17 Khenpo Appey Rinpoche Sự Hoàn Thiện Của Tinh Tấn

13/10/201012:00 SA(Xem: 13121)
17 Khenpo Appey Rinpoche Sự Hoàn Thiện Của Tinh Tấn

17

Khenpo Appey Rinpoche 
Sự Hoàn Thiện Của Tinh Tấn

Rinpoche bàn luận sự hoàn thiện của tinh tấn ở đây, được định nghĩa như tâm yêu thích thực hiện đạo đức. Khi tâm này được kết hợp với suy nghĩ giác ngộ và cái thấy của thực tại tuyệt đối, thực hành hoàn thiện tinh tấn này trở thành sự hoàn thiện của tinh tấn (tinh tấn ba la mật).
Một số lực ngược lại với tinh tấn:

Tâm không thích thực hành đức hạnh
∙ Tâm thích loại đạo đức sai lạc như đạo đức theo triết học hay các truyền thống khác.
Đức hạnh đi tìm kết quả trong sáu cõi hiện hữu

Hậu quả của việc lười biếng hay không siêng năng là bất kể loại hoạt động nào chúng ta tham gia, đều không thể hoàn thành mục đích của mình. Chẳng hạn, nếu không siêng năng trong công việc thế gian, chúng ta chẳng bao giờ hoàn thành mục tiêu của mình. Tương tự, nếu cố gắng thực hành con đường tâm linh mà không siêng năng chúng ta không bao giờ đạt được kết quả mà mình tìm kiếm. Và nếu lười biếng trong thực hành, thậm chí chúng ta có thể đánh mất những kết quả không quan trọng đã đạt được trong những đời trước.

Từ quan điểm kết quả, nếu không tinh tấn, chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể đạt được kết quả tối hậu. Đức Phật nói rằng không có siêng năng chúng ta chẳng thể hoàn thành mục tiêu của mình, chưa kể đến mục tiêu mong ước giúp đỡ chúng sinh khác. Một sutra nói rằng không có siêng năng, chúng ta không thể hoàn thành các hoàn thiện khác của bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thiền định, và trí tuệ.

Thỉnh thoảng khi bị lười biếng, chúng ta nghĩ rằng phải là một số loại ma quỷ ngăn cản gây lười biếng cho chúng ta. Đức Phật nói rằng chính sự lười biếng là ma quỷ. Do vậy, khi chúng ta lười biếng, thì đây là chướng ngại lớn nhất để hoàn thành con đường Giáo Pháp.

Các Nguyên Nhân Của Lười Biếng

Trước khi xem xét các phương pháp để vượt qua sự lười biếng, trước hết chúng ta phải xem xét các nguyên nhân của nó:

∙ Sự chần chừ, chúng ta luôn suy nghĩ rằng có thể trì hỗn một hành động cho đến lúc sau. Điều này đã được giải thích rõ ràng trong Bodhicharyavatara (nhập bồ tát hạnh) của Ngài Shantideva (Tịch Thiên).

∙ Quá bám luyến vào những loại công việc khác, như các hoạt động kinh doanh hay thương mại của thế gian. Nói khác đi, là không tìm thấy ham thích hay hạnh phúc trong việc thực hiện đức hạnh.

∙ Chán nản. Ví dụ, khi thực hiện các việc làm đức hạnh hay thực hành Giáo Phápchúng ta không thấy kết quả nhanh chóng, điều này tạo ra một loại chán nản. Chúng ta chẳng còn thích thực hành nên trở thành lười biếng.

Rụt rè, nghĩ rằng chúng ta không thể thực hành đức hạnh vì nghĩ không đủ sức mạnh hay năng lực.

Thích thú việc không làm gì; thỏa mãn với các hoạt động như chỉ nằm nghỉ và thư dãn.

∙ Bám luyến đến các thích thú như ăn uống hay nói chuyện. Chẳng hạn, chúng ta có thể yêu thích các món ăn ngon nên lo nghĩ và dùng thời giờ tìm kiếm thực phẩm chúng ta có thể hưởng thụ. Hoặc có thể chúng ta thích nghe hay kể những câu chuyện về các vấn đề vô nghĩa liên quan đến người khác.

∙ Ham ngủ.

∙ Bám luyến cuộc sống này đến mức không thấy những khiếm khuyết của samsara và hậu quả của việc làm riêng đời này.

