Lành Mạnh
- 20 Jetsun Rinpoche Dragpa Gyaltsen Bài Ca Tán Dương Nhiệm Vụ
- 21 Jetsun Rinpoche Dragpa Gyaltsen Bài Ca Về Tám Thực Hành Của Giấc Mộng
- 22 Từ Sutra Avatamsaka Vua Của Các Bài Nguyện Cao Quý Khao Khát Các Việc Làm Xuất Chúng
- 23 Jetsun Dragpa Gyaltsen Bài Ca Mang Lại Kinh Nghiệm Về Thực Hành
- 24 Kính Lễ Đến Đức Phật Bậc Thực Hiện Mười Hai Việc Làm Giác Ngộ
- 25 Acharya Lama Migmar Tseten Lịch Sử Của Phái Sakya
- Tiểu Sử Các Tác Giả
15
Khenpo Appey Rinpoche
Sự Hoàn Thiện Của Tư Cách Đạo
Đức
Sự hoàn thiện của tư cách đạo đức là tư duy từ bỏ mọi việc làm bất thiện. Cách thực hiện điều này là dấn thân và việc làm đạo đức vì lợi ích giải thoát tất cả chúng sinh và tạo nên quan điểm của Mahayana về thực tại tối hậu. Khi tư duy giác ngộ và quan điểm của thực tại tối hậu kết hợp với tư cách đạo đức, nó trở thành tư cách đạo đức hoàn thiện. Người thế gian bình thường và người đi theo con đường Hinayana đều có tư cách đạo đức. Tuy nhiên, họ không thể hoàn thiện nó vì không tạo ra ý muốn giác ngộ và cái thấy của thực tại tối hậu.
Có ba cách làm hư hỏng tư cách đạo đức:
Không giữ gìn
tư cách đạo đức mà chúng ta hứa giữ
Đi theo loại tư
cách đạo đức sai, như các truyền thống tín ngưỡng khác
Thực hành tư cách
đạo đức của đạo lộ Hinayana khiến không trở thành nguyên nhân để đạt được giác
ngộ đầy đủ và viên mãn, vì Hinayana không có tiềm năng để đạt giác ngộ đầy đủ
và viên mãn.
Nếu làm hỏng tư cách đạo đức của mình, kết quả trong cuộc đời này mọi người sẽ phê phán và chống chúng ta trong nhiều cách. Ngoài ra, chúng ta sẽ cảm thấy xấu hổ khi đến trước vị thầy của mình, ngồi với các thành viên của Sangha (Tăng Đoàn), hay nhận cúng dường từ người khác, vì khi biết tư cách đạo đức của chúng ta không trong sạch, nó tạo ra một loại nhút nhát hay rụt rè. Chúng ta cảm thấy thật nhỏ bé khi nhận cúng dường. Không chỉ người khác sẽ phê phán và trách cứ mà còn những phi nhân sẽ tạo chướng ngại hay làm hại chúng ta, chư thiên sẽ không còn bảo vệ chúng ta nữa, và chư Phật, Bồ Tát sẽ không hoan hỷ với chúng ta.
Kết quả của việc làm hỏng tư cách đạo đức trong đời kế tiếp là chúng ta sẽ sinh vào một trong các cõi thấp. Ngay cả nếu chúng ta lắng nghe và học tập Giáo Pháp tốt cũng không ngăn chận được việc chúng ta sinh vào cõi thấp, vì chúng ta không giữ gìn đúng đắn tư cách đạo đức. Thực hành đúng đắn sẽ giúp chúng ta tránh được các cõi thấp.
Tham gia vào mười hành động bất thiện sẽ gây tái sinh vào các cõi thấp. Thậm chí nếu chúng ta không thực hiện mười hành động bất thiện chính mà tham gia vào một số bất thiện nhỏ, chúng ta vẫn sẽ bị tái sinh vào các cõi thấp. Tham gia hay thực hành việc làm đạo đức của tôn giáo khác cũng gây tái sinh vào cõi hiện nay. Do thực hành việc làm đạo đức của Hinayana, chúng ta có thể đạt đến niết bàn nhưng vẫn là niết bàn cá nhân, không phải giác ngộ viên mãn nên vẫn có những khiếm khuyết.
Có bốn nguyên nhân làm hỏng hay tiêu hủy tư cách đạo đức:
Ngu dốt vì
không biết tư cách đạo đức là gì
Không tôn kính hay
sùng mộ đúng đắn những quy tắc của tư cách đạo đức
Không quan tâm
trong việc duy trì hành động đạo đức
Tham gia vào những
nhiễm ô khác nhau
Về bốn điều này, tham gia vào những nhiễm ô là mạnh nhất.
