- Nội Dung
- Lời Ngỏ
- Lời Nói Đầu
- Lời Nói Đầu
- Lời Giới Thiệu Của Dilgo Khyentse Rinpoche
- Dẫn Nhập Dẫn Nhập Của Các Dịch Giả Anh Ngữ
- Lịch Sử Của Bản Dịch Này
- Phật Giáo Tây Tạng Dẫn Nhập Tóm Tắt
- Ti Ểu Sử Patrul Rinpoche Tiểu Sử Của Đạo Sư Vĩ Đại
- Mở Đầu
- Phần Một Những Pháp Tu Dự Bị Thông Thường Hay Những Chuẩn Bị Bên Ngoài
- Chương I Tự Do Và Thuận Duyên Khó Tìm
- Chương Hai Lẽ Vô Thường Của Cuộc Đời
- Chương Ba Những Khổ Đau Của Cõi Luân Hồi
- Chương Bốn Nghiệp:* Luật Nhân Quả
- Chương Năm Lợi Ích Của Giải Thoát
- Chương Sáu Làm Thế Nào Để Theo Chân Một Vị Thầy Tâm Linh
- Phần Hai Những Pháp Tu Dự Bị Phi Thường Hay Những Chuẩn Bị Bên Trong
- Chương I Quy Y, Nền Tảng Của Mọi Con Đường
- Chương 2 Khơi Dậy Bồ Đề Tâm, Gốc Rễ Của Đại Thừa
- Chương 3 Trì Tụng Và Thiền Quán Về Bổn Sư Như Đức Kim Cang Tát Đỏa (Vajrasattva) Để Tịnh Hóa Tất Cả Chướng Ngại 172
- Chương Bốn Cúng Dường Mạn Đà La Để Vun Bồi Phước Tuệ
- Chương Năm Kusali Pháp Tích Tụ Công Đức Của Kẻ Hành Khất: Diệt Trừ (*) Bốn Ma Vương Bằng Một Độc Chiêu
- Chương 6 Pháp Bổn Sư Du Già,233 Cánh Cổng Dẫn Đến Năng Lực Gia Trì, Phương Pháp Tối Hậu Để Chứng Ngộ Tuệ Giác
- Phần Ba Pháp Chuyển Di Thần Tốc
- Chương Một Pháp Chuyển Di Tâm Thức, Giáo Huấn Dành Cho Người Hấp Hối: Phật Quả Không Cần Thiền Định
- Chú Thích
- Thuật Ngữ
CHƯƠNG NĂM
LỢI
ÍCH CỦA GIẢI THOÁT
Được chư thiện tri thức
và thành tựu giả siêu phàm dẫn dắt,
Ngài đã
tu tập và trực nghiệm giáo huấn của chư Bổn Sư.
Ngài chỉ
ra con đường cao cả không sai trật cho kẻ khác.
Bậc Thầy
Vô Song, con đảnh lễ dưới chân Ngài.
Cách thức lắng nghe giáo lý về sự lợi lạc của giải thoát trong chương này, và về cách thức theo chân một vị Thầy tâm linh trong chương sau thì cũng giống như cách thức đã được giải thích trước đây.
Giải thoát là gì? Đó là tìm được tự do thoát khỏi đại dương đau khổ được gọi là luân hồi này, và đạt được quả vị của một Thanh Văn (Sravaka), một vị Độc Giác Phật (Pratyekabuddha), hay một vị Phật Toàn Giác.
I. NHỮNG NHÂN TỐ ĐƯA ĐẾN GIẢI THOÁT
Những nhân tố đưa bạn đến được với giải thoát gồm có như sau: (1) trước tiên, hãy làm cho tâm bạn nhu nhuyễn nương vào bốn pháp chuyển tâm để bạn có thể xoay lưng lại với luân hồi, bắt đầu bằng những hiểu biết về sự khó khăn để tìm được những điều kiện tự do và những thuận duyên (của đời người hiếm quý); và (2) thứ hai, là thực hành tất cả những pháp tu, bắt đầu bằng pháp quy y, vì đây làø nền tảng của mọi con đường tu, cho đến khi nào hoàn tất trọn vẹn pháp môn chính yếu.92
Lợi lạc của mỗi một pháp tu đã được giải thích trong những chương có liên quan đến những pháp tu này.
II. KẾT QUẢ: BA QUẢ VỊ GIÁC NGỘ
Dù bạn sẽ chứng đắc trong quả vị của một Thanh Văn, một vị Phật Độc Giác, hay một vị Phật Toàn Giác, thì kết quả sẽ là một sự an lạc, khinh an, thoát khỏi những nẻo đường tràn đầy nguy hiểm và đau khổ của cõi luân hồi. Thật là sung sướng xiết bao!
Trong số tất cả những con đường tu khác nhau thì mục đích duy nhất của con đường tu theo Đại Thừa mà bây giờ bạn đang dấn bước là làm sao đạt được Phật Quả viên mãn. Trên con đường tu theo Đại Thừa này, nhất nhất các pháp tu phải đều lấy Phật Quả viên mãn làm mục đích duy nhất – từ thập thiện, cho đến bốn tâm vô lượng, cho đến sáu pháp toàn thiện siêu việt (lục độ ba la mật), bốn trạng thái định (chỉ), bốn trạng thái của vô sắc giới, an trụ, và của tuệ minh sát (quán). Ngoài những pháp kể trên thì còn có ba pháp tu tối thượng: (1) phát khởi Bồ Đề Tâm như là một pháp tu dự bị, (2) giữ tâm không tạo tác trong thời gian hành trì pháp môn tu tập chính yếu, và (3) kết thúc bằng những lời nguyện hồi hướng. Tất cả các pháp này, đều phải lấy Phật Quả viên mãn làm mục đích duy nhất.
Milarepa
(1040 – 1123)
Hành giả du già (yogi) nổi tiếng nhất của Tây Tạng, lừng danh qua lối sống khổ hạnh trong những rặng núi ở miền Nam Tây Tạng, qua sự kiên trì trong thiền định, và qua những bài đạo ca được Ngài hát lên một cách tự nhiên để giảng dạy cho những người thợ săn cũng như dân làng.