Khi xem xét những phương pháp để từ bỏ hay vượt qua lười biếng, chúng ta thấy rằng phần lớn nguyên nhân thực sự xuất hiện từ việc bám luyến vào công việc vì lợi ích cho riêng cuộc đời này. Suy nghĩ rằng đời này thật quan trọng chúng ta chỉ nên làm việc để tận dụng, điều này thật sự là nguồn của mọi hình thức lười biếng.

Những Cách Để Từ Bỏ Lười Biếng

Phương pháp tốt nhất để vượt qua lười biếng là thiền định về vô thường, thấy rằng cuộc sống này thật sự ngắn ngủi sẽ không kéo dài. Vị thầy của Rinpoche, Deshung Ajam Rinpoche có lần nói rằng khi quá bám luyến cuộc sống này, nó tạo ra chướng ngại to lớn cho chúng ta. Ngài nhắc đến chính Ngài, vì quá bám luyến cuộc sống Ngài cũng không thể lợi ích cho chính Ngài trong bất cứ cách nào. khi có loại bám luyến này chúng ta không thể để Giáo Pháp đi vào tâm mình. Chúng ta không thể chuyển tâm thoát khỏi thế gian đi vào con đường Giáo Pháp, do vậy chúng ta không thể lợi ích cho chính mình.

Nếu chúng ta thực sự muốn thực hành Giáo Pháp, điều tuyệt đối cần thiếttừ bỏ suy nghĩ chỉ riêng cho đời này. Ví dụ, có một tu sĩ phái Kadampa nghĩ rằng ông ta đang thực hành tinh tấn Giáo Pháp. Một ngày nọ, khi ông đang đi nhiễu quanh điện thờ, một vị thầy lớn có tên là Geshe Thumpa đến và nói rằng việc đi nhiễu của ông là thực hành tốt nhưng thực hành Giáo Pháp thật sự tốt hơn. Vị tăng Kadampa quyết định tụng kinh, nên ông ta bắt đầu học. Geshe Thumpa lại nói những gì ông ta làm rất tốt nhưng tốt hơn nếu thực hành Giáo Pháp. Do vậy vị tăng suy nghĩ về thực hành Giáo Phápquyết định rằng có thể thiền địnhphương pháp đúng. Do đó ông bắt đầu thiền định siêng năng. Geshe Thumpa nói rằng thực hành thiền định là tốt nhưng nếu thực hành Giáo Pháp vẫn sẽ tốt hơn.

Cuối cùng vị tăng hỏi Geshe Thumpa ông nên thực hành ra sao. Vị thầy trả lời rằng ông phải từ bỏ mọi bám luyến vào cuộc sống này. Nếu không như vậy ông không thể thực sự thực hành Giáo Pháp.

Khi nghĩ về việc nên thực hành Giáo Pháp ra sao, chúng ta nên suy nghĩ về nó như gợi lại sự gặp gỡ của tâm mình. Trong tâm chúng ta có nhiều niệm tưởng. Một trong số chúng phải là tư duy về sự vô thường của cuộc sống này. Nếu khôngtư duy này, thực hành của chúng ta sẽ không được trọn vẹn, giống như việc gặp gỡ không trọn vẹn nếu thiếu người nào đó. Nhưng khi có ý niệm về vô thường trong tâm, chúng ta có mọi thứ cần thiết để tạo cuộc gặp gỡ thành công.

Khi thực hiện những hoạt động và tâm chúng ta bám luyến vào tám pháp thế gian – như được và mất, hạnh phúcđau khổ, hoặc khen tặng và lăng mạ – bất kể chúng ta làm những gì đều không thể là đức hạnh. Tuy nhiên, chừng nào chúng ta còn trong thế giới của luân hồi, việc hoàn toàn từ bỏ các pháp thế gian với chúng ta là không thể. Thế nên, nếu thực hiện một việc làm với sự hiểu biết rằng chúng ta phải giảm bớt hay từ bỏ sự bám luyến các pháp thế gian, thì chúng ta đang đi vào Giáo Phápviệc làm sẽ lợi ích cho mình, do đó; bám luyến vào cuộc đời này là sai lầm vì nghĩ rằng nó lâu dài. Chúng ta phải thấy rằng cuộc sống rất ngắn ngủi và không biết khi nào chúng ta rời khỏi cõi đời. Chúng ta chỉ tạo ra những chướng ngại cho chính mình vì bám luyến vào cuộc đời.