Có hai phương pháp vượt qua nhiễm ô. Chúng ta có thể tiêu trừ nhiễm ô từng cái một khi chúng xuất hiện. Ví dụ, bất cứ khi nào chúng ta tham gia vào một hành động nhiễm ô nào đó, như sân hận, chúng ta chống lại nó ngay lúc đó bằng thiền định về lòng từ ái hay lòng bi. Qua lòng từ ái hay lòng bi, chúng ta có thể vượt qua suy nghĩ thù ghét. Hoặc nếu tham dục khởi lên, chúng ta có thể chống lại bằng việc thiền định về sự xấu xí hay bất tịnh của thân. Do vậy, khi mỗi nhiễm ô xuất hiện riêng lẻ, chúng ta có thể vượt qua nó với một thiền định đặc biệt.
Chúng ta cũng
có thể tiêu diệt nhiễm ô tận gốc, có nghĩa chúng ta thiền định về tính vô ngã
của con người. Theo cách đó, chúng ta có thể tiêu diệt mọi nhiễm ô cùng lúc
trước khi chúng xuất hiện.
Bồ Tát phải tham
gia vào ba loại tư cách đạo đức:
Từ bỏ mọi việc
làm bất thiện.
Thành tựu tư cách
đạo đức.
Làm việc để lợi
ích tất cả chúng sinh.
Từ Bỏ Mọi Việc Làm Bất Thiện
Có hai loại tư
cách đạo đức cho việc từ bỏ mọi hành động bất thiện:
Thọ nguyện
Pratimoksha (biệt giải thoát giới) của Hinayana
Thọ nguyện Bồ Tát
giới.
Có hai loại giới nguyện của Hinayana: một cho người từ bỏ thế gian (xuất gia) và một cho người thường (cư sĩ), không phải tăng hay ni.
Có năm loại hành giả cư sĩ. Đầu tiên là cư sĩ thọ nguyện quy y nơi Tam Bảo. Người trong loại này thọ giới đầu tiên trong năm giới và cam kết không giết hại bất kỳ chúng sinh nào. Những người như vậy được biết như người thường giữ một giới. Cư sĩ thọ hai giới cũng giữ giới thứ hai, nguyện không trộm cắp của người khác. Một số cũng thọ giới thứ ba không nói dối, và những người khác cũng thọ giới thứ tư không thực hiện việc tà dâm và không uống rượu. Người đã thọ quy y và năm giới được biết như một cư sĩ trọn vẹn (upasaka).
Loại thứ hai của hành giả cư sĩ ngoài việc thọ năm giới căn bản, còn thêm nguyện sống độc thân ngay cả dù họ vẫn còn là người bình thường. Người như vậy được gọi là brahmacharya upasaka, người có hạnh thanh tịnh của việc sống độc thân thêm vào các nguyện khác.
Loại cư sĩ thứ ba thọ tám giới trong suốt đời, không phải trong một ngày; họ được biết như người thọ tám giới. Cả hai brahmacharya và người thọ tám giới khác với cư sĩ thông thường trong việc họ thọ thêm nguyện sống độc thân. Họ cũng khác với tăng hay ni vì không thọ cụ túc giới. Do đó, người trong loại này được gọi là từ bỏ một nửa hay không từ bỏ một nửa.
Khi một cư sĩ, tăng hay ni thọ bất cứ giới nguyện này và cũng có ý muốn giác ngộ mong muốn giải thoát tất cả chúng sinh, được biết là nguyện pratimoksha của Mahayana hay nguyện làm việc đạo đức của Mahayana. Nếu các nguyện khác không được thọ với ý muốn giác ngộ của Mahayana và chỉ kết hợp với sự giải thoát cá nhân của hành giả (ý muốn giác ngộ của Hinayana) thì đó là nguyện pratimoksha của Hianayana.
Bất cứ thực hành nào hành giả thực hiện, việc bắt đầu bằng giới nguyện là quan trọng. Nếu không thọ giới nguyện, việc thực hành đạo đức của hành giả sẽ không có sức mạnh hay nguyên nhân phát sinh giác ngộ hoặc toàn giác. Với Bồ Tát đạo, hành giả có thể thọ giới của phái Trung Quán hay Duy Thức. Hoặc, như đã mô tả về thực hành pratimoksha của Hianayana, hành giả có thể thọ giới của cư sĩ, tăng hay ni.
