- Mục Lục
- Lời Nói Đầu & Lời Giới Thiệu
- 1 Jetsun Dragpa Gyaltsen (1147 – 1216) Bài Ca Vĩ Đại Của Kinh Nghiệm
- 2 Ngonchen Kunga Zangpo Bài Nguyện Cầu Hạnh Phúc Cho Tất Cả Chúng Sinh Đang Sống
- 3 Cuộc Phỏng Vấn Pháp Vương Sakya Trizin Giáo Lý Cốt Tủy Của Đạo Phật
- 4 Giáo Chủ Chogye Trichen Rinpoche Lịch Sử Phật Giáo
- 5 Khenpo Appey Rinpoche Sự Sản Sinh Niềm Tin
- 6 Jetsun Dragpa Gyaltsen Bài Ca Về Việc Làm Thế Nào Để Dựa Vào Các Giải Độc
- 7 Khenpo Appey Rinpoche Ý Muốn Giác Ngộ
- 8 Pháp Vương Sakya Trizin Bản Tánh Của Tâm
- 9 Cuộc Phỏng Vấn Ngài Sakya Pandita Giáo Lý Cốt Tủy Của Đạo Phật
- 10 Acharya Lama Migmar Tseten Năm Kết Tập
- 11 Khenpo Appey Rinpoche Đánh Thức Phật Tánh
- 12 Khenpo Appey Rinpoche Năm Con Đường Đến Giác Ngộ
- 13 Khenpo Appey Rinpoche Mười Bhumi Đến Giác Ngộ
- 14 Chogyal Phakpa Tặng Phẩm Của Giáo Pháp Cho Kublai Khan
- 15 Khenpo Appey Rinpoche Sự Hoàn Thiện Của Tư Cách Đạo Đức
- 16 Khenpo Appey Rinpoche Sự Hoàn Thiện Của Nhẫn Nhục
- 17 Khenpo Appey Rinpoche Sự Hoàn Thiện Của Tinh Tấn
- 18 Khenpo Appey Rinpoche Sự Hoàn Thiện Của Thiền Định
- 19 Jetsun Rinpoche Dragpa Gyaltsen Bài Ca Thăm Hỏi Về Thể Chất Lành Mạnh
- 20 Jetsun Rinpoche Dragpa Gyaltsen Bài Ca Tán Dương Nhiệm Vụ
- 21 Jetsun Rinpoche Dragpa Gyaltsen Bài Ca Về Tám Thực Hành Của Giấc Mộng
- 22 Từ Sutra Avatamsaka Vua Của Các Bài Nguyện Cao Quý Khao Khát Các Việc Làm Xuất Chúng
- 23 Jetsun Dragpa Gyaltsen Bài Ca Mang Lại Kinh Nghiệm Về Thực Hành
- 24 Kính Lễ Đến Đức Phật Bậc Thực Hiện Mười Hai Việc Làm Giác Ngộ
- 25 Acharya Lama Migmar Tseten Lịch Sử Của Phái Sakya
- Tiểu Sử Các Tác Giả
20
Jetsun Rinpoche Dragpa Gyaltsen
Bài Ca Tán Dương Nhiệm Vụ
Con quy y các
guru thiêng liêng
và các bổn tôn cá
nhân của ba thời.
Đây là sự mô tả về
suy nghĩ khích động (trạo cử – tán loạn)
vào thời điểm khái
niệm không được kiểm soát diễn ra.
Cả hai người có
niềm tin mong ước thực hành Giáo Pháp
và người có niềm
tin đã đi vào Giáo Pháp –
nhiều niệm tưởng
lan man khởi lên
do suy nghĩ về hai
loại người này.
Trước tiên, quả
thực có nhiều loại người trung thực,
nhưng niềm tin của
một số là tầm phào và trẻ con,
niềm tin của một
số người là hạnh thô lỗ,
niềm tin của một
số là về tinh linh và hồn ma,
niềm tin của một
số người là từ trái tim.
Trước hết, niềm
tin tầm phào trẻ con đó:
niềm tin được khơi
dậy, người ta cắt tóc1;
bị mất niềm tin,
họ thực hiện Pháp thế gian2;
họ đến và rời bỏ
[với Giáo Pháp] nhiều lần.
Vì thực hành không
được làm với sự thẩm xét đúng cách –
liệu không có loại
niềm tin tầm phào trẻ con này được hay không?
Một số niềm tin
vào hạnh thô lỗ:
trước tiên, là
không thẩm tra người bạn tâm linh,
nhập vào cửa của
bất cứ người nào,
không biết thực
hành điều gì, họ bị lạc lối trong hạnh thô tục.
