Vườn Lộc Uyển (Sarnath)

08/12/201012:00 SA(Xem: 43256)
Vườn Lộc Uyển (Sarnath)


VƯỜN LỘC UYỂN
(Minh Hạnh trích dịch từ en.wikipedia.org)

Sarnath (cũng là Mrigadava, Migadàya, Rishipattana, Isipatana)Vườn Lộc Giả - Sarnath còn gọi là vườn nai nơi Đức Phật giảng pháp lần đầu tiên cho anh em Kiều Trần Như, và cũng là nơi Tăng Già Phật Giáo ra đời xuyên qua sự giác ngộ của Kondanna (Kiều Trần Như) vị đệ tử cao niên nhất trong năm vị, thấu triệt Giáo Phápđắc Quả Tu Đà Hườn, tầng đầu tiên trong bốn tầng Thánh. Sarnath toạ lạc 13 km về phía đông bắc của thành Varanasi. Sarnath được Đức Phật đề cập là một trong bốn thánh tích hành hương.

Tên nguyên thủy

Mrigadava có nghĩa là "vườn nai". Isipatana là tên được sử dụng trong các kinh điển Pali, và có nghĩa là nơi vị thánh (Pali: ISI, Tiếng Phạn: Rishi) giáng phàm. Truyền thuyết nói rằng khi Đức Phật được sinh ra, Chư Thiên xuống thông báo cho 500 vị tiên nhơn biết. Những vị tiên nhơn thẩy hoa hồng vào trong không gian và biến mất và các di hài của họ thì rơi xuống đất. Một giải thích khác cho tên gọi Isipatana đã được gọi như vậy bởi vì các nhà hiền triết trên đường xuyên qua không gian (từ Hy Mã Lạp Sơn) xuống đây hoặc bắt đầu từ đây ở trên trời đáp xuống (isayo ettha nipatanti uppatanti cāti-Isipatanam). Những vị Phật Độc Giác, trải qua bảy ngày trong thiền quán tại Gandhamàdana, tắm trong hồ Anotatta và đến nơi cư trú của loài người xuyên qua không gian trong sự tìm kiếm thực phẩm. Chư vị đến trần gian tại Isipatana. Đôi khi chư vị Phật Độc Giác tới Isipatana từ Nandamùlaka-pabbhàra.

Ngài Huyền Trang trích dẫn trong (Tiền Sanh Truyện - Nigrodhamiga Jàtaka (J..145ff) giải thích cho nguồn gốc của vườn Lộc Uyển (Migadàya). Ông viết rằng Vườn Nai nguyên là khu rừng của vua Benares trong Tiền Sanh hiến cúng khu rừng nơi loài nai đi lang thang mà không bị quấy rày. Migadàya được gọi như vậy là vì loài nai được phép đi rong chơi ở đây mà không bị quấy rày.

Sarnath, từ chữ Saranganath, có nghĩa là "Chúa của loài Nai" và liên quan đến một câu chuyện cổ Phật giáo trong đó vị Bồ Tát là một con nai và đã hiến đời sống của mình cho vua giết ăn thịt thay vì con hưu cái sắp sửa bị giết. Nhà vua cảm độngbãi bỏ lệnh đó, vua đã biến công viên thành nơi trú ẩn cho loài nai. Công viên ngày hôm nay vẫn còn.

Lịch Sử
Đức Phật Gautama tại Isipatana

Đức Phật đi từ Bồ Đề Đạo Tràng tới Vườn Lộc Uyển (Sarnath) năm tuần sau khi Ngài giác ngộ. Trước khi Ngài giác ngộ Ngài đã bỏ cuộc sự hành xác nghiêm khắc và những người bạn, năm vị tu sĩ Kiều Trần Như, và Ngài đi Isipatana.

Sau khi Ngài chứng đạt quả vị Phật, Ngài rời Uruvela, du hành đến Isipatana tham gia và giảng cho họ. Ngài đến bởi vì, Ngài quán thấy chư vị sẽ nhanh chóng thông hiểu giáo lý. Trong khi du hành đến Sarnath, Đức Phật Gautama phải băng qua giòng sông Hằng. Không có tiền để trả cho người chở phà qua sông, Ngài đã đi băng qua giòng sông Hằng xuyên qua không gian. Khi Vua Bình Sa Vương (Bimbisàra) nghe điều này, vua bãi bỏ vị thu thuế cho các nhà tu khổ hạnh. Khi Đức Phật tìm thấy năm người bạn cũ, Ngài giảng cho chư vị, chư vị đã hiểu và đạt được giác ngộ. Tại thời gian này Tăng Già, tăng đoàn của những vị giác ngộ ra đời. Bài thuyết pháp đầu tiên Đức Phật giảng cho năm vị tỳ kheo là Dhammacakkappavattana Sutta là kinh Chuyển Pháp Luân. Trong ngày trăng rằm của tháng Asalha (tháng 5-6). Đức Phật sau đó Ngài cũng ở tại Vườn Lộc Uyển tại Tịnh Xá Mulagandhakuti trong suốt mùa mưa đầu tiên. Tăng Già phát triển được 60 vị (sau khi Yasa và những người bạn của mình xuất gia), Đức Phật đã gửi chư vị tỳ kheo du hành một mình khắp nơi để giảng dạy Phật Pháp. Tất cả 60 vị tỳ kheo đã đắc quả A la hán.

Có nhiều sự việc diễn ra với Đức Phật, ngoài sự việc giảng bài pháp đầu tiên tại Isipatana, đó là Yasa đến gặp Đức Phậttrở thành vị Alahan. Và cũng tại Isipatana, giới luật đã được thông qua cấm việc sử dụng loại dép làm bằng lá talipot. Một trường hợp khác khi Đức Phật ngự tại Isipatana, đến đó từ Ràjagaha, Ngài đặt một số giới luật ngăn cấm việc sử dụng một số các loại thịt, bao gồm cả thịt loài người. Trong khi Đức Phật ngự tại Isipatana, Ma Vương (Mara) đã hai lần đến gặp Đức Phật nhưng đã phải thất bại bỏ đi.

Nét đặc trưng của Vườn Lộc Uyển hiện nay.

Hầu hết những toà nhà cổ và những công trình kiến trúc tại Vườn Lộc Uyển bị hư hại hoặc bị tàn phá bởi những người theo đạo Hồi. Tuy nhiên, trong những cảnh đổ nát có thể nhận ra được.

- Tháp Dhamek; uy nghi với chiều cao 128 feet và rộng 93 feet

- Tháp Dharmarajika là một trong số ít những ngôi tháp dựng lên bởi vua Ashoka còn lại, mặc dù chỉ còn nền móng. Phần còn lại của tháp Dharmarajika đã được di chuyển tới Varanasi để sử dụng làm vật liệu xây dựng trong thế kỷ thứ 18. Khi đó, ngọc xá lợi được tìm thấy trong tháp Dharmarajika. Những xá lợi đã được rải xuống giòng sông Hằng.

- Tháp Chaukhandi là nơi kỷ niệm Đức Phật gặp gỡ các đệ tử của mình lần đầu, ngày tháng ghi vào thế kỷ thứ 5 hoặc sớm hơn và sau đó được nâng cao do việc thêm vào một toà tháp tám cạnh của Hồi giáo. Trong những năm gần đây tháp Chaukhandi đang được phục hồi.

- Tàn tích của tịnh xá Mulagandhakuti đánh dấu nơi Đức Phật an cư trong mùa mưa.

- Tịnh xá Mulagandhakuti hiện nay là một tu viện được xây vào năm 1930 của Sri Lanka Mahabodhi Society, với những bức tranh tường tuyệt đẹp. Đằng sau tu việnVườn Nai (những con nai vẫn còn được nhìn thấy nơi đây)

- Trụ đá của vua A Dục (Ashoka) được dựng lên tại đây, cấu trúc nổi nguyên thủy bởi "Đầu con sư tử của vua A Dục) (được trình bày tại viện bảo tàng Sarnath), đã bị bể trong quá trình xâm chiếm của người Hồi, nhưng cột trụ vẫn còn đứng ở vị trí nguyên thủy.