Có ba loại hành giả của tư cách đạo đức khác nhau:
Người thọ giới
nguyện tư cách đạo đức và thực hành phù hợp.
Người luôn tham
gia vào những việc làm bất thiện
Người ở giữa hai
loại trên
Người giữ gìn tư cách đạo đức và thực hành được biết như người duy trì tư cách đạo đức. Người không bao giờ thực hành tư cách đạo đức cũng giống như đồ tể tham gia vào việc giết hại mỗi ngày. Người ở giữa là người thực hiện việc làm đạo đức nhưng không thọ giới của tư cách đạo đức. Không có giới nguyện việc thực hành đạo đức bị yếu kém và không là nguyên nhân để giải thoát hay Phật quả. Ví dụ, người đã thọ giới không sát sinh, suy nghĩ “tôi sẽ không giết bất cứ người nào,” mỗi lúc họ tham gia vào hành động không giết hại, họ đang phát sinh công đức vì sự cam kết này trong hành động không sát sinh được đặt căn bản trên tâm để theo đuổi việc từ bỏ điều bất thiện. Song, nếu người không sát sinh nhưng không thọ giới không sát sinh, tự thân điều đó không phải là hành động đạo đức, vì họ không có tâm tìm cầu việc từ bỏ điều bất thiện. Dựa trên loại tâm trung lập đó, sẽ không phát sinh công đức. Người đã thọ giới từ bỏ việc sát sinh, có tâm từ bỏ việc giết hại và trong cuộc sống hàng ngày của họ tránh việc sát sinh sẽ tích lũy công đức vì họ duy trì giới không sát sinh.
Do đó chúng ta phải có giới nguyện qua đó tạo ra suy nghĩ sẽ không tham gia vào những việc làm bất thiện. Chừng nào chúng ta còn tránh những việc làm như vậy, chúng ta đang tạo ra công đức.
Để rèn luyện trong tư cách đạo đức, việc cần thiết là hãy bắt đầu từ một việc nhỏ rồi tăng lên nữa. Chúng ta có thể làm điều này dựa căn bản trên đối tượng mà chúng ta thực hành hướng đến. Chẳng hạn, trong ngày đầu tiên chúng ta thọ giới không giết bất cứ chúng sinh nào. Một khi hiểu được chúng ta có thể hoàn thành điều này, chúng ta tăng đối tượng lên bao gồm một loại súc sinh nào đó, sau đó đến những loại súc vật khác, và còn nữa. Tương tự, nếu nguyện không trộm cướp, trước hết chúng ta quyết định sẽ không lấy trộm của người trong gia đình. Một khi hiểu rằng có thể hoàn thành điều này, chúng ta nguyện không trộm cắp của hàng xóm. Chúng ta tiếp tục tăng đối tượng lên hướng đến thực hành từ bỏ về những việc làm bất thiện đặc biệt.
Chúng ta cũng có thể rèn luyện việc tránh việc làm bất thiện dựa trên thời gian. Chúng ta nguyện tránh chúng trong thời gian ngắn, rồi một ngày nào đó sẽ tăng số lượng thời gian lên. Chúng ta cũng có thể rèn luyện trên bản tánh của giới nguyện. Chúng ta có thể chỉ nhận giữ một nguyện từ lúc bắt đầu sau đó tăng lên hai, ba, và còn nữa.
Nếu xảy ra việc làm hỏng giới nguyện, chúng ta nên phục hồi nó bằng sám hối những việc làm bất thiện của mình. Nếu thực hiện việc bất thiện vào buổi sáng, chúng ta nên sám hối những gì đã làm trước khi đi ngủ vào buổi tối. Nếu thực hiện hành động bất thiện vào buổi tối, chúng ta nên sám hối vào sáng hôm sau trước khi ăn uống. Nếu luôn tận tâm vào việc sám hối, chúng ta sẽ trở thành hành giả tốt của Giáo Pháp. Đức Phật nói có hai loại người gìn giữ tư cách đạo đức – người chưa từng làm hỏng tư cách đạo đức và người làm hư hỏng giới rồi sau đó sám hối.
