19 Jetsun Rinpoche Dragpa Gyaltsen Bài Ca Thăm Hỏi Về Thể Chất Lành Mạnh

13/10/201012:00 SA(Xem: 13881)
19 Jetsun Rinpoche Dragpa Gyaltsen Bài Ca Thăm Hỏi Về Thể Chất Lành Mạnh

19

Jetsun Rinpoche Dragpa Gyaltsen
Bài Ca Thăm Hỏi Về Thể Chất Lành Mạnh

Con đảnh lễ dưới chân chư guru cao quý,
Khi chỉ giảng giải về lịch sử của hoàn cảnh,
Vì con có nhiều mối liên hệ nghiệp,
Chúng con thẩm tra về sức khỏe khi gặp vào buổi sáng và chiều,
Chúng con thẩm tra về sức khỏe khi khởi hành đến các nơi khác,
Chúng con thẩm tra về sức khỏe khi quay lại từ các nơi khác.
Nếu sức khỏe tốt, người ta hoan hỷ,
nhưng có một vài căn nguyên lệ thuộc về sức khỏe,
và có nhiều nền tảng của bệnh tật trong thân huyễn hóa.
giọng bị khản nhiều trong tiếng nói của người ta;
là có nhiều đau khổ trong sự trong sáng của tâm – 
thân và tâm bị các đối tượng của yêu và ghét chiếm hữu;
những hoạt động dựa trên khái niệm sẽ chẳng bao giờ có thời gian được hoàn tất,
đó là khiếm khuyết của việc sinh làm người trong samsara.
Nếu giải thoát khỏi samsara, đó là hoan hỷ,
nhưng có một vài căn nguyên lệ thuộc từ samsara.
Mặc dù bản tánh thực tại của sự vật
có thể là rỗng không, không hiện khởi,
bởi vì dấu vết dày đặc của mê mờ và
bám chấp vào sự vật không được cắt đứt từ gốc,
trong phạm vi trống rỗng của ba cõi samsara (luân hồi),
cơn lốc của ba và năm độc gia tăng,
vào củi của những hành động bất thiện khác nhau, làm
ngọn lửa to lớn của các đau khổ khác nhau bùng cháy,
thiêu ra tro cái cây của tâm bổn nguyên người ta,
khiến mầm bồ đề tâm thành tro bụi.
Bánh xe đau khổ của sáu cõi,
quay liên tục, tương tự với bánh xe lửa.
Đường dây của sinh, già, bệnh và chết
bị thời gian thống trị và lập lại.
Trong ngục tù, vào bất cứ lúc nào người ta chẳng thể giải thoát,
Như một tù nhân, tâm bị giam hãm của người ta thật khốn khổ.
Có lòng bi cho người không thể giải thoát vào bất cứ lúc nào,
dù có lòng bi, lại không có phương pháp để thực hiện;
dù có phương pháp, lại không có hành giả.
E ma ho! Chúng sinh đang sống bị nhiễm ô!

Bài ca về kinh nghiệm của Palden Sakya
Jetsun Rinpoche Dragpa Gyaltsen.

Bài Ca Hạnh Phúc

Con khẩn cầu sự ban phước của Đức Guru
mà thân Ngài là bản thể của tất cả chư Phật.
Cư trú nơi hẻo lánh, con suy nghĩ
“Hiện nay, bất cứ những gì con đang suy nghĩ đều là ảo tưởng,
con không hạnh phúc nên con hạnh phúc.”
Đạt được thân người khó đượccực lạc;
gặp được Giáo Pháp1 Mahayana là cực lạc;
tin cậy vào vị guru đích thực là cực lạc;
gặp được Giáo Pháp2 Vajrayana là cực lạc;
được chín muồi theo phương pháp của tantra là cực lạc;
bảo vệ nguyện và samaya (giới) là cực lạc;
thiền định về yoga hai giai đoạn3 của Đạo lộ là cực lạc;
thực hành hạnh thâm sâucực lạc.
Tâm không bị tổn hại bởi các đối tượng hiển nhiên;
vì những đối tượng không có cốt tủy này đều không thật,
giống như sự phản chiếu của hình tướng trong gương;
mặc dù người ta hành động với bám chấp, nó vẫn không có thực chất,