- Viện bảo tàng Sarnath Archeological nổi tiếng với đầu sư tử của vua A Dục, kỳ diệu còn tồn tại với 45 foot cao từ mặt đất đã trở thành tượng trưng quốc gia của Ấn Độ và là biểu tượng trên lá cờ của người Ấn Độ. Viện bảo tàng cũng nổi tiếng về tôn tượng Đức Phật Chuyển Pháp (Dharmachakra-posture.)

- Ngoài ra còn có một cây Bồ Đề được chiết nhánh từ cây Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng.

Hình Ảnh

vuonlocuyen_nhintuthapchaukhandi

Vườn Lộc Uyển nhìn từ tháp Chaukhandi

truda_aduc_dung_sarnath

Trụ Đá của Vua A Dục

thap_chaukhandi

Tháp Chaukhandi

scan0050

Vào vườn Lộc Uyển

sarnath_dhamekhastupa2phethap_vuonlocuyen

Tháp Dhamekha / Vườn Lôc Uyển

vuonnai

Vườn Nai


 





VƯỜN LỘC UYỂN

Một thánh địa đáng ghi nhớ nữa trong lịch sử Phật Giáothánh địa Isipitana hay Sarnath. Nơi đây, trong sự tĩnh lặng của vườn Lộc Uyển, Đức Phật đã khai giảng bài pháp đầu tiên cho 5 anh em ông Kiều Trần Như trước kia cùng tu khổ hạnh với Ngài. Nội dung bài thuyết pháp nói về những khổ đau của kiếp người và những phương cách giải hóa những thống khổ đó. Sự kiện này đã được mệnh danh là “Chuyển Pháp Luân,” có nghĩa là Đức Phật chuyển bánh xe pháp đầu tiên đánh dấu một kỷ nguyên huy hòang rực rỡ của một tôn giáo kéo dài bền vững trên 2500 năm cho đến nay.

Sarnath là nơi xuất phát tôn giáo do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập. Vì thế, Sarnath đã trở thành trung tâm Phật giáo lớn nhất tồn tại trên 1500 năm. Trong những thế kỷ đầu tiên của thời kỳ Phật giáo hưng thịnh, dưới triều đại vua A Dục, Sarnath đã trở thành một nơi tranh luận nổi tiếng giữa các tông pháiđạo giáo. Hai ngài Pháp Hiền và Trần Huyền Trang đã đến chiêm bái thánh tích này vào thế kỷ thứ 5 và thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên. Hai ngài đã để lại cho chúng ta nhiều tài liệu giá trị về lịch sử thánh địa này. Nơi đây, vua A Dục cũng đã sai người xây dựng một cột trụ đánh dấu khu vực ẩn cư trong nhiều tòa nhà lớn nhỏ khác nhau của hơn 1500 vị tăng sĩ Phật giáo đến Sarnath. Trong những di tích còn sót lại đó, người ta phải nhắc đến một ngôi đền tuyệt mỹtượng Phật bằng đồng trong hình tướng chuyển Pháp luân, một ngôi cổ tháp và một cột trụ bằng đá. Tất cả đều do vua A Dục xây dựng. Thánh địa này đã phát triển rực rỡ trong nhiều triều đại và cũng đã được trùng tu lại nhiều lần. Theo bia ký và những chứng cứ khảo cổ, người ta biết rằng ngôi đền có tượng Đức Phật Chuyển Pháp Luân đã được trùng tu lại theo lệnh của hòang hậu Kumaradevi vào phân nửa đầu thế kỷ thứ 12 trước Công nguyên. Chẳng bao lâu sau, địa danh này bị quân đội của Muhammad Ghori, của đạo quân Huns và Mahmud Ghazni phá hủy hòan tòan, nhưng Sarnath lại được trùng tu do công sức của các tín đồ Tăng Ni Phật giáo khắp nơi. Tuy nhiên về sau, vì đạo Phật đã suy tàn tại Ấn Độ, Sarnath, một địa danh lịch sử nổi tiếng và huy hòang một thời đã bị tiêu hủy mất dấu trong đổ nát hoang tàn của cát bụi thời gian.

Ngày nay, viện khảo cổ Ấn đã tổn phí sức lực và tài chánh thật nhiều trong công cuộc khai quật và trùng tu lại thánh địa Sarnath. Khi chúng ta đến Sarnath từ hướng Varanasi, chúng ta sẽ thấy một mặt phẳng bát giác bằng gạch nung nhô lên khỏi mặt đất. Mặt phẳng này là di tích còn sót lại của một ngôi tháp trước kia đánh dấu nơi Đức Phật đến gặp 5 anh em ông Kiều Trần Như. Ngôi tháp bát giác này được trùng tu lần sau cùng bởi tiểu vương Akbar năm 1588, thuộc triều đại Gupta.

Trong số những di tích tàn rụi còn sót lại không bị các đạo quân tàn phá là ngôi tháp Dhamekh cao hơn mặt đất 150 bộ. Ngôi tháp này được xây cất bằng nguyên liệu bền cứng, những khối đá khổng lồ bằng gạch và mang hình dáng cột trụ. Những hình tượng khắc trên mặt tháp cho chúng ta biết ngôi tháp Dhamekh được xây vào triều đại Gupta thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Danh từ “Dhamekh” phát xuất từ nguyên từ Phạn ngữ “Dharmekh – chánh pháp”. Cách ngôi tháp này không xa về hướng Tây là một ngôi tháp nhỏ do vua A Dục xây cất. Tháp vua A Dục xây, theo lời miêu tả của ngài Trần Huyền Trang, có thể là nơi Đức Phật tọa thiền thuyết pháp cho 5 anh em Kiều Trần Như. Xa hơn một tí về phía Bắc, là một côt trụ hình đầu sư tử được khắc chạm rất công phu. Cột trụ sư tử này hiện nay được trưng bày tại viện bảo tàng khảo cổ gần đó. Tại ngôi tháp này, chúng ta còn thấy sót lại những mảnh đá lớn của nền nhà chánh điện và những cột lớn nhỏ của một cổng chính dẫn lối vào chánh điện ngôi tháp. Ngòai ra, chúng ta còn thấy rất nhiều mãnh vỡ của các tượng PhậtBồ tát mang dấu ấn điêu khắc của nhiều triều đại khác nhau. Một bức tượng Phật đẹp nhất tạc bằng đá cát khắc hình Đức Phật Chuyển Pháp Luân là bức tượng tuyệt mỹ mang dấu nghệ thuật điêu khắc triều đại Gupta.

Tất cả những bức tượng điêu khắc vào thời đại này đều khắc theo tám biến cố lịch sử của cuộc đời Đức Phật như Đức Phật giáng sanh, thành đạo, chuyển Pháp luân, nhập Niết bàn, thi triển thần thông, v.v. Đáng kể nữa là một bức tàn lọng bằng đá khắc trọn vẹn bài pháp Tứ Đế bằng tiếng cổ Pàli.

Dù đã bị tàn phá nhiều theo thời gian, Sarnath vẫn còn hấp dẫn du khách tìm về Ấn Độ để tưởng nhớ lại hình ảnh Đức Từ Phụ và giáo âm của Ngài vẫn vang vọng bất diệt trong lòng người con Phật.

Trên bước đường hành trình tâm linh về xứ Ấn thiêng liêng để chiêm bái Tứ Động Tâm, thông thường những người con Phật nói riêng hay du khách trên thế giới nói chung sau khi đáp máy bay tại phi trường Delhi, địa điểm viếng thăm đầu tiên sẽ là thành phố Varanasi. Nơi đây du khách sẽ được chiêm bái thánh tích Sarnath, khu vườn Lộc Uyển thiêng liêng xinh đẹp, nơi đức Phật chuyển vận bánh xe Pháp đầu tiên, bắt đầu cuộc hành trình hoằng pháp cứu khổ độ sanh và viếng thăm dòng sông Hằng thiêng liêng huyền bí. Tiếp đó cuộc hành trình tâm linh sẽ đưa mọi người viếng thăm chiêm bái thánh tích Bồ-đề-đạo-tràng (nơi đức Phật thành đạo), thánh tích Kusinagar (nơi đức Phật nhập Niết-bàn) và thánh tích Lâm-tỳ-ni (nơi đức Phật đản sanh)….