Ví dụ, nếu trên một chuyến hành trình dài và đã đi được một khoảng xa, chúng ta muốn nghỉ ngơi. Khi nghỉ ngơi, nếu nghĩ rằng chúng ta phải xây toàn bộ ngôi nhà và nghỉ ở đó là điều sai lầm, vì chúng ta vẫn còn phải đi một quãng đường dài. Tương tự, nếu nghĩ rằng chúng ta phải làm việc cho riêng đời này cũng giống như việc ngưng xây cất nhà do không có mục đích, vì chúng ta sẽ sớm rời bỏ nó. Do vậy chúng ta phải suy xét sự vô thường hay sự ngắn ngủi của cuộc sống này và không làm việc vì lợi ích cho nó.

Phương thuốc cho sự lười biếng là siêng năng, (tinh tấn) có hai khía cạnh: đối tượng thanh tịnhđạt đến hoàn thiện.

Đối Tượng Thanh Tịnh

Để phát sinh đối tượng thanh tịnh hay thực hành, có nghĩa chúng taý niệm từ bỏ điều bất thiện, tâm là nền tảng cho thực hành đức hạnh và sự quyết tâm sử dụng mọi thứ – thân, ngữ, và tâm chúng ta – cho mục tiêu thực hành đức hạnh. Chúng ta nên luôn nghĩ rằng bất kể làm gì, thêm vào việc thực hành đức hạnh, chúng ta nên chuyển hóa tất cả hoạt động của mình trong đời này thành thực hành thanh tịnh, hay việc làm đức hạnh.

Chẳng hạn, khi đi ngủ chúng ta nên cầu nguyện rằng tất cả chúng sinhthể đạt được dharmakaya, hay chân lý tuyệt đối của Đức Phật. Khi thức dậy vào buổi sáng chúng ta nên cầu nguyện rằng tất cả chúng sinh có thể tỉnh thức khỏi vô minh, và khi rời khỏi giường, chúng ta nên cầu nguyện rằng tất cả chúng sinhthể đạt được rupakaya, hay phương diện thân tướng giác ngộ của Đức Phật. Nếu nhớ lại một giấc mộng, chúng ta phải nhớ rằng mọi cái thấy của thế gian đều có bản chất tương tự như giấc mộng. Trong cách này, ngay cả những hoạt động thông thường mà bản tánh của chúng chẳng thiện cũng chẳng bất thiện, thành việc làm đức hạnh. Có nhiều ví dụ về việc này. Khi mặc quần áo, chúng ta nên cầu nguyện rằng tất cả chúng sinh hiểu được ý nghĩa của sự hổ thẹn và phô bày tính khiêm tốn. Khi ngồi, chúng ta cầu nguyện rằng tất cả chúng sinh sẽ ngồi trên ngai giác ngộ. Khi dựa lưng vào ghế, chúng ta cầu nguyện rằng tất cả chúng sinh sẽ dựa vào cây giác ngộ, và khi bị nóng cầu nguyện rằng tất cả chúng sinh xa rời sức nóng của nhiễm ô.

Một trong các sutra thậm chí đưa ra nhiều ví dụ về những loại tư duy chúng ta có thể phát sinh để chuyển hóa mọi hành động của mình thành những đối tượng thanh tịnh và tạo ra đức hạnh to lớn. Rinpoche nói rằng nếu có thể, chúng ta nên tìm các giáo lý khác về sự chuyển hóa trong cả ngày thành ngày của đức hạnh, học hỏiáp dụng chúng vào thực hành.

Đạt Đến Hoàn Thiện

Đạt đến hoàn thiện có nghĩa bất cứ những gì chúng ta làm đều phải vì lợi ích cho chính mình và những chúng sinh khác. Đó là mục tiêu trong mọi con đường của đạo Phật, mặc dù có một ít khác biệt trong việc nhấn mạnh. Chẳng hạn, trong thực hành Hinayana, nhấn mạnh trên việc đạt lợi ích cho chính mình và lợi ích cho người khác là việc phụ thêm. Lợi ích chủ yếu thực sự cho chính mục tiêu của chúng ta. Trong thực hành Mahayana, toàn bộ mục tiêuhoạt động cho lợi ích người khác, và lợi ích cho chính chúng ta là việc phụ.

Trong quan điểm Mahayana, khi làm việc vì lợi ích người khác, chúng ta có thể làm từ hai viễn cảnh – trực tiếp và gián tiếp. Ví dụ nếu thu gom tiền bạc hay đồ vật để cho người khác, chúng ta đang gián tiếp làm việc cho họ. Trong việc trao tặng vật phẩm, chúng ta đang làm việc trực tiếp cho họ.