ba đối tượng cũng tương tự như vậy (mùi, vị, và có hình tướng).
Bất cứ âm thanh nào nghe được đều tương tự như tiếng dội;
mặc dù người ta hành động với tham dụcsân hận, nó vẫn không có thực chất,
ngoài ra tâm thức xác định rằng bất cứ niệm tưởng nào đều là ảo huyễn;
trong trạng thái của ảo huyễn, đó là cực lạc.
Mặc dù tìm kiếm đau khổ, đều không tìm thấy;
bản tánh của điều đó là đại cực lạc;
Trong trạng thái hợp nhất đó là đại cực lạc.
Khi không thể từ bỏ samsara,
Các hành giả, đừng phát sinh tư duy từ bỏ (samsara).
Phật quả không thể được thành tựu,
Các hành giả, đừng phát sinh tư duy thành tựu (Phật quả).
Hiểu biết về sự không hiện hữu của luân hồiniết bàn
là cái thấy bất khả phân của luân hồiniết bàn;
trong trạng thái bất khả phân đó là cực lạc
hành giả nào hiểu theo cách này,
Mặc dù không có gì để thực hành, đều là thực hành tinh tấn!
Mặc dù không có gì để thiền định, đều là thiền định tinh tấn!
Mặc dù không có gì để bảo vệ, đều là bảo vệ samaya (giới nguyện)!
Nếu hiểu được theo cách này, đó là cực lạc.
Ta cũng trong trạng thái đó.
Con trai, ngươi cũng nên an trụ trong trạng thái đó.
Đã đạt được giác ngộ không thể đạt,
Phật quả không thể được thành tựu
hiện hữu trong tâm chính con người;
Tâm không buồn khổ nên nó hạnh phúc.
Đây là upadesha cao cấp của Jetsun
và cũng được Yeshe Dorje cầu khẩn;
cầu mong giác ngộ cao nhất được đạt đến
với nỗ lực viết bài này của tôi.

Bài này được viết bởi Ngài Jetsun Dragpa Gyaltsen trong lúc khỏe mạnh tại Cung Điện của Palden Sakya vào tháng giữa mùa hè năm con thỏ cái sắt (1171).

Bài Ca Về Sáu Mãn Nguyện

Với chúng ta người thực hành Giáo Pháp tâm linh thiêng liêng,
Như một hỗ trợ, sự mãn nguyện được phát sinh bởi Tam Bảo.4
Như nơi cư trú, sự mãn nguyện phát sinh do một lều bạt.
Như bạn đồng hành đang sống, sự mãn nguyện được phát sinh bởi các bổn tôn cá nhân.
Như bạn đồng hành đàm luận, sự mãn nguyện được phát sinh do tụng niệm.
Như sự bảo vệ, sự mãn nguyện được phát sinh bởi các bổn tôn cá nhân.
Sáu mãn nguyện5 đã được dạy bởi Ngài Jetsun Rinpoche.

Chú Thích

1. Mahayana là con đường của đạo Phật, đặt nền tảng trên Bồ Tát nguyện, khao khát đạt Phật quả viên mãn cho lợi ích của tất cả chúng sinh.
2. Vajrayana là con đường của Phật giáo về các phương pháp đặc biệt đặt nền tảng trên việc nhận được abhisheka, tức gieo trồng hạt giống Phật quả trong ngũ uẩn của một người.
3. Hai giai đoạn này là yoga tạo thành, hay phát triển chính mình thành thân tướng bổn tôn, và yoga hoàn thiện, hay thực hành với các nguyên tố trong cơ thể – kinh mạch, năng lượng, và các giọt.
4. Tam Bảo là Phật, Giáo Pháp, và Tăng Đoàn.
5. Một dòng của bài ca này bị mất, nó xuất hiện trong lần xuất bản Derge năm 1736 của kinh sách phái Sakya.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 109873)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.