Đó là cuộc hành trình tâm linh thuận theo không gian địa lý. Nếu thuận theo thời gian của Tứ Động Tâm thì khách hành hương phải đáp máy bay ở Nepal để chiêm bái thánh tích Lâm-tỳ-ni, sau đó viếng thăm thánh tích Bồ-đề-đạo-tràng, chiêm bái thánh tích Sarnath, và cuối cùng đảnh lễ thánh tích Kusinagar… cuộc hành trình như thế sẽ không thuận đường, nên thường vất vả hơn. Trong phạm vi bài này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về thánh tích Sarnath, vườn Lộc Uyển, nơi Ba ngôi báu được thành lập đầu tiên giữa cuộc đời.

 

VƯỜN LỘC UYỂN
Thích Quảng phước
(Chùa Cổ Lâm)

Trên bước đường hành trình tâm linh về xứ Ấn thiêng liêng để chiêm bái Tứ Động Tâm, thông thường những người con Phật nói riêng hay du khách trên thế giới nói chung sau khi đáp máy bay tại phi trường Delhi, địa điểm viếng thăm đầu tiên sẽ là thành phố Varanasi. Nơi đây du khách sẽ được chiêm bái thánh tích Sarnath, khu vườn Lộc Uyển thiêng liêng xinh đẹp, nơi đức Phật chuyển vận bánh xe Pháp đầu tiên, bắt đầu cuộc hành trình hoằng pháp cứu khổ độ sanh và viếng thăm dòng sông Hằng thiêng liêng huyền bí. Tiếp đó cuộc hành trình tâm linh sẽ đưa mọi người viếng thăm chiêm bái thánh tích Bồ-đề-đạo-tràng (nơi đức Phật thành đạo), thánh tích Kusinagar (nơi đức Phật nhập Niết-bàn) và thánh tích Lâm-tỳ-ni (nơi đức Phật đản sanh)….

Đó là cuộc hành trình tâm linh thuận theo không gian địa lý. Nếu thuận theo thời gian của Tứ Động Tâm thì khách hành hương phải đáp máy bay ở Nepal để chiêm bái thánh tích Lâm-tỳ-ni, sau đó viếng thăm thánh tích Bồ-đề-đạo-tràng, chiêm bái thánh tích Sarnath, và cuối cùng đảnh lễ thánh tích Kusinagar… cuộc hành trình như thế sẽ không thuận đường, nên thường vất vả hơn. Trong phạm vi bài này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về thánh tích Sarnath, vườn Lộc Uyển, nơi Ba ngôi báu được thành lập đầu tiên giữa cuộc đời.

Lộc Uyển là tên Hán Việt, Lộc (鹿) nghĩa là con nai, Uyển (苑) là khu vườn đẹp; như vậy Lộc Uyển có nghĩa là Khu vườn nai xinh đẹp. Danh từ Lộc Uyển được dịch nghĩa từ tiếng Pali là Sarnath (vua của loài nai); hay từ Migadàya (vườn nai). Sở dĩ gọi là Migadàya (vườn nai), vì khu vườn này được vua xứ Ba-la-nại bảo vệ các loài nai sống tự do trong khu vườn này và không cho dân chúng giết hại; nhờ thế nơi đây rất yên tịnh, thanh vắngtrở thành nơi cư trú lý tưởng của các vị ẫn sĩ tiến tu đạo nghiệp. Khi chưa chứng quả vị Vô thượng Bồ đề, đức Phật và năm anh em Kiều Trần Như cũng từng tu tập khổ hạnh trong khu rừng này.

Theo kinh tạng Pali, khu rừng này thường được gọi là chỗ “Chư thiên đọa xứ” (Isipatana), vì nơi đây có 500 vị Bích Chi Phật nhập diệt giữa hư không, xác thân tứ đại các Ngài rơi xuống tại nơi này, nên nơi này được gọi là Isipatana. Vào thế kỉ thứ VII AD, khi ngài Huyền Trang đến chiêm bái thánh tích này, Ngài cho biết có một bảo tháp được xây để đánh dấu nơi xác thân của 500 vị Bích Chi Phật rơi xuống, ngày nay thì bảo tháp này không còn nữa. (1).

Danh từ Sarnath (vua của loài nai), xuất phát từ câu chuyện tiền thân của đức Phật Thích Ca, câu chuyện hàm chứa một tấm lòng đại từ bi của một con nai đầu đàn anh dũng. Chuyện kể rằng:

Thuở xưa tại xứ Ba-la-nại, trong một khu rừng xinh đẹp, có hai đàn nai đang sinh sống, mỗi đàn có hơn năm trăm con và được dắt dẫn bởi một con nai đầu đàn mạnh khỏethông minh, lanh lợi. Bất hạnh thay, nhà vua của xứ này rất thích thịt nai và thường hay đi săn bắn. Một hôm vua cùng tùy tùng đến khu rừng này săn bắn, phát hiện khu rừng có rất nhiều nai sinh sống, nhà vua rất vui mừng ra sức đuổi bắt; nhưng đàn nai rất khôn ngoan, chúng chạy luồn lách giữa những cây rừng, nhà vua không làm sao đuổi bắn được. Trải qua mấy canh giờ ra sức đuổi theo bắn giết mệt nhọc mà không săn được con nai nào. Nhà vua rất bực mình sai quân lính bao vây cả khu rừng và dùng lửa để đốt chết hai đàn nai. Biết được hậu quả kinh khiếp sắp xảy ra cho cả giống nòi và khu rừng, hai con nai đầu đàn (tiền thân của đức Phật và Đề-bà-đạt-đa) liền chạy ra khỏi khu rừng đi đến trước mặt nhà vua và thưa rằng: Xin Đại vương đừng đốt khu rừng giết cả loài nai và những sinh vật trong ấy, chúng tôi xin nguyện mỗi ngày sẽ dâng nạp cho ngài một con nai; như thế ngày nào ngài cũng có thịt nai tươi để dùng và chúng tôi cũng được kéo dài mạng sống. Nhà vua thấy nai đầu đàn rất dũng mãnhxinh đẹp thưa như thế liền bằng lòng ngay, ra lệnh cho quân lính rút khỏi khu rừng và quyết định không đốt khu rừng nữa.

Hằng ngày, hai nai đầu đàn lần lượt sắp xếp một con nai để vào cung nộp mạng cho nhà vua. Một hôm sắp đến lượt một con nai có mang thai đi nộp mạng, nai mẹ nhìn bụng mà xót xa nghĩ rằng: con mình chưa chào đời mà đã phải chết theo mình, thương con đau lòng trằn trọc suốt đêm, sáng mai nai mẹ quyết định đi gặp nai đầu đàn (tiền thân Đề-bà-đạt-đa) xin hoãn lại đợi ngày sanh xong sẽ đi nộp mạng. Con nai đầu đàn này không những không thông cảm với hoàn cảnh của nai mẹ mà còn rầy lai, quở mắng và buộc nai mẹ phải đi nộp mạng trong ngày theo thời hạn và không được trì hoãn. Nai mẹ hai dòng lệ chảy dài, cúi đầu vâng theo, lên đường đi nộp mạng. Ra đến bìa rừng, nai mẹ gặp nai đầu đàn của đàn nai còn lại (tiền thân của đức Phật), nai đầu đàn này nhìn thấy nai mẹ mắt lệ tuôn trào, lầm lủi bước đi. Nai đầu đàn hỏi thăm sự tình, khi nai mẹ trình bày sự việc; nai đầu đàn cảm thông nổi khổ và tình thương mẫu tử bao la của nai mẹ. Tâm đại từ bi cứu khổ nạn phát sinh, nai đầu đàn liền nguyện chết thay cho nai mẹ, nai mẹ rất vui mừng, cảm phục nai đầu đàn vô cùng và cuối đầu lạy tạ. Sau khi từ giả đàn nai thân thương của mình, nai đầu đàn ung dung tiến thẳng về cung thành để nộp mạng. Khi vào hoàng cung, từ xa nhìn thấy nai đầu đàn, nhà vua rất kinh ngạc và hỏi rõ mọi sự tình. Khi nghe nai đầu đàn thuật lại, nhà vua rất kính phục và thầm nghĩ rằng, thân mình là một đấng quân vương mà không có lòng bao dung, đại từ bi như con nai đầu đàn này. Cảm phục trước tấm lòng đại bi ấy của nai đầu đàn, nhà vua đã sai người thả nai đầu đàn về, đồng thời tự hứa từ nay sẽ không dùng thịt nai nữa và ra lệnh cho người bảo vệ khu vườn không cho bất kì ai đến khu rừng ấy quấy phá đàn nai nữa. Từ thuở đó cho đến ngày nay, khu rừng được mọi người gọi bằng cái tên thân thiện là Sarnath (vua của loài nai).