Thành Tựu Mọi Việc Làm Đạo Đức
Thực hành tư cách đạo đức thứ hai của Bồ Tát là tích lũy công đức, có nghĩa thực hành tư cách đạo đức và từ bỏ những thế lực hay hoàn cảnh không thuận lợi gây chướng ngại cho việc thành tựu việc làm đạo đức. Ví dụ, nếu lắng nghe hay nghiên cứu giáo lý của Đức Phật, đây là một việc làm đạo đức. Tuy nhiên, lực tiêu cực của sự lười biếng có thể cản trở chúng ta. Hiểu được việc chúng ta đang lười biếng, chúng ta nên từ bỏ nó và tiếp tục sự nghiên cứu của mình. Sự từ bỏ lười biếng này cũng là một việc làm đạo đức và tạo sức mạnh lớn hơn cho việc học tập nghiên cứu của chúng ta.
Tương tự, thọ quy y Tam Bảo là một việc làm đạo đức, nhưng kinh nghiệm việc thiếu lòng tin nơi Tam Bảo có thể cản trở chúng ta. Để vượt qua việc thiếu niềm tin này, chúng ta tạo ra lòng tôn kính và sùng mộ đúng đắn đến Tam Bảo. Vượt qua sự thiếu niềm tin của chúng ta để trở thành một việc làm đạo đức sẽ làm mạnh mẽ sự quy y và giữ việc gia tăng công đức của chúng ta. Do vậy, sự thành tựu công đức có nghĩa không chỉ làm những việc thiện mà còn tiêu trừ mọi thế lực ngăn cản sự thực hiện những việc làm này.
Làm Việc Vì Lợi Ích Của Chúng Sinh
Trong thực hành đạo đức thứ ba của Bồ tát, làm việc vì lợi ích của chúng sinh, chúng ta từ bỏ bất kỳ hoàn cảnh không thuận lợi hay những lực cản nào không cho phép chúng ta giúp đỡ người khác. Thậm chí điều này có thể bao gồm việc từ bỏ hai thực hành đạo đức đầu tiên của Bồ tát. Chẳng hạn, một người đã thọ giới có thể từ bỏ bốn giới chính nếu làm như vậy họ có thể thành tựu nhiều lợi ích hơn của những chúng sinh; tuy nhiên; do làm hỏng bất cứ nguyện nào như cố gắng không sát sinh, họ đánh mất nguyện từ bỏ của họ.
Sự hoàn thiện tư cách đạo đức bao hàm bốn tính chất và bảy bám luyến khác nhau. Liên quan đến thực hành bố thí, bốn phẩm tính xuất hiện khi chúng ta thực hành bố thí và qua điều này chúng ta từ bỏ bảy bám luyến khác nhau. Tiến trình tương tự này được sử dụng ở đây và cũng trong các hoàn thiện khác.
Có những lợi ích to lớn trong việc gìn giữ tư cách đạo đức. Chẳng hạn, trong cuộc sống này, chúng ta sẽ không bao giờ hối tiếc những việc mình làm. Ngoài ra, tâm chúng ta sẽ hạnh phúc và có thể sinh ra nhiều trạng thái samadhi khác nhau, nên chúng ta sẽ kinh nghiệm sự thấu suốt của trí tuệ. Đạo đức của chúng ta cũng sẽ tạo hoan hỷ trong tâm người khác, nên thấy chúng ta người khác sẽ hạnh phúc; họ sẽ tán tụng và đặt chúng ta trên cấp độ cao. Thậm chí chúng ta sẽ trở thành đối tượng được người khác cúng dường. Do đó, nhiều lợi ích to lớn xuất hiện từ việc gìn giữ tư cách đạo đức.
Sự thực hiện tư cách đạo đức trong đời này sẽ giúp chúng ta tái sinh vào các cõi cao hơn của cõi người và cõi trời. Khi sinh vào các cõi này, chúng ta sẽ sở hữu bảy phẩm tính đặc biệt cao hơn, như hoàn cảnh, thịnh vượng, trí tuệ, quyền năng, trường thọ, xinh đẹp và thoát khỏi bệnh tật.
Kết quả tối hậu của tư cách đạo đức là đạt được Phật quả. Sự xuất hiện những phẩm tính của tư cách đạo đức nơi tính cách của Đức Phật làm Ngài nổi tiếng. Ngoài ra Đức Phật không cần che dấu bất kỳ sự cư xử nào của Ngài về thân, khẩu, hay ý để khiến người ta nghĩ Ngài là bậc thánh; người thế gian như chúng ta phải sử dụng những cư xử nào đó để che dấu khiến người khác nghĩ rằng chúng ta là người tốt.
Để minh họa
việc chúng ta thỉnh thoảng quên thực hành giữ gìn giới nguyện Bồ Tát và hoàn
thành công đức, Rinpoche kể câu chuyện về một Brahmin (người Bà La Môn) tên là
Karma và chuyện khác về vị thuyền trưởng có lòng đại bi.