Do làm việc gián tiếp và trực tiếp cho lợi ích người khác, chúng ta sẽ hiểu thấu được lợi ích cho chính mình. Ví dụ, qua hoạt động tích lũybố thí, chúng ta có thể có danh tiếngthịnh vượng trong đời này và hoàn toàn thịnh vượng trong đời tương lai. Cuối cùng, chúng ta sẽ đạt đến sự hoàn thiện của bố thíkế tiếp là các giai đoạn khác của giác ngộ.. do làm việc vì người khác, lợi ích của chúng ta cũng hoàn thành. Khi học tập Giáo Pháp vì lợi ích người khác; đây là phương pháp gián tiếp giúp đỡ họ; hiểu biết Giáo Pháp và giảng dạy người khác những gì chúng ta đã học là phương pháp giúp đỡ trực tiếp. Qua những nỗ lực này, chúng ta có thể trở nên uyên bác trong đời này và có thể đạt được trí tuệ, cuối cùnghoàn thiện trí tuệ (trí tuệ ba la mật) trong các đời sau.

Khi thực hành đức hạnh, chúng ta phải có tâm hoan hỷ, một tâm vui thích những gì đang làm. Nếu tâm không hoan hỷvui thích với những gì đang làm, chúng ta không thể hoàn thành đức hạnh. Ví dụ, nếu không hạnh phúc trong công việc, chúng ta sẽ làm việc không đúng đắn và điều này sẽ tạo đau khổ cho chúng ta.

Tuy nhiên, nếu thích những gì đang làm và tâm chúng ta hoan hỷ khi thực hành, sau đó chúng ta có thể hoàn thành các việc lớn và nhỏ. Ví dụ, nếu nhập thất trong một tuần hay một tháng và tâm chúng ta hạnh phúc, chúng ta sẽ thực hành thành công thiền định trong nhập thất. Hoặc chúng ta học hỏi Giáo Pháp với tâm vui thích thì chúng ta sẽ có thể hoàn thành tốt đẹp. Rinpoche nói rằng thậm chí nếu chúng ta kêu khóc, nếu hạnh phúc vì làm điều đó thì chúng ta sẽ có một kêu khóc tốt.

Như đã giải thích trong chương 16, chúng ta đạt được bốn phẩm tính và từ bỏ bảy bám luyến với mỗi hoàn thiện. Điều này cũng đúng với việc hoàn thành tinh tấn. Nếu chúng ta thực hành con đường Kim Cương Thừa, việc tinh tấntuyệt đối cần thiết, và tinh tấn đúng đắn có nghĩa có được những phẩm tính và hoàn thành các từ bỏ này.

Trong thực hành tinh tấn cũng có đại lợi ích. Riêng trong đời này, chúng ta có thể hoàn thành những gì dự định làm. Chúng tathể đạt được thành côngdanh tiếng, khi chết chúng ta sẽ không hối tiếc vì đã làm việc siêng năng để đạt mục đích của mình. Nếu chuyên cần, con người hay phi nhân chẳng thể tạo chướng ngại cho chúng ta trong việc thực hành Giáo Pháp; chúng ta sẽ có khả năng hoàn thành Giáo Phápđạt được tri kiếntrí tuệ thậm chí ngay trong đời này.

Qua sự chuyên cần của mình trong đời này, chúng ta sẽ có khả năng nhanh chóng từ bỏ những tư duy bất thiệnhoàn thành các tư duy đức hạnh trong đời tương lai. Chúng ta cũng sẽ có khả năng hoàn thành bất cứ việc làm nào mà chúng ta cố gắng. Vì thế, chúng ta thấy rằng tất cả sự thanh tịnhhoàn thành đều khởi hiện từ chuyên cần. Nó là gốc rễ của việc thực hiện hành động đạo đức. Do đó, không có tinh tấn thì không thể đạt được bất kỳ phẩm tính đặc biệt nào.

Những phẩm tính xuất hiệntrạng thái Phật quả như kết quả của việc thực hành tinh tấn là sự đạt được mười năng lực (thập lực) và bốn cấp vô úy. Điều này cho thấy rằng các hoạt động đa dạng khác nhau được Đức Phật thực hiện đều cho lợi ích của người khác, đơn giản xuất hiện từ sự thực hành tinh tấn.

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 110051)
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ đã đến thăm Orange County và tổ chức buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach....Kiều Mỹ Duyên có buổi phỏng vấn Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Thông Triết vào thứ hai ngày 7/10/2024 trên đài truyền hình VBS 57.6 cùng cô Thu Anh, chuyên viên địa ốc.
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.