sarnath-holy

 2. Lịch sử thăng trầm của thánh tích Sarnath:

Lịch sử Sarnath đã được biết đến từ rất xa xưa, thuở đức Phật Thích Ca còn là vị Bồ tát hóa thân tu tập trong loài nai nơi khu rừng hoang dã. Sarnath còn được biết đến qua Kinh tạng, đó là nơi thiêng liêng mà chư Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai đều chọn nơi đây làm chiếc nôi của Phật giáo để khai sinh giáo pháp giác ngộ, cứu khổ độ sanh. Thánh tích Sarnath cũng được biết qua huyền thoại về 500 vi Phật nhập Niết-bàn giữa hư không bỏ lại xác thân tứ đại ở nơi này với bảo tháp tưởng niệm. Sarnath lại được biết sẽ là nơi thiêng liêng đón chào đức Phật Di Lặc chuyển pháp luân, thiết lập Long Hoa hội sau này, vì cũng chính tại thánh địa này, đức Phật Thích Ca đã thọ kí Ngài sẽ thành Phật hiệu là Từ Thị Như Lai. (2).

Không những thế thánh tích Sarnath càng được nổi danh hơn vì vùng đất này tọa lạc trong một địa danh nổi tiếng nhất của Ấn Độ, đó là vương thành Banares (Ba-la-nại), thành phốVanarasi nằm bên cạnh sông Hằng, dòng sông thiêng liêng và huyền bí nhất của người dân xứ Ấn. Thành phố Vanarasi được mệnh danh là thành phố tâm linh, là Kinh đô ánh sáng, là trung tâm của tư tưởnghọc thuật cao nhất của Ấn Độ. Hơn thế nữa, thành phố này cũng là trung tâm thương mại, mà nổi tiếng nhất là mặt hàng tơ lụa. Tơ lụa ở Banares nổi danh cả thế giới và đã hình thành con đường tơ lụa xuất khẩu tơ lụa đến mọi nơi trên thế giới từ mấy ngàn năm đến tận bây giờ. Khi hành hương chiêm bái các thánh tích của Phật giáo, một học giả gốc Việt, sinh sống tại Châu Âu có viếng thăm thành phố này đã nhận xét rằng: “Trên thế giới có những thành phố cổ như Theben ở Ai-cập, Ninive hay Babylon ở Ba Tư. Chúng thành hình cả ngàn năm trước công nguyên, thậm chí 1700 năm như Babylon, kinh đô rực rỡ một thời của miền Trung Á. Thế nhưng về mặt cổ xưa, các thành phố đó lu mờ trước Varanasi, thành phố xuất hiện khoảng 3000 năm trước công nguyên. Có lẽ Varanasi

Không phải ngẫu nhiên hay vô tình mà đức Phật Thích Ca đã chọn Sarnath để chuyển vận bánh xe pháp, đem ánh sáng giải thoát giác ngộ đến cho nhân loại, mà có lẽ đấy là truyền thống nhiều đời của chư Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai đều chọn vùng đất này thiết lập ba ngôi báu, thiết lập chánh pháp, hình thành chiếc nôi của Phật giáo. Qua kinh tạng, chúng ta biết được rằng vô lượng kiếp chư Phật trong quá khứ từ đức Phật Ca Diếp, đến đức Phật Thích Ca trong hiện tại và cả đức Phật Di Lặcvị lai đã, đang và sẽ chuyển vận bánh xe Pháp lần đầu tiên tại thánh tích Sarnath này. (4)

Hơn thế nữa, phải chăng nơi đây là trung tâm của mọi tư tưởnghọc thuật, là thành phố tâm linh của người dân xứ Ấn, nên đức Phật đã quyết định chuyển pháp luân tại đây, đem ánh sáng giác ngộ xóa tan những luận lý mơ hồ, những học thuyết thiên chấp về thần quyền, về giai cấp, về chủ nghĩa đoạn diệt ép xác khổ hạnh, hay buông lung trong lạc thú của trần gian…. Để hình thành nên một trung tâm Phật giáo đầu tiên trên thế giới.

Gần 300 năm sau thời vua Asoka, đến thời vua Kanishka (Ca-nị-sắc-ca, khoảng đầu thế kỉ thứ II AD), một vị vua Phật tử thuần thành. Thời ấy, các giáo phái ngoại đạo nổi lên, họ lấy giáo lý giải thoát của đức Phật trộn lẫn vào lý thuyết của họ, cho đó là giáo lý giải thoát của mình… làm cho chánh tà xem tạp, lòng người hoang mang, không biết đâu là Phật pháp chính tông để áp dụng tu tập. Trước tình hình đó, vua Kanishka đã cung thỉnh các bậc Tỳ kheo trưởng lão chân tu, tinh thông giáo pháp đứng ra tổ chức kiết tập lại kinh điển, làm cho Phật pháp được hiển minh, không để sự xen tạp của các tà thuyết làm mơ hồ. Dưới sự ủng hộ nhiệt tâm của vua Kanishka, giáo pháp của đức Phật đã được soạn thành văn tự, biên chép thành sách lần đầu tiên trong lịch sử kinh tạng Phật giáo; đây là kỳ kiết tập kinh điền lần thứ tư. Dưới thời đại của vua Kanishka, Phật giáo nói chung, cũng như thánh tích Sarnath nói riêng rất được hưng thịnh. Trong những cuộc khảo cổ nhiều đồng tiền cổ được phát hiện trong ấy có hình tượng đức Phật, được đúc dưới triều đại của vua Kanishka, điều ấy có thể khẳng định rằng Phật giáo được xem như tôn giáo của quốc gia dưới triều đại của ông. Riêng tại thánh tích Sarnath, nhà vua đã cho trùng tu lại những tu viện cũ, xây thêm những tu viện mới, và đúc nhiều tượng Phật để góp phần phát triển thánh tích này. Một bia kí đào được ở Sarnath thuộc triều đại của vua Kanishka, do tỳ kheo Bala đã khắc như sau: “Thành Ba La Nại nằm dưới sự thống trị của Đại Vương Ca Nị Sắc Ca và do một phó vương dưới quyền của ngài. Có thể nói hầu hết các đại vương đều có doanh trại ở Mathura

Sau thời vua Kanishka, đất nước Ba-la-nại có các vị vua khác nối ngôi lên cai trị, hầu hết những vị này không ủng hộ Phật pháp nhiều, vì họ theo tín ngưỡng Bà-la-môn giáo. Tuy nhiên, thánh tích Sarnath trong giai đoạn này (thế kỉ II –VI AD) vẫn là một trung tâm tu học lớn của Phật giáo, nhưng không được phát triển bằng những thời kì trước kia. Giữa thế kỉ VII AD, ngài Huyền Trang (595-664) sang Ấn Độ du học, khi đến chiêm bái thánh tích này đã mô tả trong cuốn kí sự của mình:

“Phía đông bắc của sông Ba La Nại đi hơn mười dặm, đến chùa Lộc Dã. Trong khu vực chia ra làm tám phần liên hệ với nhau, nhà cửa lầu các tráng lệ quy mô. Tăng sĩ sống hơn 1500 người, tu theo Chánh Luợng Bộ thuộc Tiểu Thừa. Trong thành lớn có một Tinh Xá cao hơn 200 thước. Phía bên trên tạo hình một trái xoài được thếp màu vàng. Đá nhiều tầng chồng chất tạo thành. Đá chất lên bốn bên như thế cả hàng trăm miếng, mỗi miếng đều có chạm tượng Phật màu vàng. Ở trong Tịnh Xá đó, có một tượng Phật bằng đá gần bằng thân của đức Như Lai, tạc theo tư thế chuyển Pháp Luân. Phía Tây Nam Tịnh Xá có một Bảo Tháp bằng thạch do Vua A Dục dựng nên, đã hư hoại, chiều cao hơn 100 thước. Phía trước đó có dựng một trụ đá cao hơn 70 thước. Đây là thạch ngọc cho nên có ánh sáng phản chiếu rất đẹp. Người nào có tâm đến cầu phước, ảnh của mình sẽ chiếu lên các tượng và thấy rõ tướng Thiện Ác. Đây là nơi Như Lai thuyết pháp lần đầu tiên sau khi thành đạo.” (7). Qua sự mô tả của Ngài Huyền Trang cho ta biết rằng, thánh tích Sanath vào giai đoạn này vẫn còn phát triển, mọi lầu các, tu viện vẫn còn tráng lệ và qui mô, các Tỳ kheo ở đó có hơn 1500 người... như thế nơi đây vẫn là một trung tâm Phật giáo thịnh hành, một thánh tích thiêng liêng để mọi người qui ngưỡng.