Đôi khi, cư trú
nơi hẻo lánh,
ngồi trên đỉnh ba
ngọn núi, không có gì để thiền định.
Thỉnh thoảng, ở
nơi phố thị đông đúc,
người ta bị lạc
lối trong hạnh thô tục ở giữa đám đông.
họ hổ thẹn vì học
tập và trì giới –
liệu không có loại
niềm tin về hạnh thô tục này được hay không?
Một số người tin vào
tinh linh và ma quỷ:
đã đi vào Giáo
Pháp lại thực hiện hạnh thô lỗ,
họ làm trò giải
trí cho người bình thường;
họ là đối tượng
của sự thẩm xét phê phán của các bậc cao hơn –
nguyên nhân của sự
hủy hoại chính mình và người khác;
tạo cho Giáo Pháp một
lý do là ngu xuẩn.
liệu không có loại
niềm tin vào tinh linh và ma quỷ này được hay không?
Niềm tin phát sinh
từ đáy lòng:
trước tiên, hãy
khơi dậy niềm tin trong sáng,
với suy nghĩ ước
muốn thực hành Giáo Pháp;
đừng nên vội vã
thiếu kiên nhẫn.
Vào lúc khởi đầu,
hãy tìm kiếm người bạn tâm linh (thiện tri thức),
người sở hữu giới
nguyện và trì giới,
người đã rèn luyện
trong ý nghĩa của sutra và tantra,
người sở hữu bồ đề
tâm.3
bất cứ họ ở đâu,
hãy theo sau gần gũi;
thực hành hạnh
theo cách họ dạy.
Về những người
đi vào Giáo Pháp với niềm tin
họ bảo vệ giới
luật như thế nào?
Khi không lắng
nghe, không có tinh túy;
có một số người
lắng nghe suốt cả đời;
lại không thiền
định, vậy sự lắng nghe đó có lợi gì cho tâm?
Một số người thiền
định không lắng nghe;
khi không lắng
nghe, thì chẳng có gì để thiền định.
Một số người,
không có niềm tin, lại thực hiện hoạt động4 và phương pháp5
vậy gieo trồng tám
Pháp thế gian có lợi gì?
Một số người có
niềm tin, tìm một nơi để thực hành
nếu điều đó được
giải thích chi tiết, nó giống như vầy:
một số đi đến Bodh
Gaya,6
có nhiều người
không phải tín đồ Phật ở Bodh Gaya;
cũng chẳng có sự
thành tựu nào dành cho họ.
Có nhiều kẻ cướp
nguy hiểm trên đường phố
Khi bị cắt cổ,
người ta chết với lưỡi dao hối tiếc.
Một số người du
hành đến sông băng ở Kailash7;
có nhiều dân du
mục ở Kailash,
dân du mục thực
hiện nhiều điều bất thiện.
Khi bị giết bởi
tuyết lở, họ sẽ chết với lưỡi dao hối tiếc.
Một số du hành đến
Tsari Tsagong,8
một phần của vùng đất
đầy người Monpas9 man rợ;
thậm chí âm thanh
của danh hiệu “Giáo Pháp” không hiện hữu;
Khi bị giết bởi
tinh linh và ma quỷû, họ sẽ chết với lưỡi dao hối tiếc.
Giống như vậy và
còn nữa, những câu chuyện này là vô số.
Đừng tìm kiếm
nhiều nơi chốn để thực hành.
Hãy thiền định
trong nơi hẻo lánh cùng với hoàn cảnh có lợi,
sở hữu sự tự tin
của hai giai đoạn.
Bất cứ khi nào an trụ trong cung điện của Akanistha10;
người bạn giúp đỡ họ là vị bổn tôn riêng của hành giả;
hành giả ăn và uống bất cứ thứ gì đều là thực phẩm của amrita.11
đừng tìm kiếm một nơi bên ngoài để thực hành
là samaya uyên thâm của Vajrayana;
không thể hát như bài ca, nên hãy để nó sang một bên.
Nơi cư ngụ của con, cung điện này, Palden Sakya,
tương tự với Akanistha (Trời Sắc Cứu Cánh).
Nơi phương đông, ở Trachung Ganga,12 vòi của voi,
là nhà của Đức Akshobhyavajra,13
Đấng cứu vớt chúng sinh đang sống qua sự hợp nhất.14
Ở phương nam, tại Kha’u Tsangpo,15 ngựa báu,
là nhà của Đức Ratnasambhava,16
bậc thỏa mãn nguyện ước của chúng sinh đang sống.