Ngày xưa, khi
người ta có thể sống hàng ngàn năm, có một Brahmin tên Karma đã từ bỏ thế giam
và trở thành vị tăng. Ông sống trong rừng để thiền định và ở đó bốn mươi hai năm,
thiền định kiên trì và sâu sắc.
Sau đó ông đi đến một thị trấn gần bên và sống trong cung điện của nhà vua. Một ngày nọ, con gái của một thương gia đến cung điện thấy ông và rất bám luyến ông. Do đó cô ta đến phòng của ông và nói muốn kết hôn với ông. Vị sư nói rằng cô không nên nói như thế vì ông đã từ bỏ thế gian. Cô gái trả lời nếu ông đứng lên và rời bỏ, cô sẽ tự sát khi ông đi được bảy bước. Vị sư đã từ bỏ thế gian và đã thọ giới nên quyết định không thể ở với cô gái. Do đó ông đứng dậy và bỏ đi.
Khi sắp đi tới bước thứ bảy, ông nghĩ nếu cô gái tự sát trong phòng ông vì ông đi tới bước thứ bảy, thì điều đó sẽ không tốt vì người nghĩ việc đó rất kỳ lạ. Ngoài ra, việc tự sát sẽ gây hại rất lớn đến cô ta. Ông cảm thấy rằng cô ta nên là một đối tượng cho lòng bi của ông, ngay cả nếu phải phá giới và kết quả là xuống địa ngục. Tốt hơn nên cứu cô gái hơn là cứu chính ông. Ông quay lại và chấp nhận lấy cô gái làm vợ.
Sau khi sống với cô ta mười hai năm, ông lại từ bỏ thế gian và tiếp tục thực hành trong một thời gian dài. Người ta nói rằng ông đã tái sinh vào cõi trời. Quan niệm ở đây là thay vì bị kết quả xấu qua một việc làm đặc biệt, ông lại tích lũy được lượng công đức to lớn qua việc mong muốn làm lợi ích người khác. Không có sự bất thiện trong việc từ bỏ giới nguyện của ông, vì thế ông có thể đạt kết quả tốt. Brahmin Karma là Đức Phật Shakyamuni trong một kiếp trước của Ngài.
Câu chuyện thứ hai về thuyền trưởng của một con tàu. Vào thời xưa, có năm trăm người lái buôn đi đến nhiều hòn đảo để tìm châu báu và kho tàng. Có được một chuyến đi thành công, họ bắt đầu dong buồm trở về nhà. Một người keo kiệt thấy châu báu của người khác đã nghĩ lập kế hoạch giết tất cả và chiếm lấy châu báu. Vị thuyền trưởng là người có lòng đại bi. Ông biết được ý định giết những người lái buôn khác, nên cố nghĩ nhiều phương pháp để có thể ngăn anh ta lại. Song, chẳng có được một kế hoạch tốt nào xảy ra trong tâm ông. Vị thuyền trưởng nghĩ rằng nếu người đó giết tất cả nhà buôn thì sẽ bị đọa địa ngục trong một thời gian dài. Vì lòng bi với người đó, vị thuyền trưởng quyết định giết người đó trước khi giết để họ không bị đau khổ trong địa ngục, mặc dù vị thuyền trưởng phải chịu đọa. Với tư duy đổi hạnh phúc của ông cho sự đau khổ của người khác, vị thuyền trưởng đã giết người đó.
Có nói rằng thay vì bị sinh vào địa ngục, vị thuyền trưởng đã tích lũy lượng công đức tương đương với người dùng chín a tăng kỳ kiếp để thực hành công đức. Do vậy, thay vì là việc làm bất thiện, sự giết hại lại trở thành một hành động vĩ đại. Cũng như trong chuyện đầu tiên, vị thuyền trưởng là tiền thân của Đức Phật Shakyamuni trong các kiếp trước.
Theo truyền thống Hinayana, chúng ta không bao giờ hủy hoại bốn giới nguyện chính của người thọ đủ giới – không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, và không nói dối – vì hủy hoại giới, chúng ta tự hủy hoại chính mình. Tuy nhiên, truyền thống Mahayana nói rằng nếu được thúc đẩy bởi động cơ của suy nghĩ bi mẫn và tư duy giác ngộ, việc hủy hoại bốn nguyện chính có thể chấp nhận được nếu là việc cần thiết để lợi ích người khác. Không có lỗi lầm trong việc này. Trong thực tế, cần thiết phải hành động như vậy.