Như vậy, lịch sử của thánh tích Sarnath từ thời của đức Phật đến thế kỉ thứ VII AD, trải qua hơn một ngàn năm vẫn còn là một thánh tích thiêng liêng, một trung tâm tu học lớn của Phật giáo; là thánh địa trang nghiêm thanh tịnh cho hàng ngàn chư Tăng thúc liễm thân tâm tu tập giải thoát, là nơi qui ngưỡng của những bậc đế vương như Asoka, Kanishka.... là suối nguồn của giải thoát từ bi tắm mát cho hàng vạn dân xứ Ấn. Thời kì này có thể gọi là thời hoàng kim của thánh tích Sarnath.

Trang sử bi thương và kinh khiếp nhất của thánh tích Sarnath thật sự bắt đầu từ sự xâm lược của các đội quân Hồi giáo khát máu và hung tàn. Năm 1193 cầm đầu đội quân tàn ác ấy là vua Mahommada, sau khi xâm lược Ấn Độ, đội quân hung tàn này đã chém giết và phá sạch tất cả những công trình kiến trúc của các tôn giáo khác. Vua Mahommada đã tuyên bố chấm dứt triều đại Ấn giáo và lập nên vương triều Hồi giáo. Trong những lần xâm lược của các đội quân hung tàn ấy có đến hàng vạn tu sĩ của Phật giáo và Ấn giáo bị giết hại, hàng ngàn chùa tháp, tu viện, đền đài bị đập phá và đốt sạch; những thánh tượng của đức Phật, Bồ-tát đều bị tàn phá, đập nát và chôn vùi hết sức vô lương. Hầu hết những thánh tích nổi tiếng của Phật giáo như Bồ-đề-đạo-tràng, Sarnath... đều bị phá hủy hết sức hoang tàn, chỉ riêng đại học viện Phật giáo Nalanda toàn bộ kho tàng kinh sách, thư viện, đền đài, phòng xá... bị tàn phá và đốt cháy ròng rã nửa năm !!!

Sau khi hủy diệt những đền đài, tu viện, chùa tháp... giặc Hồi đã bắt dân chúng xây dựng những đền đài Hồi giáo ngay trên các thánh tíchtu viện này. Thánh tích Sarnath ngày ấy hầu như đã xóa sổ và hoàn toàn bị chôn vùi trong cát bụi.

Sự độc tôn, khát máu và tàn ác của của Hồi giáo cai trị vùng đất này đến thế kỉ XVIII thì bị sự nổi dậy của Ấn giáo đứng lên giành lại chính quyền. Giai đoạn đen tối của Phật giáo tưởng đã đi qua, nhưng tín đồ Ấn giáo cũng độc tôn, tiếp tục nổi lên đập phá toàn bộ những thánh đường Hồi giáo và cho xây dựng đền Ấn giáo ngay trên những vùng đất ấy. Phật giáo nói chung hay thánh tích Sarnath ngày ấy nói riêng vẫn tiếp tục chìm trong bóng tối.

Người Ấn giáo tuy không hiếu chiến và khát máu, dã man như người Hồi giáo cực đoan, nhưng niềm tin tôn giáo và tính bảo thủ của họ rất mạnh; do vậy Phật giáo vẫn chưa có cơ hội phục sinh ngay trên mảnh đất sản sinh ra nó. Thậm chí cho đến ngày nay, tính bảo thủ ấy vẫn còn rất mạnh, hầu như các nơi trên xứ Ấn, hễ nơi nào có một ngôi đền, nhà thờ hay tu viện của các tôn giáo khác xây dựng lên thì người Ấn sẽ xây một đền thờ Ấn giáo bên cạnh để kìm hãm sự phát triển của tôn giáo ấy. Như vậy, sự phục hưng của Ấn giáo cũng như sự chấm dứt của vương triều Hồi giáo bạo tàn cũng không làm cho Phật giáo hồi sinh được và suốt những thế kỉ ấy thánh tích sarnath vẫn còn ngủ quên cùng cát bụi thời gian. Qua sự tìm hiểu trên, chúng ta thấy được rằng thánh tích Sarnath từ thế kỉ thứ 8 đến thế kỉ 18, trải qua cả ngàn năm đi từ suy tàn đến hoại diệt. Khoảng thời gian ấy có thể gọi là thời suy tàn của thánh tích Sarnath.

 Thánh tích Sarnath tuy bị chôn vùi trong cát bụi, bị sự lấn áp và che phủ của cỏ dại, cây rừng... nhưng lại ẩn chứa trong lòng những bảo vật, những tranh tượng vô giá cũng như một khối lượng khổng lồ gạch đá ở đây. Do vậy vào vào cuối thế kỉ 18, người dân Ấn giáo thường xuyên vào nơi đây để khai thác tìm bảo vật cũng như đào xới khu vực này để lấy gạch đá về xây nhà cửa, dinh thự... Trước tình hình ấy, năm 1798, chính quyền Ấn Độ công nhận thánh tích Sarnath là khu di tích quốc gianghiêm cấm mọi sự đào xới của cá nhân. Khu di tich Sarnath bắt đầu được mọi người trong nước và thế giới biết đến qua các cuộc khai quật khảo cổ của Alexander Cunningham, nhà khảo cổ học nổi tiếng người Anh cũng như những nhà khảo cổ nổi tiếng khác. Sự phát hiện những nền móng tu viện, chùa tháp, trụ đá, bia kí.... và hàng trăm tranh, tượng của đức Phật, Bồ-tát..... như là những chứng cứ hùng hồn, góp một tiếng nói quan trọng cho cộng đồng Phật giáo trên thế giới cũng như sự quan tâm của các học giả trí thức.... tìm về chiêm ngưỡng.

Nhưng tất cả những điều ấy chưa làm cho thánh tích Sarnath cũng như Phật giáo ở nơi này hồi sinh. Thánh tích Sarnath thật sự hồi sinh, phát triển trở lại và được cộng đồng Phật tử khắp nơi trên thế giới biết đến qua sự xuất hiện của ngài Dharmapala. Ngài Dharmapala là một danh Tăng nổi tiếng người Srilanka trong phong trào chấn hưng Phật giáo nước này, không những thế Ngài còn hoằng dương Phật pháp đến các nước phương Tây; Ngài là người đứng ra vận động chư TăngPhật tử trên thế giới thành lập hội Mahabodhi để đòi lại thánh tích Bồ-đề-đạo-tràng từ trong tay những người Ấn giáo. Năm 1891, ngài Dharmapala đến thánh tích Sarnath, nhìn thấy cảnh tượng điêu tàn của khu thánh tích, cũng như Phật giáo ở nơi này. Đau lòng trước cảnh ấy, Ngài đã phát nguyện ở lại nơi này vận động cộng đồng chư TăngPhật tử khắp nơi trên thế giới quan tâmủng hộ. Riêng bản thân Ngài đã vận động xây dựng một ngôi chùa nổi tiếng ngay cạnh thánh tích này. Với những công trình Ngài đã thực hiện và đóng góp ở nơi đây, chính phủ Ấn Độ đã ghi ân bằng cách lấy tên Ngài đặt tên cho một con đường ở đây và đem xá lợi Phật khai quật được ở Taxila, Nagarjuni Konda hiến tặng Ngài để tôn thờ trong chùa này. Cộng đồng chư TăngPhật tử các nước trên thế giới đã đến chiêm bái thánh tích này và xây dựng những ngôi chùa đại diện của nước mình gần thánh tích Sarnath và cùng chung lo Phật sự góp phần làm cho Phật giáo ở nơi đây được phát triển trở lại. Cho đến ngày nay thánh tích Sarnath được chính phủ Ấn Độ cùng cộng đồng Phật tử nơi đây bảo vệ; thánh tích Sarnath đã thật sự chuyển mình sau giấc ngủ ngàn thu và phát triển trở lại, trở thành một trong những thánh tích thiêng liêngnổi tiếng nhất của cộng đồng Phật giáo hiện nay. Hàng năm thánh tích này đã qui tụ hàng triệu người con Phật từ khắp nơi trên thế giới trở về để chiêm bái, tụng kinh, tọa thiền và trải lòng mình để đón nhận những âm vang của bài pháp Tứ Diệu Đế trong một khu vườn thiêng liêng, tú lệ bên cạnh những chú nai gặm cỏ hiền lành.