Trong phương tây, ở Chumig Dzinkha,17 đầu con công,
là nhà của Đức Amitabha,18
bậc hướng dẫn chúng sinh đang sống đến Giáo Pháp.
Nơi phương bắc, ở Phunpo Ri,19 cánh của chim garuda (kim xí điểu),
là nhà của Đức Amoghasiddhi,20
bậc thành tựu lợi ích của chúng sinh đang sống.
Đất Trắng21 giống như đầu sư tử
Palden Sakya, thân sư tử,
là nhà của Đức Vajradhara,22
bậc thỏa mãn mong ước của các chúng sinh đang sống trong sáu cõi.23
theo cách đó, trong cung điện tối cao của Akanistha,
Ta, yogin của Vajradhara, là cực lạc,
Ta, yogin cắt đứt sự phát triển, là cực lạc.
Ta cực lạc vì áo giáp rắn chắc của trí tuệ mantra.24
Ta cực lạc vì sở hữu kho tàng upadesha.25
Ta cực lạc vì sở hữu sự tự tin của cái thấy (kiến).
Ta cực lạc vì được bao quanh bởi hàng rào samaya.
Ta không khoe khoang chính mình.
Trong cách này, vì giúp dỡ mọi người,
không lang thang khắp nơi,
không thể hiện được sinh làm người quý báu lại vô dụng,
không thể hiện thân thể và cuộc sống vô dụng;
nếu đủ hiểu biết hãy cư trú nơi hẻo lánh;
nếu không đủ hiểu biết hãy dựa vào vị guru (đạo sư).
Một cách, hãy đem tinh tấn vào thực hành
không lãng phí niềm tin.
Bài ca ngắn về
suy nghĩ khích động này
được truyền bởi
Yeshe Dorje trung thực,
và cũng được gửi
tới Shunpa Gomton.
Bài ca để hát khi
cưỡi trên lưng chiến mã!
Chú Thích
1. Điều này
ám chỉ phần cắt tóc của nghi lễ thọ quy y.
2. Pháp Thế
gian bao gồm những hoạt động chỉ định hướng cho đời này.
3. Bồ đề tâm là
mong ước đạt giác ngộ cho lợi ích của tất cả chúng sinh.
4. Các hoạt
động là an định, tăng trưởng, quyền năng, và tiêu diệt.
5. Phương pháp
là sự thực hành sadhana (nghi quỹ) của Kim Cương Thừa.
6. Một nơi ở Ấn
Độ chỗ Đức Phật Shakyamuni đạt Phật quả viên mãn.
7. Một ngọn núi
ở Himalaya linh thiêng phía tây Tây Tạng, nơi các tín đồ đạo Phật, đạo Hồi và
đạo Bonpo hành hương.
8. Tsari
Tsagong ở vùng đông nam Tây Tạng, gần Ấn Độ.
9. Monpa ám chỉ
các bộ lạc bản địa cư trú ở vùng quanh Tsari.
10. Akanistha
là cõi tịnh độ của Báo Thân Phật an trụ.
11. Amrita (cam
lồ) là thực phẩm và nước uống linh thiêng.
12. Một ngọn
đồi phía đông Sakya.
13. Akshobhya
(Phật A Súc – Bất Động Phật) là vị Phật thiền ở hướng đông.
14. Sự hợp nhất
của trong sáng và tánh không.
15. Một dòng
sông ở phía nam Sakya.
16. Ratnasambhava
(Phật Bảo Sanh) là vị Phật thiền ở hướng nam.
17. Một dòng
suối ở hướng tây Sakya.
18. Amitabha
(Phật A Di Đà) là vị Phật thiền ở hướng tây.
19. Một ngọn
núi ở phía bắc Sakya.
20. Amoghasiddhi
(Bất Không Thành Tựu Phật) là vị Phật thiền ở hướng bắc.
21. “Đất
Trắng,” hay Sakya, ám chỉ đặc điểm địa lý nổi bật nằm bên sườn đồi trên thị
trấn.
22. Vajradhara
(Phật Kim Cương Trì) ở đây ám chỉ báo thân của vị guru.
23. Sáu cõi là:
trời, người khổng lồ (a tu la), người, súc sinh, ngạ quỷ, và địa ngục.
24. Các mantra
trí tuệ là sự kết hợp với trí tuệ bổn tôn.
25. Upadesha là
các hướng dẫn uyên thâm cho thực hành.