Theo Đại Đường Tây Vực Kí, vào thế kỉ thứ 7, lúc ngài Huyền Trang đến chiêm bái thì thánh tích Sarnath có đầy đủ mọi công trình kiến trúc: từ các bảo tháp huy hoàng do vua A-dục và các vị hoàng đế xây dựng, đến những tu viện lầu các tráng lệ qui mô, những trụ đá bóng loáng sừng sững... cho đến các bảo tháp để tưởng niệm 500 vị Bích Chi Phật nhập Niết-bàn v.v... 1 vẫn còn rất trang nghiêm và hưng thịnh; thế nhưng đến thế kỉ thứ XII thì hầu như tất cả những công trình kiến trúc vô giá ấy đều bị tàn phá, hủy diệt dưới bàn tay của các đội quân Hồi giáo khát máu hung tàn. Vì vậy, những di tích còn lại chỉ là một phần nhỏ điêu tàn, nhưng lại là những chứng nhân vô giá cho hàng trăm triệu người con Phật khắp nơi trên thế giới. Những di tích quan trọng hiện nay ở thánh tích Sarnath có thể kể đến là:

 Trong những công trình của vua Asoka xây dựng (tu viện, bảo tháp , trụ đá, bia kí... ) có lẽ, những trụ đá là có ý nghĩa hơn cả. Qua những trụ đá vững chắc có chạm những hình tượng đặc thù và khắc những bài kinh, những chỉ dụ... đó là những bảo vật vô giá làm nhân chứng cho lịch sử hàng nghìn năm qua. Trong vô số những trụ đá ấy, từ những trụ đá ở Bồ-đề-đạo-tràng, đến Lâm-tì-ni v.v... thì trụ đá ở Sarnath, vườn Lộc Uyển có lẽ là đẹp nhất và cũng nhiều ý nghĩa nhất. Trụ đá cao 15,25 mét, trên đầu trụ có tượng bốn con sư tử bằng đá rất oai hùng nhìn ra bốn hướng. Phần thân trụ tròn thon và thẳng tắp, đường kính bên dưới là 71 cm, đường kính bên trên trụ là 56 cm. Trụ được làm bằng một loại đá sa thạch đặt biệt và được mài bóng loáng; vì vậy trụ đá trải qua hơn 2000 năm, bị tàn phá và vùi chôn trong lòng đất nhưng đến nay vẩn sáng chói, không ai ngờ là trụ đá đã được làm cách đây mấy nghìn năm.

 Trụ đá ngày nay không còn nguyên vẹn như xưa nữa mà đã bị gảy làm nhiều đoạn, có lẽ trong những cuộc chiến hung tàn ở thế kỉ XII, quân khát máu Hồi giáo đã phá hủy trụ đá này. Gốc của trụ đá và những đoạn gãy được bảo quản trong vườn Lộc Uyển, ngay tại nơi khai quật được. Trên thân trụ đá được vua A-dục khắc ba chỉ dụ bằng kí tự Brahmi, nét chữ hầu như vẫn còn nguyên vẹn và rõ ràng. Một trong ba chỉ dụ ấy khắc rằng: “Tăng đoàn không được chia rẽ. Dù tăng hay ni, ai chia rẽ tăng đoàn, người đó phải mặt áo trắng (bạch y cư sĩ) và phải ở một nơi không có tăng đoàn”.

truda_aduc_dung_sarnath

 2 Sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, Xá lợi của Ngài được phân chia làm tám phần cho tám vị quốc vương tôn thờ ở mỗi nước trên toàn cõi Ấn Độ.

3 J. Nehru, the Asoka Chkra and the National Flag of India, Asoka 2300, H.B. Chowdhury (ed), Calcutta

4 Xem TSPL số 43, Về Lại Cội Bồ-đề.

1. Xem Đại Đường Tây Vực Kí, Quyển thứ 7, TT. Thích Như Điển dịch.

2. Xem Sđd.

3. Mùi Hương Trầm, Tập II: Suối nguồn thiêng liêng, Tr.49,50. Nguyễn Tường Bách.

4. Xem Kinh Trường A Hàm, Kinh Đại Bản Duyên, TT Tuệ Sĩ dịch và chú giải.

5. Kinh Trung A Hàm, Kinh Đại Thiện Kiến Vương, Tr.

7. Thiện Phúc, Thiên Trúc Tiểu Du Kí, Tr.32

8. Xem Samuel Beal, Buddhist Recordeds Of the Western World, First Published 1884, Printed in India, Part II, Book VII, p.45,46. 

, 1997: p.165-168.

* Các chùa và tự viện gần thánh tích Sarnath:

Đến với thánh tích Sarnath ắt hẳn không ai không viếng thăm ngôi chùa Mulagandhakuti. Chùa nằm sát bên thánh tích Sarnath, do ngài Dharmapala, một danh Tăng nổi tiếng (như đã đề cập ở trước) xây dựng vào năm 1931. Ngôi chùa được kiến tạo theo mô hình chùa tháp của Srilanka, nhưng lại được sự ủng hộ của các hội Phật giáo lớn trên thế giới như Anh quốc, Nhật Bản... từ đó kiến tạo nên một ngôi chùa đầy ý nghĩa, xinh đẹp, to lớn và trang nghiêm. Ngôi chùa không những nổi tiếng vì được xây dựng gần thánh tích thiêng liêng, không những được bậc danh tăng Dharmapala xây dựng, cộng đồng Phật giáo quốc tế ủng hộ... hơn nữa ngôi chùa còn thờ xá lợi của đức Phật. Xá lợi này được phát hiện trong lúc khảo cổ ở Taxila, Nagarjuni Konda, do chính phủ Ấn Độ bảo vệ. Cảm niệm công đức của Ngài Dharmapala, cũng như sự quan tâm của cộng đồng Phật giáo quốc tế, chính phủ Ấn đã hiến tặng Xá lợi này cho chùa.

Hằng năm vào ngày khánh thành ngôi chùa, xá lợi Phật này được rước qua những con đường chính tại Sarnath. Đám rước được tổ chức long trọngtrang nghiêm, có sự tham dự của hầu hết chư TăngPhật tử ở các chùa xung quanh thánh tích, như: Ấn Độ, Tích Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Miến Điện...

Hơn thế nữa trong khuôn viên chùa Mulagandhakuti còn có cây Bồ-đề nổi tiếng được mang từ Srilanka sang, đây được xem là hậu thân thứ ba của cây Bồ-đề thiêng tại Bồ-đề-đạo-tràng.4 Trước cây Bồ-đề này, có tượng đức Phật đang thuyết bài pháp đầu tiên và tượng năm anh em Kiều-trần-như ngồi xung quanh đang lắng nghe, tư duy về bài pháp Tứ Diệu Đế... tất cả những nhân duyên ấy đã làm ngôi chùa Mulagandhakuti không những nổi tiếng ở Sarnath, ở Ấn Độ, Sirilanka... mà còn vang danh trên thế giới.

Ngoài ngôi chùa Mulagandhakuti, xung quanh thánh tích Lộc Uyển còn có rất nhiều ngôi chùa khác của Phật giáo các nước trên thế giới, như các chùa và tu viện của Tây Tạng, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Miến Điện v.v... mỗi một ngôi chùa được xây dựng rất trang nghiêm, đại diện cho truyền thống tu tậpvăn hóa của nước mình... tất cả điều ấy đã góp phần làm cho thánh tích Sarnath ngày một phát triển và hưng thịnh hơn.

Dòng sông Hằng vẫn lặng lẽ êm trôi giữa lòng xứ Ấn như muốn cuốn trôi những nền văn minh cổ kính; đã qua rồi vương thành Ba-la-nại một thời vang vọng; thánh tích Sarnath cũng qua rồi một thời hoàng kim dưới sự ủng hộ chí thành của các bậc đế vương; cũng giả từ sự tàn phá của đội quân Hồi khát máu và hung tàn; để rồi đến nay thánh tích Sarnath đã thật sự hồi sinh trở lại.

Ngày nay, đến với thánh tích Sarnath chính là trở về quê hương của cội nguồn giải thoát, là chiếc nôi hình thành Tam bảo giửa thế gian. Chúng ta đến với thánh tích Sarnath để cảm nhận được lòng từ bi vô hạn của đức Thế Tôn trong tiền kiếp từng tu tập đạo Bồ-tát trong loài nai; đến với thánh tích Sarnath để lắng lòng đón nhận dư âm của bài pháp giải thoát đầu tiên về bốn chân lý tuyệt diệu hay con đường trung đạo để bước đi đúng hướng giữa cuộc đời. Và đến với thánh tích Sarnath để chí thành đảnh lễ một thánh tích thiêng liêng, nơi đức Thế Tôn đã thiết lập Ba ngôi báu để chúng tanơi nương tựa tu tập vững chắc giữa cuộc đời đầy tang thương và biến động này.

Thích Quảng Phước

1 Xem Samuel Beal, Buddhist Recordeds Of The western World, First Published 1884, Printed in India, Part II, Book VII, p.45-46. 

Phần trên cùng của trụ đá có hình bốn con sư tử nhìn ra bốn hướng rất oai hùng được xem như quốc bảo của Ấn Độ và được bảo quản trong viện bảo tàng quốc gia ở Sarnath. Dưới chân của bốn con sư tử là một bệ đá có hình cái trống có chạm khắc xung quanh hình bốn con vật: sư tử, voi, bò và ngựa; giữa bốn con thú ở bốn hướng có chạm hình bốn bánh xe pháp luân. Hình tượng của trụ đá này được chọn làm quốc huy của nước Ấn Độ và được đúc lên trên các đồng tiền Ấn. Đặc biệthình tượng bánh xe pháp luân đã được chính phủ Ấn chọn làm biểu tượng thiêng liêng nhất của quốc gia và in trên quốc kì tung bay trên khắp nơi trên đất nước Ấn Độ. Đó là quyết định đầy trí tuệdũng mãnh của vị thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, Jawaharlal Nehru:

Quyết nghị rằng quốc kì của Ấn Độ sẽ gồm ba dãi màu: vàng nghệ, trắng và xanh lá cây đậm nằm ngang cân đối nhau. Giữa dãi màu trắng sẽ là bánh xe màu xanh nước biển, tượng trưng cho Chakra. Mẫu bánh xe này lấy theo mẫu bánh xe nằm trên đỉnh của trụ đá đầu hình sư tử của vua A-dục tại Sarnath... khi đề cập đến tên tuổi của A-dục, tôi muốn các vị biết rằng giai đoạn A-dục vốn là một giai đoạn quốc tế của lịch sử Ấn Độ. Đó không phải là mội giai đoạn quốc gia nhỏ hẹp. Đó là một giai đoạn khi mà các nhà đại xứ của Ấn Độ được gởi đi khắp nơi đến tận những đất nước xa xôi, không phải theo lối của một đế quốc, mà họ là những vị xứ giả của hòa bình, của thiện chívăn hóa.”

 

* Dharmarajika Stupa (tháp Dharmarajika):

Nếu tháp Chaukhandi được xây dựng để tưởng niệm nơi đức Thế Tôn gặp lại năm anh em Kiều-trần-như, thì tháp Dharmarajika được xây dựng để tôn thờ xá lợi của đức Phật. Sau khi thống nhất toàn cõi Ấn Độ, từ giả cuộc đời của một bạo chúa hung tàn để trở thành một vị vua hộ pháp, Đại đế A-dục đã khuyến khích toàn thể thần dân nước mình qui y Tam bảo và sống theo tinh thần của Chánh pháp. Nhà vua đã ra chỉ thị và cho người thu thập tám phần xá lợi của đức Phật 2 bị phân tán khắp nơi trên toàn cõi Ấn Độ lại, sau đó chia thành một ngàn phần và xây một ngàn ngôi bảo tháp để tôn thờ xá lợi này tại các thánh tích Phật giáo và ở các trung tâm phát triển của Ấn Độ, cho mọi người được chiêm ngưỡnglễ bái. Tháp Dharmarajika là một trong một ngàn ngôi bảo tháp ấy.

sarnath_dhamekhastupa2

Theo sử các sử liệu Sarnath, vào năm 1794, ông Jagat Singh, một tín đồ Ấn giáo, ở Ba-la-nại. Trong lúc xây dinh thự của mình, ông đã cho người đến chở gạch đá ở đây, trong khi đào gạch ở tháp này, ông đã tìm thấy một hộp đá bằng cẩm thạch đựng xá lợi tro, rất có thể là xá lợi tro của đức Phật. Theo nghi thức của Ấn giáo, ông đã đem xá lợi tro này thả xuống dòng sông Hằng. Ngoài ba tháp chính vừa đề cập trên, còn có rất nhiều các tháp nhỏ và các nền tháp khác trong vườn Lộc Uyển thiêng liêng này.

Căn cứ theo nền móng và các kiến trúc còn lại của bảo tháp Dharmarajika, các nhà khảo cổ cho biết rằng bảo tháp được xây theo hình bán cầu, một kiểu kiến trúc đặc sắc theo nghệ thuật tháp cổ của Ấn Độ. Nền móng hiện nay của tháp có hình tròn, đường kính 13,5 mét. Ngôi bảo tháp này ngày xưa ắt hẳn cao lớn và và hùng vĩ lắm. Nhưng tiếc thay dưới sức tàn phá của thời gian, những cuộc chiến tranh kì thị tôn giáo, cũng như sự đào xới lấy gạch và tìm cổ vật của người dân địa phương... ngôi bảo tháp hiện chỉ còn lại một nền gạch lớn hình tròn với những kiến trúc hoa văn điêu tàn xót lại nơi nền móng, chứng minh cho sự hưng thịnh một thời của một khu thánh địa thiêng liêng.

* Asoka Pillar (Trụ đá vua Asoka):

* Chaukhandi Stupa (Tháp Chaukhandi):

Sau khi chứng đắc Vô thượng Bồ-đề tại Bồ-đề-đạo-tràng, đức Thế Tôn đã lên đường thẳng đến Sarnath để chuyển vận bánh xe pháp, hóa độ năm anh em Kiều-trần-như. Tại địa điểm thiêng liêng, nơi đức Thế Tôn gặp lại năm anh em Kiều-trần-như có một ngôi bảo tháp hình bát giác tên là Chaukhandi.

thap_chaukhandi

Theo sự xác định của các nhà khảo cổ, tháp Chaukhandi được xây dựng vào thời đại của vương triều Gupta (thế kỉ thứ IV đến thế kỉ thứ VI sau Tây lịch). Tháp được xây để tưởng niệm nơi năm anh em Kiều-trần-như đã nghênh đón đức Thế Tôn.

Trong các loại kiến trúc về hình dạng của các bảo tháp xưa nay, có lẽ tháp Chaukhandi có hình dạng đặc thù nhất. Tháp có hình bát giác lại được xây trên một khu đồi rất cao, xung quanh khu đồi được xây bằng gạch. Ngày xưa, ngôi bảo tháp có thể có hình dạng khác bây giờ. Theo sự biến thiên của thời gian, cũng như trải qua những cuộc chiến tàn khốc của quân Hồi... ngôi bảo tháp đã bị đổ nát và tàn phá.

Tìm trong kí sự của ngài Huyền Trang (Đại Đường Tây Vực Kí) cũng như các sử liệu liên quan, chúng ta chưa thấy có sự mô tả nào về hình dạng của ngôi bảo tháp trong thời gian ban đầu, nên không biết được tháp Chaukhandi ngày xưa có hình dạng gì.

Bảo tháp có hình bát giácchúng ta thấy ngày nay được xây dựng vào năm 1588, do Govardhan, con trai của Raja Todarmal (một vị vương công ở Ấn Độ) phát tâm kiến tạo. Govardhan kiến tạo ngôi bảo tháp này để tưởng niệm chuyến viếng thăm thánh tích này của đại đế Mông Cổ Humayun (1508-1556). Vì vậy ngôi bảo tháp có hình dạng của một ngôi chùa tháp hình bát giác theo kiến trúc của Mông Cổ. Ngày nay ngôi bảo tháp đang được trùng tu lại và nằm trong một khuôn viên rộng lớn và yên tỉnh. Xung quanh khuôn viên được trồng các thảm cỏ và cây xanh, và được sự bảo vệ của chính phủ Ấn Độ.

Giống như tháp Dhamekh, hằng năm, bảo tháp Chaukhandi luôn đón chào hàng trăm phái đoàn hành hương của người con Phật trên khắp thế giới trở về chiêm bái, tụng kinh, tọa thiềnkinh hành suốt năm.

 

Bước vào thánh tích Sarnath, có lẽ hình ảnh uy nghiêm và to lớn của tháp Dhamekh là hình ảnh đầu tiên thu hút chúng ta nhất, đây cũng là bảo tháp nổi bậc nhất trong vườn Lộc Uyển này. Tháp Dhamekh được các nhà khảo cổ xác định xây dựng vào năm 300 trước Tây lịch, khoảng triều đại vua A-dục. Chiều cao của tháp hiện tại là 31,1 mét; với đường kính bên dưới là 28,3 mét, lại được xây dựng trên một nền đất cao, càng làm cho ngôi bảo tháp trở nên hùng vĩ và trang nghiêm hơn.

Theo truyền thuyết thì lúc đầu bảo tháp này được xây dựng với kích thước nhỏ hơn hiện tại, để tôn thờ xá lợi của đức Phật. Nhưng theo thời gian, qua lòng tịnh tín của người con Phật, ngôi bảo tháp được tô đắp và xây dựng thêm lên để bảo vệ xá lợi Phật, cho đến nay thì ngôi bảo tháp trở nên cao lớn và vĩ đại như thế.

Xung quanh ngôi bảo tháp Dhamekh, cách mặt đất khoảng 10 mét, có tám bệ lớn thờ tượng Phật, các tượng thờ trong các bệ này có kích cỡ lớn như người thật... tuy nhiên các tượng Phật trên các bệ ấy ngày nay không còn. Đây là bảo tháp thờ xá lợi của đức Phật lại nằm trên thánh địa thiêng liêng nên bảo tháp ấy được hàng triệu người con Phật khắp nơi trên thế giới trở về để đảnh lễ, tụng kinh, hữu nhiễukinh hành suốt năm.

6. Những di tích quan trọng ở thánh tích Sarnath:

5. Thời kì hồi sinh và phát triển trở lại của thánh tích Sarnath:

4. Thời suy tàn của thánh tích Sarnath:

Nếu thánh tích Sarnath có hơn một ngàn năm để phát triển huy hoàng (từ thời đức Phật đến thế kỉ VIII), thì cũng có cả ngàn năm bị điêu tàn, lãng quên và chôn vùi trong cát bụi. Từ thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ XVIII, lịch sử của Sarnath là những trang sử bi thương. Thế kỉ VIII trở đi, thánh tích Sarnath hầu như ít được mọi người biết đến, có lẽ thời điểm này sự tu tậphoằng pháp ở nơi đây không được phát triển; lại thêm các triều đại lúc ấy do các vị vua theo Ấn giáo cai trị, những vị vua này không những không ủng hộ Phật giáo mà còn cho xây những ngôi đền Ấn giáo bên cạnh thánh tích Sarnath, từ đó tạo sự lấn áp của Ấn giáo. Sự thiếu ủng hộ của vua quan, quần chúng... đã làm cho Sarnath ngày càng mai một và lãng quên.

. Tỳ kheo Bala và Pusyabuddhi thuộc gia đình hoàng gia. Họ đã hành hương chiêm bái những Thánh tích Phật giáocúng dường tượng ở những nơi mà họ đến chiêm bái.” (6). Qua những trình bày trên cho thấy thánh tích Sarnath dưới triều của vua Kanishka rất hưng thịnh, là nơi qui ngưỡng của mọi người từ vua, quan, cho đến mọi thần dân.

Khoảng 200 năm sau thời đức Phật, đến thời vua Asoka (A Dục vương) (304-269 BC), một vị vua có công nhất trong lịch sử ủng hộtruyền bá Phật pháp. Vua Asoka không những đem giáo pháp của đức Phật truyền bááp dụng trong đời sống của toàn dân Ấn Độ, mà còn đến nhiều nước khác bên ngoài Ấn Độ. Sau khi vứt bỏ thanh gươm chinh phạt, chém giết đầy tội lỗi, nhà vua đã quay đầu về Phật pháp; từ bỏ đời sống của một vị vua hung tàn “Ác vương A Dục” để trở thành vị vua thánh thiện “Hộ pháp A Dục”, trở thành một trong những vị vua nổi danh nhất trong lịch sử của nhân loại. Vua Asoka đã phát tâm đi đảnh lễ tất cả các thánh tích của Phật giáo, đồng thời cho người kiến lập vô số các bảo tháp, tu viện, chùa chiền, trụ đá, bia kí… để hoằng dương chánh pháp. Lịch sử cho biết có đến 84000 ngôi bảo tháp được kiến tạo trên toàn lảnh thổ Ấn Độ; hầu hết những di tích như bảo tháp, tu viện, trụ đá… ở Sarnath hiện nay phần lớn được xây dựng dưới thời của vua Asoka. Điều ấy chứng tỏ rằng thánh tích Sarnath thời ấy cũng được vua Asoka ủng hộ hết lòng, và nơi ấy vẫn là một trung tâm Phật giáo nổi tiếng trên toàn cõi Ấn Độ.

Theo lịch sử của đức Phật Thích Ca, sau khi chuyển vận bánh xe pháp, hình thành ba ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng tại nơi này, Ngài đã lưu lại đây để an cư trong ba tháng đầu tiên, thuyết giảng chánh pháp giải thoát cho nhân loại. Sau đó Ngài đã vân du khắp mọi nơi trên xứ Ấn, để hoằng dương chánh pháp, giáo hóa độ sanh. Trên bên bước đường hoằng pháp ấy rất ít khi đức Phật trở lại thánh tích này. Tuy nhiên suốt cuộc đời của Ngài, Sarnath đã trở thành một trong sáu trung tâm học Phật lớn nhất thời ấy, có số lượng chư TăngPhật tử rất đông. Điều ấy chúng ta bắt gặp qua lời thưa thỉnh của tôn giả Anan. Sau khi nghe đức Phật tuyên bố trong ba tháng nữa sẽ nhập Niết-bàn tại rừng cây Ta la song thọ, thuộc thành Kusinagar, đức Anan đã ngấn lệ thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, còn có những thành lớn khác. Một là Chiêm-bà, hai là Xá-vệ, ba là Bệ-xá-ly, bốn là Vương xá, năm là Ba-la-nại, sáu là Ca-tỳ-la-vệ. Sao Thế Tôn không nhập Niết-bàn ở các nơi ấy, mà quyết định tại thành bằng đất nhỏ hẹp này, một thành nhỏ hẹp nhất trong các thành?” (5)

3. Thời hoàng kim của thánh tích Sarnath:

chỉ thua kinh đô Trường An của Trung Quốc với số tuổi 6000 năm khả kính. Khoảng năm 900 trước công nguyên, những người dòng Arya của Ấn Độ đến Varanasi, biến nơi đây thành một kinh đô hùng mạnh về thương mại cũng như tư tưởng học thuật. Và Varanasi phồn vinh tới ngày hôm nay, trải qua gần 5000 năm lịch sử, trong lúc nhiều thành phố cổ khác đã điêu tàn.” (3)

 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/07/2013(Xem: 13001)
21/07/2013(Xem: 12968)
21/07/2013(Xem: 13819)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.